Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Kinh tế xã hội Việt Nam: thực trạng và giải pháp
Sau khi khảo sát tình hình kinh tế xã hội ở một số tỉnh và thành phố trong cả nước, kết hợp lí luận với các kinh nghiệm thực tế, chúng tôi xin vắn tắt trình bày một số đánh giá và kiến nghị giải pháp như sau:
Đ. CÁC ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN:
Đ1. Ý thức chấp hành luật pháp của người dân và các công chức hành pháp còn yếu kém.
Đ2. Các quy định của hệ thống pháp luật còn nhiều chỗ sơ hở, thậm chí mâu thuẫn.
Đ1+2 dẫn đến nạn trục lợi cá nhân và tham nhũng của nhiều công chức tha hóa.

Đ3. Nhiều chủ trương chính sách của Nhà nước còn chỉ dừng lại ở chỗ hô hào chung chung mà không có biện pháp thực hiện cụ thể và chi tiết.
Đ4. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, thành phần chiếm 80% dân số Việt Nam còn ở mức thấp. Chúng ta chưa chú trọng phát triển cân đối chăn nuôi với trồng trọt nên khẩu phần thức ăn của dân Viết Nam chưa hợp lí: ít đạm nhiều bột.
Đ5. Sản xuất nông nghiệp đang ở trong tình trạng manh mún và tự phát, nông dân chưa học được các kiến thức cơ bản của kinh tế thị trường. Bài toán “Cây gì + con gì + như thế nào” đang được giải bằng phương pháp bắt chước máy móc.
Đ6. Các nguồn tài nguyên quốc gia chưa được khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý. Trong đó đặc biệt chưa coi trọng việc tận dụng dòng chảy của các con sông vào giao thông vận tải du lịch và lãng phí nguồn tài nguyên dầu khí.
Đ7. Tình trạng coi bằng cấp quan trọng hơn năng lực đã và đang dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng trong quản lý Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh.
Đ8. Hệ thống quản lý Nhà nước quá cồng kềnh, quá phức tạp dẫn đến sự lãng phí lớn nguồn tài nguyên trí tuệ Quốc gia và tạo điều kiện cho tham nhũng hoành hành và phát triển ngày càng tinh vi hơn.
Đ9. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nắm trong tay phần lớn vốn đầu tư của nền kinh tế nhưng đa số hoạt động có hiệu quả thấp do trình độ yếu kém về quản lý và tinh thần trách nhiệm chưa cao của các cán bộ lãnh đạo.
G. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ:
GI. Tăng cường giáo dục ý thức chấp hành kỷ cương phép nước trong nhân dân và trong đội ngũ công chức. Trừng phạt kiên quyết, đúng người đúng tội đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật.
G2. Rà soát và hòan chỉnh lại tòan bộ hệ thống pháp luật, trong đó bao gồm cả việc sửa đổi bổ sung Hiến pháp, Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, Luật Bầu cử trực tiếp Chủ tịch nước, Luật Tổ chức Hệ thống Quản lý Nhà nước… để thể hiện được tính dân chủ thực sự trong việc lựa chọn những người đủ tài đức ra phục vụ nhân dân.
G3. Chính phủ phải có bộ máy linh họat và năng động sáng tạo hơn để đề ra những biện pháp cụ thể, chi tiết và đồng bộ để thực hiện đúng đắn và nhanh chóng các chính sách do Quốc hội đã thông qua.
G4. Coi trọng hơn nữa công cuộc phát triển nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến ở mọi vùng miền của đất nước. Cần đề ra những chiến lược và chính sách cụ thể cho từng tỉnh, thành phố và vùng trong việc phát huy những thế mạnh của mình về tài nguyên nhân lực, tài nguyên đất đai, tài nguyên khóang sản, tài nguyên rừng, tài nguyên sông ngòi hồ ao, tài nguyên biển, tài nguyên khí hậu và thổ nhưỡng… để sản xuất ra những mặt hàng nông nghiệp và công nghiệp có giá trị cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
G5. Phải đề ra chính sách mới tập trung qũy đất đai để tiến lên nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn nhằm tạo hiệu quả cao hơn trong sản xuất và chế biến nông lâm thủy hải sản.
G6.1. Tăng cường công tác thăm dò và khai thác trên quy mô lớn các mỏ khóang sản cần thiết cho công nghiệp;
G6.2. Hạn chế việc dùng dầu khí làm nhiên liệu, tăng cường việc ứng dụng công nghệ hóa học vào chế biến dầu khí thành các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất.
G6.3.Có kế họach sử dụng dòng chảy của các con sông làm đường giao thông phục vụ cho nhu cầu vận tải và du lịch.
G7.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, các hình thức thi cử và có biện pháp quản lý thống nhất việc cấp văn bằng và chứng chỉ trên tòan quốc để tránh nạn bằng giả.
G7.2. Chương trình cải cách giáo dục hiện nay đã có nhiều bước tiến nhưng vẫn cần phải rà soát lại để bổ sung những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường cho học sinh bậc THCS và PTTH.
G8. Phải xây dựng lại Hệ thống Quản lý Nhà nước theo phương châm “gọn nhẹ, tích cực và hiệu qủa” để giải phóng một lượng lớn lực lượng lao động chất xám ra phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
G9. Cải cách chế độ lương cho công chức và cán bộ quản lý doanh nghiệp theo phương châm: “Làm theo năng lực, hưởng theo giá trị lao động”. Phải có chương trình cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước để gia tăng hiệu quả hoạt động, công khai hóa tình hình tài chính doanh nghiệp để phòng chống tham nhũng.
nguồn:http://nguyenhuuhoan.wordpress.com/2011/06/07/kinh-te-vi%E1%BB%87t-nam-th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-va-gi%E1%BA%A3i-phap/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001