Phỏng Vấn T/S Alan Phan Về Tình Hình Ngân Hàng
Phương Thảo thực hiện
1. Trong buổi nói chuyện với các lãnh đạo tập đoàn lớn của
Mỹ hồi tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết là sẽ mở cửa thị
trường tài chính. Xét theo hiện trạng thị trường tài chính của Việt Nam
đến nay thì theo ông đến khi nào Việt Nam sẽ sẵn sàng để mở cửa bởi vì
mở cửa đồng nghĩa với việc có sự cạnh tranh?
Thực tình thì Việt Nam luôn tuyên bố, cũng như đã ký kết một số văn
kiện sau WTO, là sẽ mở cửa thị trường tài chánh. Do đó, câu hỏi phải là
“mức độ mở cửa” mà chánh phủ VN cũng như các định chế tài chánh đã chấp
nhận để hoà nhập. Tối ưu nhất là sự liên thông dòng tiền bằng cách thả
nổi tỷ giá theo thị trường F/X quốc tế. Nhưng tôi không nghĩ là hệ thống
ngân hàng có thể chịu nổi cú sốc này. Tất cả số liệu cho thấy sự yếu
kém thảm hại của các định chế.
2. Và điều này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tái cơ cấu ngành tài chính – ngân hàng với trọng tâm là xử lý nợ xấu. Cũng có nhiều ý kiến hồ nghi chẳng hạn như việc mua lại nợ xấu ngân hàng của VAMC kỳ thực là “tạm quên” đi nợ xấu chứ chưa giải quyết triệt để. Ý kiến của ông như thế nào và ngoài giải quyết nợ xấu ra thì nên có những chính sách gì khác.
Chúng ta chưa thể tái cơ cấu khi chúng ta chưa có số liệu chính xác về nợ xấu, về sở hữu chéo, về các hoạt động sân sau của các ông chủ ngân hàng, về khả năng thu hút vốn, về minh bạch trong các báo cáo…. Việc tái cơ cấu cũng có thể là một động thái “bứt dây động rừng” mà nhiều quan chức, đại gia…rất lo ngại. Do đó, thay vì một đại phẫu để cắt bỏ các phần bị ung thư, chúng ta lập ra VAMC như một liều thuốc giảm đau tạm thời.
VAMC sẽ đứng ra để bán hộ các khoản nợ xấu, nhưng ngân hàng vẫn chịu trách nhiệm nếu VAMC không bán được. Trong tình thế này, cách duy nhất để VAMC bán nợ là chánh phủ VN qua Bộ Tài Chánh sẽ bảo lãnh số tiền. Vụ phát hành trái phiếu để thanh toán 600 triệu USD vừa rồi của Vinashin cũng có cấu trúc tương tự.
Tóm lại, tôi có cảm giác là trước sau gì, người dân (qua ngân sách quốc gia) sẽ là kẻ cứu trợ mọi sai lầm.
3. Bên cạnh đó vấn đề tăng trưởng tín dụng cũng đạt được quan tâm khi mà tăng trưởng tín dụng còn cách biệt với trần tăng trưởng tín dụng 12% của ngân hàng nhà nước. Vì sao tín dụng chưa thể tăng trong khi các ngân hàng vẫn đang chịu sức ép phải tăng tín dụng?
Khi các ngân hàng đang gánh chịu quá nhiều nợ xấu, NHNN không thể áp đặt thêm những rủi ro về tín dụng mới. Các ngân hàng thấy an toàn hơn khi họ bỏ tiền ra mua trái phiếu chánh phủ hay cho vay lẫn nhau.
4. Nhưng nếu tăng trưởng tín dụng thì lại gặp phải một vấn đề khác là ổn định vĩ mô. Theo quan sát, trong quá khứ thì để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ sẽ nới lỏng tín dụng nhưng sau đó thì lạm phát tăng, vĩ mô bất ổn rồi chính phủ lại tiếp tục thắt chặt. Như vậy làm sao có thể thoát được vòng tròn này?
