Người Buôn Gió - Nói trong im lặng (2)
Người Buôn Gió - Nói trong im lặng (2)
Người Buôn Gió
Thành ngó đồng hồ, đã hơn 9 giờ, chắc sếp trưởng đã đến. Hôm qua
các sếp trưởng phòng họp với ban giám đốc cả đêm nhận định về tình
hình an ninh cho vụ xét xử ổ nhóm phản động tại miền Trung tới đây. Còn
cách phòng sếp trưởng vài bước, Thành dừng lại ngắm nhìn trang phục,
rồi mới gõ cửa phòng. Tiếng sếp vọng ra:
- Mời vào!
Thành đẩy cửa vào, sếp trưởng phòng đang ngồi đọc hồ sơ, ông ngước mắt nhìn Thành qua cặp kính trắng gọng vàng hiệu Amor đắt tiền, sếp trưởng hỏi:
- Vụ của thằng V thế nào, đã tiếp cận nó chưa?
Thành khép cửa, cúi đầu đáp:
- Dạ thưa anh, em đã cho người theo dõi chặt rồi ạ. Mấy hôm nữa xác định tâm lý đối tượng sẽ gửi giấy triệu tập. Hôm qua lúc anh họp với ban giám đốc, bên sở văn hóa chuyển sang hồ sơ của thằng B. Sáng nay em đã cho triển khai sáng nay nắm thông tin về nó.
Sếp gật đầu, Thành kéo ghế ngồi, xếp lại cái giá bút trên bàn sếp cho ngay ngắn, rồi nói:
- Sếp ạ, em có tí việc riêng muốn báo sếp?
Sếp Thành đặt tập tờ giấy xem giở xuống, ông tháo kính lấy khăn mùi xoa lau. Trán hơi nhăn lại, ông nghĩ, lại có việc gì đây. Cái nghề của ông không những quan tâm đến công việc mà còn phải quan tâm đến tất cả suy nghĩ của cán bộ, chiến sĩ cấp dưới. Chỉ thiếu tập trung của cấp dưới một phút thôi, có thể ảnh hưởng trầm trọng đến công việc chung, mà công việc chung cũng chính là sự nghiệp của ông. Năm vừa rồi ông đã học xong khóa học bồi dưỡng chính trị cao cấp ở trường Đảng, nếu công việc không vấn đề gì để bị khiển trách, chỉ cần cuối năm làm luận văn tiến sĩ về đề tài Chống tội phạm có tổ chức trong an ninh quốc gia thời kỳ mới là ông có thể cầm chắc chức phó giám đốc công an tỉnh ở nhiệm kỳ năm sau. Đã hơn 30 năm theo nghề công an, ông hiểu thành công của mình có được là nhờ tổ chức. Nhờ cấp trên chỉ đạo sáng suốt, nhờ cấp dưới tận tâm, tận lực. Người chiến sĩ an ninh đấu tranh với những tội phạm đang đêm ngày âm mưu chống phá chế độ bằng mọi hình thức xảo quyệt đã là công việc cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải dồn hết tâm trí. Cho nên đời sống gia đình của họ phải được đảm bảo tốt về mọi mặt, cũng như tương lai phía trước của cá nhân họ phải có những hứa hẹn chắc chắn thực sự. Một người chiến sĩ an ninh có nền tảng gia đình cơ bản vững chắc bao giờ cũng đáng tin cậy hơn. Ông chưa trả lời Thành vội, ông vẫn nhìn Thành và nghĩ. Ông làm thế bởi muốn cho cấp dưới hiểu, khi đề đạt gì riêng tư với cấp trên là phải cân nhắc kỹ. Ông có nhiều cách tạo cái uy cho mình, đây cũng là một cách. Nếu ông hồ hởi hỏi hạn rồi quyết định nhận lờ, tự nhiên cái uy của ông sẽ mất dần đi. Thấy Thành có vẻ bối rối, ông cảm thấy không khí ông tạo ra đã đủ, ông ôn tồn hỏi:
- Nào, việc gì thế. Cứ nói đi xem nào.
