20:00 | 09/09/2012
Tập đoàn Điện lực - chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 khẳng định,
việc xử lý thấm ở đập thủy điện này đã hoàn tất, đảm bảo an toàn. Nhưng
chiều 8/9, công tác xử lý thấm vẫn còn ngổn ngang trong đường hầm thân
đập.
Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) đánh giá việc xử lý sự cố thấm ở đập Sông Tranh 2 hoàn tất, và EVN đảm bảo đập này an toàn. Tuy nhiên, chiều 8/9, công tác xử lý thấm vẫn còn ngổn ngang trong đường hầm thân đập. |
Nhiều công nhân vẫn hì hục làm việc trong đường hầm để xử lý lưu lượng nước thấm nền. |
Công nhân trát xi măng chống thấm trên trần của đường hầm công trình thủy điện chiều 8/9. |
Các chuyên gia kiểm tra máy đo gia tốc động đất lắp đặt trong đường hầm. |
Hộp kính này phủ một lớp bụi dày, mặc dù bên trong có lắp hai bóng đèn để theo dõi thông số quan trắc động đất nhưng hai bóng đèn này đã cháy từ lâu, muốn kiểm tra phải dùng đèn pin soi. |
Công nhân trát xi măng chống thấm dưới hành lang thu gom nước trong hầm. Hầu hết công nhân này là lao động phổ thông, thanh niên đồng bào thiểu số ở huyện Bắc Trà My và các địa phương lân cận. Theo các chuyên gia thủy điện, thủy lợi, 40 tỷ đồng để xử lý sự cố thấm nghiêm trọng cho đập thủy điện Sông Tranh 2 là quá thấp và đây chỉ là phương án khắc phục tạm thời chứ chưa thể xử lý triệt để được. |
Thiết bị bơm đo lưu lượng nước thấm cho đập chính thủy điện Sông Tranh 2. |
Chiều 8/9, Ban quản lý dự án thủy điện 3 cho rằng, lưu lượng nước thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 hiện chỉ còn 2,6 lít/giây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhìn bằng mắt thường cũng dễ nhận thấy lưu lượng nước qua máng đo này với cường độ cao hơn nhiều lần. |
Trên mái trần của hầm, nước thấm tạo độ ẩm, khiến các đốm mốc trắng loang rộng khắp nơi. |
"Nhà thầu, các chuyên gia mới chỉ xử lý thấm bên ngoài và cơ bản trong đường hầm, còn việc khoan vào kiểm tra bên trong thân đập có rỗng, khuyết do thời gian dài vừa qua rò rỉ nước chưa được tiến hành thì chưa thể nói công tác xử lý thấm đã hoàn tất. Trong khi đó, những trận động đất liên tiếp những ngày qua đã làm trượt lở, sụt lún đất ở bờ vai trái của đập thủy điện Sông Tranh 2 là đáng lo ngại". GS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam bày tỏ băn khoăn. |
Theo Trí Tín - vnexpress
nguồn:http://www.petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/can-canh-va-dap-thuy-dien-song-tranh-2.html
====================================================================
Liệu đập thủy điện Sông Tranh 2 có bị vỡ?
Thanh Trúc, Phóng viên RFA
Những cơn dư chấn liên tục sau trận động đất hôm thứ Ba đã khiến cư dân huyện Bắc Trà My và khu vực lân cận mất ăn mất ngủ.
Người ở huyện Bắc Trà My còn thêm nỗi lo là nếu đất tiếp tục rung chuyển mạnh và liên tục thì đập thủy điện Sông Tranh 2 có thể vỡ và nước sẽ tràn ngập khu dân cư phía dưới.
Rất có thể
Để tìm hiểu vấn đề, Thanh Trúc phỏng vấn giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trường Tiến, chủ tịch Hội Cơ học Địa chất ViệtNam. Đầu tiên, nhà cơ học đất và địa kỹ thuật công trình này khẳng định:
GS Nguyễn Trường Tiến: Chuyện xây dựng một đập thủy điện thì nó tăng thêm rất nhiều tải trọng lên nền đất và nền đá. Đó là lý do thứ nhất.
Thứ hai, nó tăng thêm trọng lượng của nước tác động lên đất và đá và sẽ gây kích thích động đất. Đấy là một sự thật, tôi khẳng định như thế.
Thứ hai, nó tăng thêm trọng lượng của nước tác động lên đất và đá và sẽ gây kích thích động đất. Đấy là một sự thật, tôi khẳng định như thế.
Thanh Trúc: Thưa trường hợp có những rung chấn mạnh tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 từ mấy hôm nay thì nhận định đầu tiên của ông là như thế nào?
