Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Ăn cũng chết

Ăn cũng chết 


|
Những người liều mạng, ăn uống không cần cử kiêng, thường nói để tự biện hộ cho mình Ăn cũng chết, không ăn cũng chết? Ăn, chết sướng hơn. Xét ra có lý . Ngày nay, nhìn ra cái gì cũng đều bị nhiễm độc vì môi rường bị nhiểm độc . Cử kiêng kỹ lưởng không phải là điều đơn giản .
“Không ăn cũng chết ” nếu có nghĩa ” không ăn vì thiếu thực phẩm mà chết”. Tức ý muốn nói ” chết vì đói ” là thực tế vô cùng bi thảm mà Tổ chức Lương nông Quốc tế đã có nhiều nổ lực vẫn chưa khắc phục được tuy từ năm 2010-2012, nạn thiếu ăn trên thế giới đã giảm được 14, 9% .
Trong năm qua, người ta đã mượn sự tàn phá của sóng thần Tsunami để diển tả tầm tác hại của nạn khủng hoảng lương thực trên thế giới. Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng, giá thực phẩm đắt đỏ, lần đầu tiên, số những người thiếu ăn đã tăng lên tới hơn 1 tỷ người trên hoàn cầu . Đa số tập trung ở những nước đang phát triển, theo Josette Sheeran, Trưởng Chương trình thực phẩm thế giới (PAM) của LHQ ở Rome. Và muốn làm giảm xuống còn phân nửa số người thiếu ăn trong năm tới, PAM phải cần có 5 tỷ Mỹ kim.
Pháp tuy là nước phát triển nhưng từ nhiều năm nay vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng suy trầm ngày thêm nghiêm trọng. Nhưng dân Pháp thiệt tình chưa phải hết tiền vì có tánh tiết kiệm. Khả năng tiết kiệm và tài sản của dân chúng chiếm tới hơn 60 % của cải của quốc gia. Chính nhờ đó mà khi có lễ lạt, có một só dân chúng không nhỏ dám ăn xài đúng mức. Và cũng nhờ đó, nhờ ngành sanh hoạt phục vụ ăn nhậu, du hí, mà Pháp còn giữ vị trí khá hơn vài nước láng giềng.
Lễ cuối năm và Tết dương lịch là dịp cho dân chúng tiêu pha mua sắm, quà biếu, ăn uống. Thật ra, những thành phần dưới trung lưu cũng thừa dịp này ăn uống bù lại suốt năm làm việc vất vả, ăn uống qua loa. Giống như nông dân việt nam sống theo thời vụ.
Ta thử lướt qua một vòng Paris ăn Noel năm nay.
Noel ở Canada
Noel ở Canada

Bữa ăn Noel 2013
Bữa ăn Noel, trước kia, được tổ chức vào trưa ngày 24 tháng 12 và bửa ăn chánh vào nửa đêm. Bắt đầu vào trưa 24 để chuẩn bị cho buổi tối vì gia đình bắt đầu tề tựu từ buổi trưa . Ăn xong, người ta có thói quen ngã lưng trên ghế dựa (fauteuil) ngủ trưa vì hơi rượu dể làm buồn ngủ. Ngày nay, phần đông còn đi làm cho tới 3, 4 giờ chiều ngày 24. Ra sở, người ta còn đi chợ mua sắm vội vàng chỉ kịp cho bữa ăn tối . Có ăn chiều, cũng chỉ ăn vội vàng mà thôi nên bửa ăn trưa hầu như không còn giữ được.
Ăn Noel phải là ăn tối.
Năm nay, các nhà hàng vùng Paris và vùng Auvergne, Miền Nam Pháp, ra giá bữa ăn Noel cao nhứt : từ 115 euros tới 150 euros. Đây là loại nhà hàng phổ thông hay khá hơn chút đỉnh. Các nhà hàng cao cấp, giá bửa ăn phải đắc hơn, từ 250 euros tới cả ngàn euros. Phải đặt trước cả năm, có khi phải mất hai năm. Riêng vùng Alsace và Lorraine, giá thấp hơn, từ 30 tới 50 euros.
Theo kết quả điều tra của Văn phòng Deloitte France, năm nay, mỗi người tiêu xài trung bình cho lễ cuối năm vào lối 531 euros, kém hơn năm rồi 0, 9 % . Trên số đó, 33 % dành cho bữa ăn Noel , tức  175 euros. Nếu ăn ở nhà, gia đình 2 người có thể xài trung bình chỉ cho bữa ăn Noel lối 113 euros.
