Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Hạn hán, lũ lụt không những do thiên tai mà còn do nhân tai

Hạn hán, lũ lụt không những do thiên tai mà còn do nhân tai 


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-27
Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ
Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ
Courtesy vietpress/tto

Nghe bài này
Thảm hoạ các hồ chứa thủy điện và thủy lợi xả lũ hay bị vỡ gây hại cho người dân sinh sống tại các khu vực hạ du, xảy ra trong thời gian qua lại dấy lên quan ngại cho người dân trong nước.
Giới chuyên gia tiếp tục lên tiếng để làm sao những tai họa như thế không còn xảy ra nữa.

Đánh giá thực tế

Tiến sĩ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, chủ tịch Hội Thủy Lợi Việt Nam thông qua kinh nghiệm của ông đưa ra một số đánh giá liên quan tình trạng thủy điện và thủy lợi tại Việt Nam như sau:
Vấn đề thủy điện và thủy lợi hằng 60 năm qua, những qui hoạch về thủy lợi nói chung và thủy điện nói riêng ( thực ra từ thủy lợi bao trùm và thủy điện là một ngành trong thủy lợi; nhưng đôi khi dùng từ không ổn vì nước sạch cũng thủy lợi, nước cho giao thông vận tải cũng là thủy lợi…) thì thủy điện được tiếp cận trên quan điểm thị trường, có đầu tư và hoàn vốn nên người ta lao vào kinh doanh. Đối với thủy điện, thường những công trình với kết cấu hạ tầng như vậy thời gian hoàn vốn phải từ 30-40 năm; nhưng do cơ chế hiện hành những dự án thủy điện nhỏ nhỏ, vừa vừa hiện nay người ta tính ra chỉ độ hơn 10 năm thôi. Do đó, người ta lao vào bỏ vốn đầu tư thành ra hơi loạn; chứ trước đây làm thủy điện lớn, thủy điện vừa thì có tiến độ và nghiên cứu cẩn thận hơn nhưng bây giờ làm ào ào, từ đó qui hoạch và quản lý không xuể- qui hoạch có vấn đề, thiết kế có vấn đề, xây dựng có vấn đề, quản lý vận hành có vấn đề. Như vậy thủy điện là một mặt.
Trước đây làm thủy điện lớn, thủy điện vừa thì có tiến độ và nghiên cứu cẩn thận hơn nhưng bây giờ làm ào ào, từ đó qui hoạch và quản lý không xuể qui hoạch có vấn đề, thiết kế có vấn đề, xây dựng có vấn đề, quản lý vận hành có vấn đề
Tiến sĩ Trần Nhơn
Thứ hai, những công trình về thủy nông: hồ chứa, tưới tiêu… mà hiện nay người ta gọi là thủy lợi thực chất chỉ là công trình thủy nông thôi. Bên thủy nông là bao cấp còn bên thủy điện kinh doanh, hạch toán. Thủy nông bao cấp- xin cho nên cũng rất lộn xộn. Hàng hóa nước xin cho- bao cấp. Ngành nào mà xin cho- bao cấp thì ngành đó sẽ lụn bại, ngành nào kinh doanh sẽ phát triển và đáp ứng yêu cầu phong phú. Thế thì hiện nay có sự lùng nhùng như thế nên liên quan đến tình hình cụ thể ( xả lũ gây ngập cho hạ du). Chuyện đó liên quan đến vấn đề vĩ mô rất lớn mà tôi rất quan tâm, đó là vấn đề cơ chế, tổ chức của ngành. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2013 tôi có gửi cho ông Nguyễn Thái Bình, bí thư Ban Cán sự Đảng và bộ trưởng Bộ Nội Vụ về kiến nghị của tôi và tôi nói rõ những yêu cầu về tổ chức của ngành nước.

