NỬA NGÀY VỚI TRƯƠNG DUY NHẤT
Posted on 27.05.2013 by nguyentrongtao
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Sáng nay nghe tin Trương Duy Nhất bị bắt hôm qua, ngớ người. Sao lại bắt một thằng chỉ nói thật theo kiểu của nó? Ôi thằng em mà tôi luôn yêu nó dù đôi khi nó cũng làm tôi sốc. Nhưng có gì đâu nhỉ, nó thấy tối nói tối, thấy sáng nói sáng… chứ nó có nói tối là sáng đỏ là đen đâu. Đời này không phải thằng nhà báo nào cũng như thằng Nhất, không phải thằng lãnh đạo nào tôi cũng kính trọng như mấy thằng tôi kính trọng. Tôi thích những thằng nói thật, làm thật, và nói có trình độ, làm có trình độ, có cách của riêng mình. Nhưng điều quan trong hơn cả là vì lẽ phải. Tôi ngớ người, vì thằng Nhất bị bắt, vì không biết người ta bắt nó để làm gì…
Đăng lại bài tôi viết về một lần gặp Nhất cách đây 3 năm:
*
Đầu tháng 5.2010 tôi đến Đà Nẵng dự hội thảo “Số hóa Di sản“. Trương Duy Nhất có đến dự một lát buổi sáng, rồi đi Huế, hẹn sáng hôm sau về sẽ đưa tôi đi chơi Đà Nẵng. Khoảng 9 giờ sáng, Nhất đánh chiếc xe con bóng nhoáng đến khách sạn đón tôi. Vì 2 giờ chiều tôi phải bay về Hà Nội nên Nhất bảo tôi trả phòng và mang hành lý lên xe.
Tôi biết Nhất từ 20 năm trước, hồi đó Nhất mới ra trường về làm báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng. Phạm Xuân Nguyên và Phạm Phú Phong đưa tôi đến thăm Nhất ở tòa soạn. Hồi đó báo CAQNĐN bán chạy bởi đăng nhiều phóng sự vụ án và đời sống xã hội rất sinh động. Có đêm Nhất và Hùng (phụ trách báo) rủ tôi đi xem báo CA làm phóng sự đêm bia ôm, họ mang cả máy ảnh hồng ngoại tuyến đi. Nhưng gần đến điểm, Nhất và Hùng bảo tôi ngồi ở một quán cafe’ chờ… Sáng hôm sau lại rủ nhau chơi bóng bàn sớm…
Nhất xông xáo và viết khỏe, viết sắc. Sau này Nhất chuyến sang báo Đại Đoàn Kết mà tôi vẫn tưởng còn làm báo CA. Bẵng đi nhiều năm không gặp, tôi thấy Nhất xuất hiện trên blog Một Góc Nhìn Khác với nhiều bài viết ngắn trình bày các ý tưởng, các suy nghĩ “khác” với con mắt báo chí chính thống, kéo theo lượng truy cập rất lớn, luôn đứng đầu Vnweblogs. Nói chung, những bài viết trên blog của Nhất thường thật, vui, đau và nhức nhối. Nhất lại chăm trả lời comment, mà trả lời có bản lĩnh chứ không xu nịnh vuốt ve như giọng comment của nhiều blogger phổ thông. Tôi quý.
Lâu lắm mới gặp lại Nhất, mừng nhiều. Và tôi đề nghị Nhất cho tôi đi thăm 3 nhà trong buổi sáng ngắn ngủi. Đó là thăm gia đình nhà thơ Đông Trình (đang ốm đau), thăm vợ con nhà thơ Trần Khắc Tám (đã mất vì tai nạn hơn 10 năm trước) và thăm nhà Nhất. Nhà thơ Đông Trình năm 1983 giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc chăm sóc cô em gái của tôi bị nhiễm độc máu thập tử nhất sinh từ Đắc Lắc chuyển về bệnh viện Trung ương Đà Nẵng. Anh thường đưa tôi đi nói chuyện Thơ – Nhạc ở các trường để lấy tiền nuôi em. Giờ tôi đến, nhà cửa khang trang hơn, các con đã lớn – Nguyễn Hữu Hồng Minh thời nhỏ thường nép sau cánh cửa nghe chúng tôi đàm đạo thơ phú, giờ cũng đã thành nhà thơ nổi tiếng – Đông Trình cũng đã 70 tuổi, nhưng vẫn dễ khóc như thuở trung niên:
- Nhà thơ Đông Trình đón bạn
Một chút vui một chút buồn
Như hai giọt nước lăn tròn trên dây
Một chút đêm một chút ngày
Như hai đốm lửa trên tay anh cầm
Tình yêu tình yêu muôn năm
Nở rất đầy đặn giữa năm tháng dài
Chút vui anh ghé bên vai
Chút buồn anh gởi vào tai thì thầm
Chút đêm gởi cho trăng rằm
Chút ngày anh giữ để làm của tin.
