Phước Béo - Những ngày cuối năm 2012, Béo post lại bài này để bà con đọc cho vui!
Cuộc họp của nhóm người đại diện nhân dân năm nào cũng vậy, ở cái thành
phố biển nhỏ bé này, người ta thường được xôn xao là... có lẽ lão ấy sắp
đi, có lẽ lão ấy còn ở lại, rồi có lẽ lão ấy chuẩn bị đi, rồi có lẽ lão
ấy không đi, lão ấy ở lại...
Đi đâu bây giờ,
sự an toàn tuyệt đối trong thời khắc hiện nay chính là những chiếc ghế vua,
không đi đến được chổ ấy thì đi đâu, đi để làm gì nữa?
*
Cháy...
Chính ngọ, ngày 17/2/2011, một ngọn đuốc sống bừng cháy tại trước ủy ban
công quyền, mọi nỗ lực dập tắt đều không đem lại hiệu quả. Cái chết của
một trí thức 31 tuổi mà báo chí lề phải cho là tai nạn được sự quan tâm
đặc biệt của chính quyền thành phố. Nhiều lời đồn thổi quanh ngọn lửa
kia khiến lực lượng an ninh dày đặc, câu trả lời chính xác nhất về
nguyên nhân cái chết chỉ có thể từ chàng trai xấu số ấy.
Lạ lùng là, trong số những người viếng tang anh, có những người chưa hề
quen biết anh, họ là những người đi khiếu nại tố cáo đất đai, họ là
những người công giáo... họ xót thương, tiếc nuối cho sự đơn độc, sự dại
dột của anh. Điều độc ác nhất nhưng không bất ngờ nhất là ai đó đã cố
tình tung tin người thanh niên bạc phận ấy bị tâm thần...
Ngôi nhà đang thờ di ảnh anh hiện nằm nguyên vẹn đơn độc một bên đường,
nơi có một cây cầu có thể sẽ hợp long gần đấy, những ngôi nhà hàng xóm
cạnh bên đều đã đập phá, di dời. Chắc nhà anh cũng phải thế, nhưng có lẻ
đợi hết mãn tang, âu cũng là một chút tình còn rớt lại...
Hơn mười năm nay, thông qua ngôn ngữ quý phái sang trọng của các phương
tiện truyền thông quốc doanh, thành phố nhỏ này được biết đến như một
biểu tượng của sự phồn vinh, thịnh vượng. Những con đường thông thoáng
sạch đẹp, những ngôi nhà cao tầng sang sát nhau, những trai thanh nữ tú
nói cười khoe những trang phục thời thượng bắt mắt, những chiếc ô tô đậu
kín đường chỉ để đưa đón con cái đi học, ăn sáng, uống cà phê... Mà đã
phú quý thì thường sinh ra lễ nghĩa, thế rồi tiệc tùng, ca hát, nhảy
múa... suốt sáng, thâu đêm. Siêu thị, nhà hàng, vũ trường... liên tiếp
mọc lên.
Cũng chính ngọ, ngày 23/12/2011, cái nơi ăn chơi nhất, cái vũ trường tồn
tại lâu nhất thành phố đã cháy rụi, mọi nỗ lực cứu chữa kéo dài vài
tiếng đồng hồ để lại một hiện trường đen thui trơ trọi, rất may không có
rủi ro về nhân mạng. Sự phồn thịnh của thành phố tạo đà cho sự phát đạt
của vũ trường, cuối năm Tết đến ai ngờ lại gặp vận đen, đành ngậm ngùi
tạm thất thu một thời gian ngắn. Sàn nhảy bao giờ cũng là một hình thức
kinh doanh đặc biệt, lắm quan hệ phức tạp và cũng lắm kẻ thù.
Và ngày hôm ấy, ngày họp cuối cùng của kỳ họp thứ 3 HĐND thành phố kết thúc, lời nhạc Quốc ca hùng tráng vang lên.