Thủy điện Đakrông III bị vỡ đập năm 2012
Thủy điện Đakrông III bị vỡ đập năm 2012. Photo Linh Linh/Phapluatxahoi
Ông Nguyễn Thanh Giang, tiến sỹ địa vật lý và vừa qua có bài viết về tình hình thủy điện tại Việt Nam chia xẻ những đánh giá của ông về thực trạng thủy điện tại Việt Nam như sau:
Việc xây dựng các đập, các hồ chứa để tạo nên các nhà máy thủy điện ở Việt Nam vừa qua ngoài việc thiếu qui hoạch chung nên các công trình thủy điện đó không có mộ lưu lượng xả đê duy trì dòng chảy. Và do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên tạo nên hạn hán, lũ lụt. Do vậy người ta thấy rằng vấn đề hạn hán, lũ lụt hiện nay không phải do thiên tai mà còn do nhân tai. Việc xả lũ trong mùa mưa bão vừa qua càng cho thấy sự quản lý hết sức yếu kém. Nhiều nơi xả lũ không báo trước hoặc xả quá sự chịu đựng của dòng chảy khiến xảy ra lụt lội làm không chỉ mất mùa màng, tài sản, ngập lụt nhà cửa mà nhiều chỗ làm chết hằng chục người dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Đó là điều hết sức phàn nàn về sự quản lý yếu kém của cán bộ, kể cả tinh thần trách nhiệm đối với người dân cũng đáng chê trách.
Vấn đề an toàn
An toàn là điều thường được nói đến thế nhưng tại Việt Nam, việc thực thi các biện pháp an toàn dường như cũng hết sức giới hạn. Tiến sĩ Trần Nhơn đặt vấn đề:
Những hồ chứa thủy lợi là những công trình mà vấn đề an toàn là rất quan trọng. Quản lý an toàn của chúng ta hiện nay rất kém như đập vỡ… Văn hóa an toàn rất kém. Quản lý Nhà nước an toàn các công trình rất kém, nên tập trung về một mối là quan trọng.

Đầu mối quản lý

Theo như tiến sỹ Trần Nhơn trình bày thì hiện nay có ba bộ đang tham gia quản lý các nguồn nước tại Việt Nam. Ông đề nghị cần phải có một đầu mối quản lý chung thì mới có thể giải quyết những tồn tại liên quan hiện nay. Ông nói:
Và do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên tạo nên hạn hán, lũ lụt. Do vậy người ta thấy rằng vấn đề hạn hán, lũ lụt hiện nay không phải do thiên tai mà còn do nhân tai.
TS Nguyễn Thanh Giang
Về ngành nước này, tôi nêu vấn đề để giải quyết tồn tại qui hoạch lộn xộn, thi công không có chất lượng, và quản lý ( kém) thì yêu cầu hiện nay về việc quản lý nguồn nước phải qui về một đầu mối. Hồi năm 1995, Bộ Thủy Lợi được nhập vào với Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực Phẩm gọi là Bộ Nông Nghiệp- Phát triển Nông thôn. Đến năm 2001, Quốc hội có nghị quyết tách phần thủy lợi, tài nguyên nước sang Bộ Tài Nguyên- Môi trường. Trục trặc là dù có chủ trương như thế, nhưng cán bộ, lực lượng nhân sự và tài liệu chuyên môn vẫn còn nằm ở Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn, thành ra Bộ Tài Nguyên- Môi trường quản lý rất lúng túng.

Hồ chứa nước là hồ Đồng Đáng, hồ Thung Cối và hồ Cây Trầu (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) bất ngờ vỡ, gần 1 triệu m3 nước đổ ấp xuống nhấn chìm hơn 1.000 hộ dân
3 hồ chứa nước là hồ Đồng Đáng, hồ Thung Cối và hồ Cây Trầu (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) bất ngờ vỡ, gần 1 triệu m3 nước đổ ấp xuống nhấn chìm hơn 1.000 hộ dân (02 tháng 10, 2013)www.baodatviet.vn

