Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Thường thì những quan điểm đó trái với quan điểm của đa số tại thời điểm có ý kiến. Quyền tự do này có liên hệ chặt chẽ với khái niệm tự do ngôn luận.
Lịch sử đã chứng minh rằng tự do tư tưởng là động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhiều triết gia, nhà khoa học kiên trì với tư tưởng tiến bộ của mình đã đưa xã hội bước tới văn minh. Họ đã không ngại đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ hiện hành để chứng minh cho chân lý và đặt nền tảng cho những giai đoạn phát triển mới của loài người.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều luồng tư tưởng, rất nhiều trào lưu chính trị, văn hóa nghệ thuật… chứng tỏ sự đa dạng của cuộc sống xã hội. Mỗi công dân tùy theo nhận thức và sở thích của mình có quyền lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ một hay nhiều luồng tư tưởng ấy.
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, thế giới chia làm 2 phe chính là phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Hai phe đã cạnh tranh phát triển theo các tư tưởng của mình. Chủ nghĩa tư bản tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Chủ nghĩa xã hội thiết lập một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn.
Trong suốt thời gian dài, hệ thống truyền thông của phe xã hội chủ nghĩa luôn tuyên truyền cho sự ưu việt hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa so với tư bản chủ nghĩa. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cùng sự sát nhập của Đông Đức vào Tây Đức đã chứng minh một điều là tuy ý tưởng của chủ nghĩa xã hội không phải là xấu, nhưng cách thức thực hiện, nghĩa là đi từ lời nói đến với việc làm là một khoảng cách xa vời.
Chế độ xã hội chủ nghĩa không phải là chế độ ưu việt vì nó đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong nội tại. Đảng cộng sản hô hào vì một xã hội dân chủ công bằng văn minh nhưng lại dùng chế độ độc quyền chính trị để cai trị dân chúng. Đảng Cộng sản trong lời nói thì đề cao ý thức phê bình và tự phê bình nhưng trên thực tế luôn sợ bị chỉ trích và phê phán. Cho nên Đảng Cộng sản không có ý thức tôn trọng những tư tưởng khác.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ 1975 trở lại đây, chúng ta thấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản có nhiều vấn đề. Do kiên trì theo đường lối xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đi thụt lùi rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chế độ độc đảng cùng với cơ chế quản lý Nhà nước tập trung, không phân định rõ vai trò lập pháp, hành pháp và tư pháp là cơ hội béo bở cho lạm quyền và tham nhũng. Các nhân vật cấp càng cao thì mức độ tham nhũng càng trầm trọng. Vừa rồi là cựu Tổng giám đốc PMU18 bị 23 năm tù giam. Và hiện nay báo chí nước ngoài đưa tin cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ trong vụ in tiền polymer… Và nếu điều tra sâu rộng hơn những vụ án kiểu này thì liệu những nhân vật cấp cao hơn có dính líu đến không? Không thể chỉ đổ lỗi cho sự thiếu trong sạch của các quan chức phạm tội tham nhũng mà chúng ta phải nhìn nhận là chính cơ chế vận hành của Nhà nước đã đẻ ra tham nhũng và lạm quyền.
Về kinh tế, Nhà nước chủ trương lấy kinh tế quốc doanh là chủ đạo là một điều không hợp lý. Kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng vốn đầu tư rất lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu suất không cao và không tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân so với kinh tế tư nhân.
Về đường lối chính trị, chúng ta đang bị áp đặt phải “yêu chế độ xã hội chủ nghĩa”. Những người phát biểu quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội là lỗi thời, cần thay đổi theo một đường lối mới thì bị kết tội là chống phá Nhà nước, bị bắt giam và kết án tù.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đang bị hạn chế nghiêm trọng. Các cơ quan truyền thông hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chỉ đưa những thông tin phục vụ lợi ích của Đảng, thậm chí nhũng thông tin này nhiều lúc còn sai sự thật. Những ý kiến chỉ trích, bất đồng với tư tưởng của Đảng không được công khai trên báo chí.
Vì vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước đã vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền tự do tư tưởng và phát biểu các chính kiến của mình trước công chúng. Tại sao chúng ta không đặt mục đích xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh dựa vào sự phát triển đa dạng của xã hội thay vì áp đặt xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Để xã hội phát triển hài hòa và cân đối, chúng ta phải xây dựng một xã hội có dân chủ thực sự, trong đó công dân được hưởng các quyền cơ bản ghi trong hiến pháp, trong đó có quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý Nhà nước….
Công dân phải có quyền lập các tổ chức chính trị của mình để thông qua đó bày tỏ quan điểm của mình. Các tổ chức chính trị phải được phép phát hành báo chí không chịu sự kiểm duyệt của Nhà nước. Tuy nhiên những tổ chức chính trị này phải hoạt động theo quy định của pháp luật, tôn trọng các quyền của công dân và tôn trọng các tổ chức khác.
Các tổ chức chính trị có quyền tham gia vào công tác quản lý Nhà nước thông qua việc giới thiệu công dân tham gia ứng cử vào Quốc hội và các cơ quan dân cử khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các trường phái chính trị khác nhau, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh.
Với một cơ chế như vậy, các công chức Nhà nước sẽ tận tụy hơn với công việc để tạo uy tín với nhân dân và được hưởng thù lao xứng đáng. Các hành vi lạm quyền và tham nhũng sẽ khó tìm được đồng minh và dễ dàng bị phát hiện nhờ sự cảnh giác cao của dư luận.