Thành phố khấm khá nhờ đất, từ chiếc sổ có in hình bất động sản kia
thông qua các giao dịch tài chính, người ta vay vốn để mua cổ phiếu, từ
cổ phiếu ấy người ta lại vay vốn mua ôtô sang trọng đắt tiền, từ ôtô
sang trọng đắt tiền ấy người ta lại vay vốn để mở ra dịch vụ kinh
doanh... Như thế, trong mắt thiên hạ người ta sẽ là một người "thành
đạt" với bất động sản, cổ phiếu, ô tô, dịch vụ kinh doanh.., và sẽ có
biết bao nhiêu người ta như thế trong cái thành phố nhỏ bé này. Nếu như
cái mắt xích ấy vận hành trơn tru thì sự "thành đạt" đó sẽ kéo dài,
nhưng trời xui đất khiến, lợi nhuận kỳ vọng cổ phiếu đã tan thành mây
khói, bong bóng bất động sản lại xì hơi... kéo theo những hệ lụy nghiêm
trọng khác.
Hiện tượng cháy đầu năm, cuối năm kể trên là hiện tượng cháy có khói, có
khét, cháy trong môi trường tự nhiện, nhưng cổ phiếu, bất động sản...
sẽ mồi ngọn lửa ấy bén sang môi trường đời sống xã hội. Mà đã cháy theo
nghĩa bóng thường tứ phía đa chiều rất khó dập tắt được, thời gian lại
lâu, lính phải giỏi nghề... và sự cháy ấy chỉ mới bắt đầu.
Chứng khoán được ưu ái đến lạ kì, được đài truyền hình đưa bản tin đều
đặn hằng ngày, được ông Vũ Văn Ninh, ông Nguyễn Sinh Hùng... thông qua
các phương tiện đại chúng khuyến khích người dân đầu tư. Và bây giờ, khi
ông Vũ Văn Ninh lên ngồi chức phó Thủ tướng, ông Nguyễn Sinh Hùng qua
giử chức chủ tịch Quốc hội... thì thị trường cổ phiếu kia lại rớt một
cách thảm hại. Không biết từ bao giờ, Việt Nam cho ra đời nhiều vị chính
khách phát ngôn ngẫu hứng như vậy, lão cũng không là ngoại lệ, lão cũng
cực kì ngẫu hứng.
Cổ tích...
Định nghĩa sự tử tế và đàng hoàng của nhà báo, công chức nên dành cho
các triết gia. Đối với đa số những người dân thường hiện nay, họ coi
những nhân vật có nhân xưng đó như những mối quan hệ xa xỉ, gọi là chỉ
để gật đầu qua loa đại khái... Muốn xây dựng được cái bắt tay đối trọng,
cân bằng, thậm chí có thể sai khiến được hai hạng người trên chỉ có đám
quan chức đầy quyền lực hay là bầy đại gia doanh nhân lắm của nhiều
tiền, nơi báo chí và công chức chỉ là công cụ của cầm quyền, nơi mệnh
lệnh và tiền bạc khiến họ khiếp sợ và vâng lời.
Đã nhiều năm nay, cả thành phố này xem lão như một dấu bằng ổn định, mà
cô nào cậu nào muốn tài giỏi hơn lão khác nào là bị bệnh hoang tưởng.
Lão thích đọc "Cổ tích bên sông" của một tay nhà báo tự cho mình là công
chức quèn, nhưng mà quèn đó được hiểu theo một nghĩa riêng, không nôm
na như suy nghĩ bình dân của người đời. Tay viết đó thừa sức hiểu cổ
tích chỉ dành cho người lớn, con nít bây giờ ghét cổ tích, ghét người
lớn vì người lớn chỉ biết đến tiền và lừa lọc. Con nít biết rằng Tấm và
Cám, cả hai đều ác độc, thậm chí Tấm còn dã man hơn Cám. Con nít biết
rằng Thánh Gióng ngu quá, sau khi đánh giặc xong sao lại bay lên trời,
sao không ở lại cướp lấy chính quyền, hưởng vinh hoa phú quý... Con nít
biết rằng sau này chúng sẽ lớn, chúng sẽ không tin bất cứ những gì mà
người lớn đã nói hôm nay.
Lão thầm nhép môi và lắc đầu, lão đọc đi đọc lại câu... "Người đời vốn ghét đề cao vai trò cá nhân, nhưng không thể ghét người đề cao trách nhiệm cá nhân"...
rồi nghĩ trong đầu thằng nhà báo này uốn lưỡi quá đáng, lão mà chịu
trách nhiệm cá nhân thì đã xin từ chức từ lâu rồi. Lão ôm bụng cười
khoái chí...
