Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

THỦ TIÊU ĐỂ PHI TANG?

THỦ TIÊU ĐỂ PHI TANG? 


Chính thức xóa mô hình Tập đoàn Vinashin


Quyết định mới công bố của Bộ Giao thông Vận tải cho ra đời tổng công ty mới, với cái tên khác biệt trong giao dịch quốc tế - SBIC và chính thức xóa mô hình tập đoàn ở doanh nghiệp nhiều tai tiếng một thời.
  
Bộ Giao thông Vận tải hôm nay công bố Quyết định số 3287/QĐ-BGTVT về việc thành lập Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp từng được xác định là chủ lực của nền kinh tế nhưng mắc nhiều sai lầm trong đầu tư, kinh doanh và quản trị.


Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC) sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. 


8 công ty con gồm: Công ty Đóng tàu Phà Rừng; Đóng tàu Bạch Đằng; Đóng tàu Hạ Long; Đóng tàu Thịnh Long; Đóng tàu Cam Ranh; Công ty Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.


SBIC tại thời điểm thành lập có vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng. Các ngành, nghề kinh doanh chính của tổng công ty là đóng mới, sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi;  tái chế, phá dỡ tàu cũ. Ngoài ra, tổng công ty còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, xà lan, phương tiện nổi. Đồng thời, SBIC hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; sản xuất chế tạo kết cấu thép và các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.


Vinashin chấm dứt hoạt động kể từ ngày SBIC được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau khi được thành lập, SBIC có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ - Vinashin.


Ngoài việc hoạt động đúng mô hình nhằm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên, SBIC còn phải thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Vinashin trước đây theo hướng không duy trì trong cơ cấu tổng công ty. Trong đó, cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp và bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.


Bộ Giao thông Vận tải cũng nhấn mạnh, bên cạnh những trách nhiệm trong việc chuyển đổi mô hình hoạt độn, Hội đồng thành viên SBIC phải tiếp tục tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Vinashin được tổ chức theo mô hình cơ cấu công ty mẹ - con; công ty mẹ hoạt động theo dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính phủ làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tuy nhiên, những sai lầm trong 7 năm hoạt động theo mô hình tập đoàn gây thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng buộc Vinashin phải tái cơ cấu suốt 3 năm qua. 


Gần đây, trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết các khoản nợ của Vinashin đã cơ bản được tái cơ cấu. Bên cạnh đó, việc rút vốn, chuyển nhượng, sáp nhập... hàng chục doanh nghiệp cũng đã được tiến hành. 


Ngọc Tuyên
Nguồn: VNE


Sự kiện này gây bao xốn xang cho các nhà báo: 

Vinashin hoàn thành nhiệm vụ
Chín sáu nghìn tỉ đổ trôi sông
Thế là cách mạng thành công 
Cần chi cơ cấu tái ông nạm bà 

Hôm nay, bộ Giao thông vận tải chính thức đào mồ chôn cái thằng có tên là: Vinashin-cái tên này giờ chỉ còn là biểu tượng cho những doanh nghiệp nhà nước làm ăn nhố nhăng nhất.

Thực chất là một cái thây ma-đã chết từ lâu. Nhưng giờ người ta mới chôn !

Vài chục ngàn lao động của Vinashin ra đường. E rằng không ít trong số đó, thất nghiệp->túng quẫn->tội phạm.

Trc khi có quyết định này, thực chất là Vinashin đã phá sản nhưng cực kỳ ít báo chí gọi đúng tên là Vinashin phá sản. Người ta vẫn tưởng nó vẫn được bảo lãnh, bơm vốn để tồn tại.

Nhưng chẳng có quan chức nhà nước nào phải chết theo nó. Chỉ có một cơ số cán bộ lãnh đạo vào tù.

Một cái tên mới đã ra đời: SBIC-Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, gánh các trách nhiệm pháp lý nợ, nần, các thứ của cái thây ma Vinashin.

Anh bạn Cường Pháp còn giải thích tại sao người ta đặt tên là SBIC: Sắm-bô-ị-cứt ! :)))

Các loại Vina thay nhau chết, thi nhau lỗ: Vinashin, Vinalines, Vinafood 1-2, Vinachem...

Tiền của, những nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia ...cứ rót, rót mãi cho những "hố đen" này. Khá nhiều trong số đó chạy vào những buổi ăn chơi trác táng, thậm chí cả cho các bồ nhí...của lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà ko đi đc vào sản xuất, kinh doanh thực, tạo ra của cải, việc làm... cho xã hội. 

Nhưng "kinh tế nhà nước (lập lờ thay cho DNNN) hiển nhiên vẫn phải giữ vai trò chủ đạo"-Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội khẳng định !

Trung Tran 
Tháng 11/2010, bác Nguyễn Sinh Hùng khi đó là Phó Thủ tướng nói trước QH: "Nếu quản trị và quản lý tốt thì đến năm 2012, Vinashin có thể sẽ đứng vững và giảm lỗ, từ năm 2013-2014 sẽ có lãi trở lại". Bộ trưởng GTVT khi đó là bác Hồ Nghĩa Dũng. (Nguồn ở đây: http://vneconomy.vn/20101123073956392P0C9920/pho-thu-tuong-vinashin-co-the-co-lai-tu-2013.htm).

Tháng 10/2013, bác Nguyễn Sinh Hùng đang chức Chủ tịch QH, Bộ trưởng GTVT là bác Đinh La Thăng xóa sổ mô hình tập đoàn Vinashin và thay thế bởi 1 Tổng công ty mới.(Nguồn ở đây: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/chinh-thuc-xoa-mo-hinh-tap-doan-vinashin-2903653.html). 

Nhớ lại hồi tháng 10/2011, Bộ trưởng Đinh La Thăng từng "trảm tướng" ngay tại công trường sân bay Đà Nẵng và bây giờ, không phải đùa, ông đã "trảm" cả một tập đoàn được xem là "quả đấm thép" của ngành đóng tàu Việt Nam.  



Được đăng bởi Tễu vào lúc 21:30
nguồn:http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/10/thu-tieu-e-phi-tang.html
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001