Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Bình Dương: Tổ trưởng tuyên truyền ép dân ký 'đồng ý' Dự thảo sửa đổi HP 1992

VRNs (16.03.2013) – Bình Dương - Đoạn ghi âm này ghi lại nội dung đoàn cán bộ xã thuộc tỉnh Bình Dương, gồm 2 phụ nữ đến nhà dân mục đích để vận động ép dân ký tên đồng ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bà chủ nhà nghe cán bộ nói chưa hiểu gì, suýt ký tên vào tờ Phiếu lấy ý kiến cho xong…thì đứa cháu trai, gọi bà chủ nhà bằng Mợ, ngăn cản bà đừng ký. Thế là cuộc tranh luận giữa 2 nữ cán bộ với anh thanh niên diễn ra căng thẳng. Cuối cùng 2 cán bộ chịu thua phải ra về trong hậm hực.

VNRs được biết tại phường 9 quận 3, hôm qua một bà Tổ phó của khu vực gần ga xe lửa Sài Gòn cũng vào một nhà dân bảo chủ nhà cứ ký đại đi rồi nộp cho phường lẹ lên, vì ở khu phố mình chỉ còn nhà này chưa nộp! Chủ nhà nói chưa đọc kỹ nên chưa ký. Thế là bà tổ phó trở về nhà mình (đối diện) chửi ỏm tỏi lên, dùng ngôn ngữ rất nặng nề để miệt thị dân.

Còn ở phường 7, quận Tân Bình tổ trưởng vào nhà một người dân ở đường Bành Văn Trân nói ý chang như bà cán bộ dưới đây rồi thúc ép ký nhanh để lấy đi ngay. Người Tổ trưởng này vừa đi thì gia đình thấy mình bị lừa nên chạy theo tìm nhưng không thể gặp được. Họ bèn tìm điện thoại Tổ trưởng để đề nghị rút lại bản đã ký, nhưng Tổ trưởng nói đã nộp cho phường rồi! Ông hứa sẽ gửi cho bản khác để ký lại nhưng chờ cả ngày hôm nay vẫn chưa thấy Tổ trưởng gửi gì cả!

Tại các trường học hay cơ quan, thầy cô giáo và nhân viên đều bị ép ký tương tự như vậy. Mặc dù họ đã góp ý tại nơi họ cư trú rồi. Phải chăng đây là chiêu để có càng nhiều nhiều chữ ký càng tốt.

Chắc chắn còn nhiều màn kịch do các tay sai của nhà cầm quyền VN dàn dựng để lấy chữ ký người dân vể việc góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp năm 1992.

Đoạn ghi âm do một bạn đọc tình nguyện ghi lại.
———————-

Bà cán bộ (CB): – Nè, con ngó coi cái này là luật sửa đổi hiến pháp nè, cái này tờ báo đọc. Con ký tên luôn giùm cô với ghi cái số điện thoại.

Chủ nhà: – Đây là sửa đối hiến pháp gì vậy cô?

Bà cán bộ: – Đất đai.

Người cháu trai (TN): – Thí dụ mình có đồng ý với bản sửa đổi này thì mình ký vô hả?

CB: – Ừ… Còn không ấy thì ký tên thôi là coi như mình không đồng ý cũng chẳng chấp nhận luôn.

TN: – Đâu cái này mình phải tham khảo chứ. Cái này là lấy ý kiến người dân mình phải tham khảo coi mình có đồng ý hay không. Chứ mình đâu có ký bậy được.

Chủ nhà: – Cái này là sao con?

TN: – Cái này là bản sửa đổi hiến pháp bây giờ chắc… nhưng mà mình phải đọc để mình coi coi mình có đồng ý với bản hiến pháp này không. Chứ còn mình ký thì biết gì đâu mình ký!

Chủ nhà: – Mà cái này đất đai là sao cô?

TN: – Tức là luật. Cái này là luật mới bây giờ. Nhà nước yêu cầu người dân có đồng ý hay không nếu đồng ý thì ký vô… Trước tiên Mợ phải đọc cái luật mới bây giờ. Mợ có chấp nhận hay không rồi Mợ hãy ký.

Chủ nhà: – Đâu cái luật gì đâu?

TN: – Mợ đâu có đặt bút mà ký bậy được. Đâu, cái bản hiến pháp mới bây giờ đâu?… Đó! Cái quyền lợi của mình là cái bản hiến pháp mới bây giờ, Mợ có chấp nhận hay không? Cái này Mợ phải tham khảo đi rồi chiều Mợ mới ký được. Mợ phải đọc hết cái này Mợ phải hiểu rồi Mợ mới ký được.

