“Quay đầu lại là bờ”!
Báo Nhân dân
Thứ sáu, 22/03/2013 – 01:53 AM (GMT+7)
Từ nước ngoài quan sát một số nhân vật được các đài BBC, RFA, VOA,… cùng một nhóm người thi nhau ca ngợi trên internet, tác giả Tuyên Trần gửi tới Báo Nhân Dân bài Quay đầu lại là bờ. Bài viết gợi lên một số vấn đề đáng suy ngẫm, vì đề cập tới loại hiện tượng mà qua đó xem xét về bản chất, dường như những người có liên quan chưa tỉnh táo để điều chỉnh hành vi của mình. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ở nước ngoài, mặc dù mỗi năm mấy lần về
quê làm việc, thăm nom họ hàng, bà con lối xóm, làm thiện nguyện, nhưng
những thông tin tôi biết về đất nước chủ yếu là thông qua internet. Ðọc
trên mạng nhiều nên tôi rút ra một kinh nghiệm là, hễ thấy trang Việt
ngữ của BBC, VOA, RFA,… biến người nào ở trong nước thành “người hùng”
rồi liên tục phỏng vấn, kêu gọi ủng hộ, là y như rằng những người đó có
vấn đề đáng ngờ. Dăm năm trước, họ xúm xít tung hô Bùi Kim Thành là
“luật sư dân oan”, tới khi Nhà nước Việt Nam đồng ý cho sang Mỹ thì bà
này lộ nguyên hình là người thần kinh không bình thường, hiện ở Mỹ không
ai dám dây dưa. Trần Khải Thanh Thủy cũng thế, chị này được họ ca ngợi
như “người hùng”, chị ta công khai than vãn: “điều không may của tôi là
không được sống một ngày nào trong chế độ Việt Nam Cộng hòa” (!). Tới
khi sang Mỹ, chị ta vội vàng lên RFA bày tỏ “tràn đầy lòng biết ơn nước
Mỹ”, đến lúc này mọi người mới biết chị ta là “đảng viên Việt Tân”.
Nguyễn Chính Kết ba hoa để tìm cách chuồn sang Mỹ, trong khi ông ta
huyên thuyên chống cộng để lấy lòng đồng bọn, thì một người sinh sống
tại nước Mỹ viết về ông ta thế này: “Ngày nay, Nguyễn Chính Kết đã chết
thực, nghĩa là cái dũng và tinh thần của Nguyễn Chính Kết đã chết, dù
thân xác của ông lang thang đó đây nơi xứ người, qua sự sai khiến của
một nhóm muốn lợi dụng cái xác cò vơ cò vất như ma đói của ông”!
Mấy người gọi là “nhà dân chủ”, “nhân sĩ, trí thức” sinh sống trong nước thì còn lắm trò hơn. Hôm nay họ ca ngợi nhau, ngày mai họ đã coi nhau như kẻ thù. Họ lên mạng mắng mỏ nhau như hát hay hoặc biến một người có ngôn ngữ, hành vi rất lưu manh trở thành “người hùng”. Rồi họ dùng internet là chiến trường để nhiếc móc nhau lừa đảo, bới móc nhau biển thủ tiền bạc… Kể về họ thì không bao giờ hết chuyện lố bịch. Trong bài này tôi mượn mấy dòng của Kami – một blogger chưa bao giờ có thiện chí với Nhà nước Việt Nam, mới đây viết trên RFA Blog’s về hành vi của mấy người mà Kami “từng coi họ là những nhân sĩ trí thức yêu nước và những tấm gương tiêu biểu”(!) rằng: “Ðó là những việc làm thiếu bình tĩnh, thiếu suy nghĩ… Các vị nhân danh đấu tranh dân chủ mà còn cái thói tính gia trưởng trịch thượng, lúc nào cũng tự cho mình đúng thì làm sao có thể có đấu tranh cho dân chủ được?… Vẫn là sự suồng sã của con vẹt và thói hách dịch của kẻ bề trên và tự coi tầm hiểu biết của mình là chân lý bất biến”!
