Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Đoàn Vương Thanh - Dân chủ hình thức:Nhìn từ cơ sở và những hệ lụy
Đoàn Vương Thanh

Có lẽ từ khi chúng ta đổi “Quốc danh” từ “Dân chủ cộng hoà” sang “xã hội chủ nghĩa” nền dân chủ quốc gia, kể cả dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị (thậm chí cả trong kinh tế xã hội) đã có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi quan trọng ấy là đi dần từ “dân chủ tương đối thực chất” sang “dân chủ hình thức”. Dân chủ hình thức bao trùm gần như toàn bộ nền dân chủ mà chúng ta hướng tới và xây dựng, hầu như không giống như bất cứ quốc gia nào trong khu vực cũng như trên thế giới. Đúng là xây dựng một nền dân chủ theo đúng bản chất của“dân làm chủ” thì càng ngày ở nước ta càng hiểu và làm, nói và làm tạo nên những khoảng cách xa vời, trong đó người dân dường như bị bỏ rơi hoặc không hề được tôn trọng. Trong lĩnh vực này bao gồm nhiều triết lý dẫn đến mỗi người hiểu một cách, mỗi người quan niệm một cách mà để đi đến một khái niệm có ý nghĩa thống nhất  không dễ dàng gì. Người dân Việt với nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi khác nhau, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết khác nhau nên hiểu về chế độ dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân cũng có nhiều cái khác nhau. Phải thừa nhận, từ khi thiết lập chế độ mới do Đảng Lao động rồi Đảng cộng sản lãnh đạo, dân Việt Nam “dễ thở” hơn các chế độ trước đó, dù là thực dân, phong kiến hay “chủ nghĩa thực dân mới”, “dân chủ kiểu Mỹ một thời được áp dụng ở miền Nam”. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan phủ nhận cái hay cái tốt của “thiên hạ” mà chỉ thấy mình là hay nhất, thì đó cũng là cách hiểu cách nghĩ cực đoan. Trong bài này, chúng tôi không có tham vọng “luận bàn” về nền dân chủ nói chung và thiết chế của nó như thế nào mà chỉ phản ảnh một vài khía cạnh diễn biến “dân chủ” trong mấy thập kỷ qua tại cơ sở. Là một công dân được sống ở cơ sở nhiều năm, được chứng kiến diễn biến dân chủ ở cơ sở, nhận thức từ những chủ trương, đường lối, từ những quy chế đến thực tế, tôi có thể rút ra kết luận rằng chế độ ta thực thi dân chủ hình thức nhiều hơn là dân chủ thực chất, người dân hầu như chỉ được hưởng khẩu hiệu “dân chủ” hoặc là “dân làm chủ” trên lý thuyết, nhiều hơn là trong thực tế.