Trong những năm gần đây, qua rút kinh nghiệm như thế, có kiến nghị nên thành lập trở lại một bộ đại để gọi là Bộ Thủy Lợi và Biến Đổi Khí hậu để qui về một đầu mối vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước, và cán bộ, lực lượng cũng đủ sức để quản lý chung. Còn từng bộ có dính líu đến vấn đề này như Bộ Nông nghiệp làm về thủy nông, Bộ Công Thương làm về thủy điện, Bộ Xây dựng làm về nước sạch, Bộ Du lịch- Thể Thao làm về nước cho du lịch…đó là chuyên ngành, còn bộ tập trung trở lại nắm một đầu mối chung như Bộ Thủy Lợi trước đây phải làm khẩn cấp- SOS.
Tôi đề nghị với chính phủ, với Quốc hội, với bộ trưởng Bộ Nội Vụ và gửi cho chủ tịch nước về vấn đề này. Tôi cũng được biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng chính phủ đã thấy vấn đề này rồi; nhưng do cứ lùng nhùng nên chưa đưa ra quốc hội để biểu quyết lập lại ngành nước này.
Để lập lại vấn đề này điều đầu tiên SOS phải lập lại Bộ Thủy Lợi và Biến đổi khí hậu. Cứ để mỗi bộ nắm một ngành sẽ chồng chéo, bỏ trống nhiều trận địa. Vấn đề lũ, tai họa nhân tạo, lũ… các phương tiện truyền thông nói nhiều rồi, tôi chỉ muốn nhấn mạnh về nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân là quản lý tản mạn, tách ra.

Gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và Gió, tận dụng thế mạnh của đất nước nhiệt đới với bờ biển dài như Việt Nam
TS Nguyễn Thanh Giang
Đối với ý kiến cần có một đầu mối quản lý các công trình thủy điện và thủy lợi như của ông Trần Nhơn đưa ra, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nêu rõ hơn:
Trước đây đã có Bộ Thủy Lợi, nhưng rồi do sắp xếp lại nên bộ này bị dẹp bỏ đi. Gần đây có ý kiến cho tái lập lại Bộ Thủy Lợi, thậm chí còn có ý kiến cho thành lập Bộ Thủy Điện. Theo tôi vấn đề này cần phải cân nhắc, vì cứ mỗi việc có vấn đề lại phình ra thêm, có một bộ quản lý thì tôi sợ bộ máy quản lý Nhà nước sẽ cồng kềnh. Việc thành lập riêng Bộ Thủy Điện thì dứt khoát là không được rồi. Việc thành lập Bộ Thủy Lợi cũng phải nên cân nhắc xem sao. Bây giờ có thể sắp xếp nó vào một tổng cục hay cơ quan gì đó trong Bộ Tài Nguyên- Môi trường cũng có thể được. Nhưng vấn đề là phải có chế định, qui định chức năng, quyền hạn thật đầy đủ; hoặc phải giao cho họ quyền vừa chi phối, phê chuẩn, vừa giám định.

Trong tổng cục như vậy có bộ phận phê chuẩn, bộ phận lập kế hoạch, bộ phận giám định. Tập trung vào đầu mối đó. Nhất là trong việc phê duyệt các dự án thủy điện không nên giao hoàn toàn cho các địa phương dù là dự án nhỏ. Chỉ giao cho các địa phương, các tỉnh quyền cấp phép và giám định về mặt kỹ thuật. Như ta đã thấy, việc xảy ra tai họa, việc xảy ra lụt lội, hạn hán, vỡ đập không phải do dự án lớn mà do các dự án nhỏ gây thảm họa không chỉ cho môi trường mà còn cho nhân sinh.
Trong bài viết công khai trên mạng của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang về vấn đề thủy điện của Việt Nam, ông đề ra sáu khuyến nghị. Hai trong sáu khuyến nghị đó là công khai hóa các dự án thủy điện, mở rộng dân chủ trong việc tiếp thu các ý kiến liên quan đến kế hoạch phát triển thủy điện nói chung và cho mỗi dự án nói riêng. Tiếp nữa là gấp rút xây dựng và triển khai các dự án phát điện năng lượng Mặt Trời và Gió, tận dụng thế mạnh của đất nước nhiệt đới với bờ biển dài như Việt Nam.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mang-uncontrl-inundation-10272013065421.html
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001