Chủ nhà: – Đâu con coi đại khái coi nó là cái gì?

TN: – Đại khái cái này hôm bữa con thấy ở trên đài, nó nói là bây giờ dự định là lập một cái bản hiến pháp mới, có thể thay đổi cái bản hiến pháp cũ hay không. Bây giờ xin lấy ý kiến người dân… Mợ hiểu không? Người dân nào đồng ý bản hiến pháp mới thì ký vô đồng ý. Còn không đồng ý thì ký vô không đồng ý lý do tại sao. Đó là như vậy… Cái này Mợ phải có thời gian nghiên cứu.

CB: – Đó cái này có 3 cái lựa chọn: 1 là mình đồng ý, 2 là mình không đồng ý, 3 là mình ký coi như là có nhận của tổ trưởng tới đưa. Vậy thôi.

TN: – Con hiểu rồi cô. Nhưng mà cái chính là nhà nước mình muốn tham khảo ý kiến người dân tức là người dân của mình phải hiểu khi mà đặt bút xuống ký. Đúng không? Bây giờ mình chưa hiểu mình ký chính giữa cũng như không. Cũng như là mình phụ cái công của nhà nước mình. Bây giờ người ta đang đi xin cái ý kiến của mình, ít ra mình phải hiểu để mình biết mình ký ở bên cột nào. Chứ còn cô đi vận động mà cứ để người dân ký vô. Thật ra người dân chẳng hiểu gì hết, mà người ta cứ ký vô, ký vô cũng như không. Bây giờ Mợ phải tham khảo cái này, Mợ phải hiểu… Ví dụ như là đồng ý thì đồng ý làm sao có phải không? Có cái quyết định gì mới đồng ý, không thì đồng ý cái gì?

Dạ, con nói Mợ nghe nè. Quyết định hiến pháp năm 1992 với lại cái bản sửa đổi bây giờ là 2 bản. Bây giờ nhà nước mình muốn người dân mình có muốn sửa đổi hay không? Ít ra Mợ phải đọc cái cũ và Mợ đọc cái mới. Mợ hiểu không? Rồi Mợ mới quyết định thay đổi hay là không? Chứ giờ Mợ ký chính giữa cũng như không. Bây giờ Mợ đặt bút Mợ ký rồi mai mốt quyền đất đai đó không phải là quyền Mợ sở hữu cũng như không.

Chủ nhà: – Ừ vậy thôi khỏi ký khỏi gì hết!

TN: – Không phải, Mợ cứ tham khảo Mợ giữ lại đây. Mợ hẹn cái cô này chừng nào Mợ cân nhắc coi có nên ký vào cột nào Mợ mới ký được. Giờ biết mấy ổng sửa luật gì, giờ Mợ không biết mấy ổng sửa luật gì hết rồi Mợ ký vô tức là Mợ đã đồng ý. Mợ hiểu không?

Chủ nhà: – Ừ. Đúng rồi!

TN: – Tức là cái người đi vận động người ta không nói rõ ra cho mình hiểu. Người ta chỉ lấy chữ ký của mình. Bây giờ cái này là lấy ý kiến là cái bản lấy ý kiến nhân dân tỉnh Bình Dương về sửa đổi hiến pháp, thì bây giờ Mợ biết, bây giờ cái bản hiến pháp mới nó là cái gì mà Mợ ký vô. Đúng không?

Chủ nhà: – Ừ!

TN: – Mợ biết cái bản hiến pháp mới là cái việc đất đai Mợ có được quyền sở hữu không. Hay là đất đai là của toàn dân? Thì Mợ biết cái gì mà Mợ ký vô, Mợ phải tham khảo Mợ xin tờ báo này Mợ đọc.

CB: – Cái đó tờ báo cho luôn chứ khỏi xin. Mà giờ nè cô nói, con nói xong rồi cô nói nè, chứ không phải là ép dân. Bây giờ cô nói cho nghe không phải là cái quyền lợi dân cô phải bảo đảm cho người dân. Tại vì mình làm việc, nhưng mà nè nãy giờ con nói, giờ con nói rõ cái ý kiến cho cô nghe để trình báo làm sao. Tại sao ép dân ký là không thể. Nè bây giờ nè cái chỗ này nè đồng ý bây giờ nếu mà trường hợp đồng ý thì ký vô đây đồng ý mà bây giờ kêu bằng nhà nước, bây giờ mình không có thể nào một lúc mà mình nắm rõ được cái văn bản này hết đó, thì nó phải có thời gian dài. Thì cái này mình cũng không đồng ý cũng không biểu quyết được. Ngay nhất thời này chỉ ký ý kiến là có nhận thôi, con hiểu chưa?