Ảnh minh họa

Một vài nhận thức về sinh hoạt dân chủ trong Đảng. Đây là vấn đề rất quan trọng phản ảnh sự thành bại trong công tác xây dựng Đảng. Không chỉ Đảng cộng sản, mà trong lý thuyết nhiều khi nhấn mạnh “là một đảng kiểu mới”, nghĩa là Đảng giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, tổchức một chế độ xã hội hoàn toàn mới theo lý tưởng của Đảng và theo mơ ước của các vị tiền nhân, song trong thực tế chúng ta đã thi hành một chế độ sinh hoạt tập trung nhiều hơn dân chủ, lấy đa số áp đảo thiểu số, thiểu số phải tuyệt đối phục tùng đa số. Nhưng trong cuộc sống,nhiều khi đã số cũng vấp phải những sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng, trước hết làm hại uy tín của Đảng lãnh đạo, mất lòng tin của nhân dân. Trong thực chất, nói rằng “thiểu số phục tùng đa số” nhưng diễn biến sinh hoạt hằng ngày quyền quyết đinh tối thượng, bao trùm lại chỉ tập trung vào “thiểu số” đôi khi rất thiểu số. Đảng bộ xã tôi hiện có gần 400 đảng viên. Đội ngũ đảng viên của một cơ sở xã “có truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày nay có thể chia làm ba loại: lớp đảng viên cao tuổi được kết nạp trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, phần lớn được kinh qua thử thách của chiến tranh cách mạng, có trình độ giác ngộ chính trị nhất định, nhưng tuổi đời và tuổi đảng cũng đã già, thường có tư tưởng “an tri” hoặc theo chủ nghĩa “ma kê no” (mặc kệ nó), có khi biết anh em con cháu mình làm sai vẫn lờ đi coi như không biết hoặc biết những lại “cổ vũ” bằng nhiều hình thức. Lớp đảng viên đông đảo ở các chi bộ thuộc đảng bộ xã là lớp người trung tuổi, được kết nạp trong khoảng thời gian vài ba chục năm qua, không một ai được thử thách qua chiến tranh cách mạng, được thừa hưởng thành quả của cha ông qua hai cuộc kháng chiến và các cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc, có điều kiện được học văn hoá, có trình độ học vấn nhất định, trình độ hiểu biết khá hơn lớp đảng viên già, nhưng sau khi được vào đảng, hoặc được giữ một số cương vị lãnh đạo ở cơ sở, sinh ra chủ quan, ít chịu khó học tập, trau dồi trình độ chính trị, tính đảng, tính quần chúng. Khi đảng cho phép đảng viên làm giầu, lớp đảng viên này hăng hái bắt nhạy với tình hình kinh tế thị trường, có điều kiện về cơ sở vật chất và vốn liếng, lại được con cháu hỗ trợ nên lao vào làm giầu dưới nhiều hình thức khác nhau, Ai có cương vị thì làm giầu bằng cách luồn lách, lợi dụng sơ hở của chính sách quản lý kinh tế, lợi dụng sự quan liêu của cấp trên và có khi được sự “thông đồng” của “những cái ô, cái nón”, thả sức làm giầu. Người ta đưa ra ý kiến và tranh luận gắt gao về “quyền sở hữu đất đai” lớp đảng viên này chỉ mong Nhà nước duy trì mãi “đất đai thuộc quyền sở hữu, quản lý toàn dân, do Nhà nước làm đại diện” Bởi thế, đa số đảng viên ở cơ sở có chức có quyền đã tham nhũng về đất đai, lợi dụng giá cả thị trường về đất đai, làm giầu nhanh chóng mà ít đổ mồ hôi công sức. Còn có một lớp đảng viên trẻ (trên dưới ba mươi tuổi) được kết nạp khá dễ dàng trong thời kỳ “đổi mới” ít được thử thách cam go, động cơ vào đảng cũngthiếu chính xác, vào đảng một phần do “con ông cháu cha” hoặc thân quen “kéo bè kéo cánh”, nhưng lại là những người “xung kích” trong mọi mánh khoé làm ăn, cũng đã ít nhiều biết tham ô, tham nhũng, quan liêu, hách dịch, coi thường dân, nhưng thường ít phát biểu trong họp chi bộ, ít bày tỏ quan điểm trong đám đông, xa rời quần chúng và chủ quan. Với đặc điểm ấy, họp đảng bộ xã hiện nay chỉ là sinh hoạt hình thức nhiều hơn là nội dung thực chất. Thường vụ đảng uỷ tổ chức “học nghị quyết của cấp uỷ cấp trên hoặc triển khai nghị quyết của bản thân cấp uỷ cơ sở” đảng viên được triệu tập dự học, nhiều khi chỉ đạt từ 60% đến 70% đảng số, nửa buổi lần lượt “bận” công tác bỏ về, nghe câu được câu chăng, chẳng mấy khi đọc nghị quyết, đọc báo đảng…vì còn “bận làm ăn”. Một cán bộ “địa chính xã” mới 50 tuổi, rất có nhiều kinh nghiệm“bán sổ đỏ” nhưng lại rất ít khi nghiên cứu về luật đất đai hiện hành, giỏi “cấu véo” đất đai, làm giầu từ đất rất nhanh và dữ dội.