Nhưng người vợ của anh bị căn bệnh trầm kha nhiều năm không còn nữa. Tôi hỏi thăm mẹ nhà thơ. Cụ đã 95 tuổi. Khi tôi vào phòng thăm Cụ, Cụ vẫn ngồi dậy được và nhắc chuyện một lát thì Cụ cũng nhận ra tôi. Tôi vừa mất Mẹ nên nhìn thấy Mẹ của Đông Trình thì cảm động đến ứa lệ. Cũng may là Đông Trình đã khỏe. Câu chuyện thơ phú ngày nào lại râm ran. Nhưng tôi phải đi, và Nhất đã chụp cho tôi và Đông Trình mấy kiểu ảnh lưu niệm cuộc gặp đầy cảm động…
- Trước căn nhà 393 đường Hải Phòng ĐN (nhớ xưa là số nhà 333)
Khi đến nhà Trần Khắc Tám, ngôi nhà liền kề, khi mới về ở chưa được bao lâu thì Tám qua đời, giờ đã có con xe hơi đời mới đậu ở phòng khách. Nguyệt vợ Tám bảo đó là chiếc xe vợ chồng con trai mới tậu. Hai mẹ con đón tôi thật vui. Giờ vợ Tám đã lên chức bà nội vẫn còn tiếp tục bán sách như một cái nghiệp từ nghề phát hành sách của chồng để lại. Con trai Tám đưa tôi và Nhất lên lầu thắp hương cho Tám, thắp hương cho một người em vô cùng thương cảm. Nhớ thuở hàn vi, hai vợ chồng Tám và hai đứa con trai nhỏ ở tập thể một căn phòng chật chội, vậy mà nhiều nhà thơ tứ xứ trong đó có tôi, đến Đà Nẵng thường tấp về tá túc. Ấy là bởi nhà Tám rất hiếu khách. Có khách thơ, lại càng vui. Bản tính Tám trầm lặng, thương Mẹ, thương vợ con hiện lên cả trang thơ. Bài “Đàn ông đi chợ” Tám viết khi vợ ốm mà bao nhiêu phụ nữ đua nhau chép. Khi mất Mẹ, Tám viết: thiếu mẹ nhiều khi con lúng túng/ nhìn vào đâu cũng thấy vắng một người (Đi chợ chiều nhớ Mẹ). Vì thế mà khi được tin Tám mất đột ngột, tôi đã viết bài thơ “Đi chợ chiều nhớ Tám” để tưởng nhớ người em phận mỏng:
Xưa Tám viết Đi chợ chiều nhớ Mẹ
Mẹ không còn để con chạy theo sau
Giờ tôi viết Đi chợ chiều nhớ Tám
Tám không còn. Héo úa cả hàng rau
Xưa Tám viết Đàn ông đi chợ
Vợ thương chồng vất vả lặn vào thơ
Giờ tôi khóc một thời chưa trắng nợ
Khóc một thời nghèo khó hoá mộng mơ
Thơ về chợ hay và đau đến thế
Người đàn ông yểu tướng – bạn tôi ơi
49 tuổi. Ra đi. Không trăng trối
Thôi thì thơ đã nói hộ bạn rồi!
Thôi thì chiều… Chẳng còn chiều nào nữa
Ta bên nhau chen chúc giữa chợ đời
Tôi đơn lẻ góc chợ chiều nhớ Tám
Nhìn vào đâu cũng thấy vắng một người!…(*)
Hồi còn Tám, tôi cũng đã phổ nhạc bài thơ Mưa của Tám. Bài hát được Mỹ Linh thu đĩa hát 1996. Và một ca sĩ khác đã hát trong “Đêm thơ Trần Khắc Tám” kỷ niệm ngày giỗ đầu của nhà thơ tại Đà Nẵng.