Ăn uống của Pháp đã chánh thức được UNESCO năm 2011 nhìn nhận là thứ văn hóa phi vật thể của nhân loại.  Nguời pháp phải tự hào về thành tích sáng chói này . Mà tự hào thì không có gì hay hơn là chính mình phải thưởng thức cái đặc sắc của văn hóa dân tộc. Dịp lễ lạt phải tiêu xài rộng rãi cho ăn uống. Vả lại, Pháp có tiếng từ lâu là dân chịu ăn nhậu. Làm việc, thì muốn làm càng ít càng tốt nhưng lương bổng thì muốn miếng beefteak lớn, chai rượu thứ ngon. Không vừa ý thì xuống đường, đình công suốt tháng. Tây mà!
Kẻ thành công, ăn uống vào dịp cuối năm là tự chiêu đãi mình cho sự thành công trong năm qua làm việc cật lực. Những kẻ khác, đông đảo hơn, không được ưu đãi, thì cũng là dịp chia sẻ bữa ăn thịnh soạn mà ngày thường chẳng mấy khi nghỉ tới.
Nhà hàng Taillevent, 15, đường Lamennais, Paris VIII, được xếp loại cao cấp của Pháp với 3 ngôi sao nhưng năm rồi bị gỡ mất một ngôi sao. Có lẽ để giựt lại ngôi sao bị mất, Taillevent, nhân dịp cuối năm, giới thiệu một thực đơn với 5 món đi với 5 thứ rượu trắng ( vins blancs) để chọn lựa, với một giá mắc nhứt Âu châu: 1200 euros bữa ăn tối 24 / 12 cho một người.
Theo nhà báo chuyên về văn hóa ẩm thực, Ông Curnonsky, thì trong ăn uống, tuy cũng là ăn uống, nhưng chỉ có giới “tao nhân mặc khách  khi ăn uống, mới biết đúng mình đang ăn uống”. Những người khác ăn uống là chỉ nhằm thỏa mản nhu cầu sinh lý mà thôi .
Tại Taillevent, ngày thường, ăn bữa trưa giá 89 euros không có rượu, 129 euros, 218 euros có rượu . Qua mùa thu, giá tăng lên 320 euros . Bữa ăn tối giao thừa, giá 580 euros gồm có gan ngổng, cá, trứng cá, nấm truffe ( loạn nấm đen thơm, mọc ở Miền Nam Pháp, giá rất mắc nên gọi là vàng đen) thái mỏng.
Cũng trong dịp cuối năm, nhà hàng khiêu vũ Moulin Rouge ở Paris XVIII, đề nghị giá bữa ăn tối giao thừa và xem vũ French Cancan, điệu vũ tốc bùng rền bắt nguồn từ điệu vũ dân gian của thế kỷ XIX, xuất hiện vào thập niên 50, nổi tiếng khắp thế giới, với giá 700 euros.
Paris kiêu kỳ với vẻ đẹp của mình
Khách tới Paris chọn nhà hàng để có một bữa ăn vừa ý. Tiêu chuẩn chọn lựa thường là khung cảnh lịch sự, sạch sẽ, tiếp đải ân cần, món ăn ngon, …Nhưng Paris trong gần đây có thêm một loại nhà hàng chủ động chọn lựa khách sau tiêu chuẩn “danh tiếng” là tiêu chuẩn “đẹp/xấu “, tức dựa theo nhân dạng và y phục,  người phải đẹp, phải sang trọng, y phục phải đúng thời trang. Nhà hàng không nhận đặt chỗ trước vì khi khách tới sẽ gây khó khăn cho việc xếp chổ cho khách ngồi.
Tiệm ăn xếp chỗ ngồi theo nhanh sắc của thực khách?
Tiệm ăn xếp chỗ ngồi theo nhan sắc của thực khách?

Chỗ ngồi từ đây khách có thể nhìn rộng rãi và ngược lại, khách cũng được nhiều người nhìn thấy, cả người đi qua ngoài đường, đó là chỗ tốt chỉ dành riêng cho khách có nhân dạng đẹp, sang, vận y phục đúng thời trang. Người không có điều kiện ngoại hình như vậy, dù có tiền ngập túi, cũng không thể mơ được ngồi vào chỗ này vì đó chỉ là giấc mơ giữa ban ngày mà thôi. Do một nội qui bất thành văn nghiêm khắc của Công ty ăn uống Coste quản lý một hệ thống nhà hàng ăn và café hoạt động ở Pháp, tập trung mạnh ở vùng Paris và vài thành phố lớn khác của Âu châu. Ở mỗi nơi, cơ sở của Costes mang một thương hiệu khác nhau.
