Đoàn Thanh Liêm - Cái Duyên Gặp Gỡ Dọc Đường
Bút ký của Đoàn Thanh Liêm
Từ hai tháng nay vào giữa Mùa Xuân Quý Tỵ 2013, tôi đã rong ruổi đi thăm nhiều bà con, bạn hữu sinh sống tại các thành phố lớn nhỏ như thủ đô Washington DC, Baltimore, Newark, Philadelphia, Harrisonburg, Pittsburgh, Chicago v.v…, và hiện giờ tôi đang ở thành phố đôi (twin cities) Minneapolis – Saint Paul của tiểu bang Minnesota. Trong những chuyến đi này, tôi đã có dịp gặp gỡ và chuyện trò thân tình với nhiều người bạn đồng hành là người Mỹ trên xe bus, xe lửa… Tôi xin lần lượt ghi lại một số trường hợp gặp gỡ thật kỳ thú, ngộ nghĩnh và đáng chú ý như sau đây.
Virginia
1 – Trên xe bus từ Fairfax đến trạm xe Metro Pentagon ở .
Hồi cuối tháng Ba, lúc trú ngụ tại nhà anh chị Thành ở thành phố Fairfax, thì hằng ngày tôi thường phải đến sưu tầm tài liệu tại Thư viện Quốc Hội ở Washington DC. Tôi phải đáp xe bus để đến trạm xe Metro Pentagon cũng gần với khu vực Ngũ Giác Đài là trụ sở đồ sộ của Bộ Quốc Phòng Mỹ và từ đó mà xuống xe điện ngầm để đi vào DC.
Có một bữa, trên chuyến xe bus chạy hết đến 45 phút, tôi gặp gỡ chuyện trò với một anh bạn Mỹ tên là Dennis ở vào độ tuổi 45 - 46 và được anh cho biết là ngày trước vào năm 1967 – 1970, ba của anh là một sĩ quan không quân đã phục vụ tại chiến trườngViệt Nam, vì thế mà trong gia đình anh có sự chú ý đến tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam. Dennis hiện là một sĩ quan cấp bậc Đại tá mà cũng trong ngành Không quân y hệt như cha của anh hồi trước vậy. Chúng tôi có dịp nói với nhau về gia đình cũng như về kinh nghiệm của cá nhân mỗi người.
Dennis cho biết là trong kỳ nghỉ phép mới đây, anh đã dẫn hai đứa con ở vào tuổi 12 – 16 đến thăm bên nước Đại Hàn - là nơi mà vào khỏang 20 năm trước anh đã từng sinh sống và làm việc trong doanh trại của Quân đội Mỹ đồn trú tại nước này. Và bây giờ, thì Dennis đang làm việc tại cơ quan đặc trách về An ninh tại Á châu và Thái Bình Dương của Bộ Quốc Phòng. Anh đưa cho tôi tấm danh thiếp với đầy đủ chi tiết về chức vụ, địa chỉ, số điện thọai và cả e-mail. Chức vụ của anh ghi rõ là : Country Director, Kyrgyz Republic (tức là một quốc gia ở vùng Trung Á mà được tách khỏi Liên Xô vào hồi 20 năm trước).
Về phần tôi, thì cũng cho Dennis biết về sinh họat của gia đình mình ở California với đông đảo con, cháu và đặc biệt là còn có cả chắt – tức là con của cháu ngọai của tôi nữa. Tôi nói : Ở vào tuổi 79, đã nghỉ hưu từ lâu rồi – nhưng tôi vẫn say mê theo đuổi những công việc có ích cho xã hội và đi khắp nơi đây đó để gặp gỡ thăm viếng bà con, bạn hữu cũng như nghiên cứu tìm hiểu việc này chuyện nọ. Nhờ vậy, mà tôi thấy mình luôn lạc quan, tươi trẻ yêu đời… Dennis cười và cầu chúc tôi mọi sự may lành trước khi chúng tôi chia tay nhau tại bến xe Pentagon.
2 – Trên xe Marc Train từ Washington đến Baltimore.
Cháu Phạm Thị Vui có gia đình ở thành phố Baltimore tiểu bang Maryland, cách xa Washington chừng 50 dặm, nên việc đi lại rất thuận tiện với hệ thống xe lửa Marc Train (thuộc Maryland Transit Administration MTA) - tôi thường đến cư ngụ và sinh họat với gia đình cháu mỗi khi ghé qua khu vực miền Đông nước Mỹ. Khá đông người Mỹ cư ngụ tại Maryland thì thường ngày sử dụng lọai xe này để đến làm việc tại Washington.
