Nguyễn Trung Chính
Hội nghị Trung
ương 6 bác bỏ đề nghị “kỷ luật một đồng chí” của Bộ Chính trị đã làm tan
biến hy vọng còn le lói trong một số người rằng Nghị quyết Trung ương
4, liều thuốc đắng dã tật, là một quyết tâm của Đảng, làm gương từ trên
xuống dưới, trên trước dưới sau, để làm trong sạch đám cán bộ, đảng viên
có chức có quyền tham nhũng đang tàn phá đất nước Việt nam.
Từ đó đến nay, mặc dù tốn kém tiền bạc của dân để tổ chức những hội nghị thực hiện nghị quyết này nhưng được làm hời hợt, chiếu lệ như thường lệ, không một con sâu to lớn nào bị phát hiện. Nghị quyết được xem là chấm dứt mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng nói phải làm đi làm lại nhiều lần, nhưng có làm thêm cũng vô ích, phí phạm thêm tài sản của đất nước. Liều thuốc đắng dã tật đã bị đánh tráo thành thuốc giả không công hiệu.
Cá nhân
Dường như nhận ra sự thất vọng của đa số đảng viên, nhân dân, và để vớt vát thất bại nói trên, và đây cũng lần đầu tiên trong lịch sử bổ nhiệm của Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm một người có tai có tiếng trước nhân dân, là ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính.
Cho đến nay, những chức vụ cao cấp ở Trung ương được bổ nhiệm theo phương cách của đảng, người dân, đảng viên, chẵng hiểu vì lý do gì mà ông này chứ không phải ông nọ được bổ nhiệm. Mỗi ông là một kiểu “nhân tài” được tung ra từ ống tay áo của Thượng Hoàng.
Từ vài năm nay, nhiều tiếng nói trông chờ ông Nguyễn Bá Thanh được đưa vào Trung ương với vị trí quan trọng nhất vì ông đã tỏ ra dám nói, dám làm, làm nhanh, dám phá rào trong một số việc thí dụ đề nghị bầu Chủ tịch hội đồng nhân dân Đà Nẵng trực tiếp từ người dân, giống như Bí thư Kim Ngọc thực hiện khoán trong kinh tế trước kia, thay vì “cơ cơ cấu cấu trong ống tay áo” như hiện nay. Mặc dù đề nghị xé rào của ông Thanh không được Trung ương chấp nhận nhưng quần chúng tỏ ra chấp nhận.
Người ta nói rằng ở Đà Nẵng, ông Thanh không che chở khi đàn em làm quấy, không “thương” đồng chí khi đồng chí làm việc sâu mọt, không thèm nhóm lợi ích để bao che nhau như những lãnh đạo khác. Ông Thanh nói thẳng trước dư luận những cách làm việc không ra cơm ra nếp của cán bộ dưới quyền mà không sợ xấu hổ, không sợ Đảng ủy mất bằng khen. Ông Thanh “dám nói, dám làm, làm nhanh”. Đó là tính cách hiếm có và đáng khen của một lãnh đạo chính trị.
Có nguồn tin rằng ông Thanh cũng “ăn”, nhưng là “ăn” ít thôi, còn để cho dân ăn với, không như những lãnh đạo khác. Dù nguồn tin này có đúng, thì có được một lãnh đạo như thế cũng là điều hiếm hoi trong bối cảnh nhân dân không được quyền chọn những người lãnh đạo mình.
Nhiều người hồ hởi với sự bổ nhiệm ông Thanh. Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW cho rằng, “dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh, công tác phòng chống tham nhũng của ta sẽ có những khởi sắc“, còn Ông Phạm Quốc Anh, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương cho rằng “ông Thanh sẽ làm tốt vai trò của mình ở vị trí mới với khả năng thành công khoảng 60%”. Phải chăng TBT Nguyễn Phú Trọng chọn ông Thanh vì biết rằng mình không “dám nói, dám làm, làm nhanh” như ông Thanh? Nếu biết được thế cũng đã là phúc lắm rồi.
Ông Thanh đã là một “Từ Hải” ở Đà Nẵng, nay về với Trung ương không biết “hàng thần có lơ láo” không, và có bị chết đứng trước thế lực tham nhũng không. Còn tùy thuộc vào bản lĩnh của ông Thanh có dám phá rào như ở Đà Nẵng không. Hạ hồi phân giải.
