Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời
Thông tin này đã được tổng
thống Nam Phi Jacob Zuma loan báo trên truyền hình toàn quốc, "Đất nước
chúng ta đã mất đi người con vĩ đại nhất, nhân dân chúng ta đã mất đi
một người cha già".
Sau một thời gian dài điều trị bệnh viên phổi, Mandela đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 8 giờ 50 phút tối 5/12 (theo giơ địa phương). Đây là căn bệnh mà ông đã mắc phải trong thời gian bị chế độ độc tài apartheid bỏ tù suốt 27 năm.
Phát biểu từ Nhà Trắng, tổng thống Mĩ Obama ngợi ca Nelson Mandela là một người vĩ đại, can đảm và nhân hậu. Obama cũng nói rằng, bản thân ông đã được cựu tổng thống Nam Phi truyền cảm hứng., "Ông đã không còn ở với chúng cha, mà giờ đây ông đã thuộc về thời đại".
Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18/7/1918 trong một gia đình hoàng tộc. Khi trưởng thành, ông tham gia hoạt động mạnh mẽ trong phong trào chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid. Apartheid là chế độ độc tài được thiết lập bởi những người da trắng thiểu số nhằm cai trị những người da màu chiếm đa số trong xã hội Nam Phi.
Năm 1964, Madela bị chế độ apartheid bắt và kết án tù chung thân với cáo buộc 'âm mưu lật đổ chính quyền'. Trong thời gian ngồi tù, nhà cầm quyền Nam Phi từng đặt điều kiện nếu ông cam kết từ bỏ đấu tranh sẽ trả tự do cho ông, nhưng Mandela đã từ chối.
Năm 1990, trước cuộc tranh đấu kiên trì của những người đồng đội ông ở bên ngoài, cộng thêm áp lực quốc tế, Tổng thống Nam Phi khi ấy là ông Frederik Willem de Klerk đã quyết định trả tự do cho Nelson Mandela sau 27 năm ngồi tù.
Năm 1993, tổng thống Frederik Willem de Klerk và Nelson Mandela đã cùng được trao giải Nobel Hòa Bình vì những nỗ lực trong việc đối thoại, hòa giải và thiết lập chế độ dân chủ đa chủng tộc tại Nam Phi.
Năm 1994, trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên với sự tham gia tất cả các sắc tộc, Nelson Mandela thắng cử và được bầu làm tổng thống da màu đầu tiên tại Nam Phi. Trong 5 năm tại vị, ông đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải dân tộc giữa người da trắng và da màu, xây dựng tình yêu thương và hy vọng cho đất nước Nam Phi.
Năm 1999, Mandela nghỉ hưu ở tuổi 80. Ông dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động đấu tranh vì quyền con người, chống bất công, đẩy lùi đói nghèo, bệnh tật...
Huyền thoại về sự nghiệp đấu tranh của Nelson Mandela là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ Việt Nam. Tinh thần hòa giải và hy vọng của ông cũng đã gây ảnh hướng mạnh mẽ đối với các nhà hoạt động tại Việt Nam trong cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước.
Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Sau một thời gian dài điều trị bệnh viên phổi, Mandela đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 8 giờ 50 phút tối 5/12 (theo giơ địa phương). Đây là căn bệnh mà ông đã mắc phải trong thời gian bị chế độ độc tài apartheid bỏ tù suốt 27 năm.
Phát biểu từ Nhà Trắng, tổng thống Mĩ Obama ngợi ca Nelson Mandela là một người vĩ đại, can đảm và nhân hậu. Obama cũng nói rằng, bản thân ông đã được cựu tổng thống Nam Phi truyền cảm hứng., "Ông đã không còn ở với chúng cha, mà giờ đây ông đã thuộc về thời đại".
Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18/7/1918 trong một gia đình hoàng tộc. Khi trưởng thành, ông tham gia hoạt động mạnh mẽ trong phong trào chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid. Apartheid là chế độ độc tài được thiết lập bởi những người da trắng thiểu số nhằm cai trị những người da màu chiếm đa số trong xã hội Nam Phi.
Năm 1964, Madela bị chế độ apartheid bắt và kết án tù chung thân với cáo buộc 'âm mưu lật đổ chính quyền'. Trong thời gian ngồi tù, nhà cầm quyền Nam Phi từng đặt điều kiện nếu ông cam kết từ bỏ đấu tranh sẽ trả tự do cho ông, nhưng Mandela đã từ chối.
Năm 1990, trước cuộc tranh đấu kiên trì của những người đồng đội ông ở bên ngoài, cộng thêm áp lực quốc tế, Tổng thống Nam Phi khi ấy là ông Frederik Willem de Klerk đã quyết định trả tự do cho Nelson Mandela sau 27 năm ngồi tù.
Năm 1993, tổng thống Frederik Willem de Klerk và Nelson Mandela đã cùng được trao giải Nobel Hòa Bình vì những nỗ lực trong việc đối thoại, hòa giải và thiết lập chế độ dân chủ đa chủng tộc tại Nam Phi.
Năm 1994, trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên với sự tham gia tất cả các sắc tộc, Nelson Mandela thắng cử và được bầu làm tổng thống da màu đầu tiên tại Nam Phi. Trong 5 năm tại vị, ông đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải dân tộc giữa người da trắng và da màu, xây dựng tình yêu thương và hy vọng cho đất nước Nam Phi.
Năm 1999, Mandela nghỉ hưu ở tuổi 80. Ông dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động đấu tranh vì quyền con người, chống bất công, đẩy lùi đói nghèo, bệnh tật...
Huyền thoại về sự nghiệp đấu tranh của Nelson Mandela là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ Việt Nam. Tinh thần hòa giải và hy vọng của ông cũng đã gây ảnh hướng mạnh mẽ đối với các nhà hoạt động tại Việt Nam trong cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước.
Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.fr/2013/12/cuu-tong-thong-nam-phi-nelson-mandela.html#.UqHUayeAWRA
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001