Vào đầu tháng Tư, trên chuyến xe khởi hành từ Union Station đến Baltimore, tôi đã có dịp chuyện trò thân mật với chị Joyce là một chuyên viên về ngành vẽ tạo kiểu mẫu nghệ thuật (Art Design) cho một công ty lớn. Joyce cho biết hầu hết công việc chị thường làm ở nhà và chỉ phải đến cơ quan mỗi tuần một vài ngày mà thôi – để còn dành nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình. Tôi nói với chị rằng : Tôi lớn tuổi rồi, nên phải cố gắng lắm mới theo kịp được những tiến bộ về mọi mặt của xã hội hiện đại. Cụ thể là tôi phải học tập để sử dụng Internet cho công việc nghiên cứu viết lách của mình.
Tôi kể cho Joyce nghe về mấy bài thơ tôi làm trong thời gian bị giam giữ trong tù ở Việt Nam hồi đầu thập niên 1990. Điển hình là bài thơ “Nhớ Đà lạt” (Dalat Nostalgia) do tôi lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng của Robert Frost nhan đề là “Stopping by the woods on an snowy evening” (Ngừng lại bên rừng trong một chiều đông tuyết) - với mấy câu cuối thật hay như sau:
“… The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep
And miles to go before I sleep”.
(Xin tạm dịch ra Việt ngữ :
“Cảnh rừng thật dễ thương, u tối và sâu thẳm
Nhưng mà tôi còn nhiều lời hứa phải hòan thành
Và còn nhiều dặm đường phải đi trước khi nằm ngủ yên”… )
Bài thơ của tôi có 2 câu cuối như sau :
“Đường xa vạn lý mỏi mòn
Vẫn nòi Quân tử sắt son với Đời”
(Và tôi dịch ra tiếng Anh : “The long uphill march is exacting indeed. But still, I am adamant and firmly committed to our earthly life)
Tôi nói thêm với Joyce là tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của nhà thơ đã trên 80 tuổi Robert Frost - khi ông đọc bài thơ trong buổi Lễ Đăng Quang của Tổng thống JF Kennedy trước tiền đình Điện Capitol vào đầu năm 1961 – hồi đó tôi đang là một sinh viên học tại trường Luật của George Washington University (GWU). Joyce nói : Lúc đó, thì tôi mới chưa đến 3 tuổi – chưa có đi học nữa! Câu chuyện thơ văn này khiến chúng tôi dễ thông cảm với nhau hơn. Và tôi hẹn sẽ tiếp tục trao đổi với Joyce qua Internet.
3 – Trên xe bus từ Charlottesville Virginia đến Washington DC.
Vào đầu tháng 5, tôi ghé thăm Đại học Eastern Mennonite University (EMU) ở thành phố Harrisonburg, Virginia. Trên đường về lại Washington DC, tôi phải đi xe bus thay vì xe Amtrak từ Charlottesville – lý do là mấy bữa đó trời mưa nặng làm ngập một số đọan đường xe lửa. Tôi ngồi cạnh em Sarah là sinh viên năm thứ tư tại Đại học James Madison University (JMU) cũng ở Harrisonburg. Qua câu chuyện, Sarah cho tôi biết là em đang học về môn Bang giao Quốc tế và tiếng Ả rập.
Em đã có dịp qua nước Maroc để trau dồi thêm về tiếng Ả rập. Tôi hỏi : Trên thế giới, dễ có đến 3 – 400 triệu người nói tiếng Ả rập, phải không? Sarah nói : Có đến mấy chục nước tại Phi châu và Trung Đông đều sử dụng tiếng Ả rập là ngôn ngữ chính – như vậy thì số người nói tiếng đó cũng phải cỡ ba bốn trăm triệu như bác ước lượng vậy. Sarah còn nói : Cháu cần học thêm nhiều nữa, để có thể làm công việc của người thông ngôn về tiếng Ả rập. Tôi nói ngay với Sarah : Cháu có nhiều triển vọng trong ngành Ngọai giao của chánh phủ Mỹ đấy. Sarah cười thật tươi và nói : Cháu cũng mong ước như vậy.