Những tư tưởng mới tiến bộ hơn sẽ có điều kiện sinh sôi và phát triển trong một xã hội mà các quyền con người được đảm bảo và tôn trọng.
nguồn:http://nguyenhuuhoan.wordpress.com/2011/07/19/t%E1%BB%B1-do-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Lịch sử đã chứng minh rằng tự do tư tưởng là động lực cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhiều triết gia, nhà khoa học kiên trì với tư tưởng tiến bộ của mình đã đưa xã hội bước tới văn minh. Họ đã không ngại đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ hiện hành để chứng minh cho chân lý và đặt nền tảng cho những giai đoạn phát triển mới của loài người.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều luồng tư tưởng, rất nhiều trào lưu chính trị, văn hóa nghệ thuật… chứng tỏ sự đa dạng của cuộc sống xã hội. Mỗi công dân tùy theo nhận thức và sở thích của mình có quyền lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ một hay nhiều luồng tư tưởng ấy.
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, thế giới chia làm 2 phe chính là phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa. Hai phe đã cạnh tranh phát triển theo các tư tưởng của mình. Chủ nghĩa tư bản tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Chủ nghĩa xã hội thiết lập một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn.
Trong suốt thời gian dài, hệ thống truyền thông của phe xã hội chủ nghĩa luôn tuyên truyền cho sự ưu việt hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa so với tư bản chủ nghĩa. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cùng sự sát nhập của Đông Đức vào Tây Đức đã chứng minh một điều là tuy ý tưởng của chủ nghĩa xã hội không phải là xấu, nhưng cách thức thực hiện, nghĩa là đi từ lời nói đến với việc làm là một khoảng cách xa vời.
Chế độ xã hội chủ nghĩa không phải là chế độ ưu việt vì nó đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn trong nội tại. Đảng cộng sản hô hào vì một xã hội dân chủ công bằng văn minh nhưng lại dùng chế độ độc quyền chính trị để cai trị dân chúng. Đảng Cộng sản trong lời nói thì đề cao ý thức phê bình và tự phê bình nhưng trên thực tế luôn sợ bị chỉ trích và phê phán. Cho nên Đảng Cộng sản không có ý thức tôn trọng những tư tưởng khác.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ 1975 trở lại đây, chúng ta thấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản có nhiều vấn đề. Do kiên trì theo đường lối xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đi thụt lùi rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chế độ độc đảng cùng với cơ chế quản lý Nhà nước tập trung, không phân định rõ vai trò lập pháp, hành pháp và tư pháp là cơ hội béo bở cho lạm quyền và tham nhũng. Các nhân vật cấp càng cao thì mức độ tham nhũng càng trầm trọng. Vừa rồi là cựu Tổng giám đốc PMU18 bị 23 năm tù giam. Và hiện nay báo chí nước ngoài đưa tin cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ trong vụ in tiền polymer… Và nếu điều tra sâu rộng hơn những vụ án kiểu này thì liệu những nhân vật cấp cao hơn có dính líu đến không? Không thể chỉ đổ lỗi cho sự thiếu trong sạch của các quan chức phạm tội tham nhũng mà chúng ta phải nhìn nhận là chính cơ chế vận hành của Nhà nước đã đẻ ra tham nhũng và lạm quyền.
Về kinh tế, Nhà nước chủ trương lấy kinh tế quốc doanh là chủ đạo là một điều không hợp lý. Kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng vốn đầu tư rất lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu suất không cao và không tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân so với kinh tế tư nhân.
Về đường lối chính trị, chúng ta đang bị áp đặt phải “yêu chế độ xã hội chủ nghĩa”. Những người phát biểu quan điểm cho rằng chủ nghĩa xã hội là lỗi thời, cần thay đổi theo một đường lối mới thì bị kết tội là chống phá Nhà nước, bị bắt giam và kết án tù.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đang bị hạn chế nghiêm trọng. Các cơ quan truyền thông hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản chỉ đưa những thông tin phục vụ lợi ích của Đảng, thậm chí nhũng thông tin này nhiều lúc còn sai sự thật. Những ý kiến chỉ trích, bất đồng với tư tưởng của Đảng không được công khai trên báo chí.
Vì vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhà nước đã vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có quyền tự do tư tưởng và phát biểu các chính kiến của mình trước công chúng. Tại sao chúng ta không đặt mục đích xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh dựa vào sự phát triển đa dạng của xã hội thay vì áp đặt xây dựng chủ nghĩa xã hội?
Để xã hội phát triển hài hòa và cân đối, chúng ta phải xây dựng một xã hội có dân chủ thực sự, trong đó công dân được hưởng các quyền cơ bản ghi trong hiến pháp, trong đó có quyền tự do tư tưởng, quyền tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý Nhà nước….
Công dân phải có quyền lập các tổ chức chính trị của mình để thông qua đó bày tỏ quan điểm của mình. Các tổ chức chính trị phải được phép phát hành báo chí không chịu sự kiểm duyệt của Nhà nước. Tuy nhiên những tổ chức chính trị này phải hoạt động theo quy định của pháp luật, tôn trọng các quyền của công dân và tôn trọng các tổ chức khác.
Các tổ chức chính trị có quyền tham gia vào công tác quản lý Nhà nước thông qua việc giới thiệu công dân tham gia ứng cử vào Quốc hội và các cơ quan dân cử khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các trường phái chính trị khác nhau, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh.
Với một cơ chế như vậy, các công chức Nhà nước sẽ tận tụy hơn với công việc để tạo uy tín với nhân dân và được hưởng thù lao xứng đáng. Các hành vi lạm quyền và tham nhũng sẽ khó tìm được đồng minh và dễ dàng bị phát hiện nhờ sự cảnh giác cao của dư luận.
Những tư tưởng mới tiến bộ hơn sẽ có điều kiện sinh sôi và phát triển trong một xã hội mà các quyền con người được đảm bảo và tôn trọng.
nguồn:http://nguyenhuuhoan.wordpress.com/2011/07/19/t%E1%BB%B1-do-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001