- Bàn thờ nhà thơ Trần Khắc Tám
- Thơ Trần Khắc Tám và bản nhạc phổ thơ được nhạc sĩ Thuận Yến khắc trên đá đen gửi tặng gia đình.
Chúng tôi chia tay vợ con Tám mà lòng rưng rưng thương cảm.
Nhà Nhất ở lô đối diện nhà Tám. Cũng là nhà liền kề, nhưng nhà Nhất trông thật thoáng. Phòng khách rộng được trưng bày hổ cả con, bò tót cả đầu. Bếp và phòng ăn sạch bóng. Tuy vợ Nhất không ở nhà, nhưng tôi có cảm giác bàn tay phụ nữ luôn chăm sóc ngôi nhà này thật chu đáo. Tôi dạo quanh nhà một lát thì Nhất bảo phải đi uống bia thôi. Nhất là người thích bạn, thích chiều bạn. Người ta bảo “giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng với Nhất thì “giàu vì bạn sang vì bạn“.
Nhất chở tôi đến quán bia Tiệp Tulip rồi lấy điện thoại gọi bạn bè đến. Thế là bia, là chuyện văn chương, chính trường… Khi tôi hỏi cái băng ghi âm cuộc đối thoại giữa Nguyễn Bá Thanh với một người nào đó qua điện thoại vừa được tung lên mạng có thể là giả không? Nhất khẳng định đó là cuộc nói chuyện có thật. Nhất đã hỏi ông Thanh và ông Thanh đã công nhận đúng vậy. Và Nhất khắng định, ông Nguyễn Bá Thanh là thế đó, thích nghe thật thì ông nói thật luôn. Một người bạn bổ sung: Ông Thanh cũng đã từng trả lời điện thoại 3 giờ liềnvới một cô giáo bị bạc đãi và đã tìm mọi cách để lập lại sự công bằng cho người bị hại. Nói chung, Nhất luôn hướng tới sự thật. Đấy cũng là cái tâm đáng trọng của một nhà báo…
Đến giờ, Nhất chở tôi ra sân bay. Tìm chỗ gửi xe xong, như cuộc chuyện trò chưa đã, Nhất lại rủ tôi uống bia ở phòng đợi. May có người làm thủ tục bay hộ tôi nên chúng tôi ngồi và đợi anh Nguyễn Quang A. Tôi bảo Nhất: Đêm qua ông A nói với anh “chắc thằng Nhất là CA nên nó mới viết trên Một Góc Nhìn Khác bạo thế”.
Nguyễn Quang A đến. Hình như anh A vẫn nghĩ Nhất là CA. Nhưng chỉ nửa lon bia, anh A đã yên tâm Nhất chỉ là một nhà báo, một người em đáng quý. Lên máy bay, anh A nói với tôi: Nếu có nhiều nhà báo như thằng Nhất…
Qua cửa sổ máy bay, tôi nhìn xuống Đà Nẵng thấy một thành phố đang mở ra và vươn tới những tầng cao, cố giương mắt tìm chiếc xe của Nhất trên những con đường xe nhiều như kiến, nhưng không xác định được. Có thể chiếc xe ấy lại đang lao tới một nơi nào đó để tìm “một góc nhìn khác“…
- Chủ nhà và Hổ nhồi.
- NTT vuốt vai Hổ
- Chữ THIỆN thi pháp
- Gốm cảnh trang trí
- Tượng Chí Phèo – Thị Nở bày ở góc nhà
- Bếp
- Nhất khóa cửa nhà ra đi như một “thám tử”…
- … đến quán bia cùng NTT và…
- Lê Diễn, Huỳnh Lê Nhật Tấn.