Chúng ta không thể thoát khỏi vòng tròn khi chưa dám thử thách sức chịu đựng và phục hồi của hệ thống tài chánh cũng như nền kinh tế tổng thể . Phân khúc DNNN có thể lãng phí và trì trệ, nhưng phân khúc tư nhân đủ sức năng động để đột phá ngoạn mục. Một cuộc đổi mới toàn diện chỉ cần một hành động: lập một sân chơi bằng phẳng cho 2 phân khúc nhà nước và tư nhân, xoá bỏ mọi đặc quyền và lợi ích cho DNNN. Lạm phát có thể tái xuất hiện, nhưng một nền kinh tế năng động, hoàn toàn do thị trường chủ động, sẽ giải quyết những khó khăn vĩ mô trong thời gian ngắn.
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 11/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131010/phong-van-ts-alan-phan-ve-tinh-hinh-ngan-hang
=======================================================================
2. Và điều này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tái cơ cấu ngành tài chính – ngân hàng với trọng tâm là xử lý nợ xấu. Cũng có nhiều ý kiến hồ nghi chẳng hạn như việc mua lại nợ xấu ngân hàng của VAMC kỳ thực là “tạm quên” đi nợ xấu chứ chưa giải quyết triệt để. Ý kiến của ông như thế nào và ngoài giải quyết nợ xấu ra thì nên có những chính sách gì khác.
Chúng ta chưa thể tái cơ cấu khi chúng ta chưa có số liệu chính xác về nợ xấu, về sở hữu chéo, về các hoạt động sân sau của các ông chủ ngân hàng, về khả năng thu hút vốn, về minh bạch trong các báo cáo…. Việc tái cơ cấu cũng có thể là một động thái “bứt dây động rừng” mà nhiều quan chức, đại gia…rất lo ngại. Do đó, thay vì một đại phẫu để cắt bỏ các phần bị ung thư, chúng ta lập ra VAMC như một liều thuốc giảm đau tạm thời.
VAMC sẽ đứng ra để bán hộ các khoản nợ xấu, nhưng ngân hàng vẫn chịu trách nhiệm nếu VAMC không bán được. Trong tình thế này, cách duy nhất để VAMC bán nợ là chánh phủ VN qua Bộ Tài Chánh sẽ bảo lãnh số tiền. Vụ phát hành trái phiếu để thanh toán 600 triệu USD vừa rồi của Vinashin cũng có cấu trúc tương tự.
Tóm lại, tôi có cảm giác là trước sau gì, người dân (qua ngân sách quốc gia) sẽ là kẻ cứu trợ mọi sai lầm.
3. Bên cạnh đó vấn đề tăng trưởng tín dụng cũng đạt được quan tâm khi mà tăng trưởng tín dụng còn cách biệt với trần tăng trưởng tín dụng 12% của ngân hàng nhà nước. Vì sao tín dụng chưa thể tăng trong khi các ngân hàng vẫn đang chịu sức ép phải tăng tín dụng?
Khi các ngân hàng đang gánh chịu quá nhiều nợ xấu, NHNN không thể áp đặt thêm những rủi ro về tín dụng mới. Các ngân hàng thấy an toàn hơn khi họ bỏ tiền ra mua trái phiếu chánh phủ hay cho vay lẫn nhau.
4. Nhưng nếu tăng trưởng tín dụng thì lại gặp phải một vấn đề khác là ổn định vĩ mô. Theo quan sát, trong quá khứ thì để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ sẽ nới lỏng tín dụng nhưng sau đó thì lạm phát tăng, vĩ mô bất ổn rồi chính phủ lại tiếp tục thắt chặt. Như vậy làm sao có thể thoát được vòng tròn này?
Chúng ta không thể thoát khỏi vòng tròn khi chưa dám thử thách sức chịu đựng và phục hồi của hệ thống tài chánh cũng như nền kinh tế tổng thể . Phân khúc DNNN có thể lãng phí và trì trệ, nhưng phân khúc tư nhân đủ sức năng động để đột phá ngoạn mục. Một cuộc đổi mới toàn diện chỉ cần một hành động: lập một sân chơi bằng phẳng cho 2 phân khúc nhà nước và tư nhân, xoá bỏ mọi đặc quyền và lợi ích cho DNNN. Lạm phát có thể tái xuất hiện, nhưng một nền kinh tế năng động, hoàn toàn do thị trường chủ động, sẽ giải quyết những khó khăn vĩ mô trong thời gian ngắn.
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 11/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131010/phong-van-ts-alan-phan-ve-tinh-hinh-ngan-hang
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001