Bộ Giao thông lỗi hẹn, lo thua lỗ kiểu Vinashin
TS Trần Đình Bá (Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN)
(Tin tức thời sự) - Tại
tờ trình điều chỉnh “Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050” mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa
trình Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện mục tiêu “hoàn thành và đưa vào
khai thác một số đoạn đường sắt cao tốc trên trục Bắc – Nam trước năm
2020” mà chiến lược phát triển giao thông đường sắt được Thủ tướng phê
duyệt năm 2008 (gọi tắt là chiến lược 1686) đã coi như thất bại. Như vậy
là không ít con tàu sẽ phải ngừng chạy và thua lỗ là điều dễ thấy. Điều
này giống như câu chuyện của Vinashin.
Kết cục đã được nhìn thấy trước
Một
buổi sáng thứ 7 cuối thu, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một số
máy lạ. Sau lời chào lịch thiệp là lời xưng danh bằng tiếng miền Trung
trầm ấm: Tôi là Đặng Hữu!.
Chỉ nghe đến đó tôi
đã thốt lên: Thưa! có phải Viện sỹ Đặng Hữu, Nguyên Bộ trưởng Khoa học
công nghệ ? Đúng rồi!... và sau đó toàn bộ cuộc điện đàm tập trung vào
vấn đề là giao thông vận tải.
GS Đặng Hữu cho
biết ông từng có thời kỳ làm việc ở Bộ GTVT, đã có dự án mở một tuyến
đường sắt mới qua Tây Nguyên nhưng không thành công do địa hình phức
tạp. Còn thí điểm kiên cố hóa tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội để
“tăng tốc” nhằm áp dụng hiện đại hóa nhưng thất bại do đường sắt khổ hẹp
chỉ 1mét nên đã chạm ngưỡng giới hạn an toàn.
Tôi
đã trình bày rằng: Đường sắt khổ 1 mét dù có kiên cố hóa đến cỡ nào thì
cũng chỉ là “đồ cổ” không thể tăng tốc qua tốc độ 80km/h vì toa xe đầu
máy thời Pháp thuộc có khối tích nhỏ nên trọng tâm thấp, mô men gây lật
thấp mà hành trình Bắc Nam kỷ lục chỉ dừng lại ở 42 tiếng.
Nay
đầu máy toa xe đều hiện đại có khối lượng lớn, trọng tâm cao chông
chênh, vậy mà các tiến sỹ Thứ trưởng Cục ĐSVN lại cho rằng khổ 1 mét vẫn
chạy được 120 km/h.
Đồng tình với điều này, GS Đặng Hữu cho rằng đường sắt khổ 1 mét chỉ là tốc độ thấp dưới 80 km/h.
Đường sắt khổ 1 mét dù có kiên cố hóa đến cỡ nào thì cũng chỉ là “đồ cổ” không thể tăng tốc quá tốc độ 80km/h
Bộ
GTVT đề nghị giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ tập trung cho việc ưu
tiên nâng cấp hiện đại hóa tuyến đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường
sắt quốc gia cấp 1.
Đối với tuyến đường sắt tốc
độ cao (160 – 200km/h) khổ đôi 1.435mm, giai đoạn này chỉ được coi là
“giai đoạn nghiên cứu”. Mười năm tiếp theo (2020 – 2030) là thời kỳ
“chuẩn bị những điều kiện cần thiết” để từng bước xây dựng mới đường sắt
đôi 1.435mm, tốc độ 160 – 200km/h, chạy chung tàu khách và tàu hàng.
Mục
tiêu phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt khổ đôi và nghiên cứu
nâng cấp tốc độ khai thác lên 350km/h, được tờ trình này đặt mục tiêu
hoàn thành vào giai đoạn sau năm 2030 đến năm 2050. Đây cũng là thời
điểm để chuyển toàn bộ đường sắt khổ 1.000mm hiện tại sang vận tải hàng
hóa là chủ yếu, kết hợp xây dựng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt Xuyên
Á.
Lý giải cho sự “co” lại này, trong tờ trình,
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, chiến lược 1686 được đề ra trong bối
cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt cao trong một thời gian
dài (tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,5%/năm trong giai đoạn 1991 –
2009) và dự báo tiếp tục cao hơn vào giai đoạn sau đó.
“Vì
vậy, chiến lược 1686 kỳ vọng đề ra các dự báo và mục tiêu phát triển
cao nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sau khi ban
hành chiến lược, đất nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới,
Chính phủ phải dành ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nên chi
tiêu công bị hạn chế. Điều đó xuất hiện khó khăn trong triển khai thực
hiện”, Bộ trưởng Thăng lý giải.
Cục ĐSVN, VNR,
JICA hiện đang rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn “Con kiến mà leo cành đa". Họ
tự đưa ra 4 phương án nhưng lại không chịu lựa chọn được một phương án
tối ưu thì thật mâu thuẫn và nghịch lý.
Thậm chí
chuyên gia ngoại còn khuyên ta làm theo sai lầm của họ khi đổ ra hàng
tỷ USD kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp 1 mét cho tham vọng 120 km/h mà
điều đó chắc chắn sẽ không thể nào thực hiện được, dự án “tân trang đồ
cổ” từ 2004 đến nay đã hoàn toàn thất bại.
Họ lại còn vẽ ra hai dự án ĐSCT Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang bỏ qua đoạn miền Trung.
Tôi
những mong Viện sỹ là bậc “cây cao bóng cả” về khoa học công nghệ về
đường sắt nên có lời đề nghị tổ chức một cuộc hội thảo toàn quốc để
nhanh chóng tìm ra một phương án tốt nhất để cứu lấy sự nghiệp đường sắt
nước nhà. Chứ với cảnh “con kiến leo ra leo vào” thế này thì 500 năm
nữa Việt Nam vẫn chưa có đường sắt hiện đại!
Viện
sỹ Đặng Hữu đượm buồn và xót xa, ông kể khi đưa ĐSCT 56 tỷ USD ra trình
QH, ông đã phải gọi điện thoại cho GS.TS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên
hiệp các hội KHKTVN khuyên nên bác dự án ĐSCT và Quốc hội đã tin.
Thế
giới thường lấy tiêu chí về giao thông đường sắt, hàng không để đánh
giá nền văn minh, tức tiến bộ về khoa học công nghệ. Vậy mà Việt Nam có
người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, phóng thành công 2 vệ tinh
VINASAT, có lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, thiết kế thi công thủy điện Sơn
La nhất Đông Nam Á… mà tụt hậu GTVT, đặc biệt là đường sắt và hàng
không thì thực sự thất bại hoàn toàn về khoa học công nghệ.
Tổn
thất đó tính bằng 10 ngàn tính mạng con người và mất 2 tỷ USD/ năm. Nay
Bộ lại xin co lại mục tiêu, lại một lần nữa đe dọa sự thua lỗ giống như
Vinashin vì sẽ có nhiều con tàu không thể tiếp tục chạy trên cơ sở
đường ray hiện có.
Đường sắt lại lỗi hẹn!
T.Đ.B.
Nguồn: baodatviet.vn
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 04:06
nguồn:http://boxitvn.blogspot.com/2013/12/bo-giao-thong-loi-hen-lo-thua-lo-kieu.html
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001