27.6.2010
NTT
_______
(*) Chữ in đậm trong bài thơ là của Trần Khắc Tám.
nguồn:http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/27/nua-ngay-voi-truong-duy-nhat-2/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
NGUYỄN TRỌNG TẠO: Sáng nay nghe tin Trương Duy Nhất bị bắt hôm qua, ngớ người. Sao lại bắt một thằng chỉ nói thật theo kiểu của nó? Ôi thằng em mà tôi luôn yêu nó dù đôi khi nó cũng làm tôi sốc. Nhưng có gì đâu nhỉ, nó thấy tối nói tối, thấy sáng nói sáng… chứ nó có nói tối là sáng đỏ là đen đâu. Đời này không phải thằng nhà báo nào cũng như thằng Nhất, không phải thằng lãnh đạo nào tôi cũng kính trọng như mấy thằng tôi kính trọng. Tôi thích những thằng nói thật, làm thật, và nói có trình độ, làm có trình độ, có cách của riêng mình. Nhưng điều quan trong hơn cả là vì lẽ phải. Tôi ngớ người, vì thằng Nhất bị bắt, vì không biết người ta bắt nó để làm gì…
Đăng lại bài tôi viết về một lần gặp Nhất cách đây 3 năm:
*
Đầu tháng 5.2010 tôi đến Đà Nẵng dự hội thảo “Số hóa Di sản“. Trương Duy Nhất có đến dự một lát buổi sáng, rồi đi Huế, hẹn sáng hôm sau về sẽ đưa tôi đi chơi Đà Nẵng. Khoảng 9 giờ sáng, Nhất đánh chiếc xe con bóng nhoáng đến khách sạn đón tôi. Vì 2 giờ chiều tôi phải bay về Hà Nội nên Nhất bảo tôi trả phòng và mang hành lý lên xe.
Tôi biết Nhất từ 20 năm trước, hồi đó Nhất mới ra trường về làm báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng. Phạm Xuân Nguyên và Phạm Phú Phong đưa tôi đến thăm Nhất ở tòa soạn. Hồi đó báo CAQNĐN bán chạy bởi đăng nhiều phóng sự vụ án và đời sống xã hội rất sinh động. Có đêm Nhất và Hùng (phụ trách báo) rủ tôi đi xem báo CA làm phóng sự đêm bia ôm, họ mang cả máy ảnh hồng ngoại tuyến đi. Nhưng gần đến điểm, Nhất và Hùng bảo tôi ngồi ở một quán cafe’ chờ… Sáng hôm sau lại rủ nhau chơi bóng bàn sớm…
Nhất xông xáo và viết khỏe, viết sắc. Sau này Nhất chuyến sang báo Đại Đoàn Kết mà tôi vẫn tưởng còn làm báo CA. Bẵng đi nhiều năm không gặp, tôi thấy Nhất xuất hiện trên blog Một Góc Nhìn Khác với nhiều bài viết ngắn trình bày các ý tưởng, các suy nghĩ “khác” với con mắt báo chí chính thống, kéo theo lượng truy cập rất lớn, luôn đứng đầu Vnweblogs. Nói chung, những bài viết trên blog của Nhất thường thật, vui, đau và nhức nhối. Nhất lại chăm trả lời comment, mà trả lời có bản lĩnh chứ không xu nịnh vuốt ve như giọng comment của nhiều blogger phổ thông. Tôi quý.