Việc “bầu bán” trong đảng xem ra có vẻ dân chủ, nhưng thực chất là “dân chủ hình thức”. Số lượng đảng viên được bầu vào cấp uỷ mỗi khoá do cấp trên ấn định tương ứng với số dân và đảng số của đảng bộ, như ở cơ sở tôi cư trú thì từ 15 đến 17 người, được phân chia theo “địa bàn thôn”, theo “dòng họ” và theo sự “giới thiệu của người thân” thành ra mỗi cuộc bầu bán không để chon người có khả năng và đạo đức vào cấp uỷ mà thường là chia đều cho “chân tre”, cho “dòng họ” và cho thân quen.Trên cho cấp uỷ xã 15 người, có đưa ra đại hội xin giơ tay biểu quyết,  rồi tìm cách đưa cháu ruột mình vừa mới tuyên bố chính thức được ít ngày vào cấp uỷ. đã giới thiệu ít khi “trật” mặc dù người ta biết thừa “ông cấp uỷ ấy” chẳng có tài cán gì, chỉ độc nhất có một tiêu chuẩn là “cháu gọi ông chủ tịch xã là bác ruột”. Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2,5năm, bí thư chi bộ cũ bị phê bình công khai khi thảo luận về nhân sự, nhưng Bí thư đảng uỷ gợi ý” cậu không được nghỉ khoá này đâu nhé” thế là chỉ hơn một phiếu thôi vẫn trúng vào cấp uỷ và vẫn nghiễm nhiên làm bí thư chi bộ. Có chức là có quyền, có quyền là có tiền. Cho nên ngườita mất rất nhiều công sức để “mua quan bán chức” từ cái chức cỏn con ở thôn xóm trở lên đều có giá.

Một đảng bộ xã gần 400 dảng viên, nhưng mọi quyết định của xã đều do ‘Ban thường vụ” thực chất chỉ hai ông bí thư và ông chủ tịch xã quyết định cả. Đưa ra đảng uỷ, hoặc đưa ra đảng bộ chỉ là lấy lệ. Học Nghị quyết trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay” dường như chẳng có đảng viênnào thấy được vấn đề cấp bách, chẳng ai xúc động khi nghị quyết nêu “ảnh hưởng đến tồn vong của chế độ” và tổ chức phê bình, tự phê bình cũng qua loa đại khái cho có làm.

Dân chủ trong Đảng như vậy nên “quán triệt” trong dân chẳng khác mấy. Bầu quốc hội và HĐND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh làm đúng thủ tục niêm yết danh sách và tiểu sử đại biểu ứng cử, nhưng đều là những cái tên “lạ hoắc” với vài lời giới thiệu kinh qua chức vụ chứ không phải làtiểu sử. Đến ngày bầu. ở đâu “có phong trào” thì cờ rong trống mở, vận động cô giáo và học sinh trung học cơ sở, tiểu học đi rong các xóm hô vang khẩu hiệu xen lẫn với tiếng trống ếch của các em, nơi nào không có “phong trào” thì thông báo trên loa truyền thanh của xã, coi nhưđùng thủ tục. Khi bầu, phát phiếu cho từng nhà theo danh sách cử tri đã được niêm yết và đến ngày bầu thì gia đình, thậm chi cả xòm cử một đại biểu có điều kiện, thường là mấy ông già về hưu, tay cầm một nắm phiếu của gia đình đến lấy dấu đóng vào một loạt thẻ cử tri rồi bỏ loạt phiếu ấy vào hòm phiếu, nên số đại biểu ấn đinh trúng cử đều trúng 100% vì có ai chú ý đến việc lựa chọn đâu. Có dư luận, có thể một ông Bí thư đảng uỷ, kỳ này sụt phiếu, lợi dụng giờ giải lao của ban bầu cử đi ăn trưa, người ta đã tìm cách “ném vào hòm phiếu” hơn 120 phiếu bầu cho bí thư, thành ra ông này lại có số phiếu cao nhất, trong khi đó ông phó bí thư lại bị “rớt”. Người ra quy đinh cán bộ chủ chốt xã như bí thư, chủ tịch xã không được làm liên tục quá hai nhiệm kỳ (10 năm), người ta đã “biến tấu” bằng cách “hoán vị cho nhau, Bíthư làm 10 năm (hai khoá), xong đổi cho chủ tịch 10 năm hai khoá, cộng là 20 năm, đến tuổi hưu là vừa, cũng là thời gian cần thiết để có nhiều đất đai, nhà cửa, cài cắm con cháu vào những vị trí cần thiết thơm tho. Tiêu chuẩn học vấn, bằng cấp chỉ là cái trang trí cho đủ lệ bộ thôi. Vì vậy có ông Chủ tịch xã khoe rằng ông có 3 bằng đại học, đủ tiêu chuẩn làm trưởngphòng trên huyện, nhưng thực chất thì ông chưa học hết cấp hai ngày xưa. Phát hiện ra, nhờ có vây cánh và “đạn” nên chỉ bị “khiển trách” lấy lệ, còn đâu vẫn vào đấy.