GS Nguyễn Trường Tiến: Đấy chắc chắn là động đất chứ không có gì khác cả. Điều mà mấy đồng chí, mấy anh lãnh đạo của khu vực đấy với lại bà con cảm giác thì đó là dư chấn, là động đất nhỏ, có thể cấp hai, cấp ba, cấp bốn gì đó.
Thanh Trúc: Vậy khu vực Sông Tranh nằm trong tầm nguy hiểm đến mức độ nào. Liệu đập thủy điện Sông Tranh 2, vốn trước đó có nhiều vết nứt và đã được khắc phục, có thể bị vỡ hay không?
GS Nguyễn Trường Tiến: Câu chuyện đặt ra là hiện nay tất cả những thông tin của Viện Địa lý rồi Viện Địa chấn rồi các chuyên gia… thì tôi hiểu kết quả đo địa chấn hiện nay là đang ở cấp nằm trong sự cho phép nào đó, nhưng tất nhiên dưới kết luận nó sẽ tăng dần.
Câu chuyện nó sẽ tăng dần tại vì nó như một vết gãy mà có tác dụng của tải trọng thì nó có thể tăng dần cấp động đất lên, cái tần suất động đất phát triển lên.
Đương nhiên bây giờ người thiết kế hay người kiểm tra hay người chịu trách nhiệm phải đánh giá toàn bộ lại cái ảnh hưởng của động đất này tới thủy điện Sông Tranh và đập thủy điện Sông Tranh.
Tôi thì tôi hình dung rằng cấp động đất ấy sẽ tăng dần lên bởi vì tải trọng tăng dần lên và tần suất của động đất nó tăng dần lên, phá hỏng đập thủy điện Sông Tranh hoàn toàn là câu chuyện có khả năng.
Thanh Trúc: Nếu chẳng may đập thủy điện Sông Tranh này bị nứt hay bị vỡ thì…?
Tôi thì tôi hình dung rằng cấp động đất ấy sẽ tăng dần lên bởi vì tải trọng tăng dần lên và tần suất của động đất nó tăng dần lên, phá hỏng đập thủy điện Sông Tranh hoàn toàn là câu chuyện có khả năng.
GS Nguyễn Trường Tiến
GS Nguyễn Trường Tiến: Những người có trách nhiệm, hoặc là chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn về điện, phải mô hình hóa toàn bộ bài toán, cái đập đấy, cái nước đấy, rồi cái tải trọng đấy với cái cấp động đất mà làm hỏng cái đập thủy điện Sông Tranh đấy.
Những câu chuyện đó hoàn toàn có thể mô hình toán học, để biết nước sẽ chảy với tốc độ bao nhiêu, nó sẽ tạo nên thảm họa như thế nào.
Bởi vì tôi là một nhà khoa học mà tôi lại không có các số liệu ở trong tay thì tôi cũng không thể dự báo được mà tôi hình dung chuyện đấy hoàn toàn là với những công cụ của máy tính, của thiết kế, và chúng ta hoàn toàn có thể dự báo được là cái thủy điện Sông Tranh mà nó bị sập hoặc là nó bị nứt thì nước nó sẽ cuốn như thế nào nó sẽ chảy đến đâu và nó gây ngập lụt thế nào, toàn bộ câu chuyện có thể tính toán bằng số.
Thanh Trúc: Thưa như thế thì ai, cơ quan nào, chịu trách nhiệm nhiều nhất về cái tính toán và đưa ra những con số?
GS Nguyễn Trường Tiến: Tôi nghĩ theo đúng luật đầu tư của Việt Nam thì ông chủ đầu tư, ông mà bỏ tiền xây đập và bỏ tiền xây dựng nhà máy thủy điện Sông Tranh là phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
Thứ hai là Tổng công ty Điện lực quản lý vùng điện năng đấy và thứ ba là Bộ Công Thương quản lý ngành điện lực. Cả ba phải chịu trách nhiệm, trong lãnh vực này là như thế.
Thứ hai là Tổng công ty Điện lực quản lý vùng điện năng đấy và thứ ba là Bộ Công Thương quản lý ngành điện lực. Cả ba phải chịu trách nhiệm, trong lãnh vực này là như thế.
Thanh Trúc: Những vết nứt xảy ra ở đập thủy điện Sông Tranh dưới mắt nhìn của ông là như thế nào?
GS Nguyễn Trường Tiến: Câu chuyện của thủy điện là một câu chuyện rất khó. Tức là thực ra chúng ta xây dựng quá nhiều thủy điện, chuyện qui hoạch thủy điện là một đề tài rất rộng.