Thành trình bày vội vã, à cái nhà hàng của ông bác Thành, nhà hàng gì ông cũng chả nhớ tên. Ông có đến hai lần cùng với đồng nghiệp ở tỉnh bạn đến chơi. Cũng là vì công việc, ngoài những trách nhiệm phải thực thi theo chuyên án, cũng còn những mối quan hệ tình cảm của công việc, nhờ qua nhờ lại nhau. Việc này cũng không có gì khó, ông hứa hôm nào sẽ xuống quận X để làm việc về vấn đề an ninh tạm trú của người ngoài. Thành có thể nhân đó là giải quyết việc riêng gia đình.
Thành đi rồi, ông xem tiếp tập hồ sơ, rồi tự mình soạn đánh một công văn đề nghị công ty truyền thông TPN phối hợp tạo điều kiện để cơ quan an ninh tác nghiệp theo dõi điện thoại của ba đối tượng trong hồ sơ. Xong ông cầm tờ công văn lên phòng phó giám đốc xin chữ ký và con dấu.
Cậu lính trẻ mang tập giấy vào phòng, đặt lên bàn Thành báo cáo.
- Thưa sếp, có đây rồi.
Thành giở lướt qua tập giấy, hài lòng, bảo cấp dưới:
- Mày tiếp tục theo dõi blog của nó, xem nó quan hệ với những đứa nào.
Cậu lính trẻ vâng dạ quay ra, Thành bắt đầu xem kỹ những bài viết của đối tượng B từ những năm trước. Chọn ra những bài ưng ý, Thành xem kỹ lại lần nữa rồi đánh dấu bằng bút xanh bên ngoài lề. Đó là những bài viết không có gì nghiêm trọng, đối tượng B kể về hành trình của một người dân oan mất đất do giải phóng mặt bằng làm khu công nghiệp liên hợp. Trong bài viết có hình ảnh, chứng cứ khá rõ ràng, đối tượng B chỉ ghi lại và đưa lên blog của hắn. Thành gọi điện thoại cho cấp dưới Tiến.
Tiến là đội phó, kém thành 5 tuổi, bố Tiến là cán bộ an ninh cao cấp của bộ. Tuy chỉ tốt nghiệp loại xoàng xoàng vì có ông bố lo, nhưng Tiến khá sắc sảo trong việc trấn áp các đội tượng. Bố Tiến vẫn thường gọi điện hỏi thăm Thành về cậu con trai, ông nhờ Thành kèm cặp, dạy bảo Tiến như em ruột. Ông nói Thành đừng ngại quát mắng, tính thằng này cứ phải nói rát nó mới nghe. Chứ mà ề à cả nể là nó chẳng tiếp thu gì đâu, có gì cứ gọi thằng cho ông để ông dạy nó. Thành hiểu đằng sau những lời gửi gắm thân thiết ruột rà ấy là hàm ý ông bố muốn Thành phải nâng đỡ, bao che cho con ông, con ông có gì sai trái thì nói với ông chứ đừng báo cáo lên trên hay đưa vào biên bản.
Tiến đi vào, dáng cao to lấp cả khuôn cửa, gien của người dân tộc có khác, nét mặt Tiến thô vụng. Bố Tiến là người dân tộc Tày. Nhiều năm trước bộ công an có chính sách tuyển những người dân tộc vào việc đấu tranh với phản động trong nước. Đặc tính của người dân tộc là ít suy nghĩ và trung thành, chỉ cần có cơm ăn áo mặc đầy đủ là họ theo cách mạng, theo đảng đến cùng, đối với họ kẻ thù muôn kiếp sẽ là kẻ thù, không có chuyện thỏa hiệp hay nhân nhượng. Một số chiến sĩ an ninh người dân tộc có tư chất tốt được cho đi học thêm kiến thức để đảm nhận vị trí quan trọng hơn, bố Tiến là một trong những người như vậy. Tiến ngồi xuống ghế, đặt lên bàn cái iphone4s đời mới nhất, hai tay đặt trên bàn, cổ tay Tiến đeo sợi lắc xích vàng chóe, mỗi mắt xích phải đến nửa chỉ vàng. Tiến tự rót nước uống xong mới hỏi:
- Ông anh có việc gì dạy bảo thằng em ạ?
