Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima 

Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân tai nạn phóng xạ được tổ chức vào ngày 26 tháng Tư. Vào ngày này năm 1986, tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra thảm họa khủng khiếp, buộc nhân loại phải suy tư nghiêm túc về độ an toàn của điện hạt nhân.
Nguyên tử hòa bình đã đi vào cuộc sống của loài người từ hơn năm chục năm trước. Các lò phản ứng hạt nhân đã tạo điều kiện không chỉ làm giảm “cơn đói năng lượng”, mà còn cải thiện môi trường ở hàng loạt quốc gia. Có thể lấy nước Pháp như ví dụ điển hình. 75% năng lượng ở đất nước này nhận được từ các nhà máy điện hạt nhân, nhờ đó lượng khí carbon dioxide thải vào khí quyển đã giảm xuống 12 lần. Có vẻ như điện hạt nhân là lựa chọn lý tưởng. Thế nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra sự cố. Trong khi đó, suốt thời gian tồn tại năng lượng hạt nhân đã ghi nhận nhiều tai nạn và sự cố ở mức độ nghiêm trọng khác nhau tại các nước trên thế giới. Tổng cộng khoảng 400 vụ. Lớn nhất là thảm họa Chernobyl ở Ukraina, tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Mỹ tại Three Mile Island năm 1979 và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản “Fukushima-1″ trong năm 2011. Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, Fukushima đã vượt cả Chernobyl về tổng phát thải phóng xạ cao gấp hơn hai chục lần. Nguyên nhân gây tai nạn rất khác nhau, nhưng kinh nghiệm của các sự kiện này được các chuyên gia nghiên cứu đến từng chi tiết, ông Sergey Pikin Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng nhận xét.
“Điều chính yếu nhất là loài người trong tình huống tai nạn kỹ thuật  hóa ra vô phương bảo vệ và dễ bị tổn thương. Vì vậy cần suy tính trước về những sự cố có thể xảy ra, thi hành những cố gắng trung hòa tác hại và giảm thiểu mức độ rủi ro. Ở đây quan tâm đến vấn đề an toàn là yêu cầu hết sức quan trọng”.
Trên thế giới ngày nay hiện hữu khoảng 440 – 450 lò phản ứng. Hơn 60 lò đang được xây dựng. Dù sao chăng nữa, vụ tai nạn mới nhất tại Nhật Bản đã phá hoại nghiêm trọng hình tượng uy tín của điện hạt nhân, dù đã mất gần ba thập kỷ khắc phục hệ quả sau thảm họa Chernobyl. Trong tương quan này, đã gia tăng nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế,  ông Oleg Dvoinikov Tổng biên tập tạp chí “Chiến lược hạt nhân” nhận xét.
“Đương nhiên hiện hữu những phương án đối trọng thay thế. Có thể tạo ra cả các nhà máy điện khí hơi hỗn hợp và nhà máy điện đốt than. Nhưng đang có sự cân bằng công suất tối ưu. Giới chuyên viên nói rằng về nguyên tắc, có thể tồn tại trên hành tinh chứa gần một nghìn lò phản ứng hạt nhân. Vấn đề khác là song song với xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, cần phải giải quyết câu hỏi về chế xuất nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải hạt nhân đã qua sử dụng. Nhưng các lò phản ứng vẫn có triển vọng trong 30 – 40 năm tới, và các cơ sở này sẽ được xây dựng thêm”.
Trong ngày 26 tháng Tư, ở nhiều thành phố của Nga, Belarus và Ukraina đều tổ chức hoạt động tưởng niệm các nạn nhân tai nạn và thảm họa bức xạ. Tại 10 nước châu Âu, dưới khẩu hiệu “Vì một tương lai không Chernobyl và Fukushima”, diễn ra “Tuần hành động toàn châu Âu”. Có những cuộc gặp mặt cảm động với những chuyên viên từng tham gia thanh lý tai nạn Chernobyl, những con người mà lòng can đảm và sự xả thân hy sinh đã giúp nhân loại vượt lên hậu quả khủng khiếp của cơn thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân bị sự cố. 
Matxcơva tưởng niệm nạn nhân vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl

Tai nạn xảy ra cách đây 27 năm.Những người tham gia xử lý tai nạn, con cháu của họ đã tập trung tại Quảng trường Suvorov.  Họ dành một phút im lặng để tưởng nhớ các nạn nhân và thả những chiếc đèn lồng lên trời như biểu tượng của người đã khuất. Xe cứu hỏa đã bật đèn ở đây vào lúc 01:23 MSK – tại thời điểm khi 4 lò phát bị nổ. Tai nạn Chernobyl là thảm họa nhân tạo lớn nhất trong lịch sử “nguyên tử hòa bình”.
***