Ánh đèn nhà hàng vừa đủ cho một không gian tâm sự, lần đầu tiên có một
mụ đàn bà thấy được, hiểu được giá trị những ngón tay tuyệt đẹp của lão.
Mụ đàn bà này hiếu thắng lại cao ngạo quá, cứ viết lung tung trên blog
chê người này xạo người kia xạo, lại còn khẳng định như đinh đóng cột
rằng tháng 7/2011 lão sẽ đi đâu đấy... Đúng là cái thứ tè ngồi, săn được
vài thông tin thông tấn dở hơi kết hợp với nhãn quan chính trị như mắt
bướm... Nông cạn quá, nông cạn quá, không xài được, không xài được.., mụ
này chỉ giỏi nói xạo thôi.
Sự thịnh vượng đáng ghi nhận ở thành phố này là cà phê cóc mọc lên như
nấm, trai thanh nữ tú ngồi chật cứng từ 6 giờ sáng cho đến 11 giờ trưa,
từ 2 giờ chiều cho đến 6 giờ tối, chẳng khác cái chợ người, khiếp thật.
Du lịch cũng đã có nhiều thay đổi, bờ biển sạch đẹp đàng hoàng hơn, ngồi
cáp treo leo lên ngọn núi cao nhất thành phố để khám phá ra toàn những
khối bê tông giả núi, giả đá. Sự lôm côm hoang dã ngày xưa được thay thế
bằng một sự lôm côm khác, chuyên nghiệp và có chiều sâu hơn. Ngôi chùa
và ông Phật to to kia vẫn vắng một cái gì đó khiến khách vãng lai viếng
tự băn khoăn, vắng tiếng cốc cốc, boong boong tụng kinh đêm khuya tĩnh
mịch, vắng tiếng chuông tâm linh ngân vang hướng lòng người quắt quay
tìm về cỏi thiện. Ngày xưa, người ta xây chùa để giải thoát bể khổ trầm
luân, ngày nay, người ta xây chùa để làm du lịch, thấp thoáng đâu đó
bóng vị sư trụ trì to béo rúc rích nở nụ cười mãn nguyện.
Gặp gỡ nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, xưa cũng vậy và nay cũng thế, xướng
ca vô loài, phận con hát muôn đời vẫn thế, chỉ cần cho nó ăn ngon, mặc
đẹp... Thôi thì vật đổi sao dời, họ khen lão thì lão khen lại như một
cách đối nhân, như những món ăn sắp bày trong nhà hàng sang trọng, quá
nhiều gia vị màu mè và những trang trí phù phiếm, nhấp nháp ly rượu vang
đỏ lão quan sát những hình nhân kia như những con rối tất yếu phải tồn
tại trên quả đất này. Mà hình như, cái giới này mỗi lúc lại càng đông
đúc trong xã hội hiện nay, trong cái đất nước hình chữ S đang quằn quại
từng ngày, từng ngày này. Có hiểu được lòng nhau, mới tới bờ tới bến..,
đúng là tới bờ tới bến tốn kém thật, nhưng để hiểu được lòng nhau thì
khó lắm, xưa nay tri âm tri kỷ đếm chưa quá một vài ngón tay.
Mấy bác xe ôm, xích lô nghỉ cũng vui thật, nhiều lúc tự ái gây sự to
tiếng với nhau chỉ vì hơn thua mấy thùng bia, mấy bao thuốc lá. Nhưng
với giá trị cũng chừng ấy, họ lại là những người quảng cáo nhiệt tình vô
tư nhất, mà cái cách dân dã của họ mới dễ thấm lòng người, bình dân mà
hiệu quả. Họ vốn đã nghèo, bây chừ cũng nghèo, mộc mạc, bảo sao nghe
vậy, đến khi tức mình không diễn giải được thì bạo lực, lại dính vào con
đường lao lí, tù tội. Hiểu được thì dể dụng binh, 36 kế Tàu lão vận
dụng hết, vận dụng một cách trơn tru nữa là đằng khác.
Chưa bao giờ lão thiếu tự tin về những diệu kế của mình, lão bồi hồi nhớ lại những chuyện trước đây...