Chuyến xe kéo dài đến 4 giờ, vì nạn kẹt đường trong khu vực gần thủ đô Washington, nên chúng tôi càng có nhiều thời gian chuyện trò. Sarah cho biết gia đình em ở khu vực Lancaster, Pennsylvania và em đang đi thăm người anh tại thành phố Philadelphia. Vì tôi cũng thường đến thăm viếng cả hai thành phố này, nên câu chuyện trao đổi với Sarah càng thêm hào hứng sinh động. Tôi nói : Xung quanh khu vực Lancaster, tôi hay gặp người Amish với y phục đặc biệt cổ xưa và chỉ dùng xe ngựa để di chuyển trong các làng quê chuyên về nông nghiệp. Và đặc biệt, tôi chú ý đến lập trường yêu chuộng Hòa bình của họ (Pacifism). Sarah gật đầu, nói : Nhận xét của bác thật là chính xác…
4 – Trên xe lửa Amtrak từ Pittsburgh Pennsylvania đến Chicago.
Vào giữa tháng 5, tôi lại đáp xe lửa từ thành phố Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania để đi Chicago. Xe chạy từ 12 giờ khuya và đến Chicago vào hồi 9.00 sáng hôm sau. Chị Kathleen ở độ tuổi ngòai 60 ngồi bên cạnh tôi, thì kêu là xe để máy lạnh quá làm chị không thỏai mái. Tôi bèn mở túi lấy cho chị chiếc áo jacket để mặc thêm cho ấm. Và sau đó ít lâu, tôi mở gói đồ ăn có chiếc bánh sandwich và trái táo để chia đôi ăn chung với chị. Kathleen đồng ý và lấy con dao ra cắt bánh và gọt táo để chúng tôi cùng ăn chung. Tôi nói : Chị cần phải ăn để có calories tăng thêm nhiệt độ cho cơ thể. Trời khuya, nên các hành khách ít nói chuyện để còn nghỉ ngơi.
Buổi sáng sớm, Kathleen lại mời tôi đi uống cà phê và qua đó chúng tôi có dịp chuyện trò tâm sự thỏai mái hơn. Chị cho biết là cư ngụ gần thành phố Harrisburg là thủ phủ của Pennsylvania và đang trên đường đi thăm bà con bạn hữu ở Chicago, Denver etc… Tôi cũng cho Kathleen biết là tôi từ California và lần này thì đã đi suốt 2 tháng qua nhiều thành phố ở miền Đông và bây giờ thì sẽ đi Chicago, Minneapolis trước khi trở lại Philadelphia để lấy máy bay đi Texas vào đầu tháng 6. Tôi sẽ trở về nhà ở California vào cuối tháng 6 – chuyến đi này kéo dài tất cả đến 3 tháng cơ đấy. Kathleen nói : “Anh quả thật là một kiện tướng đi du hành đấy!” (You’re quite a champion traveler!)
Tôi kể chuyện mình làm thơ hồi ở trong nhà tù cộng sản tại Việt nam vào đầu thập niên 1990. Kathleen yêu cầu tôi đọc cho nghe mấy câu thơ làm trong tù như thế. Tôi bèn đọc cho chị nghe một đọan ngắn viết trực tiếp bằng Anh ngữ trong bài thơ có nhan đề là “Friends, Stand up!” (Các bạn ơi, Hãy đứng dậy!) – đọan đó nguyên văn như sau :
“…Determined we are to root out
That Arrogant Monopoly,
Unscrupulous Sectarianism,
Insane Dogmatism,
And Nauseating Mediocrity…”
(Bản Việt ngữ : “… Phải diệt trừ tận gốc
Nạn Độc quyền ngang ngược,
Nạn Bè phái nghênh ngang
Nạn Giáo điều bệnh họan
Và Nạn Tồi dở Tầm thường nhàm chán đến nôn mửa…” )
Nghe xong, Kathleen nói ngay : Lời thơ như thế đó thì thât là mạnh bạo lắm đấy (These words are extremely powerful). Chúng tôi rỉ rả nói với nhau đủ thứ chuyện này chuyện khác suốt đến 2 giờ liền - trước khi chia tay ở nhà ga Union Station của Chicago. Kathleen cho tôi địa chỉ email và số điện thọai để tiếp tục liên lạc sau này.