Thành đưa mẩu giấy ghi tên họ, địa chỉ người dân oan trong bài viết của B cho Tiến nói:
- Mày xác minh trường hợp này, sau đó gọi nó lên công an xã bảo là làm việc về đơn từ khiếu nại, làm như là giải quyết đơn cho nó. Bảo với nó là vì bên trên thấy thông tin về vụ việc nó từ thằng B. Bảo nó trình bày việc gặp thằng B thế nào, ở đâu, ngày nào, nói gì... vừa hỏi việc đó vừa xem vào việc đất đai của nó để cho nó nghĩ là mình đang giải quyết việc của nó chứ không phải việc khác.
Cầm mẩu giấy, Tiến chửi thề:
- À đm, lại cái con mụ này, nó ở vườn hoa bao năm nay mà. Nó có về nhà đâu anh. Để em hốt nó vào trại phục hồi nhân phẩm vì tội lang thang không có nơi cư trú. Rồi em đến đó hỏi sau. Vào đó giam cho mấy bữa mà xin xỏ rối rít về với chồng con, hết cả kiện. Bọn này nó đi nằm ăn vạ ở vườn hoa được tiền nên nó nằm mãi. Bị bắt vào trại không kiếm được gì là hết vở ngay.
Thành gắt:
- Tao bảo mày hỏi nó về việc gặp thằng B thế nào, chứ có bảo mày đi giải quyết dân oan ngoài vườn hoa đâu, mày muốn thì tao cho mày sang đội dân oan bên phòng trật tự xã hội nhé. Sang đó làm đội trưởng luôn.
Thành ngừng lại rót nước nhấp ngụm lườm Tiến rồi nói tiếp:
- Mẹ, làm ở an ninh mà ông cứ như đi đuổi chợ ấy. Thôi đi làm đi. Lấy nhanh trong chiều nay nhé.
Tiến cười khì khì, cầm tờ giấy đứng dậy, chợt nhớ ra gì, Tiến rút ví lấy ra mấy tờ hóa đơn:
- Sếp, sếp ký em hóa đơn tiền xăng, em hết tiền rồi.
Thành nhìn mấy tờ hóa đơn xăng, Thành gắt:
- Chưa đầy tháng mà 200 lít, tối mày đi đua xe à mà tốn thế?
Tiến cười khì khì:
- Giờ người ta gọi là đi "bão" đi "xõa" ai gọi là đua xe nữa, sếp gọi thế mất quan điểm. Bố em nghe thấy mắng chết, sếp cứ bảo là em đi "bão" đi "xõa" để ông già em nghe nghĩ là đi làm nhiệm vụ gì đó nhé, ông ấy không hiểu mấy từ mới này đâu.
Thành ký xác nhận hóa đơn rồi đưa lại cho Tiến nhận.
Phòng hành chính kế toán chỉ còn mỗi Thu, cô đang ngồi cộng lại khoản trà thuốc, mua vật dụng văn phòng. Tiến rón rén lại gần nhẹ nhàng ngồi cạnh nói:
- Tối mình đi bar em nhé, có quán mới đấy, thằng bạn anh có cổ phần ở đó. Hôm nay nó phiên nó trông. 8 giờ anh qua đón nhé.
Thu lắc cái mái tóc nhuộm hoe nâu:
- Không, anh đi một mình, đi với anh về muộn lắm. Còn bao nhiêu việc đây này.
Tiến xòe cái hóa đơn xăng đưa Thu:
- Em giải quyết cho anh việc này trước, anh phải cần kinh phí đi bây giờ.
Thu nhận tờ hóa đơn xăng, kêu toáng:
- Sao lại 200 lít, bà Hồng không duyệt đâu.
Tiến đập bàn, làm bộ giận dữ trêu Thu:
- Cho con mụ già ấy về vườn luôn, em lên thay. Già ngu biết cái gì, người ta đi 1 lít xăng là cứ đi 1 lít xăng đâu. Chạy 1 lít xăng phải nửa lít bia kèm, hay 300mlm cà phê. Ai cứ chạy mãi mãi như thế. Bảo mụ ấy thử đổ 100 lít xem chạy mãi hay có lúc phải dừng lại cà phê cà pháo.
Thu bĩu môi:
Lắm chuyện, thì bảo bà ấy là đây cộng cả tiền nước nôi rồi là bà ấy nghe, gì mà tinh tướng, cậy bố làm trên kia chứ gì?