Gần đây, trên các trang mạng xã hội, báo chí, các đài Việt ngữ ở hải ngoại lại ra sức cổ súy, đăng tải các bài viết, phỏng vấn mấy nhân vật đã đưa ra ý kiến hết sức tùy tiện về việc Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nguyễn Ðắc Kiên là một trong mấy người được họ biểu dương. Tôi rất thất vọng vì trong khi toàn dân rất nhiệt tình ủng hộ kế hoạch của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, một số người đang sống ở trong nước lại “hòa giọng” với một số cá nhân, tổ chức ở hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ, ra sức bài bác, đưa ra những đòi hỏi vô lý, thiển cận.
Tôi nghĩ, dù nấp dưới danh nghĩa nào thì những người tôn thờ chủ nghĩa cơ hội cũng không thể mãi mãi giấu mình. Trong tiến trình xã hội, trắng – đen, thiện – ác sẽ được làm sáng tỏ, ai là kẻ cơ hội, ai là người chân chính sẽ được đánh giá sòng phẳng. Ðọc một số bài báo tiếng Việt tại Mỹ ca ngợi Nguyễn Ðắc Kiên như “người hùng”, tôi cũng chẳng lạ lẫm với việc ban phát “danh hiệu” đó, vì tiêu chí phong tặng của họ là chửi bới, kêu gọi loại bỏ sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam càng nhiều càng tốt. Ai cũng biết trong cuộc sống, việc phê bình, góp ý là rất cần thiết vì giúp hoàn thiện con người, phát triển xã hội. Tuy nhiên phê bình, góp ý không có nghĩa là bình tùy tiện nói những điều người được phê bình, góp ý không thể thực hiện trong hoàn cảnh cụ thể; hoặc phê bình, góp ý chỉ là phương tiện chứng tỏ mình hơn người, “dám nói” những điều mà mình cho rằng người khác “không dám nói”, rồi mạt sát người khác.
Ðọc ý kiến của Nguyễn Ðắc Kiên, tôi ngạc nhiên với thái độ và hành văn xấc xược, ngạo mạn của anh này. Ðể “tri ân” những người đang tâng bốc mình, anh rất lố bịch khi viết rằng: “bất cứ ai là người Việt, còn có lương tri, còn nghĩ đến bổn phận làm con người trên thế gian này thì nên ký tên vào kiến nghị này”! Chẳng hóa ra nếu người thân của anh ta không tham gia ký tên sẽ là người hết lương tri, không biết nghĩ tới “bổn phận làm người” hay sao? Tôi còn thấy một điều không bình thường nữa là vào ngày 9-3-2013 tại tòa soạn báo Người Việt ở California, Trần Phong Vũ khoe “tủ sách Tiếng quê hương” đang nỗ lực in, phát hành một tác phẩm của Nguyễn Ðắc Kiên. Như vậy là chỉ nửa tháng sau khi Nguyễn Ðắc Kiên đăng bài chỉ trích (26-3-2012) “tủ sách Tiếng quê hương” đã có bản thảo cuốn sách này. Tại sao Nguyễn Ðắc Kiên sớm được “ưu ái” như vậy, hay là bài viết trên blog chỉ là cú “kích hoạt” cho động thái tiếp theo? Sống ở Mỹ, tôi không lạ gì “tủ sách Tiếng quê hương”. Ðây là cơ sở do Uyên Thao – nhà văn chống cộng, tổ chức. Gần 20 năm qua, Uyên Thao với mấy cây viết ở hải ngoại duy trì “tủ sách Tiếng quê hương” theo tiêu chí: “Nối tiếp dòng văn học Việt Nam đã bị cộng sản hủy hoại ở trong nước. Ðồng thời để đưa tiếng nói của những người ở trong nước không nói được cho đồng bào và dư luận thế giới cùng biết về đất nước và con người Việt Nam dưới chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Việt Nam”!? Các ấn phẩm do “tủ sách Tiếng quê hương” in ra đều có nội dung nói xấu chế độ chính trị – xã hội ở trong nước, moi móc quá khứ, xuyên tạc, bịa đặt, kích thích tò mò, đưa ra loại tin tức không thể kiểm chứng, ra vẻ ta là người “trong cuộc” để bịp bợm người đọc,…! Tiêu chí của họ cụ thể như vậy, liệu “tác phẩm” của Nguyễn Ðắc Kiên có phải đáp ứng được các tiêu chí ấy hay không? Có lẽ chẳng phải chờ tới khi sách in ra mới có câu trả lời.