Đầu tiên là vấn đề qui hoạch, vấn đề thứ hai là khảo sát, vấn đề thứ ba là thiết kế, vấn đề thứ tư là thi công và vấn đề cuối cùng là giám sát chất lượng thi công.
Đầu tiên là vấn đề qui hoạch, vấn đề thứ hai là khảo sát, vấn đề thứ ba là thiết kế, vấn đề thứ tư là thi công và vấn đề cuối cùng là giám sát chất lượng thi công.
Thế thì chuyện gây nên những vết nứt rồi gây ra những cái như nước chảy nước thấm… thì nó tích tụ rất nhiều từ những cái sai sót đọng lại và tạo nên cái sai sót cuối cùng ấy, làm nước cứ chảy và đập không an toàn, nó bị nứt.
Cần làm gì?
Thanh Trúc: Thưa giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trường Tiến, có cách nào khả dĩ để tránh được tai họa cho người dân trong lúc này, vào khi có những rung chấn mạnh hay là những dư chấn tiếp tục xảy ra?
GS Nguyễn Trường Tiến: Tôi nghĩ đối với các nhà quản lý và các chủ đầu tư hiện nay thì việc đầu tiên là phải giảm tải tối thiểu lượng nước của đập này xuống.
Tôi biết trong thiết kế có nhiều bất cập, chuyện đặt ra là bởi vì chúng tôi không có cơ hội được tiếp cận với tất cả những thông tin hiện nay, nên thực ra phải trả lời câu hỏi đập này an toàn bao nhiêu, nó có thể chịu được cái địa chấn tức cấp động đất là bao nhiêu… là câu mà chủ đầu tư trả lời, hay tổng công ty thiết kế và thi công công trình này phải trả lời mới được.
Tôi nghĩ đối với các nhà quản lý và các chủ đầu tư hiện nay thì việc đầu tiên là phải giảm tải tối thiểu lượng nước của đập này xuống.
GS Nguyễn Trường Tiến
Chúng tôi không được tiếp cận thông tin thì chỉ có thể trả lời đương nhiên do tải trọng của nước tạo nên kích thích động đất.
Thứ hai đương nhiên động đất là thiên tai nhưng đồng thời chấn động ấy cũng do nhân tai. Nhân tai tức là do chúng ta có thể qui hoạch sai, chúng ta thiết kế chưa đúng, chúng ta thi công chưa đảm bảo, chúng ta chưa có đầy đủ các số liệu…
Hôm qua tôi có làm việc và tôi biết là có một số chuyên gia quốc tế đang vào trong đấy để tư vấn cho chủ đầu tư Việt Nam lắp đặt hệ thống quan trắc và đo đạc, thì lúc đấy chúng ta mới có số liệu đầy đủ.
Tức là thứ nhất phải tính toán, thứ hai phải đo đạc phải quan trắc thì lúc đấy mới có được câu trả lời xác đáng được. Còn hiện nay tất cả những người có trách nhiệm thì họ đang làm và họ cũng chưa công bố các số liệu quan trắc.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn GSTS Nguyễn Trường Tiến về những lời giải thích của ông.
T.T. – N.T.T.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ideas-quakes-caused-hydrodams-atrisk-ttru-09092012115308.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41162
====================================================================
“Nói an toàn khi động đất tới 5,5 độ Richter là không khoa học”
Lê Huy Y
(Tổng hội Địa chất Việt Nam)
LTS: Trong khi người dân khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 đang “ăn không ngon, ngủ không yên” vì lo sợ trước các trận động đất xảy ra thời gian gần đây, thì các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất đánh giá về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Báo Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu ý kiến của một số nhà khoa học về vấn đề này.
Từ ngày 3.9.2012 đến nay đã có hơn mười trận động đất tại khu vực đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam). Một số nhà khoa học, nhà xây dựng đập, và vài nhà cấp bộ khẳng định: “Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn”. Chưa vỡ đập thì đúng rồi, nhưng nếu nói: “Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 được thiết kế cường độ kháng nén lớn, bảo đảm an toàn khi có động đất tới 5,5 độ Richter” là không khoa học.
Đặt thuỷ điện vào họng núi lửa
Thứ nhất, về mặt địa chất, cái nguy hiểm lớn nhất của đập thuỷ điện Sông Tranh 2 là người ta đã đặt nó vào vùng hoạt động kiến tạo mạnh. Đầu phía nam của đập có một họng núi lửa cổ. Điểm này cũng là giao điểm của bốn đứt gãy sâu (khu vực đập có ít nhất bốn đứt gãy sâu, sâu đến mức là macma đã theo giao tuyến đứt gãy chui lên mặt đất để lại cho đập một khối dăm, cuội dung nham núi lửa bị phong hoá tại chỗ).