* * *
Nói chung, trong bất kỳ lúc nào mà phải di chuyển trên máy bay, xe lửa hay xe bus…, thì tôi đều tìm cách bắt chuyện làm quen thân tình với các bạn đồng hành. Nhờ vậy mà bớt được cảnh buồn chán sốt ruột thường gặp mỗi khi phải rong ruổi nhiều giờ và ngồi bất động trên xe. Vả chăng, đó cũng là cách thức thuận tiện giúp cho tôi có thể tiếp cận với người Mỹ thuộc đủ mọi giai tầng trong xã hội - và tìm hiểu sâu sắc hơn về nếp sống và sinh họat văn hóa thật đa dạng phong phú của nước Mỹ.
Có vài bạn góp ý với tôi là : “Anh nên viết hẳn một cuốn sách để tường thuật lại các cuộc viễn du kỳ thú như thế - các chi tiết ngộ nghĩnh trong nhiều chuyến đi như vậy sẽ làm cho bạn đọc say sưa theo dõi vì tính cách độc đáo mới lạ về con người và cảnh vật trên đất Mỹ…”
Đó là một ý kiến hay, nhưng hiện tôi vẫn còn đang bận bịu với nhiều chuyện khác, nên xin khất để khi nào rảnh rỗi hơn, thì tôi sẽ sắp xếp thời gian để hòan thành một cuốn Du ký mà các bạn đã có nhã ý khuyến cáo tôi nên viết như thế.
Hiện vào lúc này, tôi vừa mới đến thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota. Trong hơn 8 giờ ngồi trên xe lửa khởi hành từ Chicago vào lúc 2.00 chiều ngày 21 tháng 5, tôi cũng lại có dịp chuyện trò với mấy bạn trẻ tại phòng Vọng cảnh (Sightseeing Lounge) trên xe nữa. Nhưng bài viết đến đọan này kể cũng đã dài rồi, tôi xin phép được tạm ngưng ở đây và xin quý bạn đọc tiếp tục theo dõi lọat bút ký này trong những ngày sắp tới vậy nhé./
Minneapolis - Saint Paul, ngày 22 tháng 5 năm 2013
Đoàn Thanh Liêm
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/05/oan-thanh-liem-cai-duyen-gap-go-doc-uong.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Bút ký của Đoàn Thanh Liêm
Từ hai tháng nay vào giữa Mùa Xuân Quý Tỵ 2013, tôi đã rong ruổi đi thăm nhiều bà con, bạn hữu sinh sống tại các thành phố lớn nhỏ như thủ đô Washington DC, Baltimore, Newark, Philadelphia, Harrisonburg, Pittsburgh, Chicago v.v…, và hiện giờ tôi đang ở thành phố đôi (twin cities) Minneapolis – Saint Paul của tiểu bang Minnesota. Trong những chuyến đi này, tôi đã có dịp gặp gỡ và chuyện trò thân tình với nhiều người bạn đồng hành là người Mỹ trên xe bus, xe lửa… Tôi xin lần lượt ghi lại một số trường hợp gặp gỡ thật kỳ thú, ngộ nghĩnh và đáng chú ý như sau đây.
Virginia
1 – Trên xe bus từ Fairfax đến trạm xe Metro Pentagon ở .
Hồi cuối tháng Ba, lúc trú ngụ tại nhà anh chị Thành ở thành phố Fairfax, thì hằng ngày tôi thường phải đến sưu tầm tài liệu tại Thư viện Quốc Hội ở Washington DC. Tôi phải đáp xe bus để đến trạm xe Metro Pentagon cũng gần với khu vực Ngũ Giác Đài là trụ sở đồ sộ của Bộ Quốc Phòng Mỹ và từ đó mà xuống xe điện ngầm để đi vào DC.
Có một bữa, trên chuyến xe bus chạy hết đến 45 phút, tôi gặp gỡ chuyện trò với một anh bạn Mỹ tên là Dennis ở vào độ tuổi 45 - 46 và được anh cho biết là ngày trước vào năm 1967 – 1970, ba của anh là một sĩ quan không quân đã phục vụ tại chiến trườngViệt Nam, vì thế mà trong gia đình anh có sự chú ý đến tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam. Dennis hiện là một sĩ quan cấp bậc Đại tá mà cũng trong ngành Không quân y hệt như cha của anh hồi trước vậy. Chúng tôi có dịp nói với nhau về gia đình cũng như về kinh nghiệm của cá nhân mỗi người.