Chế độ
Nhiều người nói rằng tham nhũng nếu không trừ được sẽ làm triệt tiêu chế độ. Nhưng chế độ này có diệt được tham nhũng không? vì sao tham nhũng trong chế độ này lại khó diệt đến thế?
Chúng ta đã có Luật phòng chống tham nhũng, có Ban phòng chống tham nhũng ở mọi cấp, có Trưởng ban chỉ đạo Trung Ương. Họ vừa đá bóng vừa thổi còi vì thế mà tham nhũng cứ leo thang. Sự kiện Thủ tướng mất chức Trưởng ban chỉ đạo và bị Bộ Chính trị nhất trí đề nghị Trung ương kỷ luật đủ nói rất rõ thực trạng tham nhũng từ nơi những anh cảnh sát giao thông ngoài đường đã lên rất cao, rất cao. Thâm nhập vào đầu não trí tuệ của chế độ.
Hãy nghe một số ý kiến nói về sự khó khăn “thấy trước” cho ông Nguyễn Bá Thanh (trích từ bài báo “Chính trị gia Việt Nam nói về ông Nguyễn Bá Thanh” đăng trên báo Tiền Phong):
- Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: công tác ở Trung ương khác với địa phương bởi ở Trung ương thì cần một tầm nhìn xa hơn. Và trong công tác chống tham nhũng, phải cả bộ máy cùng thực hiện chứ một mình đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ chẳng thể làm được gì.
- Ông Phạm Quốc Anh, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương cho rằng: Ở tỉnh lẻ thì dễ hơn, nhưng về Hà Nội thì khó lắm. Tôi cho rằng trước mắt sẽ là khó khăn cho ông ấy. Dù sao thì Đà Nẵng cũng là một địa phương, các mối quan hệ cũng đơn giản hơn. Người đứng trên ông ấy không nhiều.
Ra Hà Nội, lĩnh vực làm việc liên quan đến tất cả các địa phương khác. Mỗi quyết định nó đều có tầm ảnh hưởng rất lớn. Nhiều người ngại về Hà Nội. Mà ông Thanh lại về một vị trí được coi là “nhạy cảm” và khó nữa”.
- Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị: Đồng chí Thanh ra ngoài Hà Nội làm việc thì có thể sẽ gặp phải rất nhiều sức cản. Đó là những cản trở từ những kẻ tham nhũng. Thêm nữa là công tác ở Trung ương thì khác với địa phương bởi ở Trung ương thì cần một tầm nhìn xa hơn.
- Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu I: khi ông Thanh làm việc ở một địa phương thì sẽ khác khi làm ở Trung ương vì Trung ương rất rộng lớn, sẽ “động chạm” nhiều.
Qua một số ý kiến lo ngại cho ông Thanh nói trên, người ta có thể rút ra kết luận: Ra Hà nội khó lắm, phải có một tầm nhìn xa hơn. Khó là vì đây là đầu não của chế độ và tham nhũng dường như đang có mặt. Khó là vì người đứng trên ông rất nhiều: 15 người trong Bộ Chính trị. Trước nay, lính muốn chống tướng thì chỉ có qua các cuộc đảo chánh, có dám không? Khó nữa là vì tham nhũng ngày nay theo bầy đàn, nói văn chương lên là theo “nhóm lợi ích”. Đập đầu rắn thì cả con rắn cùng chết, moi đâu ra người làm việc? Phải chăng người ta đòi ở trung ương phải có “một tầm nhìn xa hơn” là vì sợ rút cây nhà đổ?
Trước tình hình như vậy, rõ ràng đập tham nhũng là đập đến chế độ. Đòi chống tham nhũng triệt để hoặc tự đứng lên chống tham nhũng sẽ dễ bị quy chụp là “lực lượng thù địch“, “tự diễn biến, tự chuyển hóa“. Cho đến nay, những người tố cáo tham nhũng đều bị trù dập, nhà giáo Đỗ Việt Khoa là một trường hợp điển hình. Diệt tham nhũng xem ra là việc không thể,vì phải bảo vệ chế độ. Mà không diệt tham nhũng thì chính nó lại triệt tiêu chế độ. Bài toán bí hiểm tưởng như không có lời giải. Mà đã không có lời giải thì phải cúi đầu chấp nhận một đất nước kiệt quệ, một dân tộc tiếp tục nghèo nàn lạc hậu, tham nhũng lên ngôi. Nhưng khi quần chúng đã uất ức đến cực điểm thì họ sẽ tự vùng lên giải phóng mình, quy luật biện chứng mà chính những người cộng sản cũng biết, lúc đó sợ đến cái sổ hưu cũng không còn giữ được.