Tiến nói:
- Bà ấy làm bao năm thừa hiểu ấy chứ, nhưng cứ muốn hoạch họe thế hiện thế. Anh lạ cái gì cái kiểu ta đây có quyền hành. Người ta đi bạc mặt ngoài đường đã khổ, ở trong phòng lạnh thế này chả thương thì thôi, cứ làm khó nhau.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 08/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131007/nguoi-buon-gio-truyen-moi-2
=======================================================================
- Mời vào!
Thành đẩy cửa vào, sếp trưởng phòng đang ngồi đọc hồ sơ, ông ngước mắt nhìn Thành qua cặp kính trắng gọng vàng hiệu Amor đắt tiền, sếp trưởng hỏi:
- Vụ của thằng V thế nào, đã tiếp cận nó chưa?
Thành khép cửa, cúi đầu đáp:
- Dạ thưa anh, em đã cho người theo dõi chặt rồi ạ. Mấy hôm nữa xác định tâm lý đối tượng sẽ gửi giấy triệu tập. Hôm qua lúc anh họp với ban giám đốc, bên sở văn hóa chuyển sang hồ sơ của thằng B. Sáng nay em đã cho triển khai sáng nay nắm thông tin về nó.
Sếp gật đầu, Thành kéo ghế ngồi, xếp lại cái giá bút trên bàn sếp cho ngay ngắn, rồi nói:
- Sếp ạ, em có tí việc riêng muốn báo sếp?
Sếp Thành đặt tập tờ giấy xem giở xuống, ông tháo kính lấy khăn mùi xoa lau. Trán hơi nhăn lại, ông nghĩ, lại có việc gì đây. Cái nghề của ông không những quan tâm đến công việc mà còn phải quan tâm đến tất cả suy nghĩ của cán bộ, chiến sĩ cấp dưới. Chỉ thiếu tập trung của cấp dưới một phút thôi, có thể ảnh hưởng trầm trọng đến công việc chung, mà công việc chung cũng chính là sự nghiệp của ông. Năm vừa rồi ông đã học xong khóa học bồi dưỡng chính trị cao cấp ở trường Đảng, nếu công việc không vấn đề gì để bị khiển trách, chỉ cần cuối năm làm luận văn tiến sĩ về đề tài Chống tội phạm có tổ chức trong an ninh quốc gia thời kỳ mới là ông có thể cầm chắc chức phó giám đốc công an tỉnh ở nhiệm kỳ năm sau. Đã hơn 30 năm theo nghề công an, ông hiểu thành công của mình có được là nhờ tổ chức. Nhờ cấp trên chỉ đạo sáng suốt, nhờ cấp dưới tận tâm, tận lực. Người chiến sĩ an ninh đấu tranh với những tội phạm đang đêm ngày âm mưu chống phá chế độ bằng mọi hình thức xảo quyệt đã là công việc cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải dồn hết tâm trí. Cho nên đời sống gia đình của họ phải được đảm bảo tốt về mọi mặt, cũng như tương lai phía trước của cá nhân họ phải có những hứa hẹn chắc chắn thực sự. Một người chiến sĩ an ninh có nền tảng gia đình cơ bản vững chắc bao giờ cũng đáng tin cậy hơn. Ông chưa trả lời Thành vội, ông vẫn nhìn Thành và nghĩ. Ông làm thế bởi muốn cho cấp dưới hiểu, khi đề đạt gì riêng tư với cấp trên là phải cân nhắc kỹ. Ông có nhiều cách tạo cái uy cho mình, đây cũng là một cách. Nếu ông hồ hởi hỏi hạn rồi quyết định nhận lờ, tự nhiên cái uy của ông sẽ mất dần đi. Thấy Thành có vẻ bối rối, ông cảm thấy không khí ông tạo ra đã đủ, ông ôn tồn hỏi:
- Nào, việc gì thế. Cứ nói đi xem nào.
Thành trình bày vội vã, à cái nhà hàng của ông bác Thành, nhà hàng gì ông cũng chả nhớ tên. Ông có đến hai lần cùng với đồng nghiệp ở tỉnh bạn đến chơi. Cũng là vì công việc, ngoài những trách nhiệm phải thực thi theo chuyên án, cũng còn những mối quan hệ tình cảm của công việc, nhờ qua nhờ lại nhau. Việc này cũng không có gì khó, ông hứa hôm nào sẽ xuống quận X để làm việc về vấn đề an ninh tạm trú của người ngoài. Thành có thể nhân đó là giải quyết việc riêng gia đình.
