Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Rừng khóc

Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên gửi cho BVN “Rừng khóc” lấy từ trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Luận, Sài Gòn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Bauxite Việt Nam
Rừng đã cháy và rừng đã héo… (Trịnh công Sơn)

Những gì còn lại
Phải chăng cách quản lý rừng đang tồn tại nhiều vấn đề….? Gỗ vẫn đi ra khỏi rừng một cách bình thản….Tên các loài thú vẫn hiện diện trong các menu nhà hàng…
Lộ trình gỗ đi từ RỪNG vào nhà QUAN một cách hợp pháp là như sau:
– Thuê lâm tặc vào rừng chặt gỗ.
– Kiểm lâm tuần tra bắt tang vật (nhưng không bắt được người, phương tiện).
– Lập hồ sơ tịch thu gỗ tang vật, kiểm kê số lượng chuyển về khu vực trạm…
– Chuyển hồ sơ giao gỗ cho cơ quan chức năng.
– Tổ chức hội đồng bán đấu giá.
– Người mua là QUAN CHỨC với giá mua bằng giá gỗ tạp…
Đường đi hoàn chỉnh.
Rừng vẫn khóc và vẫn chết hàng ngày.

            Và, Rừng Đã Khóc Thì Rừng Nào Cũng Khóc.
Rừng vẫn mất không thể hồi sinh…

Trong khi kiểm lâm vẫn làm việc, vẫn ăn lương, bộ máy Cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT vẫn ngốn tiền thuế của dân, năm này qua thập kỷ khác

Gỗ súc xắt đẹp, cuối cùng sẽ thành nội thất nhà quan lớn, quan bé

Em là tình nguyện viên? Em cùng trăm bạn tình nguyện viên? Các em có xoay chuyển được gì?

Xác của những cánh rừng bị tàn sát. Làm sao để nói lên nỗi đau?


Bao giờ hết cảnh kiểm lâm chỉ biết xử lý khi cây đã bị cắt đốn, khi những cánh rừng đã chết?

Bài ca “xử lý” muôn đời

Rừng đã khô và rừng đã tàn… (Trịnh Công Sơn)


 Hai bạn trẻ từ Singapore đang tạo dáng chụp ảnh trong khu rừng Khộp được đốt chủ động. Xung quanh hầu như ko có cây gỗ lớn nào ngoài mấy cây dầu nhỏ

 

Cây chết rồi, cây đâu cần kiểm lâm nữa!


Và… bẫy thú rừng

Cầy hương dính bẫy bị treo ngược

 Ba mẹ con nhà vọoc ôm nhau chết trong rừng vì dính bẫy

Trong một lần tác nghiệp, khám phá đỉnh núi Nâm Nung (đỉnh núi cao nhất của tỉnh Đăk Nông) cùng với một số lãnh đạo của tỉnh Đăk Nông Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã chứng kiến một nỗi đau tột cùng của ba mẹ con nhà vọoc đã ôm nhau chết trong rừng.
Nguyên nhân cái chết là do voọc mẹ đi kiếm ăn bị trúng bẫy của cánh thợ săn kẹp “tay”, đành nằm ôm gốc cây chờ chết… Bẫy được cánh thợ săn tự chế bằng dây phanh xe đạp, xe máy buộc thòng lọng ở tán cây rừng, rồi đào hố, thả thức ăn vào đó để nhử. Bất kỳ con gì thò “tay” bốc thức ăn đều bị thòng lọng dây phanh “nắm lấy”, thít chặt rồi giữ rịt cho đến chết. Con vật rồi sẽ chết vì đói.

Mỗi sợi phanh xe đạp cũ, nhưng kẻ giết rừng có thể chế ra một cái bẫy. Và, con voọc mẹ này đã trúng bẫy rồi bị trói tay treo lơ lửng trên cây. Hai chú voọc con có thể là quá đau lòng cho voọc mẹ xấu số nên đã nằm phủ phục dưới chân mẹ và chết dưới cái bụng đói lả của mẹ.
Hoặc cũng có thể là con voọc mẹ bị treo tay mắc bẫy khi đang còn căng bầu sữa nuôi hai con nhỏ, mỗi đứa con chỉ to hơn… bắp ngô răng ngựa một chút. Hai voọc con khát sữa, đói sữa đã nằm phủ phục dưới bầu vú bị treo lơ lửng dọc thân cái cây đã trói chết mẹ nó.
Cưa máy, dụng cụ phá rừng của lâm tặc

 
Những phương tiện tịch thu từ bọn lâm tặc

Xe tải, xe công-nông chở gỗ của bọn chúng đâu? Sao để chúng thoát?

Tịch thu xe ư?

Chúng chuẩn bị vào Rừng… Ai để cho bọn xe tặc lâm tặc này hoành hành giữa thanh thiên?

Lâm tặc vô tư qua Trạm Kiểm lâm không có sự kiểm soát nào!? Vì sao?

Súng tịch thu của lâm tặc
   
Một cảnh rừng đẹp hiếm hoi
Nguồn: Facebook Nguyễn Hữu Luân
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/44456
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001