Dennis cho biết là trong kỳ nghỉ phép mới đây, anh đã dẫn hai đứa con ở vào tuổi 12 – 16 đến thăm bên nước Đại Hàn - là nơi mà vào khỏang 20 năm trước anh đã từng sinh sống và làm việc trong doanh trại của Quân đội Mỹ đồn trú tại nước này. Và bây giờ, thì Dennis đang làm việc tại cơ quan đặc trách về An ninh tại Á châu và Thái Bình Dương của Bộ Quốc Phòng. Anh đưa cho tôi tấm danh thiếp với đầy đủ chi tiết về chức vụ, địa chỉ, số điện thọai và cả e-mail. Chức vụ của anh ghi rõ là : Country Director, Kyrgyz Republic (tức là một quốc gia ở vùng Trung Á mà được tách khỏi Liên Xô vào hồi 20 năm trước).
Về phần tôi, thì cũng cho Dennis biết về sinh họat của gia đình mình ở California với đông đảo con, cháu và đặc biệt là còn có cả chắt – tức là con của cháu ngọai của tôi nữa. Tôi nói : Ở vào tuổi 79, đã nghỉ hưu từ lâu rồi – nhưng tôi vẫn say mê theo đuổi những công việc có ích cho xã hội và đi khắp nơi đây đó để gặp gỡ thăm viếng bà con, bạn hữu cũng như nghiên cứu tìm hiểu việc này chuyện nọ. Nhờ vậy, mà tôi thấy mình luôn lạc quan, tươi trẻ yêu đời… Dennis cười và cầu chúc tôi mọi sự may lành trước khi chúng tôi chia tay nhau tại bến xe Pentagon.
2 – Trên xe Marc Train từ Washington đến Baltimore.
Cháu Phạm Thị Vui có gia đình ở thành phố Baltimore tiểu bang Maryland, cách xa Washington chừng 50 dặm, nên việc đi lại rất thuận tiện với hệ thống xe lửa Marc Train (thuộc Maryland Transit Administration MTA) - tôi thường đến cư ngụ và sinh họat với gia đình cháu mỗi khi ghé qua khu vực miền Đông nước Mỹ. Khá đông người Mỹ cư ngụ tại Maryland thì thường ngày sử dụng lọai xe này để đến làm việc tại Washington.
Vào đầu tháng Tư, trên chuyến xe khởi hành từ Union Station đến Baltimore, tôi đã có dịp chuyện trò thân mật với chị Joyce là một chuyên viên về ngành vẽ tạo kiểu mẫu nghệ thuật (Art Design) cho một công ty lớn. Joyce cho biết hầu hết công việc chị thường làm ở nhà và chỉ phải đến cơ quan mỗi tuần một vài ngày mà thôi – để còn dành nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình. Tôi nói với chị rằng : Tôi lớn tuổi rồi, nên phải cố gắng lắm mới theo kịp được những tiến bộ về mọi mặt của xã hội hiện đại. Cụ thể là tôi phải học tập để sử dụng Internet cho công việc nghiên cứu viết lách của mình.
Tôi kể cho Joyce nghe về mấy bài thơ tôi làm trong thời gian bị giam giữ trong tù ở Việt Nam hồi đầu thập niên 1990. Điển hình là bài thơ “Nhớ Đà lạt” (Dalat Nostalgia) do tôi lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng của Robert Frost nhan đề là “Stopping by the woods on an snowy evening” (Ngừng lại bên rừng trong một chiều đông tuyết) - với mấy câu cuối thật hay như sau:
“… The woods are lovely, dark and deep,
But I have promises to keep,
And miles to go before I sleep
And miles to go before I sleep”.
(Xin tạm dịch ra Việt ngữ :
“Cảnh rừng thật dễ thương, u tối và sâu thẳm
Nhưng mà tôi còn nhiều lời hứa phải hòan thành
Và còn nhiều dặm đường phải đi trước khi nằm ngủ yên”… )
Bài thơ của tôi có 2 câu cuối như sau :
“Đường xa vạn lý mỏi mòn
Vẫn nòi Quân tử sắt son với Đời”
(Và tôi dịch ra tiếng Anh : “The long uphill march is exacting indeed. But still, I am adamant and firmly committed to our earthly life)
Tôi nói thêm với Joyce là tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của nhà thơ đã trên 80 tuổi Robert Frost - khi ông đọc bài thơ trong buổi Lễ Đăng Quang của Tổng thống JF Kennedy trước tiền đình Điện Capitol vào đầu năm 1961 – hồi đó tôi đang là một sinh viên học tại trường Luật của George Washington University (GWU). Joyce nói : Lúc đó, thì tôi mới chưa đến 3 tuổi – chưa có đi học nữa! Câu chuyện thơ văn này khiến chúng tôi dễ thông cảm với nhau hơn. Và tôi hẹn sẽ tiếp tục trao đổi với Joyce qua Internet.