Lâu lắm mới gặp lại Nhất, mừng nhiều. Và tôi đề nghị Nhất cho tôi đi thăm 3 nhà trong buổi sáng ngắn ngủi. Đó là thăm gia đình nhà thơ Đông Trình (đang ốm đau), thăm vợ con nhà thơ Trần Khắc Tám (đã mất vì tai nạn hơn 10 năm trước) và thăm nhà Nhất. Nhà thơ Đông Trình năm 1983 giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc chăm sóc cô em gái của tôi bị nhiễm độc máu thập tử nhất sinh từ Đắc Lắc chuyển về bệnh viện Trung ương Đà Nẵng. Anh thường đưa tôi đi nói chuyện Thơ – Nhạc ở các trường để lấy tiền nuôi em. Giờ tôi đến, nhà cửa khang trang hơn, các con đã lớn – Nguyễn Hữu Hồng Minh thời nhỏ thường nép sau cánh cửa nghe chúng tôi đàm đạo thơ phú, giờ cũng đã thành nhà thơ nổi tiếng – Đông Trình cũng đã 70 tuổi, nhưng vẫn dễ khóc như thuở trung niên:
Tôi biết Nhất từ 20 năm trước, hồi đó Nhất mới ra trường về làm báo Công An Quảng Nam Đà Nẵng. Phạm Xuân Nguyên và Phạm Phú Phong đưa tôi đến thăm Nhất ở tòa soạn. Hồi đó báo CAQNĐN bán chạy bởi đăng nhiều phóng sự vụ án và đời sống xã hội rất sinh động. Có đêm Nhất và Hùng (phụ trách báo) rủ tôi đi xem báo CA làm phóng sự đêm bia ôm, họ mang cả máy ảnh hồng ngoại tuyến đi. Nhưng gần đến điểm, Nhất và Hùng bảo tôi ngồi ở một quán cafe’ chờ… Sáng hôm sau lại rủ nhau chơi bóng bàn sớm…
Nhất xông xáo và viết khỏe, viết sắc. Sau này Nhất chuyến sang báo Đại Đoàn Kết mà tôi vẫn tưởng còn làm báo CA. Bẵng đi nhiều năm không gặp, tôi thấy Nhất xuất hiện trên blog Một Góc Nhìn Khác với nhiều bài viết ngắn trình bày các ý tưởng, các suy nghĩ “khác” với con mắt báo chí chính thống, kéo theo lượng truy cập rất lớn, luôn đứng đầu Vnweblogs. Nói chung, những bài viết trên blog của Nhất thường thật, vui, đau và nhức nhối. Nhất lại chăm trả lời comment, mà trả lời có bản lĩnh chứ không xu nịnh vuốt ve như giọng comment của nhiều blogger phổ thông. Tôi quý.
Lâu lắm mới gặp lại Nhất, mừng nhiều. Và tôi đề nghị Nhất cho tôi đi thăm 3 nhà trong buổi sáng ngắn ngủi. Đó là thăm gia đình nhà thơ Đông Trình (đang ốm đau), thăm vợ con nhà thơ Trần Khắc Tám (đã mất vì tai nạn hơn 10 năm trước) và thăm nhà Nhất. Nhà thơ Đông Trình năm 1983 giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc chăm sóc cô em gái của tôi bị nhiễm độc máu thập tử nhất sinh từ Đắc Lắc chuyển về bệnh viện Trung ương Đà Nẵng. Anh thường đưa tôi đi nói chuyện Thơ – Nhạc ở các trường để lấy tiền nuôi em. Giờ tôi đến, nhà cửa khang trang hơn, các con đã lớn – Nguyễn Hữu Hồng Minh thời nhỏ thường nép sau cánh cửa nghe chúng tôi đàm đạo thơ phú, giờ cũng đã thành nhà thơ nổi tiếng – Đông Trình cũng đã 70 tuổi, nhưng vẫn dễ khóc như thuở trung niên:
- Nhà thơ Đông Trình đón bạn
Một chút vui một chút buồn
Như hai giọt nước lăn tròn trên dây
Một chút đêm một chút ngày
Như hai đốm lửa trên tay anh cầm
Tình yêu tình yêu muôn năm
Nở rất đầy đặn giữa năm tháng dài
Chút vui anh ghé bên vai
Chút buồn anh gởi vào tai thì thầm
Chút đêm gởi cho trăng rằm
Chút ngày anh giữ để làm của tin.
