Án tử hình nhiều nói lên điều gì?
Chiến tranh qua đi, mọi người được tự do làm ăn, học hành; pháp luật hình sự có đủ, rất chặt chẽ và được tuyên truyền ra rả với ban bệ rải khắp từ trung ương đến địa phương mà tại sao sự thiếu hiểu biết, sự độc ác lại tồn tại một cách công nhiên và dữ dội đến như vậy? …Người lao động (*)
… Tước đi mạng sống của một vài con người không thể làm xã hội này tốt đẹp hơn mà chỉ chứng tỏ sự bất lực của giáo dục, của quản lý nhà nước trước những cái xấu.
Chủ Nhật, 29/12/2013 08:11
(NLĐO) – Loại bỏ án tử hình là mục tiêu mà một xã hội văn minh hướng tới. Trong khi đó, ở nước ta, thật đáng buồn khi dư luận xã hội luôn nhiệt tình kêu gọi và ủng hộ các bản án tử hình. Đó không phải là bất nhẫn mà là sự bất lực trước cái xấu, cái ác.
Dư luận vẻ như nức lòng sau những bản án
tử hình. Tôi đã định đặt nhan đề bài viết này như vậy sau hàng loạt án
tử hình được tuyên gần đây cho các vị quan chức tham nhũng, kẻ tạt axit
và kẻ cầm đầu băng cướp chặt tay. Đúng là quá vui khi những kẻ sâu dân
mọt nước, độc ác mà mình căm ghét đã phải trả giá đắt là bị loại khỏi
đời sống xã hội. Càng nức lòng hơn khi nhận thấy ngành tư pháp đã làm
đúng như nguyện vọng của đa số người dân là nghiêm khắc hơn đối với tội
phạm để đủ sức ngăn ngừa và răn đe.
Tuy nhiên, khi kẻ có tội phải trả giá bằng mạng sống, đám đông thôi reo hò thì còn lại gì cho bị hại, cho xã hội chúng ta? Không còn gì cả ngoài những lo ngại, chua chát.
Chiến tranh qua đi, mọi người được tự do làm ăn, học hành; pháp luật hình sự có đủ, rất chặt chẽ và được tuyên truyền ra rả với ban bệ rải khắp từ trung ương đến địa phương mà tại sao sự thiếu hiểu biết, sự độc ác lại tồn tại một cách công nhiên và dữ dội đến như vậy?
Với những biểu hiện của người nhà bị cáo Trúc khiến nhiều người không khỏi thắc mắc Trúc đã lớn lên như thế nào, gia cảnh ra sao? Nếu gia đình không là cái nôi giáo dục để Trúc nên người thì chính quyền, đoàn thể nơi Trúc ở đã làm gì được cho y để mới 20 tuổi đầu, máu trong người hắn đã lạnh khủng khiếp như vậy?
Trong khi vụ án Hồ Duy Trúc để lại nỗi ám ảnh, lo sợ của các bị hại thì những vụ tham nhũng lớn để lại một sự bực tức dai dẳng.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, số vụ án tham nhũng gây thiệt hại khoảng 9.260 tỉ đồng, 51.000 lượng vàng SJC và 155.000 m2 đất nhưng chỉ mới thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỉ đồng, đạt dưới 10% số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi.
Pháp luật phải có tác dụng ngăn ngừa và trừng trị. Khi dư luận bức xúc, lên tiếng mạnh mẽ thì gần đây mới có rải rác vài án tử trong những vụ tham nhũng cũng như những vụ cố ý gây thương tích liên quan đến cướp tài sản và tạt axit. Điều này cần nhưng chưa đủ.
Tước đi mạng sống của một vài con người không thể làm xã hội này tốt đẹp hơn mà chỉ chứng tỏ sự bất lực của giáo dục, của quản lý nhà nước trước những cái xấu.
Nếu không nghiện ma túy, được ăn học đàng hoàng thì khả năng Hồ Duy Trúc và đồng bọn trở thành kẻ cướp sẽ không lớn; nếu công tác tuyển dụng, chọn người cho những vị trí lãnh đạo chủ chốt dựa trên cái tài, cái tâm thì sẽ có ít cơ hội cho những kẻ tham lam, vô đạo đức đục khoét của công.
Đó là chưa kể đến việc làm ngơ, thiếu trách nhiệm của những cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những biểu hiện sai trái.
Mạng người là vốn quý, loại một con người ra khỏi đời sống xã hội là mất nhiều hơn được. Tuyên nhiều án tử là chuyện dễ, làm sao để xã hội không còn những người xứng đáng bị tuyên án tử mới là khó.
Mong rằng trong tương lai, ngành tư pháp nói riêng và các ngành, các cấp nói chung hãy chọn việc khó mà làm và làm đến nơi đến chốn vì các án tử hình chỉ làm dư luận thỏa mãn nhất thời còn hệ lụy mà nó để lại thì không có bất cứ bản án nào có thể khắc phục được.
