Một câu hỏi dành cho Đài Truyền hình Việt Nam
24/03/2013
Nhiều người đã nặng lời với ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng Tư pháp, cho ông là “phản bội”, là “đào ngũ”, là “bán đứng anh em”… sau khi ông lên ti vi phủ nhận vai trò của mình trong vụ các nhân sĩ trí thức gửi Bản kiến nghị 72 lên Quốc hội.
Mình nghĩ ông Lộc đáng được thương cảm chứ không đáng bị lên án.
Ông đã ký, điều đó quan trọng hơn. Nay ông nói hơi khang khác một chút. Điều này tất nhiên làm cho lòng tin của mọi người vào ông bị suy giảm, ông Lộc chắc chắn bị mất uy tín phần nào.
Nhưng làm cho ông Lộc bị mất mặt trước công chúng bằng phương cách như Đài Truyền hình Việt Nam vừa làm thì có làm tăng thêm sự tin cậy và uy tín cho cơ quan truyền thông Nhà nước, cụ thể là cho chính Đài Truyền hình Việt Nam hay không?
Câu trả lời của mình là KHÔNG, mà ngược lại!
Vì sao lại thế?
Mình nghĩ ông Lộc, một cựu cán bộ cấp cao của Nhà nước, mà còn vậy thì những người dân bình thường thấp cổ bé họng đã ký vào cái bản kiến nghị ấy mà nay lại trả lời trước các “nhà báo” rằng họ bị mạo danh như ti vi mấy hôm vừa rồi đưa tin thì cũng là lẽ thường tình.
Mình nghĩ, sau khi ông Lộc lên ti vi thì lòng tin trước đó của một số người vào điều mà suốt mấy ngày qua ti vi và Báo Đại Đoàn Kết cứ ra rả nói rằng những người dân bình thường ở Hà Tĩnh, Nghệ An hay Thái Bình… đã bị ai đó mạo danh để ký vào Kiến nghị 72 chắc sẽ bị lung lay dữ dội.
Qua sự kiện này, điều người ta dễ dàng tin hơn là những người đã ký vào Bản kiến nghị 72 đã phải chịu những sức ép ghê gớm như thế nào. Chắc Nhà nước chẳng bao giờ muốn mọi người, nhất là cộng đồng quốc tế, tin rằng đã có những sức ép ấy ở nước CHXHCN Việt Nam.
Vậy thì làm suy giảm lòng tin của bạn xem đài vào một việc mà Nhà nước đang cố gắng tuyên truyền nhưng lại làm gia tăng niềm tin của họ mà Nhà nước không mong muốn vào một điều khác thì là lợi hay là hại?
Câu hỏi này xin dành cho Đài Truyền hình Việt Nam.
Mình nghĩ ông Lộc đáng được thương cảm chứ không đáng bị lên án.
Ông đã ký, điều đó quan trọng hơn. Nay ông nói hơi khang khác một chút. Điều này tất nhiên làm cho lòng tin của mọi người vào ông bị suy giảm, ông Lộc chắc chắn bị mất uy tín phần nào.
Nhưng làm cho ông Lộc bị mất mặt trước công chúng bằng phương cách như Đài Truyền hình Việt Nam vừa làm thì có làm tăng thêm sự tin cậy và uy tín cho cơ quan truyền thông Nhà nước, cụ thể là cho chính Đài Truyền hình Việt Nam hay không?
Câu trả lời của mình là KHÔNG, mà ngược lại!
Vì sao lại thế?
Mình nghĩ ông Lộc, một cựu cán bộ cấp cao của Nhà nước, mà còn vậy thì những người dân bình thường thấp cổ bé họng đã ký vào cái bản kiến nghị ấy mà nay lại trả lời trước các “nhà báo” rằng họ bị mạo danh như ti vi mấy hôm vừa rồi đưa tin thì cũng là lẽ thường tình.
Mình nghĩ, sau khi ông Lộc lên ti vi thì lòng tin trước đó của một số người vào điều mà suốt mấy ngày qua ti vi và Báo Đại Đoàn Kết cứ ra rả nói rằng những người dân bình thường ở Hà Tĩnh, Nghệ An hay Thái Bình… đã bị ai đó mạo danh để ký vào Kiến nghị 72 chắc sẽ bị lung lay dữ dội.
Qua sự kiện này, điều người ta dễ dàng tin hơn là những người đã ký vào Bản kiến nghị 72 đã phải chịu những sức ép ghê gớm như thế nào. Chắc Nhà nước chẳng bao giờ muốn mọi người, nhất là cộng đồng quốc tế, tin rằng đã có những sức ép ấy ở nước CHXHCN Việt Nam.
Vậy thì làm suy giảm lòng tin của bạn xem đài vào một việc mà Nhà nước đang cố gắng tuyên truyền nhưng lại làm gia tăng niềm tin của họ mà Nhà nước không mong muốn vào một điều khác thì là lợi hay là hại?
Câu hỏi này xin dành cho Đài Truyền hình Việt Nam.
nguồn:http://hahien.wordpress.com/2013/03/24/mot-cau-hoi-danh-cho-dai-truyen-hinh-viet-nam/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001