Một trong bốn đứt gãy này có phương Bắc – Nam (gần song song với thân đập), một có phương á vĩ tuyến (song song với bờ Sông Tranh), hai đứt gãy còn lại có phương Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Giao điểm các đứt gãy này, nhất là họng núi lửa cổ ở bờ phía Nam thân đập sẽ phát huy tác hại lớn khi có sự cựa mình của khối đá macma dưới sâu.
Không khó để các nhà khoa học về địa chất vạch ra hàng chục đứt gãy sâu khác trong vùng thung lũng huyện Bắc Trà My.
Cũng không thể quên rằng trong lòng hồ gần vùng đập đã tồn tại một suối nước nóng đến mức làm được lông gà. Tại đây đã và đang tồn tại một khối dung nham macma nóng chảy dưới sâu, mà một tia của nó đã dâng lên gần mặt đất đun nóng nguồn nước ngầm.
Những dấu hiệu về địa chất, địa chất thuỷ văn nêu trên đã củng cố cho việc giải thích địa chất nguồn gốc liên quan với khối macma xâm nhập nông á núi lửa trẻ (18 triệu năm trở về đây), thành phần bazơ – kiềm của dị thường từ hàng không vùng Trà My do hải quân Mỹ phát hiện trong các năm đầu 1960 và kết quả bay đo của Liên đoàn Vật lý địa chất thuộc Tổng cục Địa chất Việt Nam vào giữa thập niên 80 của thiên niên kỷ trước. Dị thường từ hàng không này có kích thước khoảng 10 x 25 km2, kéo dài theo phương án vĩ tuyến, nó phản ánh đối tượng địa chất (khối xâm nhập nông á núi lửa thành phần bazơ – kiềm) bị từ hoá nghiêng theo phương Bắc Nam.
Thứ hai, có thể chứng minh: động đất hồi tháng 11/2011 ở vùng Trà My không thể xếp dưới cấp 6. Còn động đất ngày 3.9.2012 lúc 20 giờ còn mạnh nhất từ trước đến nay kèm theo nhiều tiếng nổ lớn và nhiều nhà bị nứt. Thôi thì tạm xếp vào dưới cấp 7, trong khi cơ quan hữu quan đã nói đập thuỷ điện Sông Tranh 2 được thiết kế xây dựng chịu được động đất cấp 7. Như vậy có thể gọi là suýt soát, nếu khi xây dựng đập không rút ruột nhiều quá.
Tuy nhiên, điều rất quan trọng là: ai đã từng học môn sức bền vật liệu thì không thể quên được khái niệm “ứng suất mỏi”. Ví dụ đơn giản thế này: một sợi thép hoặc một miếng tôn có thể chịu sức kéo hàng tấn, nhưng chúng ta có thể dùng tay để bẻ gãy chúng bằng cách lắc qua lắc lại một số lần. Vì vậy, dù đập có được xây dựng chịu đến động đất cấp cao (8; 9 hoặc 10) nhưng động đất cứ tác động gần và trực tiếp mãi thì sẽ có ngày vỡ đập, nhất là còn cộng thêm áp lực nén ngang xuôi dòng chảy của một hồ nước gần triệu mét khối với độ chênh cao gần trăm mét nước.
Làm một đập khác [phía] hạ lưu
Ông PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu đã rất đúng khi khẳng định: “Hiện nay, tất cả những đánh giá trước đây về độ nguy hiểm dư chấn của khu vực này không dựa trên quan trắc địa phương mà dựa trên quan trắc toàn lãnh thổ với phương pháp địa chất và phương pháp xác suất để dự báo. Trên địa bàn đó từ trước đến nay không có trạm quan trắc động đất nên chúng ta không có số liệu về động đất địa phương”.
Cái nguy hiểm là động đất địa phương tại khu vực đập thuỷ điện Sông Tranh 2. Trong khi ở trạm đo ở Huế xác định được động đất ở Trà My là 3,5 – 4,2 độ Richter thì tại các xã của Bắc Trà My đã có các hiện tượng (nứt nhà, đổ đồ vật) tương đương động đất cấp 6 hoặc 7. Dễ thông cảm bởi vì năng lượng của sóng động đất giảm rất nhanh (theo hàm mũ) theo khoảng cách khi truyền đi xa trong môi trường đất đá.
