Nguyên Ngọc: Trường phái mới phải xuất hiện từ bên lề.
Nguyên Ngọc
Nguyễn Trọng Tạo:
Nhà văn Nguyên Ngọc là nhà quản lý văn nghệ với tư tưởng cấp tiến và cũng giàu kinh nghiệm… “thất bại”, nên ông thường nhìn ra những “lỗ hổng chết người” mà giới văn nghệ và quản lý văn nghệ thường vướng víu. Với bài viết “Hy vọng gì…” ngắn gọn và súc tích từ câu chuyện “luận văn Nhã Thuyên” nghiên cứu về nhóm “Mở miệng” bị báo chí chính thống “ném đá” qui kết “quan điểm lập trường”, ông đã chỉ ra cái ”lỗ hổng chết người” đang có thể lặp lại với văn nghệ nước nhà.
Có thể nói, sự ra đời nhóm “Mở miệng” xuất phát từ sự bức xúc văn học và xã hội, muốn cất lên một tiếng nói diễu nhại như một phản biện về dân chủ và tự do văn chương đương thời. Theo tôi hiểu thì đó là một sự “phá bĩnh dễ thương” của một nhóm người trẻ khiến người ta phải chú ý, khó chịu và sờ lại gáy mình. Họ muốn cảnh tỉnh văn chương và xã hội, kể cả sự dám vượt qua “húy kỵ”, đả phá cả những giá trị đã và đang tồn tại. Vì thế, tuyên ngôn của họ là “Chúng tôi không làm thơ”. Với lời tuyên ngôn đó, ta biết chủ đích của họ không phải là “làm thơ” mà muốn cảnh tỉnh văn chương và xã hội. Họ là một “nhóm bên lề”, chưa tạo ra được một trường phái văn chương, nhưng họ kêu gọi văn chương phải có những trường phái mới. Tôi tâm đắc với nhận định của nhà văn Nguyên Ngọc: “Không phải cái gì ở bên lề cũng là trường phái mới, đương nhiên rồi. Nhưng cũng đương nhiên là trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề”. Nhưng đọc xong bài viết này, tôi cũng nghe từ ông một tiếng thở dài ngao ngán... Xin giới thiệu cùng bạn bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc!
Nhà văn Nguyên Ngọc là nhà quản lý văn nghệ với tư tưởng cấp tiến và cũng giàu kinh nghiệm… “thất bại”, nên ông thường nhìn ra những “lỗ hổng chết người” mà giới văn nghệ và quản lý văn nghệ thường vướng víu. Với bài viết “Hy vọng gì…” ngắn gọn và súc tích từ câu chuyện “luận văn Nhã Thuyên” nghiên cứu về nhóm “Mở miệng” bị báo chí chính thống “ném đá” qui kết “quan điểm lập trường”, ông đã chỉ ra cái ”lỗ hổng chết người” đang có thể lặp lại với văn nghệ nước nhà.
Có thể nói, sự ra đời nhóm “Mở miệng” xuất phát từ sự bức xúc văn học và xã hội, muốn cất lên một tiếng nói diễu nhại như một phản biện về dân chủ và tự do văn chương đương thời. Theo tôi hiểu thì đó là một sự “phá bĩnh dễ thương” của một nhóm người trẻ khiến người ta phải chú ý, khó chịu và sờ lại gáy mình. Họ muốn cảnh tỉnh văn chương và xã hội, kể cả sự dám vượt qua “húy kỵ”, đả phá cả những giá trị đã và đang tồn tại. Vì thế, tuyên ngôn của họ là “Chúng tôi không làm thơ”. Với lời tuyên ngôn đó, ta biết chủ đích của họ không phải là “làm thơ” mà muốn cảnh tỉnh văn chương và xã hội. Họ là một “nhóm bên lề”, chưa tạo ra được một trường phái văn chương, nhưng họ kêu gọi văn chương phải có những trường phái mới. Tôi tâm đắc với nhận định của nhà văn Nguyên Ngọc: “Không phải cái gì ở bên lề cũng là trường phái mới, đương nhiên rồi. Nhưng cũng đương nhiên là trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề”. Nhưng đọc xong bài viết này, tôi cũng nghe từ ông một tiếng thở dài ngao ngán... Xin giới thiệu cùng bạn bài viết của nhà văn Nguyên Ngọc!
Mấy hôm nay dư luận xôn xao vụ luận văn thạc sĩ của chị Nhã Thuyên. Cái đất nước mình thật lạ: thỉnh thoảng, chẳng hiểu sao, lại lui về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Nhân vụ này, tôi chợt nhớ anh Trần Độ, theo tôi là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi và hay đến hiếm hoi từng có được trong suốt quá trình đời sống văn học nghệ thuật của ta trước nay.
Tôi xin kể một chuyện:
Hồi ấy, đầu năm 1979, tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà Văn Việt Nam. Anh Độ bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương. Một hôm anh bảo tôi sang chỗ anh chơi, và hỏi về Hội Nhà văn tôi định làm những gì. Tôi nói với anh về ý định, về các kế hoạch trù tính của tôi, và kết luận: với những việc ấy, nếu làm giỏi thì trong mươi năm, dở hơn thì khoảng vài ba mươi năm, hy vọng sẽ nâng cao được mặt bằng chung lên một bước, và trên cơ sở ấy mong có thể xuất hiện một vài đỉnh cao mới …
Anh Độ ngồi im một lúc, rồi nói, châm rãi: Mình tán thành tất cả kế hoạch của cậu, đều đúng và cần thiết … Nhưng có điều mình nghĩ thế này cậu ạ, trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới …, cậu nghĩ coi, có đúng không? …
Tôi quen anh Độ đã lâu, từ hồi anh còn làm Chính ủy Quân Khu Đồng bằng, biết anh là một người rất tốt, yêu văn nghệ và quý trọng văn nghệ sĩ …, nhưng cũng chắc đến thế thôi, anh có được học hành, đào tạo gì gọi là cơ bản và hệ thống về chuyện này đâu. Ý kiến của anh khiến tôi giật mình, kinh ngạc. Không ngờ anh tinh tế, sâu sắc, thậm chí cũng có thể nói uyên bác đến thế.
Chúng tôi thân nhau từ đấy, tâm huyết.
Cho đến nay tôi vẫn nghĩ chúng ta đã bỏ mất một người lãnh đạo văn nghệ giỏi nhất, hay nhất, tốt nhất mà ta đã từng có thể có. Bao giờ mới tìm lại được một người như vậy?
Nhắc lại chyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở miệng đã là một trường phái văn học mới như anh Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao …
Không phải cái gì ở bên lề cũng là trường phái mới, đương nhiên rồi. Nhưng cũng đương nhiên là trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề.
Nhân đây cũng xin được nói luôn: hiện đang có một cái gọi là hội đồng lý luận văn học nghệ thuật trung ương ban bố mọi thứ đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này. Mà đứng đầu cái hội đồng ấy thì theo dư luận là mấy người chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả. Trong cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyên Văn Linh với văn nghệ sĩ cách đây mấy mươi năm, anh Nguyễn Đăng Mạnh có nói một câu chấn động, anh bảo Đảng khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ. Có người cho là giận mà nói quá. Nay với cái hội đồng vừa kể có người đứng đầu như vừa nói, lại có quyền hành lớn nhất về văn học nghệ thuật trên đất nước đau khổ này, thì quả là một sự sĩ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ
Đỉnh cao với đỉnh thấp, hy vọng gì nữa.
N.N.
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130731/nguyen-ngoc-truong-phai-moi-phai-xuat-hien-tu-ben-le
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001