Các nước kỷ niệm 27 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl

Ngày 26/4, ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã có nhiều hoạt động kỷ niệm 27 năm vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, dẫn tới thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.
Người dân Ukraine thắp nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Chernobyl tại Slavutich, cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 50 km (Ảnh: AFP/TTXVN).
Người dân Ukraine thắp nến, đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân Chernobyl tại Slavutich, cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 50 km (Ảnh: AFP/TTXVN).
Tại thủ đô Mátxcơva của Nga, những người từng tham gia xử lý tai nạn, con cháu của những người đã mất trong thảm họa này đã tới vườn hoa Suvorov để tham gia các hoạt động kỷ niệm. Họ đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân và thả những chiếc đèn lồng lên trời như biểu tượng của người đã mất.
Các xe cứu hỏa ở đây đã bật đèn vào lúc 01:23 (giờ Mátxcơva), thời điểm lò phản ứng số 4 phát nổ 27 năm về trước. Có tới 800.000 công dân Liên Xô đã được huy động để khắc phục hậu quả của vụ nổ thảm khốc này. Đây được xem là thảm họa lớn nhất trong lịch sử “nguyên tử hòa bình”.
Trong khi đó, tại Belarus, các hoạt động kỷ niệm thảm họa Chernobyl diễn ra trên khắp cả nước. Người dân đã đến các nhà thờ đạo Chính thống và đạo Thiên chúa để cầu nguyện cho những người đã mất và những người tiếp xúc với phóng xạ. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tới thăm những khu vực bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ vụ nổ nhà máy Chernobyl.
Belarus là quốc gia được các chương trình cứu trợ quốc tế quan tâm sau thảm họa Chernobyl. Trong thời gian tới, sẽ có chương trình mới về hành động chung khắc phục hậu quả vụ Chernobyl trong khuôn khổ các nước liên minh Belarus và Nga, giai đoạn 2013-2016.
Ukraine, quốc gia phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của vụ nổ Chernobyl, cũng có nhiều hoạt động tưởng niệm những người thiệt mạng. Tại thủ đô Kiev, Ukraine, và các khu vực trung tâm đã diễn ra các buổi lễ cầu nguyện, mít tinh, và đặt vòng hoa tại các đài để tưởng nhớ những người thiệt mạng.
Ngày 26/4/1986, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy Chernobyl, phá hủy lò phản ứng số 4 và gây phát tán phóng xạ khắp Ukraine, lan sang Belarus và khu vực phía Tây nước Nga.
Nhà máy điện hạt nhân này nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine 110 m về phía Bắc. Hiện khu vực xung quanh nhà máy vẫn trong tình trạng nhiễm xạ, đã được khoanh vùng cấm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường và sức khỏe của người dân trong những vùng lân cận bị nhiễm xạ ở mức thấp hơn tiếp tục là thách thức lớn đối với Ukraine.
Nguồn đọc thêm:
1. http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=590793#ixzz2ReKAxLkC
2. http://www.xaluan.com/

Nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=590793
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/46588
======================================================================
Tổng thống Ukraine: Thiệt hại từ thảm họa Chernobyl sẽ lên đến khoảng 180 tỷ USD vào năm 2015