Tội nghiệp, mấy lần Viện kiểm soát đề nghị vô tội nhưng coi như số phận tiểu tướng đã an bài, bất hạnh đường vợ con muộn màng, bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, bất hạnh một kiếp người. Thằng Quanh với "góc quẹo" cũng nhanh nhạy hỗ trợ lão kịp thời, nhưng có lẽ dạo này hắn nhậu nhiều quá hay sao mà viết như có quỷ ám. Khó xử thật, ở thành phố này, thế giới thực ai nổi tiếng hơn lão, và thế giới ảo kia thì nó là số một. Lão rít một hơi thật dài rồi nhả khói...
Tội nghiệp, mấy lần Viện kiểm soát đề nghị vô tội nhưng coi như số phận tiểu tướng đã an bài, bất hạnh đường vợ con muộn màng, bất hạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, bất hạnh một kiếp người. Thằng Quanh với "góc quẹo" cũng nhanh nhạy hỗ trợ lão kịp thời, nhưng có lẽ dạo này hắn nhậu nhiều quá hay sao mà viết như có quỷ ám. Khó xử thật, ở thành phố này, thế giới thực ai nổi tiếng hơn lão, và thế giới ảo kia thì nó là số một. Lão rít một hơi thật dài rồi nhả khói...
Đài truyền hình chiếu bộ phim "Bí thư tỉnh ủy", thế là có kẻ ton hót ví
lão như ông Kim Ngọc, buồn cười thật. Người thì khoán đất cho dân để làm
ăn sinh sống, kẻ thì chuyển đất của dân thành quy hoạch phân lô, bán
nền.., khác nhau một trời một vực. Một Kim Ngọc lao tâm lao lực vì dân
vì nước, chí công vô tư, một Kim Ngọc quá cô đơn trước những ý tưởng tốt
đẹp của mình và một Kim Ngọc đã được lịch sử trân trọng ghi ơn, lưu
danh muôn thủa. Còn lão, mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, được trên
dưới đồng tình nhất trí, tiền bạc rủng rỉnh, nhà cửa khang trang, những
việc lão làm phải đợi lịch sử đánh giá, vì bây chừ ai dám đánh giá, biết
chi mà đánh giá?! Lịch sử đâu phải dể viết, có những chuyện viết đi
viết lại mà cũng chẳng biết đâu là đúng đâu là sai, học sinh bây giờ
ghét nhất là học sử, và "dốt" nhất cũng là sử!
Cuối năm ngoái, lão vui mừng lấy vợ cho thằng cả, nửa cuối năm nay, lão
buồn vì tang mẹ, cũng mong sao cái tập thể y bác sĩ của bệnh viện ấy
chăm sóc bà mẹ nào cũng như bà mẹ lão thì phúc đức muôn đời. Công danh
và bổng lộc khiến người trần cuồng tín mê muội, mà đã tin thần thánh phò
trợ thì phải sợ thần thánh quở phạt, hậu vận là kết quả được gieo từ
quá khứ và hiện tại.
Trên con đường nhỏ, ngắn mang tên một nữ cách mạng tiền bối có hai công
dân đặc biệt thường trú, một người rất rộn ràng và một người rất im
lặng. Trong lúc lão, người nhạc trưởng rộn ràng cùng dàn hợp xướng nhà
báo, công chức, văn nghệ sĩ, xe ôm, xích lô... ca khúc khải hoàn thì kẻ
thất sủng im lặng kia vác cần câu âm thầm chèo thuyền lướt sóng sông Thu
Bồn. Và chuyện cổ tích bắt đầu từ đây và kết thúc cũng từ đây, chỉ dành
riêng cho lão, chỉ có riêng mình lão mới hiểu cổ tích độc đáo như thế
nào. Cái con người im lặng thất sủng năm xưa giờ đây đã đạt được tất cả
những điều mà lão thầm xây dựng, đọc lại hai câu thơ xưa mà không khỏi
rùng mình.
Cố ý trồng hoa, hoa ủ rũ
Vô tình đơm liễu, liễu ra bông
Thế là từ đây, người ta chỉ còn bàn với nhau về hai từ chỉnh trang, nhưng chỉnh trang cái gì thì xem tiếp phần sau.
Chỉnh trang...