Phàm đã là “nhân sĩ, trí thức” luôn nói năng cẩn trọng, khiêm nhường. Họ không chỉ là người có tri thức, có đóng góp đối với xã hội, mà còn là người được giáo dục chu đáo, có thể làm gương cho người khác. Từ quan niệm như thế nhìn vào “hiện tượng Nguyễn Ðắc Kiên”, tôi thấy những điều anh viết và nói hình như dựa trên cái tâm không trong sáng và từ những suy nghĩ lạc hướng? Nguyễn Ðắc Kiên còn trẻ, mong anh hãy suy nghĩ cho chín chắn trước khi hành động. Chí ít anh cũng nên tự hỏi tại sao những điều anh viết, anh nói lại được một số người vốn không nhận được thiện cảm của nhân dân cùng các tổ chức phản động ở hải ngoại ra sức khai thác, tâng bốc? “Quay đầu lại là bờ”, dù có người sẽ bảo câu nói này đã nhàm chán, tôi vẫn muốn nhắc lại ở đây, vì thấy phù hợp với Nguyễn Ðắc Kiên.
Lúc theo ba mẹ sang Mỹ, tôi 17 tuổi. Sau nhiều năm học hành và làm việc, công việc kinh doanh của tôi dần dần khấm khá. Hơn mười năm trước, tôi bắt đầu tìm hiểu về quê hương, chủ yếu là qua internet. Thời gian đầu tôi tin vào điều các “nhà dân chủ” đã nói, vì tôi nghĩ đất nước như thế thì ba mẹ tôi mới ra đi. Tôi liên lạc với họ, về nước tôi gặp vài người. Tiếp xúc rồi, tôi bắt đầu thất vọng, vì không hiểu tại sao có người không làm việc gì, suốt ngày chỉ ngồi bên computer viết bài, rình mò chụp ảnh, nhặt nhạnh tin tức tiêu cực để đưa lên mạng nói xấu đất nước. Muốn đất nước phát triển mỗi người đều phải làm việc, ở đâu cũng vậy, dù ở Mỹ hay ở Việt Nam. Mỗi năm về nước vài lần, tôi vẫn luôn ngạc nhiên về tốc độ phát triển, về cuộc sống của đồng bào. Ba mẹ tôi đã già rồi, không đi xa được, nghe tôi kể về quê hương là rơm rớm nước mắt. Ba hỏi tôi: “Liệu ba mẹ có sai lầm khi bỏ nước ra đi?”. Tôi không biết nói sao, chỉ an ủi ba: “Nghĩ về quê hương mà ba mẹ thấy bình an là vui rồi”. Tôi kể lại chuyện của mình vì qua đây tôi muốn tâm sự một điều, Tổ quốc là của mọi người, nhưng mỗi người chỉ có quyền tự hào về Tổ quốc khi góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh, hùng cường. Nhân đây xin được hỏi các “nhà dân chủ” và “nhân sĩ, trí thức” đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa? Chẳng nhẽ chỉ vì cái danh hão được làm “người hùng trên mạng” mà họ cho mình quyền miệt thị người khác không yêu nước như họ? Làm “người hùng trên mạng” như thế sẽ chẳng có gì đáng để tự hào, bởi “chiếc áo không làm nên thầy tu”.
TUYÊN TRẦN
(Nước Mỹ, tháng 3-2013)
Nguồn: Báo Nhân dân
nguồn:http://anhbasam04.wordpress.com/2013/03/22/quay-dau-lai-la-bo/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Mấy người gọi là “nhà dân chủ”, “nhân sĩ, trí thức” sinh sống trong nước thì còn lắm trò hơn. Hôm nay họ ca ngợi nhau, ngày mai họ đã coi nhau như kẻ thù. Họ lên mạng mắng mỏ nhau như hát hay hoặc biến một người có ngôn ngữ, hành vi rất lưu manh trở thành “người hùng”. Rồi họ dùng internet là chiến trường để nhiếc móc nhau lừa đảo, bới móc nhau biển thủ tiền bạc… Kể về họ thì không bao giờ hết chuyện lố bịch. Trong bài này tôi mượn mấy dòng của Kami – một blogger chưa bao giờ có thiện chí với Nhà nước Việt Nam, mới đây viết trên RFA Blog’s về hành vi của mấy người mà Kami “từng coi họ là những nhân sĩ trí thức yêu nước và những tấm gương tiêu biểu”(!) rằng: “Ðó là những việc làm thiếu bình tĩnh, thiếu suy nghĩ… Các vị nhân danh đấu tranh dân chủ mà còn cái thói tính gia trưởng trịch thượng, lúc nào cũng tự cho mình đúng thì làm sao có thể có đấu tranh cho dân chủ được?… Vẫn là sự suồng sã của con vẹt và thói hách dịch của kẻ bề trên và tự coi tầm hiểu biết của mình là chân lý bất biến”!