Việc đặt các trạm đo động đất sẽ cho phép chúng ta biết được nhiều điều về động đất tại chỗ, dĩ nhiên nó không ngăn được động đất và cũng không ngăn được vỡ đập. Bí mật tồi tệ nhất trong việc đối phó động đất là: động đất càng lớn thì lại càng khó phát hiện, và máy móc chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, chứ không thể dự đoán được.
Cần sớm xác định một cách chính xác và đầy đủ mọi đứt gãy kiến tạo có trong vùng đập thuỷ điện Sông Tranh 2 và kiểm tra kết cấu của thân đập để góp thêm kết luận về sự an toàn của nó. Vá víu như đang làm chắc chỉ che mắt được thiên hạ. Tích nước cho đập trong lúc này là rất nguy hiểm. Phương án an toàn nhất là làm một đập khác phía hạ lưu, sau khi đã khẳng định nơi đó không có các họng núi lửa cổ.
L.H.Y.
Nguồn: http://sgtt.vn/Thoi-su/168081/%E2%80%9CNoi-an-toan-khi-dong-dat-toi-55-do-Richter-la-khong-khoa-hoc%E2%80%9D.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41168
===================================================================
Động đất Sông Tranh 2: EVN vội kết luận rất nguy hiểm!*
“Nói an toàn khi động đất tới 5,5 độ Richter là không khoa học”
Lê Huy Y
(Tổng hội Địa chất Việt Nam)
LTS: Trong khi người dân khu vực thuỷ điện Sông Tranh 2 đang “ăn không ngon, ngủ không yên” vì lo sợ trước các trận động đất xảy ra thời gian gần đây, thì các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất đánh giá về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Báo Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu ý kiến của một số nhà khoa học về vấn đề này.
Từ ngày 3.9.2012 đến nay đã có hơn mười trận động đất tại khu vực đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam). Một số nhà khoa học, nhà xây dựng đập, và vài nhà cấp bộ khẳng định: “Đập thuỷ điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn”. Chưa vỡ đập thì đúng rồi, nhưng nếu nói: “Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 được thiết kế cường độ kháng nén lớn, bảo đảm an toàn khi có động đất tới 5,5 độ Richter” là không khoa học.
Đặt thuỷ điện vào họng núi lửa
Thứ nhất, về mặt địa chất, cái nguy hiểm lớn nhất của đập thuỷ điện Sông Tranh 2 là người ta đã đặt nó vào vùng hoạt động kiến tạo mạnh. Đầu phía nam của đập có một họng núi lửa cổ. Điểm này cũng là giao điểm của bốn đứt gãy sâu (khu vực đập có ít nhất bốn đứt gãy sâu, sâu đến mức là macma đã theo giao tuyến đứt gãy chui lên mặt đất để lại cho đập một khối dăm, cuội dung nham núi lửa bị phong hoá tại chỗ).
Một trong bốn đứt gãy này có phương Bắc – Nam (gần song song với thân đập), một có phương á vĩ tuyến (song song với bờ Sông Tranh), hai đứt gãy còn lại có phương Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Giao điểm các đứt gãy này, nhất là họng núi lửa cổ ở bờ phía Nam thân đập sẽ phát huy tác hại lớn khi có sự cựa mình của khối đá macma dưới sâu.
Không khó để các nhà khoa học về địa chất vạch ra hàng chục đứt gãy sâu khác trong vùng thung lũng huyện Bắc Trà My.
Cũng không thể quên rằng trong lòng hồ gần vùng đập đã tồn tại một suối nước nóng đến mức làm được lông gà. Tại đây đã và đang tồn tại một khối dung nham macma nóng chảy dưới sâu, mà một tia của nó đã dâng lên gần mặt đất đun nóng nguồn nước ngầm.
Những dấu hiệu về địa chất, địa chất thuỷ văn nêu trên đã củng cố cho việc giải thích địa chất nguồn gốc liên quan với khối macma xâm nhập nông á núi lửa trẻ (18 triệu năm trở về đây), thành phần bazơ – kiềm của dị thường từ hàng không vùng Trà My do hải quân Mỹ phát hiện trong các năm đầu 1960 và kết quả bay đo của Liên đoàn Vật lý địa chất thuộc Tổng cục Địa chất Việt Nam vào giữa thập niên 80 của thiên niên kỷ trước. Dị thường từ hàng không này có kích thước khoảng 10 x 25 km2, kéo dài theo phương án vĩ tuyến, nó phản ánh đối tượng địa chất (khối xâm nhập nông á núi lửa thành phần bazơ – kiềm) bị từ hoá nghiêng theo phương Bắc Nam.
