Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

NOBEL VÀ TRUNG QUỐC

NOBEL VÀ TRUNG QUỐC 



Đổ tiền cho nghiên cứu và phát triển nhiều chỉ thua Mỹ nhưng khoa học Trung Quốc vẫn không vượt qua khỏi giới hạn địa lý của Vạn Lý Trường Thành. Sao vậy?
Khi giành Nobel Vật lý năm 1957, Dương Chấn Trữ đang làm việc cho Viện nghiên cứu cấp tiến (IAS) tại Princeton (New Jersey); và người cùng nhận giải, đồng hương Lý Chánh Đạo, lúc đó làm việc tại Đại học Columbia (New York). Khi đoạt Nobel Vật lý năm 1998, Thôi Kỳ làm việc tại Đại học Princeton. Và khi giành Nobel Lý năm 2009, Cao Côn là nhà nghiên cứu của Standard Telecommunication Laboratories (Harlow, Anh) đồng thời dạy tại Đại học Hong Kong. Tóm lại, trong suốt hơn 6 thập niên kể từ khi đi theo con đường Mao đã chọn, nền giáo dục XHCN Trung Quốc chưa sinh ra nhà khoa học nào lọt vào bảng vàng Nobel.

Vấn đề, như vậy, không phải nằm ở yếu tố tài chính, yếu tố con người, yếu tố địa lý, yếu tố ảnh hưởng thiên nhiên…, mà nằm ở yếu tố chính trị. Sự chọn lựa chính trị của Trung Quốc đã mang lại những tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển xã hội nói chung và khoa học nói riêng. Theo mô hình quản lý tập trung, với mọi kế hoạch phát triển đều dựa vào cách nhìn “bao quát” của vài cái đầu trong Bộ chính trị, với cơ chế Đảng quyết định tất cả, khoa học Trung Quốc trong nhiều thập niên vẫn chịu tác động từ vai trò giám sát nhà nước. Nhà nước hoạch định chiến lược, nhà nước cấp vốn và khoa học cứ vậy làm theo, không được cãi, không được lộn xộn tự ý tìm tòi, và không được... khôn hơn những cái đầu trong Bộ chính trị! 

Nếu hiểu khoa học là sáng tạo thì sự sáng tạo đã bị bóp chết từ trong trứng nước đối với khoa học Trung Quốc. “Cơ chế Đảng” phát triển sâu và rộng đến mức thường thì chỉ đảng viên mới được bổ nhiệm hiệu trưởng đại học hoặc viện trưởng nghiên cứu… Và những người này, dù xuất thân từ dân khoa học, lại trở thành người đại diện của Đảng, người gác cổng của Đảng, người giữ tiền của Đảng, người truyền mệnh lệnh và chỉ thị của Đảng để bên dưới theo đó mà làm. Đóng vai trò như con ốc vít trong một guồng máy mà tất cả phải được quán triệt tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, khoa học gia bắt đầu trở thành công chức. Sẽ rất là không bình thường nếu tài năng và chất xám được thăng hoa và phát triển tối ưu trong môi trường như vậy. Trung Quốc không thể có những viện đại học và viện nghiên cứu với văn hóa làm việc tương tự các nước phương Tây. Đại học Thanh Hoa khó có thể so với Đại học Harvard, nơi đến nay đã có 147 giải Nobel! 

Vấn đề, như đã nói, nằm ở sự chọn lựa, với “bản sắc” riêng, của hệ thống chính trị Trung Quốc. Nó là cái gốc của mọi cái gốc…

FACEBOOK MNH KIM
============================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001