Góc nhìn giới trẻ: Minh Hiền - Khủng Hoảng hậu tốt nghiệp (hay câu chuyện trăn trở tuổi 23)
Minh Hiền
Tôi cứ nghĩ người ta chỉ khủng hoảng tuổi 18, rồi tuổi 30 -
những cái tuổi đánh dấu các mốc của cuộc đời con người, chứ nào có mấy
ai lại khủng hoảng ở cái tuổi 23 vui tươi này. Nhưng sự thật thì tôi (và
một bộ phận các bạn trẻ 23 tuổi) đang trải qua những tháng ngày khủng
hoảng mà không biết thoát ra bằng cách nào.
***
Hai mươi ba tuổi. Vừa tốt nghiệp cử nhân một trường Đại học hàng đầu của Việt Nam. Gia đình hạnh phúc. Công việc ổn định. Bạn bè tình thân mến thân. Các mối quan hệ xã hội khác vừa đủ. Có một công việc làm thêm đúng với sở thích của mình... Đó là tất cả những gì miêu tả về chân dung của tôi – một cô nàng hai mươi ba tuổi.
Thoạt tiên nhìn vào, tôi cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Có nghĩa là ngày ngày đi làm, rồi đi chơi, thi thoảng đến lớp tập yoga, rồi cafe tán gẫu với bạn bè, cũng có những cuối tuần hẹn hò đón đưa với một vài anh chàng nào đó. Rảnh thì online facebook để "quăng boom" status, post ảnh tự sướng, check-in... Nói chung là chẳng có gì đáng chán và đáng – để - phải – chán.
Thế nhưng tôi vẫn luôn miệng kêu buồn, kêu chán, thấy bản thân mình rất này nọ nọ kia. (Mà có lẽ cái "sự kêu" của tôi nhiều đến mức mẹ tôi phải ngạc nhiên xen lẫn hốt hoảng để mà thốt lên rằng: con còn điều gì chưa đủ hay sao mà không thấy bằng lòng với bản thân mình?).
Sự thật thì tại sao tôi lại không thấy bằng lòng với bản thân mình?
Tôi đọc trong rất nhiều các tác phẩm văn học của các cây viết trẻ bây
giờ, họ đều nhắc đến một điều rằng: càng lớn con người ta càng cảm thấy
cô đơn. Cô đơn không chỉ là khi có một mình giữa Hà Nội, Sài Gòn xa lạ.
Cô đơn là ngay chính khoảnh khắc ngồi giữa bạn bè mà chợt thấy mình lạc
lõng, cảm giác như là người vô hình. Hay khi đi bên cạnh người mình
thương yêu mà cảm giác cách xa vời vợi.
Tại sao càng trưởng thành, con người ta càng cảm thấy có quá nhiều thứ trong cuộc sống của chính mình đến như vậy?
Ở cái tuổi 23, cái tuổi bắt đầu biết lo biết nghĩ, bắt đầu biết bước đi bằng chính đôi chân của mình, đáng lẽ ra tuổi trẻ phải tràn đầy nhiệt huyết, vì có gia đình, có bạn bè ở phía sau ủng hộ, vì có đủ kiến thức làm hành trang vững bước vào đời. Vậy tại sao chúng ta luôn cảm thấy mình thiếu thốn. Thiếu thốn về thời gian, về tiền bạc, về sức khỏe, và thấy thiếu thốn cả những yêu thương.
Là có những buổi tối ở lì trong phòng, tắt điện thoại và để mặc bản thân mình trong bóng tối, tôi vẫn nghe đâu đó văng vẳng bên tai lời của đứa bạn tên A – 23 tuổi đang lo lắng về chuyện thất nghiệp giữa thời buổi kinh tế khó khăn này. Rồi là hình ảnh của cô bạn tên B – cũng 23 tuổi đang vật vã với nỗi đau chia tay người yêu. Hay đâu đó thấp thoáng dáng dấp của cậu bạn tên C – tuổi 23 khi gặp áp lực công việc vì những gì học được ở trường hoàn toàn không thể áp dụng vào thực tế...
Những Huyền Chíp, những Phan Việt nói với chúng ta rằng "hãy xách balo lên và đi". Những Phan Ý Yên, Hamlet Trương nói với chúng ta rằng "hãy học cách sống chung với nỗi cô đơn để trưởng thành". Nhưng có ai nói với chúng ta rằng, làm cách nào tôi, để A, để B, C và cả D, E, F ngoài kia biết cách đối diện với khủng hoảng tuổi 23 mà không phải cảm thấy rất này nọ, nọ kia.