3 – Trên xe bus từ Charlottesville Virginia đến Washington DC.
Vào đầu tháng 5, tôi ghé thăm Đại học Eastern Mennonite University (EMU) ở thành phố Harrisonburg, Virginia. Trên đường về lại Washington DC, tôi phải đi xe bus thay vì xe Amtrak từ Charlottesville – lý do là mấy bữa đó trời mưa nặng làm ngập một số đọan đường xe lửa. Tôi ngồi cạnh em Sarah là sinh viên năm thứ tư tại Đại học James Madison University (JMU) cũng ở Harrisonburg. Qua câu chuyện, Sarah cho tôi biết là em đang học về môn Bang giao Quốc tế và tiếng Ả rập.
Em đã có dịp qua nước Maroc để trau dồi thêm về tiếng Ả rập. Tôi hỏi : Trên thế giới, dễ có đến 3 – 400 triệu người nói tiếng Ả rập, phải không? Sarah nói : Có đến mấy chục nước tại Phi châu và Trung Đông đều sử dụng tiếng Ả rập là ngôn ngữ chính – như vậy thì số người nói tiếng đó cũng phải cỡ ba bốn trăm triệu như bác ước lượng vậy. Sarah còn nói : Cháu cần học thêm nhiều nữa, để có thể làm công việc của người thông ngôn về tiếng Ả rập. Tôi nói ngay với Sarah : Cháu có nhiều triển vọng trong ngành Ngọai giao của chánh phủ Mỹ đấy. Sarah cười thật tươi và nói : Cháu cũng mong ước như vậy.
Chuyến xe kéo dài đến 4 giờ, vì nạn kẹt đường trong khu vực gần thủ đô Washington, nên chúng tôi càng có nhiều thời gian chuyện trò. Sarah cho biết gia đình em ở khu vực Lancaster, Pennsylvania và em đang đi thăm người anh tại thành phố Philadelphia. Vì tôi cũng thường đến thăm viếng cả hai thành phố này, nên câu chuyện trao đổi với Sarah càng thêm hào hứng sinh động. Tôi nói : Xung quanh khu vực Lancaster, tôi hay gặp người Amish với y phục đặc biệt cổ xưa và chỉ dùng xe ngựa để di chuyển trong các làng quê chuyên về nông nghiệp. Và đặc biệt, tôi chú ý đến lập trường yêu chuộng Hòa bình của họ (Pacifism). Sarah gật đầu, nói : Nhận xét của bác thật là chính xác…
4 – Trên xe lửa Amtrak từ Pittsburgh Pennsylvania đến Chicago.
Vào giữa tháng 5, tôi lại đáp xe lửa từ thành phố Pittsburgh thuộc tiểu bang Pennsylvania để đi Chicago. Xe chạy từ 12 giờ khuya và đến Chicago vào hồi 9.00 sáng hôm sau. Chị Kathleen ở độ tuổi ngòai 60 ngồi bên cạnh tôi, thì kêu là xe để máy lạnh quá làm chị không thỏai mái. Tôi bèn mở túi lấy cho chị chiếc áo jacket để mặc thêm cho ấm. Và sau đó ít lâu, tôi mở gói đồ ăn có chiếc bánh sandwich và trái táo để chia đôi ăn chung với chị. Kathleen đồng ý và lấy con dao ra cắt bánh và gọt táo để chúng tôi cùng ăn chung. Tôi nói : Chị cần phải ăn để có calories tăng thêm nhiệt độ cho cơ thể. Trời khuya, nên các hành khách ít nói chuyện để còn nghỉ ngơi.