Nhưng người vợ của anh bị căn bệnh trầm kha nhiều năm không còn nữa. Tôi hỏi thăm mẹ nhà thơ. Cụ đã 95 tuổi. Khi tôi vào phòng thăm Cụ, Cụ vẫn ngồi dậy được và nhắc chuyện một lát thì Cụ cũng nhận ra tôi. Tôi vừa mất Mẹ nên nhìn thấy Mẹ của Đông Trình thì cảm động đến ứa lệ. Cũng may là Đông Trình đã khỏe. Câu chuyện thơ phú ngày nào lại râm ran. Nhưng tôi phải đi, và Nhất đã chụp cho tôi và Đông Trình mấy kiểu ảnh lưu niệm cuộc gặp đầy cảm động…
Khi đến nhà Trần Khắc Tám, ngôi nhà liền kề, khi mới về ở chưa được bao lâu thì Tám qua đời, giờ đã có con xe hơi đời mới đậu ở phòng khách. Nguyệt vợ Tám bảo đó là chiếc xe vợ chồng con trai mới tậu. Hai mẹ con đón tôi thật vui. Giờ vợ Tám đã lên chức bà nội vẫn còn tiếp tục bán sách như một cái nghiệp từ nghề phát hành sách của chồng để lại. Con trai Tám đưa tôi và Nhất lên lầu thắp hương cho Tám, thắp hương cho một người em vô cùng thương cảm. Nhớ thuở hàn vi, hai vợ chồng Tám và hai đứa con trai nhỏ ở tập thể một căn phòng chật chội, vậy mà nhiều nhà thơ tứ xứ trong đó có tôi, đến Đà Nẵng thường tấp về tá túc. Ấy là bởi nhà Tám rất hiếu khách. Có khách thơ, lại càng vui. Bản tính Tám trầm lặng, thương Mẹ, thương vợ con hiện lên cả trang thơ. Bài “Đàn ông đi chợ” Tám viết khi vợ ốm mà bao nhiêu phụ nữ đua nhau chép. Khi mất Mẹ, Tám viết: thiếu mẹ nhiều khi con lúng túng/ nhìn vào đâu cũng thấy vắng một người (Đi chợ chiều nhớ Mẹ). Vì thế mà khi được tin Tám mất đột ngột, tôi đã viết bài thơ “Đi chợ chiều nhớ Tám” để tưởng nhớ người em phận mỏng:
Xưa Tám viết Đi chợ chiều nhớ Mẹ
Mẹ không còn để con chạy theo sau
Giờ tôi viết Đi chợ chiều nhớ Tám
Tám không còn. Héo úa cả hàng rau
Xưa Tám viết Đàn ông đi chợ
Vợ thương chồng vất vả lặn vào thơ
Giờ tôi khóc một thời chưa trắng nợ
Khóc một thời nghèo khó hoá mộng mơ
Thơ về chợ hay và đau đến thế
Người đàn ông yểu tướng – bạn tôi ơi
49 tuổi. Ra đi. Không trăng trối
Thôi thì thơ đã nói hộ bạn rồi!
Thôi thì chiều… Chẳng còn chiều nào nữa
Ta bên nhau chen chúc giữa chợ đời
Tôi đơn lẻ góc chợ chiều nhớ Tám
Nhìn vào đâu cũng thấy vắng một người!…(*)
Hồi còn Tám, tôi cũng đã phổ nhạc bài thơ Mưa của Tám. Bài hát được Mỹ Linh thu đĩa hát 1996. Và một ca sĩ khác đã hát trong “Đêm thơ Trần Khắc Tám” kỷ niệm ngày giỗ đầu của nhà thơ tại Đà Nẵng.
Nhưng người vợ của anh bị căn bệnh trầm kha nhiều năm không còn nữa. Tôi hỏi thăm mẹ nhà thơ. Cụ đã 95 tuổi. Khi tôi vào phòng thăm Cụ, Cụ vẫn ngồi dậy được và nhắc chuyện một lát thì Cụ cũng nhận ra tôi. Tôi vừa mất Mẹ nên nhìn thấy Mẹ của Đông Trình thì cảm động đến ứa lệ. Cũng may là Đông Trình đã khỏe. Câu chuyện thơ phú ngày nào lại râm ran. Nhưng tôi phải đi, và Nhất đã chụp cho tôi và Đông Trình mấy kiểu ảnh lưu niệm cuộc gặp đầy cảm động…
- Trước căn nhà 393 đường Hải Phòng ĐN (nhớ xưa là số nhà 333)
Xưa Tám viết Đi chợ chiều nhớ Mẹ
Mẹ không còn để con chạy theo sau
Giờ tôi viết Đi chợ chiều nhớ Tám
Tám không còn. Héo úa cả hàng rau
Xưa Tám viết Đàn ông đi chợ
Vợ thương chồng vất vả lặn vào thơ
Giờ tôi khóc một thời chưa trắng nợ
Khóc một thời nghèo khó hoá mộng mơ
Thơ về chợ hay và đau đến thế
Người đàn ông yểu tướng – bạn tôi ơi
49 tuổi. Ra đi. Không trăng trối
Thôi thì thơ đã nói hộ bạn rồi!