Rất khó lường Tình hình động đất, như nhận định của nhiều chuyên gia, là rất khó lường. Có điều trong phương án phòng chống lụt bão huyện ký kết với công ty thuỷ điện Sông Tranh chỉ tập trung ở việc cung cấp thông tin chứ chưa thấy đề cập đến lực lượng và trang bị để triển khai ứng phó cứu hộ. Một số ý kiến cũng kiến nghị huyện cần làm việc với công ty thuỷ điện Sông Tranh, sớm cung cấp bản đồ ngập lụt khi xảy ra tình huống vỡ đập để lực lượng chức năng có thể chủ động chọn các điểm cao, không bị ngập để tập kết, chuyển dân đến nơi an toàn. Bởi đập thuỷ điện Sông Tranh 2 với khoảng 730 triệu m3 này gặp sự cố sẽ ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người dân vùng hạ lưu. |
Tuy nhiên, điều rất quan trọng là: ai đã từng học môn sức bền vật liệu thì không thể quên được khái niệm “ứng suất mỏi”. Ví dụ đơn giản thế này: một sợi thép hoặc một miếng tôn có thể chịu sức kéo hàng tấn, nhưng chúng ta có thể dùng tay để bẻ gãy chúng bằng cách lắc qua lắc lại một số lần. Vì vậy, dù đập có được xây dựng chịu đến động đất cấp cao (8; 9 hoặc 10) nhưng động đất cứ tác động gần và trực tiếp mãi thì sẽ có ngày vỡ đập, nhất là còn cộng thêm áp lực nén ngang xuôi dòng chảy của một hồ nước gần triệu mét khối với độ chênh cao gần trăm mét nước.
Làm một đập khác [phía] hạ lưu
Ông PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Phó giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu đã rất đúng khi khẳng định: “Hiện nay, tất cả những đánh giá trước đây về độ nguy hiểm dư chấn của khu vực này không dựa trên quan trắc địa phương mà dựa trên quan trắc toàn lãnh thổ với phương pháp địa chất và phương pháp xác suất để dự báo. Trên địa bàn đó từ trước đến nay không có trạm quan trắc động đất nên chúng ta không có số liệu về động đất địa phương”.
Cái nguy hiểm là động đất địa phương tại khu vực đập thuỷ điện Sông Tranh 2. Trong khi ở trạm đo ở Huế xác định được động đất ở Trà My là 3,5 – 4,2 độ Richter thì tại các xã của Bắc Trà My đã có các hiện tượng (nứt nhà, đổ đồ vật) tương đương động đất cấp 6 hoặc 7. Dễ thông cảm bởi vì năng lượng của sóng động đất giảm rất nhanh (theo hàm mũ) theo khoảng cách khi truyền đi xa trong môi trường đất đá.
Việc đặt các trạm đo động đất sẽ cho phép chúng ta biết được nhiều điều về động đất tại chỗ, dĩ nhiên nó không ngăn được động đất và cũng không ngăn được vỡ đập. Bí mật tồi tệ nhất trong việc đối phó động đất là: động đất càng lớn thì lại càng khó phát hiện, và máy móc chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, chứ không thể dự đoán được.
Cần sớm xác định một cách chính xác và đầy đủ mọi đứt gãy kiến tạo có trong vùng đập thuỷ điện Sông Tranh 2 và kiểm tra kết cấu của thân đập để góp thêm kết luận về sự an toàn của nó. Vá víu như đang làm chắc chỉ che mắt được thiên hạ. Tích nước cho đập trong lúc này là rất nguy hiểm. Phương án an toàn nhất là làm một đập khác phía hạ lưu, sau khi đã khẳng định nơi đó không có các họng núi lửa cổ.
L.H.Y.
Nguồn: http://sgtt.vn/Thoi-su/168081/%E2%80%9CNoi-an-toan-khi-dong-dat-toi-55-do-Richter-la-khong-khoa-hoc%E2%80%9D.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41168
===================================================================
Động đất Sông Tranh 2: EVN vội kết luận rất nguy hiểm!*
VTC News
VTC News phỏng vấn GS.TS Nguyễn Thế Hùng
(* Bài đã được GS TS Nguyễn Thế Hùng chỉnh sửa một số chỗ VTC News dùng từ không chính xác. BVN)
(VTC News) – Chuyên gia thủy lợi nói việc EVN vội vàng kết luận đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn sau các trận động đất liên tiếp gần đây là rất nguy hiểm.
http://vtc.vn/chuyende/0/2-223/dong-dat-rung-chuyen-thuy-dien-song-tranh-2.htm
Ngày 6/9, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục khẳng định, các đợt rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến công trình, các rung chấn thấp hơn cường độ kháng chấn thiết kế của đập thuỷ điện Sông Tranh 2.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, vấn đề cần được xem xét ở góc độ tổng thể của toàn bộ dự án.
