Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Phạm Thanh Nghiên - Con người Tự Do đích thực
Viễn Khách (Danlambao) - Tôi đã được đọc qua bài: "Câu chuyện nhỏ của tôi" của Phạm Thanh Nghiên kể về những ngày trong ngục tù CS. Tôi rất lấy làm khâm phục một người phụ nữ trẻ mà có một ý chí sắt thép. Thật vậy, nếu ai có ở tù qua mới hiểu được cái khổ sở của nó, mất hết tự do, thiếu thốn mọi thứ, kể cả mọi tiện nghi căn bản và cần thiết của cuộc sống, đã vậy còn bị khủng bố về tinh thần nửa. Bởi vậy nên có nhiều người, đã từng vào sanh ra tử, coi nhẹ cái chết, vậy mà đến khi ở tù, cũng bị giảm sút ý chí, thậm chí có một số ít người, không chịu đựng nỗi nên đã đầu hàng trong tù, và chịu làm ăng ten cho bọn quản giáo, để đổi lấy chút tiện nghi bố thí.

Cách đây hơn mười năm, tôi có nghe audio của xướng ngôn viên Trần Nam đọc bộ truyện "Thép Đen". Đây là bộ hồi ký của Đặng Chí Bình,  một chiến sĩ VNCH trước năm 75, đã đột nhập ra miền Bắc để thực hiện công tác điệp vụ, nhưng chẳng may bị CS bắt, và đem giam ở nhà tù "Hỏa Lò", một nhà tù nổi tiếng khắc nghiệt ở miền Bắc. Bộ hồi ký nầy đã làm mọi người thấy rõ sự tàn ác của bọn CS đến mức độ nào, và rất là khâm phục ý chí của tác giả. 

Bây giờ đọc bài viết của Phạm Thanh Nghiên về những chuyện đi cung trong thời gian ở tù, thì lòng dâng lên nỗi xót xa thương cảm và khâm phục như đã từng khâm phục Đặng Chí Bình trong "Thép Đen". Nhưng dù sao thì Đặng Chí Bình cũng là một thanh niên khỏe mạnh lại có võ thuật, thể lực rất tốt, được huấn luyện cho những tình huống ngặt nghèo nên mức độ chịu đựng trong hoàn cảnh lao tù sẽ cao hơn nhiều so với một người phụ nữ tay yếu chân mềm như Phạm Thanh Nghiên. Hơn nữa, dù sao Đặng Chí Bình cũng được hậu thuẫn của một tổ chức quân đội, còn Phạm Thanh Nghiên thì đơn thân độc mã, phải tự túc mọi phương tiện. Và sau cùng là khi cái audio "Thép Đen" được xuất bản thì tác giả đang ở Mỹ, còn Phạm Thanh Nghiên khi kể lại chuyện đó thì vẫn đang còn trong tay CS, chỉ là mới ra khỏi cái tù nhỏ, chứ vẫn còn trong cái tù lớn của CS, vẫn đang còn trong tình trạng bị quản chế nên dễ bị nguy hiểm hơn. Tôi không có ý so sánh hai vị anh hùng nầy, ai hay hơn ai, tôi chỉ muốn mọi người hiểu rõ hơn về ý chí sắt thép của một phụ nữ Việt Nam, đáng được noi gương.