Kiev, Ukraine, ngày 26 tháng 4 năm 2013 / PRNewswire 
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch
Một góc Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - Ảnh: Đỗ Hùng
Một góc Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl – Ảnh: Đỗ Hùng
Để giảm thiểu các thiệt hại kinh tế từ thảm họa có thể đạt đến mức 180 tỷ USD vào năm 2015, điều quan trọng là cần phải đạt được một chương trình phát triển toàn diện cho các khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Lời tuyên bố như vậy đã được Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych thố lộ trong chuyến viếng thăm nhà máy điện hạt nhân bị hủy hoại tại Chernobyl vào ngày kỷ niệm năm thứ 27 của thảm họa hạt nhân Chernobyl. Việc xây dựng một cấu trúc an toàn (nhà mồ) mới bao phủ khu nhà máy bị thiệt hại là một trong những khía cạnh cốt lõi của công tác chuyển đổi khu vực này thành một khu vực sinh thái an toàn, Tổng thống Yanukovych tái xác nhận. 
Khoảng 2.700 người vẫn đang làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, mặc dù thực tế rằng lò phản ứng cuối cùng tại đây đã được đóng cửa vào năm 2000. Quốc hội Ukraine đã thông qua một chương trình chấm dứt toàn bộ hoạt động nhà máy bao gồm bốn giai đoạn: tinh lọc nhiên liệu hạt nhân (2010-2013), bảo tồn các hệ thống lò phản ứng (2013-2022), giảm phóng xạ của hệ thống (2022-2045), và tháo dỡ chúng (2045-2065).
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ của Ukraine, ông Mykola Azarov, cho biết các công trình xây dựng một cấu trúc bao phủ (nhà mồ) mới giữ an toàn cho lò phản ứng thứ tư ở khu nhà máy Chernobyl đang được tiến hành và sẽ được hoàn tất vào năm 2015. Dự án cấu trúc nhà mồ an toàn mới sẽ bao bọc toàn bộ nhà máy điện hạt nhân bị huỹ hoại, được hỗ trợ bởi hơn 40 quốc gia, thông qua Quỹ hỗ trợ Chernobyl, được thành lập vào năm 1997. 
Hiện nay, lò phản ứng hạt nhân bị nổ vẫn còn được bao bọc bởi cấu  trúc nhà mồ ban đầu được xây dựng vội vàng khi những người lính cứu hỏa và nhân viên đội cứu hộ dập tắt ngọn lửa trong lò phản ứng hạt nhân. Hơn 400 ngàn mét khối bê tông và 7.300 tấn kim loại được sử dụng để khóa kín nhiều tấn chất phóng xạ uranium, plutonium, corium, và bụi ô nhiễm phóng xạ. Mạo hiểm cả sức khỏe và mạng sống của mình, có khoảng 600.000 người tham gia trong các hoạt động cứu hộ tại Chernobyl trong khoảng thời gian kéo dài vài năm sau khi xảy ra vụ thảm họa hạt nhân tại đây.
Do kết quả của vụ nổ tại lò phản ứng thứ tư ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, cách thủ đô Kiev của Ukraine 100 km về phía bắc, các chất phóng xạ đã gây ô nhiễm khu vực 145 ngàn km vuông, bao gồm cả các vùng lãnh thổ của Ukraine, Belarus và Nga. Gần 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này. Khu vực có bán kính 30 km xung quanh nhà máy chính thức vẫn không có người ở.
Nguồn: Tin thế giới Ukraina 
***
Bản gốc:
Losses from Chernobyl Disaster to Approximate USD 180 Billion in 2015 – Ukrainian President
KYIV, Ukraine, April 26, 2013 /PRNewswire/ –
In order to minimize the economic losses from the disaster which may reach USD 180 billion in 2015, it is important to come up with a comprehensive development program for the regions affected by the Chornobyl Nuclear Power plant explosion in 1986. Such statement was made by the President of Ukraine Viktor Yanukovych during his visit to the plant in Chornobyl on the 27th anniversary of the nuclear disaster. Construction of a new safe confinement is one of the core aspects of converting the zone into an ecologically safe area, reiterated President Yanukovych.
About 2,700 people are still employed at the Chornobyl Nuclear Power plant, despite the fact that the last reactor has been shut down in 2000. The parliament of Ukraine has adopted a program of plant decommissioning which includes four stages: extracting the nuclear fuel (2010-2013), conservation of the reactor systems (2013-2022), decreasing radioactivity of the systems (2022-2045), and dismantling them (2045-2065).
On April 26, 2013, the Prime Minister of Ukraine Mykola Azarov informed that the works on the new safe confinement for the fourth  reactor at the Chornobyl plant are underway and will be concluded in 2015. The New Safe Confinement project, supported by more than 40 donor nations, is funded through The Chornobyl Shelter Fund, established in December 1997.
Currently, the reactor is contained by the original sarcophagus, constructed hastily as the firemen and rescue team workers put out the fire in the reactor. More than 400 thousand m3 of concrete and 7,300 tons of metal were used to lock in tons of uranium, plutonium, radioactive corium, and contaminated dust. Risking their health and life, about 600,000 people participated in the rescue works at Chornobyl over the period of several years after the disaster.
As a result of the explosion at the fourth reactor at the Chornobyl Nuclear Power plant, located 100 kilometers north of the capital of Ukraine Kyiv, radioactive substances contaminated the area of 145,000 square kilometers, including the territories of Ukraine, Belarus, and Russia. Nearly 5 million people were affected by the disaster. The area with the radius of 30 kilometers around the plant officially remains uninhabited.
SOURCE Worldwide News Ukraine
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/46601
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001