Cái lý cổ nhân đâu có gì mới "đường nối mạch, đất sẽ vượng", ai mà chẳng
biết điều đó, ai mà chẳng muốn điều đó. Đường, cầu, cảng, chợ... là
chân lý của giao thương, hội nhập, trao đổi, đem cái bức tranh ấy mà mê
hoặc lòng người thì mấy ai không theo. Công tác dân vận vô cùng quan
trọng, nhưng để làm tốt được điều này phải xuất phát từ cái tâm trong
sáng, hết lòng vì việc chung nghĩa lớn. Điều khốn khổ mệt mỏi của những
người làm dân vận là những thắc mắc ngược lại của dân, họ hỏi dự án ấy
đủ công khai minh bạch chưa, có đủ rõ ràng pháp lý chưa, họ còn biết rõ
mồm một ai sẽ được vượng sau khi dự án hoàn thành.., nhiều khi người đi
dân vận cũng cứng họng, lại bị người dân cán bộ vận, quan vận lại với
những lý lẽ hết sức rõ ràng hợp tình hợp lý.
Khi những con đường, cây cầu... sắp được định hình, những nhà chiến lược
vĩ đại kia đã nắm rõ, làm chủ hoặc bật đèn xanh cho các đối tác thân
thương... những không gian màu mỡ, đắc địa để chờ lên giá mà thịnh
vượng. Dân vận mà chỉ biết tìm cách thuyết phục dân bằng mọi cách, không
chịu hiểu hoặc không muốn hiểu những nguyên nhân ngóc ngách sâu thẩm để
sinh ra cái tuyệt tác dự án ấy thì dẫn đến khiếu kiện, cưỡng chế, bạo
lực, tang thương... là điểu dễ hiểu, cũng là điều xót xa đau lòng trong
mối quan hệ nhân dân và chính quyền, mà cả hai đều không thể sống thiếu
nhau trong một chỉnh thể thiêng liêng là đất nước, là tổ quốc.
Không riêng gì thành phố này, ở khắp mọi nơi trên đất nước tình trạng quy hoạch và những lỗi hệ thống, thói quen bầy đàn, sự thiếu hiểu biết cùng với lòng tham vô đáy của các quan chức khiến diện mạo đô thị trở nên nham nhở, người mất đất kêu khóc nổi oan lên thấu trời xanh. Và cũng trong thời kỳ này, hình thành nên những kẻ mà trong đầu quanh quẩn một suy nghỉ duy nhất: Thế àh? Có dự án àh? Vậy là sắp có tiền rồi đấy?! Thật ra, nếu không có cách nhìn chuẩn, rành rọt về "đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước đại diện quản lý" thì quốc hội có họp thêm một trăm năm nữa thì những bi kịch đau lòng vẫn xảy ra. Khi cơ chế đặt vào tay những người đại diện cho nhà nước từ cấp cơ sở đến trung ương những quyền hạn vô biên mà luật và những văn bản dưới luật được hiểu một cách tùy tiện, ngẫu hứng, những thiệt thòi và bất hạnh luôn dành cho những người dân thấp cổ bé họng bởi sự bất cập ngay chính trong nội tại của luật, nền tư pháp lại quá yếu kém. Có ai đó đang kêu gọi "quyền sơ hữu tư nhân về đất đai", coi chừng lại mắc bẫy thêm một lần nữa, tạo điều kiện hợp thức hóa tài sản cho những quan tham chưa lộ, mà số đó không bao giờ là con số ít, trong khi chính quyền lại phạm và khó có thể chỉnh đốn nhiều lỗi hệ thống như hiện nay.
Cái khác lạ của thành phố này là phiếu, mà lợi hại của nó chỉ người tạo
ra nó, phân phát nó mới hiểu hết. Người ta ca ngợi nhiều về sự chỉnh
trang đô thị nơi đây bỡi phần nhiều lão biết chia sẽ và vận dụng rất tốt
khả năng chóp bu vận, cái quan trọng nhất trong một quy hoạch là môi
trường kinh doanh, sinh sống, khả năng tạo ra công ăn việc làm thì lão
hầu như mơ hồ bỏ ngõ, mà hậu quả của nó sẽ đến trong một thời gian không
xa lắm đâu. Lão thường cười một mình khi có một đám người luôn binh vực
lão như một chân lý "ăn được, làm được", còn một số đông khác sẽ mãi
tranh luận loanh quanh với những câu hỏi: ăn không được, làm không được;
ăn được, làm không được; ăn không được, làm được... Lão quá hiểu ngay
đến một tên trùm ma túy ở Peru vẫn được phong thánh nơi ngôi làng hắn ở,
và trước khi bị bắt hắn đã xây dựng cho mình một lực lượng bảo vệ còn
đông hơn cả cảnh sát của quốc gia. Khen và chê là lẽ đương nhiên ở đời,
xã hội càng tôn vinh những người thực dụng thì càng có lợi cho lão và
thực chất lão là một kết tinh độc đáo của xã hội hài hước hiện nay. Sách
Phật dạy, thời mạt pháp, đồng tiền lên ngôi, những giá trị đạo đức
xuống cấp trầm trọng, nổi bất an rình rập mọi nhà, ra đường đâu đâu cũng
gặp quỷ...