Về vấn đề này, VTC News đã có cuộc phỏng vấn với GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Trưởng Bộ môn Cơ sở kỹ thuật thủy lợi, Khoa Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.
- Sau khi liên tiếp các trận động đất xảy ra từ ngày 3/9 đến nay, EVN một lần nữa khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, cường độ các trận động đất đều thấp hơn khả năng kháng chấn thiết kế của thân đập. Vậy người dân và chính quyền địa phương đã có thể yên tâm chưa, thưa ông?
Theo tôi, không thể yên tâm được. Và hiện tại, người dân cùng chính quyền địa phương không yên tâm là đúng.
Người dân chỉ yên tâm khi có một cơ quan độc lập gồm các nhà khoa học độc lập, làm việc độc lập đánh giá tất cả các hoạt động của công trình này từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành cho đến các hiện tượng xảy ra trong thời gian vừa qua thì người dân mới có thể yên tâm được.
- Ông nhận định thế nào về hiện tượng sạt bờ vai thủy điện Sông Tranh 2 và sụt đất bên dưới chân đập vừa xảy ra mà EVN đang gia cố khắc phục?
Chúng ta vẫn có thể thiết kế đập an toàn trong vùng động đất. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần rất nhiều kinh phí và phải xem xét, đánh giá, tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan.
Không chỉ vậy, công tác thi công có thực hiện đầy đủ các tính toán đó hay không mới là vấn đề. Trước đây, khi đi cùng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khảo sát thân đập cho thấy công trình đã rệu rạo lắm rồi.
Cái đập chắc chắn là nhờ gốc đập, đáy đập và nền đập; nhưng các bộ phận này, qua sự cố trước đây, nay vẫn còn chưa xử lý được. Và nếu vấn đề này không được khắc phục triệt để thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, nhất là khi xuất hiện động đất kích thích do tích nước.
Dưới áp lực cột nước, nó có thể làm xói đáy đập. Và khi ấy, thân đập có cứng mấy cũng không thể giải quyết được vấn đề an toàn.
Vấn đề ở đây là cần xem xét tổng thể của công trình từ kết cấu thân đập, đáy đập, nền đập cho đến tất cả các hạng mục liên quan. Như bác sỹ vậy, cần chẩn đoán con bệnh chính xác từ các triệu chứng, chứ chưa chẩn đoán hết mà kết luận thì rất nguy hiểm.
Còn hiện tượng sạt lở bờ vai, theo tôi, đây là một hiện tượng rất nguy hiểm và chưa thể nói trước được điều gì.
Trước tiên, đây là khu vực nằm trên đới đứt gãy và đã có những hiện tượng động đất. Nên khi có thêm nhân tố tác động, tình hình sẽ càng xấu hơn, động đất sẽ mạnh hơn và càng nguy hiểm hơn.
Như một cơ thể đã yếu, khi có thêm những yêu tố môi trường bất lợi nó sẽ làm cơ thể càng yếu đi. Thậm chí có thể tử vong.
Còn động đất nơi đây là động đất kích thích do tác động của công trình và tích nước gây ra. Tích nước càng cao, thì động đất càng mạnh. Và tôi vẫn giữ quan điểm “không nên tích nước đến mực nước dâng bình thường theo thiết kế”, vì việc này rất nguy hiểm.
- Nếu sự cố xấu xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Luật pháp đã quy định, người nào quản lý, vận hành công trình là những người chịu trách nhiệm nếu công trình xảy ra sự cố.
Thậm chí những người ngăn cản việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, sự an toàn công trình hoặc gây cản trở trong việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá độc lập và không công khai vấn đề này thì những người đó là những người chịu trách nhiệm.
- Cảm ơn ông!
Nguồn: http://vtc.vn/2-347550/xa-hoi/dong-dat-song-tranh-2-evn-voi-ket-luan-rat-nguy-hiem.htm
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41174
====================================================================
(* Bài đã được GS TS Nguyễn Thế Hùng chỉnh sửa một số chỗ VTC News dùng từ không chính xác. BVN)
(VTC News) – Chuyên gia thủy lợi nói việc EVN vội vàng kết luận đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn sau các trận động đất liên tiếp gần đây là rất nguy hiểm.
http://vtc.vn/chuyende/0/2-223/dong-dat-rung-chuyen-thuy-dien-song-tranh-2.htm
Ngày 6/9, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tiếp tục khẳng định, các đợt rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến công trình, các rung chấn thấp hơn cường độ kháng chấn thiết kế của đập thuỷ điện Sông Tranh 2.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, vấn đề cần được xem xét ở góc độ tổng thể của toàn bộ dự án.