Bài toán chắc chắn sẽ không có lời giải nếu quan niệm về chế độ không được đổi mới.
Vì vậy cấp bách là đổi mới quan niệm về chế độ, về đảng nếu muốn chống tham nhũng: đảng phái chỉ là phương tiện để phục vụ đất nước, khi phương tiện đã lỗi thời, khi con dao đã cùn, không dũa mài được nữa, khi cái áo đã nát, khi con mèo không bắt chuột, thì phải biết thay. Đây là sự thông minh tự nhiên của con người khác với con thú.
Nếu đã đổi mới tư duy như thế mới thấy rằng khi người ta nói đảng viên có bổn phận phục vụ Đảng, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ Đảng là một kiểu nói loạn ngôn, phản động, với tâm địa đen tối. Chúng tôi cho rằng đảng viên phải phục vụ đất nước, quân đội phải bảo vệ Tổ quốc. Còn xằng bậy hơn khi trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp người ta ghi rằng quân đội có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa. Khi Tổ quốc không phải Xã hội Chủ Nghĩa thì quân đội không bảo vệ ư? Quân đội ăn cơm của nhân dân cả nước thì phải bảo vệ Tổ quốc chứ có phải ăn cơm riêng của Xã hội Chủ Nghĩa đâu.
Hãy đổi mới tư duy về đảng, khi một đảng đã làm cho đất nước điêu đứng như hiện nay thì đừng lấn cấn trong đầu nữa. Không đảng này thì đảng khác miễn sao vực được đất nước đứng lên.
Đối với người dân chúng tôi, đảng nào đem lại công bằng ấm no hạnh phúc đều được cả, đảng nào gây nên tham nhũng, nghèo nàn, lạc hậu đều không được cả.
Chúng tôi không là tù nhân của bất cứ chủ nghĩa nào, nhất là cái chủ nghĩa tồn tại trong 70 năm bằng bạo lực, đem lại nghèo nàn, bao cấp, mất tự do, mất nhân cách đã bị lịch sử loại bỏ.
Khi không còn xem chủ nghĩa quan trọng hơn sự no ấm của dân chúng, thì người lãnh đạo sẽ phải ra đi khi không diệt trừ được tham nhũng. Chìa khóa để diệt tham nhũng hiện nay chỉ là như thế thôi. Khi đã có chìa khóa thì sẽ có hằng hà biện pháp để đánh bại tham nhũng, để thiết lập một chế độ trong sạch mà ai cũng mong đợi, trừ “một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức có quyền…“. Không đổi mới tư duy về chế độ, về đảng phái, nếu cứ còn lấn cấn mãi trong đầu với một mớ tư duy cũ lỗi thời thì không thể chống tham nhũng được.
Ông Nguyễn Bá Thanh thừa hiểu rằng chế độ hiện nay tạo ra Hiến pháp và luật pháp của nó để cai trị, Điều 4 ghi Đảng lãnh đạo toàn xã hội thì rõ ràng Đảng còn trên Hiến pháp. Đảng mà nói thì ông Tòa phải cúi đầu không biện hộ biện luận gì hết. Luật pháp đã tạo ra bao nhiêu ban ngành chống tham nhũng nhưng có ra gì đâu. Tham nhũng nó đang ngồi xổm trên pháp luật đấy. Ông Thanh đã có can đảm tuyên bố: “Mấy ông đó là phải bắt ngay, không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết“, mặc nhiên ông Thanh bắt mà không cần đợi bằng chứng theo luật pháp tức là ông hiểu rằng để thanh trừng tham nhũng ông không ngần ngại xé rào, leo luật nếu cần. Đừng để chế độ cản chân việc thanh trừng tham nhũng.
Nếu tôi là Nguyễn Bá Thanh
Để nhân dân tin tưởng và hỗ trợ hết mình việc phòng chống tham nhũng, vì việc gì có dân cũng xong, có hai việc cần làm ngay: dẹp dưới đánh trên.
Dẹp dưới: Vụ Tiên Lãng đã làm náo động lương tâm cả nước do bọn quan tham Hải Phòng gây ra. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn kiện đến đâu thua đến đấy vì lời Đảng ủy cao hơn lời quan tòa. Trong bước đường cùng, gia đình ông Vươn phải làm quả bom để đánh động dư luận về tham nhũng ở Hải Phòng và nhờ đó mà những vụ tham nhũng khác được biết đến.