Nghịch lý luôn tồn tại, nếu trí thông minh thôi thúc việc đập bỏ bức
tường vô lý bao nhiêu năm nay ở công viên khiến người dân vỗ tay hoan
nghênh thì sự ngu dốt quyết liệt vét sạch những khu rừng phi lao, bạch
đàng chắn gió, chắn cát ven biển mà các nhà khoa học cũng ngán ngẩm lắc
đầu để ngầm nuôi dưỡng những cơn tàn phá âm ĩ hung dữ của thiên nhiên,
tác hại đâu phải lúc nào cũng thấy ngay lập tức. Nghịch lý khi đứng ngắm
đức bà Quan âm nơi dãy núi Chè Non mà không biết là ngài đang giáng
trần cứu độ chúng sinh hay muốn thăng lên tít trời xanh lánh xa chốn
phồn hoa ô tục, rồi tự sướng rằng nhờ vị bồ tát này nên thành phố mấy
năm nay không có bão, đám ăn theo nói leo bắt nhịp hòa ca. Nghịch lý
đỉnh điểm, khi những tên bồi bút trong và ngoài nước đặt lão ngang hàng
Lý Quang Diệu. Để có thành phố hiện tượng này lão phải bỏ công bỏ sức vẽ
dọc, vẽ ngang cái bản đồ chỉnh trang lại đô thị, để có một Singapore
chính hiệu đẳng cấp quốc tế mà sự phồn vinh được cả thế giới công nhận
thì ông Lý Quang Diệu chỉ cần ngồi một chổ, suy nghĩ thận trọng và quyết
định chỉnh trang chính cái đầu của ông ta. Mọi công dân thế giới và
ngay cả công dân thành phố này, nếu có điều kiện đều muốn đến cái cảng
cá nhỏ bé, nhem nhuốc xưa kia để chiêm ngưỡng, để học tập. Làm phép toán
nhỏ sẽ thấy cần mấy chục năm thì thành phố này mới bằng được họ, và có
lẽ với suy nghỉ như hiện nay thì dấu bằng đó khó có thể thành hiện thực,
đã thế khi mình tiến bộ chẳng lẻ người ta không tiến bộ?
Cầu thị thì phải biết khiêm tốn, tài hèn sức mọn thì phải biết hy sinh,
lắng nghe, chấp nhận những lời nghịch tai mà thông tuệ, mà minh triết.
Còn nếu khăng khăng bảo lưu sự thông minh duy nhất của mình thì cứ chỉnh
trang, chỉnh trang luôn là điều cần thiết, và việc đầu tiên là hãy
chỉnh trang lại cái đầu của chính mình.
Tiền bạc sẽ giúp con người ta vương giả cả đời nhưng không mang theo
được lúc chết. Phấn son, nước hoa, áo quần... chỉ để người ta bảo lưu,
kéo dài cái đẹp hình thức bên ngoài, căn bệnh mãn tính giấu dốt và kiêu
ngạo nằm sâu bên trong, khó thấy và khó chữa. Muôn đời vẫn thế, phong độ
chỉ tạo ấn tượng nhất thời đẳng cấp mới là mãi mãi.
Sẽ chẳng còn lão bóng đá, lão xung kích, lão đối thoại, lão cầu thị, lão
ăn xin, lão xây cầu, lão pháo hoa... mà chỉ là cát bụi, những cát bụi
cuối cùng trong những toan tính cuối cùng. Cát bụi sẽ trở về cát bụi.
Những ngày cuối cùng năm Tân Mão.
* Xem thêm:
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/nhan-inh-va-thien-ly.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào
“nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001