Thành đi rồi, ông xem tiếp tập hồ sơ, rồi tự mình soạn đánh một công văn đề nghị công ty truyền thông TPN phối hợp tạo điều kiện để cơ quan an ninh tác nghiệp theo dõi điện thoại của ba đối tượng trong hồ sơ. Xong ông cầm tờ công văn lên phòng phó giám đốc xin chữ ký và con dấu.
Cậu lính trẻ mang tập giấy vào phòng, đặt lên bàn Thành báo cáo.
- Thưa sếp, có đây rồi.
Thành giở lướt qua tập giấy, hài lòng, bảo cấp dưới:
- Mày tiếp tục theo dõi blog của nó, xem nó quan hệ với những đứa nào.
Cậu lính trẻ vâng dạ quay ra, Thành bắt đầu xem kỹ những bài viết của đối tượng B từ những năm trước. Chọn ra những bài ưng ý, Thành xem kỹ lại lần nữa rồi đánh dấu bằng bút xanh bên ngoài lề. Đó là những bài viết không có gì nghiêm trọng, đối tượng B kể về hành trình của một người dân oan mất đất do giải phóng mặt bằng làm khu công nghiệp liên hợp. Trong bài viết có hình ảnh, chứng cứ khá rõ ràng, đối tượng B chỉ ghi lại và đưa lên blog của hắn. Thành gọi điện thoại cho cấp dưới Tiến.
Tiến là đội phó, kém thành 5 tuổi, bố Tiến là cán bộ an ninh cao cấp của bộ. Tuy chỉ tốt nghiệp loại xoàng xoàng vì có ông bố lo, nhưng Tiến khá sắc sảo trong việc trấn áp các đội tượng. Bố Tiến vẫn thường gọi điện hỏi thăm Thành về cậu con trai, ông nhờ Thành kèm cặp, dạy bảo Tiến như em ruột. Ông nói Thành đừng ngại quát mắng, tính thằng này cứ phải nói rát nó mới nghe. Chứ mà ề à cả nể là nó chẳng tiếp thu gì đâu, có gì cứ gọi thằng cho ông để ông dạy nó. Thành hiểu đằng sau những lời gửi gắm thân thiết ruột rà ấy là hàm ý ông bố muốn Thành phải nâng đỡ, bao che cho con ông, con ông có gì sai trái thì nói với ông chứ đừng báo cáo lên trên hay đưa vào biên bản.
Tiến đi vào, dáng cao to lấp cả khuôn cửa, gien của người dân tộc có khác, nét mặt Tiến thô vụng. Bố Tiến là người dân tộc Tày. Nhiều năm trước bộ công an có chính sách tuyển những người dân tộc vào việc đấu tranh với phản động trong nước. Đặc tính của người dân tộc là ít suy nghĩ và trung thành, chỉ cần có cơm ăn áo mặc đầy đủ là họ theo cách mạng, theo đảng đến cùng, đối với họ kẻ thù muôn kiếp sẽ là kẻ thù, không có chuyện thỏa hiệp hay nhân nhượng. Một số chiến sĩ an ninh người dân tộc có tư chất tốt được cho đi học thêm kiến thức để đảm nhận vị trí quan trọng hơn, bố Tiến là một trong những người như vậy. Tiến ngồi xuống ghế, đặt lên bàn cái iphone4s đời mới nhất, hai tay đặt trên bàn, cổ tay Tiến đeo sợi lắc xích vàng chóe, mỗi mắt xích phải đến nửa chỉ vàng. Tiến tự rót nước uống xong mới hỏi:
- Ông anh có việc gì dạy bảo thằng em ạ?
Thành đưa mẩu giấy ghi tên họ, địa chỉ người dân oan trong bài viết của B cho Tiến nói:
- Mày xác minh trường hợp này, sau đó gọi nó lên công an xã bảo là làm việc về đơn từ khiếu nại, làm như là giải quyết đơn cho nó. Bảo với nó là vì bên trên thấy thông tin về vụ việc nó từ thằng B. Bảo nó trình bày việc gặp thằng B thế nào, ở đâu, ngày nào, nói gì... vừa hỏi việc đó vừa xem vào việc đất đai của nó để cho nó nghĩ là mình đang giải quyết việc của nó chứ không phải việc khác.