Từ một năm nay, ông Vươn cùng vài người thân trong gia đình vẫn nằm trong ngục tối. Bọn quan tham Hải Phòng, bằng những thủ đoạn rất hiểm ác, tiếp tục bức hại gia đình người tố cáo chúng trước dư luận: vu khống ông Vươn tội giết người, họ đã giam giữ ông hơn một năm rồi, giao đất lại cho gia đình ông Vươn nhưng triệt tiêu các lực lượng lao động chính để đất đó không thể cho huê lợi mà đóng thuế, đẩy gia đình ông Vươn vào chổ không thể đóng thuế và qua đó cướp lại đất đã giao. Ác khiếp. Chúng làm được như thế là nhờ có ô dù ngay ở cấp cao nhất ở Hải Phòng.
Nếu ông Thanh giải quyết ngay vấn đề bức xúc kéo dài một năm nay thì người dân sẽ hả dạ mà tin vào sự “dám làm, làm ngay” của ông ở Trung ương chứ không phải chỉ riêng ở tỉnh lẻ.
Đánh trên: Bộ Chính trị đã nói rồi đấy: xin kỷ luật đồng chí X. Hiển nhiên Bộ Chính trị xin như thế vì đã có bằng chứng chứ không phải “không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết”. Dù đồng bọn tham nhũng đã bác bỏ không chịu kỷ luật, nhưng ông Thanh không thể bác bỏ được khi bằng chứng đã rành rành. Bằng chứng là gì thì dân chúng tôi không được quyền biết, nhưng ông Nguyễn Bá Thanh phải biết. Nếu gặp cản trở ở đâu để xử lý thì ông hãy nói to lên cho dân biết. Có dân thì việc gì cũng xong.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã là “Từ Hải” tung hoành một phương Đà Nẵng và đã được dân chúng tung hô. Bọn tham nhũng dù ở cấp cao nào cũng không thể làm ông chết đứng nếu ông thực hiện triệt để phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” mà người bổ nhiệm ông vào vị trí Trưởng ban Nội chính đã không làm được.
16/01/2013
N.T.C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/44501
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Từ đó đến nay, mặc dù tốn kém tiền bạc của dân để tổ chức những hội nghị thực hiện nghị quyết này nhưng được làm hời hợt, chiếu lệ như thường lệ, không một con sâu to lớn nào bị phát hiện. Nghị quyết được xem là chấm dứt mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng nói phải làm đi làm lại nhiều lần, nhưng có làm thêm cũng vô ích, phí phạm thêm tài sản của đất nước. Liều thuốc đắng dã tật đã bị đánh tráo thành thuốc giả không công hiệu.
Cá nhân
Dường như nhận ra sự thất vọng của đa số đảng viên, nhân dân, và để vớt vát thất bại nói trên, và đây cũng lần đầu tiên trong lịch sử bổ nhiệm của Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng bổ nhiệm một người có tai có tiếng trước nhân dân, là ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban Nội chính.
Cho đến nay, những chức vụ cao cấp ở Trung ương được bổ nhiệm theo phương cách của đảng, người dân, đảng viên, chẵng hiểu vì lý do gì mà ông này chứ không phải ông nọ được bổ nhiệm. Mỗi ông là một kiểu “nhân tài” được tung ra từ ống tay áo của Thượng Hoàng.
Từ vài năm nay, nhiều tiếng nói trông chờ ông Nguyễn Bá Thanh được đưa vào Trung ương với vị trí quan trọng nhất vì ông đã tỏ ra dám nói, dám làm, làm nhanh, dám phá rào trong một số việc thí dụ đề nghị bầu Chủ tịch hội đồng nhân dân Đà Nẵng trực tiếp từ người dân, giống như Bí thư Kim Ngọc thực hiện khoán trong kinh tế trước kia, thay vì “cơ cơ cấu cấu trong ống tay áo” như hiện nay. Mặc dù đề nghị xé rào của ông Thanh không được Trung ương chấp nhận nhưng quần chúng tỏ ra chấp nhận.