Bây giờ khi nghe chuyện Phạm Thanh Nghiên bị công an sách nhiễu thì chắc chắn không ai không ai không khỏi căm hận. CSVN đúng là một chế độ duy nhất trên thế giới nầy có lối hành xử tiểu nhân, hèn hạ và độc ác hơn cả bọn mafia, vì dù sao bọn mafia củng không giả danh người khác, còn CSVN thì cho công an, tức là những người "đầy tớ nhân dân" giả làm côn đồ để khủng bố người dân, nhất là những người dân yêu nước. Điều đầu tiên chúng khủng bố những nhà tranh đấu là làm mọi cách để cắt đứt hết đường sinh kế, chận đứng mọi thu nhập, trấn lột mọi phương tiện... để không còn cách nào tiếp tục. Theo đúng cái thuyết vô thần của Mác "Vật chất có trước ý thức, và vật chất quyết định ý thức", và trước giờ chúng đã khá thành công với lối khủng bố nầy. Đã có một số nhà đấu tranh dù không sợ nguy hiểm bản thân nhưng không còn phương tiện để tiếp tục, kể cả nhu cầu mưu sinh cũng bị tước đoạt, và ngoài bản thân của họ, gia đình của họ cũng bị liên can. Vì thế thật dễ hiểu khi có một số người, sau khi ra tù thì không nghe hoạt động như trước, không phải những cái khổ trong tù làm họ nhụt chí, mà thật ra họ bị tước đoạt tất cả mọi phương tiện đấu tranh.

Nên hôm nay thông qua câu chuyện của Phạm Thanh Nghiên, tôi mạo muội có ý kiến: Nếu có thể tôi mong Dân Làm Báo hãy vận động chiến dịch gây quỹ, trước là giúp vị nữ anh hùng Phạm Thanh Nghiên của chúng ta, sau là để tiếp tục giúp những nhà tranh đấu khác, bị trường hợp tuơng tự như vậy. Dĩ nhiên chuyện gây quỹ rất khó khăn, không phải không có người đóng góp, mà tôi tin rằng số tiền đóng góp sẽ vượt cả mọi dự đoán. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng, khi dính líu tới tiền bạc thì rất khó khăn. 

Khó khăn thứ nhất: bị tụi CS lợi dụng bêu xấu, nói người đấu tranh là vì tiền, cũng như từng gọi những người lính VNCH trước 75 là "lính đánh thuê" và ít nhiều cũng làm giảm uy tín của nhà tranh đấu. Chúng ta đã thấy những giải thưởng về nhân quyền của thế giới trao tặng cho những nhà tranh đấu, chủ yếu là về mặt tinh thần, chứ vật chất thì rất tượng trưng. 

Khó khăn thứ hai: là địa điểm nhận quyên góp, nếu lấy địa điểm ở VN sẽ bị CS chận đứng, dù có gởi trực tiếp về địa chỉ nhà tranh đấu hay gởi qua trung gian một địa điểm khác cũng như nhau, còn dùng địa chỉ ở nước ngoài thì cũng bất tiện khi giao chuyển. 

Khó khăn thứ ba là tính minh bạch, vì dù có minh bạch cỡ nào cũng sẽ bị tụi CS giả vờ đóng góp vô chút ít để sau đó có cớ là bị ăn chận, rồi làm chuyện um sùm lên, làm nản chí những người có lòng đứng ra tổ chức, và làm giảm niềm tin nơi những người đóng góp. 

Nếu chúng ta vượt qua được những khó khăn nầy, tổ chức quyên góp thành công, thì chúng ta đã vô hiệu hóa được cái đòn bẩn thỉu của bọn CS xưa giờ thường làm khó những nhà tranh đấu.

Còn về câu trả lời cho bài viết của Phạm Thanh Nghiên: "Nếu ở vị trí tôi bạn sẽ làm gì?" Tôi ngầm hiểu đó không phải là một câu hỏi để mong tìm câu trả lời ở mỗi chúng ta CHO PHẠM THANH NGHIÊN - mà là câu hỏi dành cho chúng ta - CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ để giải quyết tình trạng bi thảm của đất nước mà chuyện của Phạm Thanh Nghiên chỉ là một "câu chuyện nhỏ của tôi" trong câu chuyện rất lớn của Tổ quốc. 

Đối với tôi, Phạm Thanh Nghiên cho dù trong lúc tù đày hay bị quản chế, bằng thái độ sống của chính mình, vẫn luôn luôn là một con người Tự Do đích thực.
22-03-2013

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.ca/2013/03/pham-thanh-nghien-con-nguoi-tu-do-ich.html#.UVGpUDfxEzl
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001