Nếu như khủng hoảng tuổi 18 người ta hay nghĩ đến cái chết để giải thoát, coi đó là con đường duy nhất để có thể tìm lại chính mình, khủng hoảng ở lứa tuổi 30 người ta lại chọn cách lao vào công việc, vào những thú vui cuộc sống để cân bằng, thì với thế hệ 9x, với những người đang sống trong tháng ngày khủng hoảng ở lứa tuổi 23, chúng ta chọn cách chấp nhận. Chấp nhận coi khủng hoảng là một phần cuộc sống của mình. Chấp nhận rằng sẽ có những tháng ngày mình rất muốn nhắm mắt lại và ngủ một giấc dài để quên tất cả đi.
Cuộc sống không dạy cho chúng ta biết cách vượt qua và tìm lại sự cân bằng khi 23 tuổi. Nhưng ở cái tuổi mà không còn nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng và cũng chưa thấy tất cả là màu xám, có đôi khi chỉ là một cái nắm tay bạn bè, một lời động viên ân cần của bố mẹ, hoặc chui vào một xó xỉnh nào đó trên thế giới để khóc ngon lành,... tất cả cũng đủ để giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, cảm thấy ổn yên hơn.
Những ngày tháng rơi vào khủng hoảng ấy, tôi gọi chúng là "ngày trắng" - ngày mà bản thân mình chẳng có gì – chẳng còn gì – và chẳng muốn gì. Sâu thẳm trong suy nghĩ, tôi biết sẽ có nhiều hơn một lần mình thấy mọi thứ đều vô nghĩa, bản thân mình vô giá trị như thế. Nhưng nếu không trải qua khủng hoảng tuổi 23 với những thứ rất không đầu không cuối kia, làm sao chúng ta có thể lớn lên, có thể bước vào những ngày khủng hoảng tuổi 24, 25, 26?
Thế cho nên, này những chàng trai cô gái 23 tuổi ngoài kia, đừng ngại ngần hét lên cho cả thế giới biết rằng mình đang rất chi là cái lọ cái chai. Tuổi 23 ấy mà, ai cũng có đôi lúc mỏng mảnh mong manh lắm. Nên hãy cứ vô tư mà sống, mà chờ đợi những ổn yên. Ai cũng chỉ có một lần trong đời được sống tuổi 23 (và trải qua khủng hoảng 23 tuổi) mà thôi.
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Sáu, 11/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131011/goc-nhin-gioi-tre-minh-hien-khung-hoang-hau-tot-nghiep-hay-cau-chuyen-tran-tro-tuoi
=======================================================================
Hai mươi ba tuổi. Vừa tốt nghiệp cử nhân một trường Đại học hàng đầu của Việt Nam. Gia đình hạnh phúc. Công việc ổn định. Bạn bè tình thân mến thân. Các mối quan hệ xã hội khác vừa đủ. Có một công việc làm thêm đúng với sở thích của mình... Đó là tất cả những gì miêu tả về chân dung của tôi – một cô nàng hai mươi ba tuổi.
Thoạt tiên nhìn vào, tôi cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Có nghĩa là ngày ngày đi làm, rồi đi chơi, thi thoảng đến lớp tập yoga, rồi cafe tán gẫu với bạn bè, cũng có những cuối tuần hẹn hò đón đưa với một vài anh chàng nào đó. Rảnh thì online facebook để "quăng boom" status, post ảnh tự sướng, check-in... Nói chung là chẳng có gì đáng chán và đáng – để - phải – chán.
Thế nhưng tôi vẫn luôn miệng kêu buồn, kêu chán, thấy bản thân mình rất này nọ nọ kia. (Mà có lẽ cái "sự kêu" của tôi nhiều đến mức mẹ tôi phải ngạc nhiên xen lẫn hốt hoảng để mà thốt lên rằng: con còn điều gì chưa đủ hay sao mà không thấy bằng lòng với bản thân mình?).
Sự thật thì tại sao tôi lại không thấy bằng lòng với bản thân mình?
Tại sao càng trưởng thành, con người ta càng cảm thấy có quá nhiều thứ trong cuộc sống của chính mình đến như vậy?