Gần đây, trên các trang mạng xã hội, báo chí, các đài Việt ngữ ở hải ngoại lại ra sức cổ súy, đăng tải các bài viết, phỏng vấn mấy nhân vật đã đưa ra ý kiến hết sức tùy tiện về việc Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Nguyễn Ðắc Kiên là một trong mấy người được họ biểu dương. Tôi rất thất vọng vì trong khi toàn dân rất nhiệt tình ủng hộ kế hoạch của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, một số người đang sống ở trong nước lại “hòa giọng” với một số cá nhân, tổ chức ở hải ngoại, đặc biệt là tại Mỹ, ra sức bài bác, đưa ra những đòi hỏi vô lý, thiển cận.
Tôi nghĩ, dù nấp dưới danh nghĩa nào thì những người tôn thờ chủ nghĩa cơ hội cũng không thể mãi mãi giấu mình. Trong tiến trình xã hội, trắng – đen, thiện – ác sẽ được làm sáng tỏ, ai là kẻ cơ hội, ai là người chân chính sẽ được đánh giá sòng phẳng. Ðọc một số bài báo tiếng Việt tại Mỹ ca ngợi Nguyễn Ðắc Kiên như “người hùng”, tôi cũng chẳng lạ lẫm với việc ban phát “danh hiệu” đó, vì tiêu chí phong tặng của họ là chửi bới, kêu gọi loại bỏ sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam càng nhiều càng tốt. Ai cũng biết trong cuộc sống, việc phê bình, góp ý là rất cần thiết vì giúp hoàn thiện con người, phát triển xã hội. Tuy nhiên phê bình, góp ý không có nghĩa là bình tùy tiện nói những điều người được phê bình, góp ý không thể thực hiện trong hoàn cảnh cụ thể; hoặc phê bình, góp ý chỉ là phương tiện chứng tỏ mình hơn người, “dám nói” những điều mà mình cho rằng người khác “không dám nói”, rồi mạt sát người khác.
Ðọc ý kiến của Nguyễn Ðắc Kiên, tôi ngạc nhiên với thái độ và hành văn xấc xược, ngạo mạn của anh này. Ðể “tri ân” những người đang tâng bốc mình, anh rất lố bịch khi viết rằng: “bất cứ ai là người Việt, còn có lương tri, còn nghĩ đến bổn phận làm con người trên thế gian này thì nên ký tên vào kiến nghị này”! Chẳng hóa ra nếu người thân của anh ta không tham gia ký tên sẽ là người hết lương tri, không biết nghĩ tới “bổn phận làm người” hay sao? Tôi còn thấy một điều không bình thường nữa là vào ngày 9-3-2013 tại tòa soạn báo Người Việt ở California, Trần Phong Vũ khoe “tủ sách Tiếng quê hương” đang nỗ lực in, phát hành một tác phẩm của Nguyễn Ðắc Kiên. Như vậy là chỉ nửa tháng sau khi Nguyễn Ðắc Kiên đăng bài chỉ trích (26-3-2012) “tủ sách Tiếng quê hương” đã có bản thảo cuốn sách này. Tại sao Nguyễn Ðắc Kiên sớm được “ưu ái” như vậy, hay là bài viết trên blog chỉ là cú “kích hoạt” cho động thái tiếp theo? Sống ở Mỹ, tôi không lạ gì “tủ sách Tiếng quê hương”. Ðây là cơ sở do Uyên Thao – nhà văn chống cộng, tổ chức. Gần 20 năm qua, Uyên Thao với mấy cây viết ở hải ngoại duy trì “tủ sách Tiếng quê hương” theo tiêu chí: “Nối tiếp dòng văn học Việt Nam đã bị cộng sản hủy hoại ở trong nước. Ðồng thời để đưa tiếng nói của những người ở trong nước không nói được cho đồng bào và dư luận thế giới cùng biết về đất nước và con người Việt Nam dưới chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Việt Nam”!? Các ấn phẩm do “tủ sách Tiếng quê hương” in ra đều có nội dung nói xấu chế độ chính trị – xã hội ở trong nước, moi móc quá khứ, xuyên tạc, bịa đặt, kích thích tò mò, đưa ra loại tin tức không thể kiểm chứng, ra vẻ ta là người “trong cuộc” để bịp bợm người đọc,…! Tiêu chí của họ cụ thể như vậy, liệu “tác phẩm” của Nguyễn Ðắc Kiên có phải đáp ứng được các tiêu chí ấy hay không? Có lẽ chẳng phải chờ tới khi sách in ra mới có câu trả lời.