Thực chất của việc thi hành Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) là như vậy, việc đó đã diến ra ba bốn thập kỷ rồi nên có rất nhiều hệ luỵ mà rõ nhất là“dân chủ hình thức” hoặc lợi dụng “dân chủ tập trung” để tập trung quyền hành về tay một số người có thế lực hoặc tạo được thế lực mà thôi.

Sinh hoạt dân chủ ở cơ sở hiện nay rất “khôi hài”: thôn nào cũng có một vài chục vị phần lớn là cán bộ hưu, người cao tuổi, cựu chiến binh, phần lớn có lương hưu trở thành người “đi họp chuyên nghiệp” gần như cuộc họp dân nào cũng chỉ có bấy nhiều gương mặt. Trước khi họpHĐND xã, tổ chức họp lấy ý kiến cử tri, vẫn là những gương mặt ấy đi họp, vì họ đều là cử tri. Thôn có 270 hộ dân với gần 1400 nhân khảu, trong đó có trên 800 cử tri, nhưng đến hop cử tri chỉ có 20-25 người. Có cử tri bỏ về vì họp như vậy là không đúng luật. Nhưng cuộc họp vẫn diễn ra, vẫn có báo cáo những ý kiến đóng góp của cử tri, phần lớn là những vấn đề “râu ria” chứ ít vào vấn đề quốc kế dân sinh như dân mong muốn và UB Mặt trận Tổ quốc vẫn có một bản báo cáo khá dài trước kỳ họp HĐND, xong kỳ họp, mọi việc giống như ném hòn cuội xuống ao bèotấm.
Nguyện vọng của dân là xâydựng một bản Hiến pháp dân chủ thật sự,nhưng với cung cách chỉ đạo lâu nay và cũng có thể còn lâu nữa mới có thay đổi cần thiết, thì “dân chủ hình thức” không đem lại lợi ích gì trong nền dân chủ “xã hội chủ nghĩa” gấp vạn lần các chế độ dân chủ khác” nay vẫn là như vậy, cho nên mới sinh ra “phe nhóm”, “xa dân”, “quan liêu”, “ức hiếp dân”.”tham nhũng”, “nhũng nhiẽu dân”..Chúng tôi tha thiết mong ước các vị lãnh đạo cao của nền dân chủ nước nhà bớt chút thì giờ vàng ngọc về lăn vào dân mà nghe dân nói về dân chủ thìsẽ vỡ vạc ra nhiều vấn đề thiết thực. Lý thuyết mầu xám và thực tế sinh động của cuộc sống mới là mầu hồng…
Tác giả gửi QC
nguồn:http://www.diendantheky.net/2013/03/oan-vuong-thanh-dan-chu-hinh-thucnhin.html?utm_source=BP_recent
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001