Tuy nhiên, khi kẻ có tội phải trả giá bằng mạng sống, đám đông thôi reo hò thì còn lại gì cho bị hại, cho xã hội chúng ta? Không còn gì cả ngoài những lo ngại, chua chát.
Tuyên án nặng chứng tỏ pháp luật chỉ mới phát huy tác dụng răn đe chứ chưa ngăn ngừa tội phạm
Sự cố người nhà bị cáo Hồ Duy Trúc quậy
tưng bừng sau khi tên cướp máu lạnh bị tuyên án tử làm tôi hoang mang và
ngán ngẩm. Trong khi câu nói “ai biểu đeo hột xoàn, chạy xe tay ga chi
cho nó chém” của một người thân của Trúc làm tôi nghẹn mọi cảm xúc thì
việc bà mẹ gào lên “tao biết con tao bị tử hình thì đã đem dao theo giết
con Thúy (nạn nhân của vụ cướp chặt tay, cướp SH) rồi” làm tôi rùng
mình, ớn lạnh.Chiến tranh qua đi, mọi người được tự do làm ăn, học hành; pháp luật hình sự có đủ, rất chặt chẽ và được tuyên truyền ra rả với ban bệ rải khắp từ trung ương đến địa phương mà tại sao sự thiếu hiểu biết, sự độc ác lại tồn tại một cách công nhiên và dữ dội đến như vậy?
Với những biểu hiện của người nhà bị cáo Trúc khiến nhiều người không khỏi thắc mắc Trúc đã lớn lên như thế nào, gia cảnh ra sao? Nếu gia đình không là cái nôi giáo dục để Trúc nên người thì chính quyền, đoàn thể nơi Trúc ở đã làm gì được cho y để mới 20 tuổi đầu, máu trong người hắn đã lạnh khủng khiếp như vậy?
Trong khi vụ án Hồ Duy Trúc để lại nỗi ám ảnh, lo sợ của các bị hại thì những vụ tham nhũng lớn để lại một sự bực tức dai dẳng.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, số vụ án tham nhũng gây thiệt hại khoảng 9.260 tỉ đồng, 51.000 lượng vàng SJC và 155.000 m2 đất nhưng chỉ mới thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỉ đồng, đạt dưới 10% số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi.
Dương Chí Dũng (trái) bị tuyên án tử hình nhưng số tiền mà bị cáo tham nhũng, nhà nước khó mà thu hồi được
Trong vụ tham nhũng ở Công ty cho thuê
tài chính II và Vinashin, có 3 quan chức bị buộc phải bồi thường số tiền
hàng trăm tỉ đồng nhưng khi cả 3 bị tử hình thì lấy ai bồi thường khi
tài sản của họ bị kê biên quá bé nhỏ. Tiền thuế của dân họ đã lấy để
hưởng thụ cho bản thân và gia đình, giá họ phải trả là đắt đó nhưng
không thể bù đắp được những mất mát mà cả đất nước phải gánh chịu.Pháp luật phải có tác dụng ngăn ngừa và trừng trị. Khi dư luận bức xúc, lên tiếng mạnh mẽ thì gần đây mới có rải rác vài án tử trong những vụ tham nhũng cũng như những vụ cố ý gây thương tích liên quan đến cướp tài sản và tạt axit. Điều này cần nhưng chưa đủ.
Tước đi mạng sống của một vài con người không thể làm xã hội này tốt đẹp hơn mà chỉ chứng tỏ sự bất lực của giáo dục, của quản lý nhà nước trước những cái xấu.
Nếu không nghiện ma túy, được ăn học đàng hoàng thì khả năng Hồ Duy Trúc và đồng bọn trở thành kẻ cướp sẽ không lớn; nếu công tác tuyển dụng, chọn người cho những vị trí lãnh đạo chủ chốt dựa trên cái tài, cái tâm thì sẽ có ít cơ hội cho những kẻ tham lam, vô đạo đức đục khoét của công.
Đó là chưa kể đến việc làm ngơ, thiếu trách nhiệm của những cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý kịp thời những biểu hiện sai trái.
Mạng người là vốn quý, loại một con người ra khỏi đời sống xã hội là mất nhiều hơn được. Tuyên nhiều án tử là chuyện dễ, làm sao để xã hội không còn những người xứng đáng bị tuyên án tử mới là khó.
Mong rằng trong tương lai, ngành tư pháp nói riêng và các ngành, các cấp nói chung hãy chọn việc khó mà làm và làm đến nơi đến chốn vì các án tử hình chỉ làm dư luận thỏa mãn nhất thời còn hệ lụy mà nó để lại thì không có bất cứ bản án nào có thể khắc phục được.
Thiên Kim
—-
* Khi bài này được đăng lại, hồi 6h15 – 30/12/2013, trên bài gốc đã có 51 phản hồi của độc giả.
nguồn:http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/12/30/an-tu-hinh-nhieu-noi-len-dieu-gi/
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001