Cầm mẩu giấy, Tiến chửi thề:
- À đm, lại cái con mụ này, nó ở vườn hoa bao năm nay mà. Nó có về nhà đâu anh. Để em hốt nó vào trại phục hồi nhân phẩm vì tội lang thang không có nơi cư trú. Rồi em đến đó hỏi sau. Vào đó giam cho mấy bữa mà xin xỏ rối rít về với chồng con, hết cả kiện. Bọn này nó đi nằm ăn vạ ở vườn hoa được tiền nên nó nằm mãi. Bị bắt vào trại không kiếm được gì là hết vở ngay.
Thành gắt:
- Tao bảo mày hỏi nó về việc gặp thằng B thế nào, chứ có bảo mày đi giải quyết dân oan ngoài vườn hoa đâu, mày muốn thì tao cho mày sang đội dân oan bên phòng trật tự xã hội nhé. Sang đó làm đội trưởng luôn.
Thành ngừng lại rót nước nhấp ngụm lườm Tiến rồi nói tiếp:
- Mẹ, làm ở an ninh mà ông cứ như đi đuổi chợ ấy. Thôi đi làm đi. Lấy nhanh trong chiều nay nhé.
Tiến cười khì khì, cầm tờ giấy đứng dậy, chợt nhớ ra gì, Tiến rút ví lấy ra mấy tờ hóa đơn:
- Sếp, sếp ký em hóa đơn tiền xăng, em hết tiền rồi.
Thành nhìn mấy tờ hóa đơn xăng, Thành gắt:
- Chưa đầy tháng mà 200 lít, tối mày đi đua xe à mà tốn thế?
Tiến cười khì khì:
- Giờ người ta gọi là đi "bão" đi "xõa" ai gọi là đua xe nữa, sếp gọi thế mất quan điểm. Bố em nghe thấy mắng chết, sếp cứ bảo là em đi "bão" đi "xõa" để ông già em nghe nghĩ là đi làm nhiệm vụ gì đó nhé, ông ấy không hiểu mấy từ mới này đâu.
Thành ký xác nhận hóa đơn rồi đưa lại cho Tiến nhận.
Phòng hành chính kế toán chỉ còn mỗi Thu, cô đang ngồi cộng lại khoản trà thuốc, mua vật dụng văn phòng. Tiến rón rén lại gần nhẹ nhàng ngồi cạnh nói:
- Tối mình đi bar em nhé, có quán mới đấy, thằng bạn anh có cổ phần ở đó. Hôm nay nó phiên nó trông. 8 giờ anh qua đón nhé.
Thu lắc cái mái tóc nhuộm hoe nâu:
- Không, anh đi một mình, đi với anh về muộn lắm. Còn bao nhiêu việc đây này.
Tiến xòe cái hóa đơn xăng đưa Thu:
- Em giải quyết cho anh việc này trước, anh phải cần kinh phí đi bây giờ.
Thu nhận tờ hóa đơn xăng, kêu toáng:
- Sao lại 200 lít, bà Hồng không duyệt đâu.
Tiến đập bàn, làm bộ giận dữ trêu Thu:
- Cho con mụ già ấy về vườn luôn, em lên thay. Già ngu biết cái gì, người ta đi 1 lít xăng là cứ đi 1 lít xăng đâu. Chạy 1 lít xăng phải nửa lít bia kèm, hay 300mlm cà phê. Ai cứ chạy mãi mãi như thế. Bảo mụ ấy thử đổ 100 lít xem chạy mãi hay có lúc phải dừng lại cà phê cà pháo.
Thu bĩu môi:
Lắm chuyện, thì bảo bà ấy là đây cộng cả tiền nước nôi rồi là bà ấy nghe, gì mà tinh tướng, cậy bố làm trên kia chứ gì?
Tiến nói:
- Bà ấy làm bao năm thừa hiểu ấy chứ, nhưng cứ muốn hoạch họe thế hiện thế. Anh lạ cái gì cái kiểu ta đây có quyền hành. Người ta đi bạc mặt ngoài đường đã khổ, ở trong phòng lạnh thế này chả thương thì thôi, cứ làm khó nhau.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 08/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131007/nguoi-buon-gio-truyen-moi-2
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001