Sự thật này lúc đầu chỉ được biết qua sự đồn đại, sau đó, được tuần báo  Con Vịt bị cột” (Le Canard enchainé) và nhựt báo Le Figaro loan tin qua một cuộc điều tra. Khi Le Canard enchainé hỏi ông Giám đốc Công ty về bài báo đăng trên Le Figaro liên quan đến cách xếp chổ ở nhà hàng và café cho khách dựa theo tiêu chuẩn ngoại hình thì ông Giám đốc từ chối trả lời. Nhân viên đang làm việc tại nhà hàng Le Georges ở Paris tọa lạc trên nóc Trung tâm Văn hóa Pompidou cũng tránh trả lời câu hỏi trên. Nếu ai đã biết nhân viên ở đây đều tiếp khách và xếp chỗ răm rắp theo mật hiệu của Ban Giám đốc thì cứ ngồi ở đây và theo dõi quan sát trong chốc lát sẽ thấy sự thật kín đáo kia phơi bày ngay. Nhưng sự thật này đã được hai cựu nhân viên ở đây xác nhận với báo chí.
Hoá ra đẹp cũng có nhiều cái lợi. Cái lợi nhỏ nhứt là cho người đẹp có quyền lực chiếm được “địa vị cao quí ” trong cái xã hội thu nhỏ ở Paris là vào ăn ở nhà hàng Le Georges hoặc Café Marly bên cạnh Bảo tàng Viện Louvre, dỉ nhiên khách phải trả tiền và trả mắc nữa.  Người xấu dù có trả tiền nhiều hơn cũng không chiếm được địa vị này.
Tuy biết có sự phân biệt đối xử – mặc dầu xứ Pháp là xứ phát động cách mạng nhơn quyền đầu tiên và ngày nay, ai cũng đồng ý hoặc hưởng ứng tranh đấu cho nhân quyền – người ta vẫn đua nhau kéo tới Le Georges ăn uống. Phải chăng vì đây là loại nhà hàng thuộc đẳng cắp cao và chiếm vị trí cho khách có cái nhìn bao quát Paris, có một không hai? Còn Café Marly được giới ẩm thực Paris xếp vào loại “Café thời thượng”, ” Café triết lý”, chỉ dành riêng cho tao nhân mặc khách. Vì vị trí nằm bên cạnh Bảo tàng Viện danh tiếng nhứt thế giới, nơi tập trung văn hóa nhân loại từ thái cổ tới nay?
Ngoài ra, nhân viên chiêu đãi cũng phải hội đủ những tiêu chuẩn gắt gao như chiều cao từ 1, 70m, người phải đẹp, cử chỉ, nói năng lịch thiệp và không quá 30 tuổi.  Không đủ những điều kiện này, đon xin việc với lý lịch tốt, bằng cấp ngành nhà hàng-du lịch (Hôtellerie-Restauration) cao, và dù có kèm theo nhiều tờ 500 euros như ở Việt Nam đi nữa, cũng sẽ không bao giờ được chấp thuận.
Báo chí anh, tờ Telegraph, liên hệ với đại diện của Công ty Costes để hỏi về “nội qui bất thành văn” này nhưng Công ty từ chối vì không muốn đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về điều này.
Ăn Noel năm nay, dân Tây thiệt và cả Tây giấy gốc mít đều lấy làm ngao ngán món cá hồi hun khói hay cá hồi tươi tuy đó là món ngon truyền thống của ngày lễ hội cuối năm và cũng là mùa cá mà giá bán tới ngày chót đã hạ xuống 50 % vì trước đó ít lâu, TV tây phát hành thiên phóng sự cá hồi nuôi ở Na-uy, nuôi trong biển vì xứ Na-uy là cù-lao khổng lồ, phần lớn bị nhiễm độc thức ăn, nhứt là dùng trụ sinh nhiều, nhưng chủ nuôi cá vẫn giử và làm thịt, cắt bỏ đầu, đuôi, da, chỉ lấy thịt đem hun khói. Những con cá trông giống như bị bịnh cùi đã làm cho thuyết ăn cá hồi mỗi tuần vài lần để ngăn ngừa nhiều bịnh tật nguy hiểm và tăng cường dinh dưởng nảo bộ tránh bịnh Alzheimer đã bỗng chốc mất sức hấp dẫn.
Sau cùng Cỏ May mời bạn đọc có dịp tới Paris đừng quên ghé qua nhà hàng Le Georges và Café Marly ở ngay trung tâm Paris, khu du lịch, để vừa thưởng thức văn hóa ẩm thực của Pháp và vừa để biết mình đẹp cỡ nào khi cô xếp chỗ (Hotesse-Placeuse), y phục sang trọng, hướng dẫn mình vào chỗ ngồi.
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/82581/an-cung-chet/2013/12
=======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001