Thôi thì chiều… Chẳng còn chiều nào nữa
Ta bên nhau chen chúc giữa chợ đời
Tôi đơn lẻ góc chợ chiều nhớ Tám
Nhìn vào đâu cũng thấy vắng một người!…(*)
Hồi còn Tám, tôi cũng đã phổ nhạc bài thơ Mưa của Tám. Bài hát được Mỹ Linh thu đĩa hát 1996. Và một ca sĩ khác đã hát trong “Đêm thơ Trần Khắc Tám” kỷ niệm ngày giỗ đầu của nhà thơ tại Đà Nẵng.
- Bàn thờ nhà thơ Trần Khắc Tám
- Thơ Trần Khắc Tám và bản nhạc phổ thơ được nhạc sĩ Thuận Yến khắc trên đá đen gửi tặng gia đình.
Nhà Nhất ở lô đối diện nhà Tám. Cũng là nhà liền kề, nhưng nhà Nhất trông thật thoáng. Phòng khách rộng được trưng bày hổ cả con, bò tót cả đầu. Bếp và phòng ăn sạch bóng. Tuy vợ Nhất không ở nhà, nhưng tôi có cảm giác bàn tay phụ nữ luôn chăm sóc ngôi nhà này thật chu đáo. Tôi dạo quanh nhà một lát thì Nhất bảo phải đi uống bia thôi. Nhất là người thích bạn, thích chiều bạn. Người ta bảo “giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng với Nhất thì “giàu vì bạn sang vì bạn“.
Nhất chở tôi đến quán bia Tiệp Tulip rồi lấy điện thoại gọi bạn bè đến. Thế là bia, là chuyện văn chương, chính trường… Khi tôi hỏi cái băng ghi âm cuộc đối thoại giữa Nguyễn Bá Thanh với một người nào đó qua điện thoại vừa được tung lên mạng có thể là giả không? Nhất khẳng định đó là cuộc nói chuyện có thật. Nhất đã hỏi ông Thanh và ông Thanh đã công nhận đúng vậy. Và Nhất khắng định, ông Nguyễn Bá Thanh là thế đó, thích nghe thật thì ông nói thật luôn. Một người bạn bổ sung: Ông Thanh cũng đã từng trả lời điện thoại 3 giờ liềnvới một cô giáo bị bạc đãi và đã tìm mọi cách để lập lại sự công bằng cho người bị hại. Nói chung, Nhất luôn hướng tới sự thật. Đấy cũng là cái tâm đáng trọng của một nhà báo…
Đến giờ, Nhất chở tôi ra sân bay. Tìm chỗ gửi xe xong, như cuộc chuyện trò chưa đã, Nhất lại rủ tôi uống bia ở phòng đợi. May có người làm thủ tục bay hộ tôi nên chúng tôi ngồi và đợi anh Nguyễn Quang A. Tôi bảo Nhất: Đêm qua ông A nói với anh “chắc thằng Nhất là CA nên nó mới viết trên Một Góc Nhìn Khác bạo thế”.
Nguyễn Quang A đến. Hình như anh A vẫn nghĩ Nhất là CA. Nhưng chỉ nửa lon bia, anh A đã yên tâm Nhất chỉ là một nhà báo, một người em đáng quý. Lên máy bay, anh A nói với tôi: Nếu có nhiều nhà báo như thằng Nhất…
Qua cửa sổ máy bay, tôi nhìn xuống Đà Nẵng thấy một thành phố đang mở ra và vươn tới những tầng cao, cố giương mắt tìm chiếc xe của Nhất trên những con đường xe nhiều như kiến, nhưng không xác định được. Có thể chiếc xe ấy lại đang lao tới một nơi nào đó để tìm “một góc nhìn khác“…
- Chủ nhà và Hổ nhồi.
- NTT vuốt vai Hổ
- Chữ THIỆN thi pháp
- Gốm cảnh trang trí
- Tượng Chí Phèo – Thị Nở bày ở góc nhà
- Bếp
- Nhất khóa cửa nhà ra đi như một “thám tử”…
- … đến quán bia cùng NTT và…
- Lê Diễn, Huỳnh Lê Nhật Tấn.
NTT
_______
(*) Chữ in đậm trong bài thơ là của Trần Khắc Tám.
nguồn:http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2013/05/27/nua-ngay-voi-truong-duy-nhat-2/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001