TN: – Dạ

CB: – Nên là cái ý kiến này vẫn còn để trống chứ giá trị vẫn còn có hiệu lực.

TB: – Cô nói vậy là không được! Tại vì cái bản hiến pháp đó nhà nước đi theo cái ý nguyện của người dân.

CB: – Tại vì con nói là con hiểu, là bây giờ có người, người ta đi người ta nắm rõ được nên người ta ký, còn bây giờ là những người nào … Bây giờ một lúc, cái này 3 tháng cũng chưa nắm rõ được. Thì bây giờ cái thời gian nhà nước cho mình đi làm việc là chỉ có 1 ngày thôi làm sao cô có thể chờ đợi cái lá đơn này được. Mà chả lẽ đi tới rồi đi vòng lại tội nghiệp chết! Con nghĩ đúng không?

TN: – Bây giờ con nói cô nghe nè, cái đống này là chỉ có số lượng chứ không có chất lượng. Thật ra người dân chỉ ký chứ người ta chưa có tham khảo được. Thật ra người dân chưa có được tham khảo cái bản hiến pháp mới.

BC: – Chính vì những người mà không nắm rõ được, người ta chỉ ký tên thôi chứ người ta không có ý kiến gì trong đây hết. Con hiểu chưa?

Cái này dạng như mình có ý kiến mình ghi vô.

TN: – Bây giờ chị không hiểu chị đặt bút chị ký thì chị ký làm sao?

CB 2 (giọng Bình Định): – Bây giờ ký dạng như mình có ký thôi.

TN: – Cái này rất là quan trọng, cái này là cái quyền lợi của chị mai sau đó.

CB 2: – Quyền lợi gì em? Em thấy hiến pháp sửa đổi nhà nước ta làm cái gì? Em có quyền lợi gì ở trỏng. Em chỉ là người dân thường thôi, em có lợi gì?

CB: – Cái này là chưa được, em bây giờ chưa có gì hết trơn đó, bây giờ mình ký…

TN: – Bây giờ hiến pháp mới sửa đổi luật đất đai nè. Bây giờ chị hiểu cái gì chị ký vô.

CB nói với chủ nhà: – Không phải, để người ta giải thích. Em nói vậy đó chị nói là đúng, em nói là đúng.Cchị xác nhận là đúng không có sai, nhưng mà nè (quay sang người cháu trai) cô nói con nghe là như thế này: con không có ý kiến mà con cũng không thảo luận ở trong đây nên là nó khác bởi vậy con nói nãy giờ.

TN: – Người góp ý…

CB: – Mình chấp nhận hay mình không chấp nhận, mình chỉ ký tên thôi.

TN: – Đây nè, Mợ thấy không, Mợ ký vô đây nè. Mợ thấy trên này để trống không?

Chủ nhà: – Ờ

CB: – Thì người ta không nắm rõ, thì người chỉ ký tên thôi người ta để trống cái ý kiến luôn, người ta không ý kiến luôn.

Chủ nhà: – Thôi, bây giờ mình không biết gì hết là mình không ký. Vậy là xong!

CB: – Vậy hì sau này có tới nói là người ta có tới nhà mà tại chị không ký, vậy thôi.

Chủ nhà: – Chứ khi không không biết gì mà ký mai mốt giao nhà đi ra ngoài chợ ở luôn….

CB: – Bởi vậy khổ ghê!…

TN: – Bây giờ em hỏi chị Lài nè ký ở đây, ở trên này để trống…

CB 2: Bây giờ chị nói em nghe, nhà nước hồi giờ làm cho mình có lợi gì. Bây giờ cái đất đai nó đã có sẵn rồi thì…

CB: Cô bỏ công cô đi không có ăn được đồng bạc nào…mà chị Tư nói câu nói em hết biết luôn…

TN: – Cái này là quyền lợi mai sau

CB 2: – Em lấy tờ báo em đọc coi, nó có liên quan gì đến giấy tờ đất đai không?

http://www.chuacuuthe.com/2013/03/16/binh-duong-to-truong-tuyen-tuyen-ep-dan-ky-dong-y-du-thao-sua-doi-hp-1992/#.UUqOuBzI3g8
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.ca/2013/03/binh-duong-to-truong-tuyen-truyen-ep.html#.UVCXLDfxEzk
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001