Về vấn đề này, VTC News đã có cuộc phỏng vấn với GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Trưởng Bộ môn Cơ sở kỹ thuật thủy lợi, Khoa Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.
- Sau khi liên tiếp các trận động đất xảy ra từ ngày 3/9 đến nay, EVN một lần nữa khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, cường độ các trận động đất đều thấp hơn khả năng kháng chấn thiết kế của thân đập. Vậy người dân và chính quyền địa phương đã có thể yên tâm chưa, thưa ông?
Theo tôi, không thể yên tâm được. Và hiện tại, người dân cùng chính quyền địa phương không yên tâm là đúng.
Người dân chỉ yên tâm khi có một cơ quan độc lập gồm các nhà khoa học độc lập, làm việc độc lập đánh giá tất cả các hoạt động của công trình này từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành cho đến các hiện tượng xảy ra trong thời gian vừa qua thì người dân mới có thể yên tâm được.
- Ông nhận định thế nào về hiện tượng sạt bờ vai thủy điện Sông Tranh 2 và sụt đất bên dưới chân đập vừa xảy ra mà EVN đang gia cố khắc phục?
Chúng ta vẫn có thể thiết kế đập an toàn trong vùng động đất. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần rất nhiều kinh phí và phải xem xét, đánh giá, tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan.
Không chỉ vậy, công tác thi công có thực hiện đầy đủ các tính toán đó hay không mới là vấn đề. Trước đây, khi đi cùng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khảo sát thân đập cho thấy công trình đã rệu rạo lắm rồi.
Cái đập chắc chắn là nhờ gốc đập, đáy đập và nền đập; nhưng các bộ phận này, qua sự cố trước đây, nay vẫn còn chưa xử lý được. Và nếu vấn đề này không được khắc phục triệt để thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, nhất là khi xuất hiện động đất kích thích do tích nước.
Dưới áp lực cột nước, nó có thể làm xói đáy đập. Và khi ấy, thân đập có cứng mấy cũng không thể giải quyết được vấn đề an toàn.
Vấn đề ở đây là cần xem xét tổng thể của công trình từ kết cấu thân đập, đáy đập, nền đập cho đến tất cả các hạng mục liên quan. Như bác sỹ vậy, cần chẩn đoán con bệnh chính xác từ các triệu chứng, chứ chưa chẩn đoán hết mà kết luận thì rất nguy hiểm.
Còn hiện tượng sạt lở bờ vai, theo tôi, đây là một hiện tượng rất nguy hiểm và chưa thể nói trước được điều gì.
Cái đập chắc chắn, nhưng gốc đập, đáy đập và nền đập yếu. Và nếu vấn đề này không được khắc phục triệt để thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng, nhất là khi xuất hiện động đất kích thích do tích nước.- Được biết, động đất kích thích do tích nước chỉ xuất hiện rung chấn trong phạm vi hẹp. Nhưng ở Sông Tranh 2, rung chấn đã lan rộng đến các huyện lân cận, cách xa cả trăm km. Vậy bản chất của các trận động đất tại đây là gì?
GS.TS Nguyễn Thế Hùng
Trước tiên, đây là khu vực nằm trên đới đứt gãy và đã có những hiện tượng động đất. Nên khi có thêm nhân tố tác động, tình hình sẽ càng xấu hơn, động đất sẽ mạnh hơn và càng nguy hiểm hơn.
Như một cơ thể đã yếu, khi có thêm những yêu tố môi trường bất lợi nó sẽ làm cơ thể càng yếu đi. Thậm chí có thể tử vong.
Còn động đất nơi đây là động đất kích thích do tác động của công trình và tích nước gây ra. Tích nước càng cao, thì động đất càng mạnh. Và tôi vẫn giữ quan điểm “không nên tích nước đến mực nước dâng bình thường theo thiết kế”, vì việc này rất nguy hiểm.
- Nếu sự cố xấu xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Luật pháp đã quy định, người nào quản lý, vận hành công trình là những người chịu trách nhiệm nếu công trình xảy ra sự cố.
Thậm chí những người ngăn cản việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, sự an toàn công trình hoặc gây cản trở trong việc kiểm tra, khảo sát, đánh giá độc lập và không công khai vấn đề này thì những người đó là những người chịu trách nhiệm.
- Cảm ơn ông!
Nguồn: http://vtc.vn/2-347550/xa-hoi/dong-dat-song-tranh-2-evn-voi-ket-luan-rat-nguy-hiem.htm
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41174
====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001