Phàm đã là “nhân sĩ, trí thức” luôn nói năng cẩn trọng, khiêm nhường. Họ không chỉ là người có tri thức, có đóng góp đối với xã hội, mà còn là người được giáo dục chu đáo, có thể làm gương cho người khác. Từ quan niệm như thế nhìn vào “hiện tượng Nguyễn Ðắc Kiên”, tôi thấy những điều anh viết và nói hình như dựa trên cái tâm không trong sáng và từ những suy nghĩ lạc hướng? Nguyễn Ðắc Kiên còn trẻ, mong anh hãy suy nghĩ cho chín chắn trước khi hành động. Chí ít anh cũng nên tự hỏi tại sao những điều anh viết, anh nói lại được một số người vốn không nhận được thiện cảm của nhân dân cùng các tổ chức phản động ở hải ngoại ra sức khai thác, tâng bốc? “Quay đầu lại là bờ”, dù có người sẽ bảo câu nói này đã nhàm chán, tôi vẫn muốn nhắc lại ở đây, vì thấy phù hợp với Nguyễn Ðắc Kiên.
Lúc theo ba mẹ sang Mỹ, tôi 17 tuổi. Sau nhiều năm học hành và làm việc, công việc kinh doanh của tôi dần dần khấm khá. Hơn mười năm trước, tôi bắt đầu tìm hiểu về quê hương, chủ yếu là qua internet. Thời gian đầu tôi tin vào điều các “nhà dân chủ” đã nói, vì tôi nghĩ đất nước như thế thì ba mẹ tôi mới ra đi. Tôi liên lạc với họ, về nước tôi gặp vài người. Tiếp xúc rồi, tôi bắt đầu thất vọng, vì không hiểu tại sao có người không làm việc gì, suốt ngày chỉ ngồi bên computer viết bài, rình mò chụp ảnh, nhặt nhạnh tin tức tiêu cực để đưa lên mạng nói xấu đất nước. Muốn đất nước phát triển mỗi người đều phải làm việc, ở đâu cũng vậy, dù ở Mỹ hay ở Việt Nam. Mỗi năm về nước vài lần, tôi vẫn luôn ngạc nhiên về tốc độ phát triển, về cuộc sống của đồng bào. Ba mẹ tôi đã già rồi, không đi xa được, nghe tôi kể về quê hương là rơm rớm nước mắt. Ba hỏi tôi: “Liệu ba mẹ có sai lầm khi bỏ nước ra đi?”. Tôi không biết nói sao, chỉ an ủi ba: “Nghĩ về quê hương mà ba mẹ thấy bình an là vui rồi”. Tôi kể lại chuyện của mình vì qua đây tôi muốn tâm sự một điều, Tổ quốc là của mọi người, nhưng mỗi người chỉ có quyền tự hào về Tổ quốc khi góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh, hùng cường. Nhân đây xin được hỏi các “nhà dân chủ” và “nhân sĩ, trí thức” đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa? Chẳng nhẽ chỉ vì cái danh hão được làm “người hùng trên mạng” mà họ cho mình quyền miệt thị người khác không yêu nước như họ? Làm “người hùng trên mạng” như thế sẽ chẳng có gì đáng để tự hào, bởi “chiếc áo không làm nên thầy tu”.
TUYÊN TRẦN
(Nước Mỹ, tháng 3-2013)
Nguồn: Báo Nhân dân
nguồn:http://anhbasam04.wordpress.com/2013/03/22/quay-dau-lai-la-bo/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001