Người ta nói rằng ở Đà Nẵng, ông Thanh không che chở khi đàn em làm quấy, không “thương” đồng chí khi đồng chí làm việc sâu mọt, không thèm nhóm lợi ích để bao che nhau như những lãnh đạo khác. Ông Thanh nói thẳng trước dư luận những cách làm việc không ra cơm ra nếp của cán bộ dưới quyền mà không sợ xấu hổ, không sợ Đảng ủy mất bằng khen. Ông Thanh “dám nói, dám làm, làm nhanh”. Đó là tính cách hiếm có và đáng khen của một lãnh đạo chính trị.
Có nguồn tin rằng ông Thanh cũng “ăn”, nhưng là “ăn” ít thôi, còn để cho dân ăn với, không như những lãnh đạo khác. Dù nguồn tin này có đúng, thì có được một lãnh đạo như thế cũng là điều hiếm hoi trong bối cảnh nhân dân không được quyền chọn những người lãnh đạo mình.
Nhiều người hồ hởi với sự bổ nhiệm ông Thanh. Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức TW cho rằng, “dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Bá Thanh, công tác phòng chống tham nhũng của ta sẽ có những khởi sắc“, còn Ông Phạm Quốc Anh, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương cho rằng “ông Thanh sẽ làm tốt vai trò của mình ở vị trí mới với khả năng thành công khoảng 60%”. Phải chăng TBT Nguyễn Phú Trọng chọn ông Thanh vì biết rằng mình không “dám nói, dám làm, làm nhanh” như ông Thanh? Nếu biết được thế cũng đã là phúc lắm rồi.
Ông Thanh đã là một “Từ Hải” ở Đà Nẵng, nay về với Trung ương không biết “hàng thần có lơ láo” không, và có bị chết đứng trước thế lực tham nhũng không. Còn tùy thuộc vào bản lĩnh của ông Thanh có dám phá rào như ở Đà Nẵng không. Hạ hồi phân giải.
Chế độ
Nhiều người nói rằng tham nhũng nếu không trừ được sẽ làm triệt tiêu chế độ. Nhưng chế độ này có diệt được tham nhũng không? vì sao tham nhũng trong chế độ này lại khó diệt đến thế?
Chúng ta đã có Luật phòng chống tham nhũng, có Ban phòng chống tham nhũng ở mọi cấp, có Trưởng ban chỉ đạo Trung Ương. Họ vừa đá bóng vừa thổi còi vì thế mà tham nhũng cứ leo thang. Sự kiện Thủ tướng mất chức Trưởng ban chỉ đạo và bị Bộ Chính trị nhất trí đề nghị Trung ương kỷ luật đủ nói rất rõ thực trạng tham nhũng từ nơi những anh cảnh sát giao thông ngoài đường đã lên rất cao, rất cao. Thâm nhập vào đầu não trí tuệ của chế độ.
Hãy nghe một số ý kiến nói về sự khó khăn “thấy trước” cho ông Nguyễn Bá Thanh (trích từ bài báo “Chính trị gia Việt Nam nói về ông Nguyễn Bá Thanh” đăng trên báo Tiền Phong):
- Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: công tác ở Trung ương khác với địa phương bởi ở Trung ương thì cần một tầm nhìn xa hơn. Và trong công tác chống tham nhũng, phải cả bộ máy cùng thực hiện chứ một mình đồng chí Nguyễn Bá Thanh sẽ chẳng thể làm được gì.
- Ông Phạm Quốc Anh, nguyên quyền Trưởng ban Nội chính Trung ương cho rằng: Ở tỉnh lẻ thì dễ hơn, nhưng về Hà Nội thì khó lắm. Tôi cho rằng trước mắt sẽ là khó khăn cho ông ấy. Dù sao thì Đà Nẵng cũng là một địa phương, các mối quan hệ cũng đơn giản hơn. Người đứng trên ông ấy không nhiều.
Ra Hà Nội, lĩnh vực làm việc liên quan đến tất cả các địa phương khác. Mỗi quyết định nó đều có tầm ảnh hưởng rất lớn. Nhiều người ngại về Hà Nội. Mà ông Thanh lại về một vị trí được coi là “nhạy cảm” và khó nữa”.
- Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị: Đồng chí Thanh ra ngoài Hà Nội làm việc thì có thể sẽ gặp phải rất nhiều sức cản. Đó là những cản trở từ những kẻ tham nhũng. Thêm nữa là công tác ở Trung ương thì khác với địa phương bởi ở Trung ương thì cần một tầm nhìn xa hơn.
- Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu I: khi ông Thanh làm việc ở một địa phương thì sẽ khác khi làm ở Trung ương vì Trung ương rất rộng lớn, sẽ “động chạm” nhiều.
Qua một số ý kiến lo ngại cho ông Thanh nói trên, người ta có thể rút ra kết luận: Ra Hà nội khó lắm, phải có một tầm nhìn xa hơn. Khó là vì đây là đầu não của chế độ và tham nhũng dường như đang có mặt. Khó là vì người đứng trên ông rất nhiều: 15 người trong Bộ Chính trị. Trước nay, lính muốn chống tướng thì chỉ có qua các cuộc đảo chánh, có dám không? Khó nữa là vì tham nhũng ngày nay theo bầy đàn, nói văn chương lên là theo “nhóm lợi ích”. Đập đầu rắn thì cả con rắn cùng chết, moi đâu ra người làm việc? Phải chăng người ta đòi ở trung ương phải có “một tầm nhìn xa hơn” là vì sợ rút cây nhà đổ?
Trước tình hình như vậy, rõ ràng đập tham nhũng là đập đến chế độ. Đòi chống tham nhũng triệt để hoặc tự đứng lên chống tham nhũng sẽ dễ bị quy chụp là “lực lượng thù địch“, “tự diễn biến, tự chuyển hóa“. Cho đến nay, những người tố cáo tham nhũng đều bị trù dập, nhà giáo Đỗ Việt Khoa là một trường hợp điển hình. Diệt tham nhũng xem ra là việc không thể,vì phải bảo vệ chế độ. Mà không diệt tham nhũng thì chính nó lại triệt tiêu chế độ. Bài toán bí hiểm tưởng như không có lời giải. Mà đã không có lời giải thì phải cúi đầu chấp nhận một đất nước kiệt quệ, một dân tộc tiếp tục nghèo nàn lạc hậu, tham nhũng lên ngôi. Nhưng khi quần chúng đã uất ức đến cực điểm thì họ sẽ tự vùng lên giải phóng mình, quy luật biện chứng mà chính những người cộng sản cũng biết, lúc đó sợ đến cái sổ hưu cũng không còn giữ được.
Bài toán chắc chắn sẽ không có lời giải nếu quan niệm về chế độ không được đổi mới.
Vì vậy cấp bách là đổi mới quan niệm về chế độ, về đảng nếu muốn chống tham nhũng: đảng phái chỉ là phương tiện để phục vụ đất nước, khi phương tiện đã lỗi thời, khi con dao đã cùn, không dũa mài được nữa, khi cái áo đã nát, khi con mèo không bắt chuột, thì phải biết thay. Đây là sự thông minh tự nhiên của con người khác với con thú.
Nếu đã đổi mới tư duy như thế mới thấy rằng khi người ta nói đảng viên có bổn phận phục vụ Đảng, quân đội có nhiệm vụ bảo vệ Đảng là một kiểu nói loạn ngôn, phản động, với tâm địa đen tối. Chúng tôi cho rằng đảng viên phải phục vụ đất nước, quân đội phải bảo vệ Tổ quốc. Còn xằng bậy hơn khi trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp người ta ghi rằng quân đội có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ Nghĩa. Khi Tổ quốc không phải Xã hội Chủ Nghĩa thì quân đội không bảo vệ ư? Quân đội ăn cơm của nhân dân cả nước thì phải bảo vệ Tổ quốc chứ có phải ăn cơm riêng của Xã hội Chủ Nghĩa đâu.
Hãy đổi mới tư duy về đảng, khi một đảng đã làm cho đất nước điêu đứng như hiện nay thì đừng lấn cấn trong đầu nữa. Không đảng này thì đảng khác miễn sao vực được đất nước đứng lên.
Đối với người dân chúng tôi, đảng nào đem lại công bằng ấm no hạnh phúc đều được cả, đảng nào gây nên tham nhũng, nghèo nàn, lạc hậu đều không được cả.
Chúng tôi không là tù nhân của bất cứ chủ nghĩa nào, nhất là cái chủ nghĩa tồn tại trong 70 năm bằng bạo lực, đem lại nghèo nàn, bao cấp, mất tự do, mất nhân cách đã bị lịch sử loại bỏ.