Buổi sáng sớm, Kathleen lại mời tôi đi uống cà phê và qua đó chúng tôi có dịp chuyện trò tâm sự thỏai mái hơn. Chị cho biết là cư ngụ gần thành phố Harrisburg là thủ phủ của Pennsylvania và đang trên đường đi thăm bà con bạn hữu ở Chicago, Denver etc… Tôi cũng cho Kathleen biết là tôi từ California và lần này thì đã đi suốt 2 tháng qua nhiều thành phố ở miền Đông và bây giờ thì sẽ đi Chicago, Minneapolis trước khi trở lại Philadelphia để lấy máy bay đi Texas vào đầu tháng 6. Tôi sẽ trở về nhà ở California vào cuối tháng 6 – chuyến đi này kéo dài tất cả đến 3 tháng cơ đấy. Kathleen nói : “Anh quả thật là một kiện tướng đi du hành đấy!” (You’re quite a champion traveler!)
Tôi kể chuyện mình làm thơ hồi ở trong nhà tù cộng sản tại Việt nam vào đầu thập niên 1990. Kathleen yêu cầu tôi đọc cho nghe mấy câu thơ làm trong tù như thế. Tôi bèn đọc cho chị nghe một đọan ngắn viết trực tiếp bằng Anh ngữ trong bài thơ có nhan đề là “Friends, Stand up!” (Các bạn ơi, Hãy đứng dậy!) – đọan đó nguyên văn như sau :
“…Determined we are to root out
That Arrogant Monopoly,
Unscrupulous Sectarianism,
Insane Dogmatism,
And Nauseating Mediocrity…”
(Bản Việt ngữ : “… Phải diệt trừ tận gốc
Nạn Độc quyền ngang ngược,
Nạn Bè phái nghênh ngang
Nạn Giáo điều bệnh họan
Và Nạn Tồi dở Tầm thường nhàm chán đến nôn mửa…” )
Nghe xong, Kathleen nói ngay : Lời thơ như thế đó thì thât là mạnh bạo lắm đấy (These words are extremely powerful). Chúng tôi rỉ rả nói với nhau đủ thứ chuyện này chuyện khác suốt đến 2 giờ liền - trước khi chia tay ở nhà ga Union Station của Chicago. Kathleen cho tôi địa chỉ email và số điện thọai để tiếp tục liên lạc sau này.
* * *
Nói chung, trong bất kỳ lúc nào mà phải di chuyển trên máy bay, xe lửa hay xe bus…, thì tôi đều tìm cách bắt chuyện làm quen thân tình với các bạn đồng hành. Nhờ vậy mà bớt được cảnh buồn chán sốt ruột thường gặp mỗi khi phải rong ruổi nhiều giờ và ngồi bất động trên xe. Vả chăng, đó cũng là cách thức thuận tiện giúp cho tôi có thể tiếp cận với người Mỹ thuộc đủ mọi giai tầng trong xã hội - và tìm hiểu sâu sắc hơn về nếp sống và sinh họat văn hóa thật đa dạng phong phú của nước Mỹ.
Có vài bạn góp ý với tôi là : “Anh nên viết hẳn một cuốn sách để tường thuật lại các cuộc viễn du kỳ thú như thế - các chi tiết ngộ nghĩnh trong nhiều chuyến đi như vậy sẽ làm cho bạn đọc say sưa theo dõi vì tính cách độc đáo mới lạ về con người và cảnh vật trên đất Mỹ…”
Đó là một ý kiến hay, nhưng hiện tôi vẫn còn đang bận bịu với nhiều chuyện khác, nên xin khất để khi nào rảnh rỗi hơn, thì tôi sẽ sắp xếp thời gian để hòan thành một cuốn Du ký mà các bạn đã có nhã ý khuyến cáo tôi nên viết như thế.
Hiện vào lúc này, tôi vừa mới đến thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota. Trong hơn 8 giờ ngồi trên xe lửa khởi hành từ Chicago vào lúc 2.00 chiều ngày 21 tháng 5, tôi cũng lại có dịp chuyện trò với mấy bạn trẻ tại phòng Vọng cảnh (Sightseeing Lounge) trên xe nữa. Nhưng bài viết đến đọan này kể cũng đã dài rồi, tôi xin phép được tạm ngưng ở đây và xin quý bạn đọc tiếp tục theo dõi lọat bút ký này trong những ngày sắp tới vậy nhé./
Minneapolis - Saint Paul, ngày 22 tháng 5 năm 2013
Đoàn Thanh Liêm
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/05/oan-thanh-liem-cai-duyen-gap-go-doc-uong.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001