Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Nguyễn Cảnh Bình - Le Bon, Tâm lý dân tộc và chủng tộc hạ đẳng...

Nguyễn Cảnh Bình - Le Bon, Tâm lý dân tộc và chủng tộc hạ đẳng... 



Hôm nay ở nhà cả ngày đọc được 2-3 bản thảo, đều thấy học được nhiều thứ. Trước tiên là về Le Bon, tác giả cuốn Tâm lý đám đông, viết từ năm 1900 gì đấy đã xuất bản ở nhà mình dăm năm nay rồi, nhưng ông ý cũng viết nhiều cuốn khác nữa, trong đó đáng chú ý là cuốn Tâm lý của các cuộc cách mạng và cuốn Tâm lý các dân tộc.

Hôm nay đọc bản dịch cuốn Tâm lý dân tộc biết thêm một số quan điểm nhưng có lẽ cũng hơi sốc, cũng không biết có đúng hay không nữa nhưng ông Le Bon nói thế... Ngày xưa, nhà em cứ chém bừa là dân tộc cũng có tâm tính có tính cách, có độ tuổi, có sự trưởng thành, sự dậy thì, sự chín chắn... nhưng là nói bừa nay mới đọc được cuốn sách lập luận về điều đó...
Như Le Bon nói, các chủng tộc chia làm 4 loại: nguyên thủy, hạ đẳng, trung đẳng và thượng đẳng thì nhà mình được xếp hạng 3 là hạ đẳng, các nước như Mông Cổ & Hàn Quốc thì được xếp hạng 2... Và cần nhiều trăm năm tiến hóa mới có thể lên được một bậc...
Sự tiến hóa của một chủng tộc không chỉ là tiến hóa của một hai thế hệ, hay của vài trăm, vài ngàn người ưu tú nhất mà là của đám đông. Mỗi cá thể đều chịu tác động và thừa hưởng từ 3 nguồn: (1) Gen cha mẹ; (2) Tổ tiên hàng chục thế hệ đều có ảnh hưởng truyền lại; (3) Môi trường/văn hóa... Và dù có nói tiếng Anh như gió, sài iPhone và mặc đồ hàng hiệu thì lợn vẫn là lợn, gà vẫn là gà...
Thêm ý nữa là các thiết chế/thể chế của dân tộc đó thì là sản phẩm của dân tộc đó, tương xứng với dân tộc đó chứ không làm thay đổi được dân tộc đó. Tức là dù có cách mạng giời thì gà vẫn là gà, lợn vẫn là lợn. Và nếu thế, suy luận ra là dù có bản hiến pháp giời đi nữa thì cũng chẳng có tác dụng gì đâu, rồi giả sử có viết được cái gì hay ho như cái 1946 thì rồi nó cũng thế mà thôi...
Le Bon nói con người/dân tộc ngày nay chẳng qua vẫn chỉ là con người/dân tộc đấy với tính cách đấy trong quá khứ nhưng mang bộ dạng bề ngoài hiện đại mà thôi, nhưng tính cách thì vẫn y nguyên, ngày xưa trí thức Việt Nam thế nào thì nay vẫn thế. Quan lại thế nào thì nay vẫn thế, chỉ là không đội mũ cánh chuồn nữa mà thôi...
A nation does not choose its institutions at will any more than it chooses the colour of its hair or its eyes. Institutions and governments are the product of the race. They are not the creators of an epoch, but are created by it. Peoples are not governed in accordance with their caprices of the moment, but as their character determines that they shall be governed. Centuries are required to form a political system and centuries needed to change it. Institutions have no intrinsic virtue: in themselves they are neither good nor bad. Those which are good at a given moment for a given people may be harmful in the extreme for another nation.
Học theo bạn Eric Li, thấy có vấn đề thế này. Ngày xưa, khi tôi được sinh ra, và cả trước khi tôi được sinh ra, có một niềm tin rằng, những tội lỗi xấu xa là do bọn phong kiến, đế quốc gây ra, cứ phá bỏ hết tàn dư của bọn phong kiến, phá bỏ hết đình chùa, miếu mạo,xóa bỏ hết mê tín dị đoan, đốt hết bằng sắc... là sẽ ổn thôi. Và ổn như thế nào thì các bạn biết đấy. Và gần trăm năm sau, cũng có một niềm tin y như thế, mọi tội lỗi gây ra là do Đảng CS, cứ bỏ Đảng CS đi thì là sẽ ổn thôi. Em chỉ bị lừa một lần, chứ không bị lừa lần 2 đâu nhé!
Mới đọc được 2 chương đầu, còn vài chương nữa sẽ kể tiếp cho các bạn sau vậy...

* * *

Vẫn các quan điểm của bạn Le Bon. về dân chủ, bình đẳng và nền văn minh trong cuốn Tâm lý học Dân tộc, bạn Bon viết năm 1895 nhé..
...Những điều kiện và sự phát triển của nền văn minh giúp một số người đạt tới sự giàu sang tột độ cũng như tới mọi tội ác kinh hoàng là hậu quả tất yếu không thể tránh được; chúng tạo nên ở con người những nhu cầu rất lớn nhưng lại không ban cho họ đủ những phương tiện để thoả mãn lòng ham muốn, do đó hậu quả là một sự bất mãn và bất an tổng quát, tác động lên cách hành xử và kích động đủ loại xáo trộn và tội lỗi tài ác, bất nhân trong xã hội...
Trong những bất mãn này, những xáo trộn này những tính chất nền tảng của một chủng tộc luôn luôn được bộc lộ ra [bất kể nền văn minh bề ngoài đạt được đến mức nào].
Từ những diều được phân tích trước đây, chúng ta không kết luận rằng những tính chất tâm lí của các dân tộc là bất biến, mà chỉ kết luận rằng, giống như những tính chất về cơ thể học, chúng có tính cố định rất lớn. Chính vì tính cố định này mà tâm hồn và tính cách [cũng như văn hóa, vă minh...] của các dân tộc thay đổi rất chậm trong suốt dòng chảy qua các thời đại.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 29/10/2013          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131029/nguyen-canh-binh-le-bon-tam-ly-dan-toc-va-chung-toc-ha-dang
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001