Khi không còn xem chủ nghĩa quan trọng hơn sự no ấm của dân chúng, thì người lãnh đạo sẽ phải ra đi khi không diệt trừ được tham nhũng. Chìa khóa để diệt tham nhũng hiện nay chỉ là như thế thôi. Khi đã có chìa khóa thì sẽ có hằng hà biện pháp để đánh bại tham nhũng, để thiết lập một chế độ trong sạch mà ai cũng mong đợi, trừ “một bộ phận không nhỏ đảng viên có chức có quyền…“. Không đổi mới tư duy về chế độ, về đảng phái, nếu cứ còn lấn cấn mãi trong đầu với một mớ tư duy cũ lỗi thời thì không thể chống tham nhũng được.
Ông Nguyễn Bá Thanh thừa hiểu rằng chế độ hiện nay tạo ra Hiến pháp và luật pháp của nó để cai trị, Điều 4 ghi Đảng lãnh đạo toàn xã hội thì rõ ràng Đảng còn trên Hiến pháp. Đảng mà nói thì ông Tòa phải cúi đầu không biện hộ biện luận gì hết. Luật pháp đã tạo ra bao nhiêu ban ngành chống tham nhũng nhưng có ra gì đâu. Tham nhũng nó đang ngồi xổm trên pháp luật đấy. Ông Thanh đã có can đảm tuyên bố: “Mấy ông đó là phải bắt ngay, không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết“, mặc nhiên ông Thanh bắt mà không cần đợi bằng chứng theo luật pháp tức là ông hiểu rằng để thanh trừng tham nhũng ông không ngần ngại xé rào, leo luật nếu cần. Đừng để chế độ cản chân việc thanh trừng tham nhũng.
Nếu tôi là Nguyễn Bá Thanh
Để nhân dân tin tưởng và hỗ trợ hết mình việc phòng chống tham nhũng, vì việc gì có dân cũng xong, có hai việc cần làm ngay: dẹp dưới đánh trên.
Dẹp dưới: Vụ Tiên Lãng đã làm náo động lương tâm cả nước do bọn quan tham Hải Phòng gây ra. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn kiện đến đâu thua đến đấy vì lời Đảng ủy cao hơn lời quan tòa. Trong bước đường cùng, gia đình ông Vươn phải làm quả bom để đánh động dư luận về tham nhũng ở Hải Phòng và nhờ đó mà những vụ tham nhũng khác được biết đến.
Từ một năm nay, ông Vươn cùng vài người thân trong gia đình vẫn nằm trong ngục tối. Bọn quan tham Hải Phòng, bằng những thủ đoạn rất hiểm ác, tiếp tục bức hại gia đình người tố cáo chúng trước dư luận: vu khống ông Vươn tội giết người, họ đã giam giữ ông hơn một năm rồi, giao đất lại cho gia đình ông Vươn nhưng triệt tiêu các lực lượng lao động chính để đất đó không thể cho huê lợi mà đóng thuế, đẩy gia đình ông Vươn vào chổ không thể đóng thuế và qua đó cướp lại đất đã giao. Ác khiếp. Chúng làm được như thế là nhờ có ô dù ngay ở cấp cao nhất ở Hải Phòng.
Nếu ông Thanh giải quyết ngay vấn đề bức xúc kéo dài một năm nay thì người dân sẽ hả dạ mà tin vào sự “dám làm, làm ngay” của ông ở Trung ương chứ không phải chỉ riêng ở tỉnh lẻ.
Đánh trên: Bộ Chính trị đã nói rồi đấy: xin kỷ luật đồng chí X. Hiển nhiên Bộ Chính trị xin như thế vì đã có bằng chứng chứ không phải “không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết”. Dù đồng bọn tham nhũng đã bác bỏ không chịu kỷ luật, nhưng ông Thanh không thể bác bỏ được khi bằng chứng đã rành rành. Bằng chứng là gì thì dân chúng tôi không được quyền biết, nhưng ông Nguyễn Bá Thanh phải biết. Nếu gặp cản trở ở đâu để xử lý thì ông hãy nói to lên cho dân biết. Có dân thì việc gì cũng xong.
Ông Nguyễn Bá Thanh đã là “Từ Hải” tung hoành một phương Đà Nẵng và đã được dân chúng tung hô. Bọn tham nhũng dù ở cấp cao nào cũng không thể làm ông chết đứng nếu ông thực hiện triệt để phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra…” mà người bổ nhiệm ông vào vị trí Trưởng ban Nội chính đã không làm được.
16/01/2013
N.T.C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/44501
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001