Ở cái tuổi 23, cái tuổi bắt đầu biết lo biết nghĩ, bắt đầu biết bước đi bằng chính đôi chân của mình, đáng lẽ ra tuổi trẻ phải tràn đầy nhiệt huyết, vì có gia đình, có bạn bè ở phía sau ủng hộ, vì có đủ kiến thức làm hành trang vững bước vào đời. Vậy tại sao chúng ta luôn cảm thấy mình thiếu thốn. Thiếu thốn về thời gian, về tiền bạc, về sức khỏe, và thấy thiếu thốn cả những yêu thương.
Là có những buổi tối ở lì trong phòng, tắt điện thoại và để mặc bản thân mình trong bóng tối, tôi vẫn nghe đâu đó văng vẳng bên tai lời của đứa bạn tên A – 23 tuổi đang lo lắng về chuyện thất nghiệp giữa thời buổi kinh tế khó khăn này. Rồi là hình ảnh của cô bạn tên B – cũng 23 tuổi đang vật vã với nỗi đau chia tay người yêu. Hay đâu đó thấp thoáng dáng dấp của cậu bạn tên C – tuổi 23 khi gặp áp lực công việc vì những gì học được ở trường hoàn toàn không thể áp dụng vào thực tế...
Những Huyền Chíp, những Phan Việt nói với chúng ta rằng "hãy xách balo lên và đi". Những Phan Ý Yên, Hamlet Trương nói với chúng ta rằng "hãy học cách sống chung với nỗi cô đơn để trưởng thành". Nhưng có ai nói với chúng ta rằng, làm cách nào tôi, để A, để B, C và cả D, E, F ngoài kia biết cách đối diện với khủng hoảng tuổi 23 mà không phải cảm thấy rất này nọ, nọ kia.
Nếu như khủng hoảng tuổi 18 người ta hay nghĩ đến cái chết để giải thoát, coi đó là con đường duy nhất để có thể tìm lại chính mình, khủng hoảng ở lứa tuổi 30 người ta lại chọn cách lao vào công việc, vào những thú vui cuộc sống để cân bằng, thì với thế hệ 9x, với những người đang sống trong tháng ngày khủng hoảng ở lứa tuổi 23, chúng ta chọn cách chấp nhận. Chấp nhận coi khủng hoảng là một phần cuộc sống của mình. Chấp nhận rằng sẽ có những tháng ngày mình rất muốn nhắm mắt lại và ngủ một giấc dài để quên tất cả đi.
Cuộc sống không dạy cho chúng ta biết cách vượt qua và tìm lại sự cân bằng khi 23 tuổi. Nhưng ở cái tuổi mà không còn nhìn mọi thứ qua lăng kính màu hồng và cũng chưa thấy tất cả là màu xám, có đôi khi chỉ là một cái nắm tay bạn bè, một lời động viên ân cần của bố mẹ, hoặc chui vào một xó xỉnh nào đó trên thế giới để khóc ngon lành,... tất cả cũng đủ để giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn, cảm thấy ổn yên hơn.
Những ngày tháng rơi vào khủng hoảng ấy, tôi gọi chúng là "ngày trắng" - ngày mà bản thân mình chẳng có gì – chẳng còn gì – và chẳng muốn gì. Sâu thẳm trong suy nghĩ, tôi biết sẽ có nhiều hơn một lần mình thấy mọi thứ đều vô nghĩa, bản thân mình vô giá trị như thế. Nhưng nếu không trải qua khủng hoảng tuổi 23 với những thứ rất không đầu không cuối kia, làm sao chúng ta có thể lớn lên, có thể bước vào những ngày khủng hoảng tuổi 24, 25, 26?
Thế cho nên, này những chàng trai cô gái 23 tuổi ngoài kia, đừng ngại ngần hét lên cho cả thế giới biết rằng mình đang rất chi là cái lọ cái chai. Tuổi 23 ấy mà, ai cũng có đôi lúc mỏng mảnh mong manh lắm. Nên hãy cứ vô tư mà sống, mà chờ đợi những ổn yên. Ai cũng chỉ có một lần trong đời được sống tuổi 23 (và trải qua khủng hoảng 23 tuổi) mà thôi.
Thuốc Lá gửi hôm Thứ Sáu, 11/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131011/goc-nhin-gioi-tre-minh-hien-khung-hoang-hau-tot-nghiep-hay-cau-chuyen-tran-tro-tuoi
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001