MANDELA LÃNH TỤ KIỆT XUẤT CỦA NỀN LẬP HIẾN KHÁC XA THỨ CHÍNH TRỊ VỖ BÉO BẢN THÂN
09/12/2013
Nguyễn Hoàng Đức
.
Thứ năm ngày 5/12/2913 nguyên Tổng
thống Nam Phi Nelson Mandela mất đi đã tạo ra cơn địa chấn mãnh
liệt trong tinh thần và lương tri của thời đại. Một thời đại
mà thông tin đã mở toang mọi cánh cửa tràn đi khắp các thành
phố và hang cùng ngõ hẻm. Và sự kiện Mandela mất hoàn toàn
mang ý nghĩa bão tố của tinh thần.
Một cơn bão tố mà bề
ngoài nó êm đềm như dòng sông chảy ra biển vậy, càng ra cửa
biển càng rộng, càng sâu và càng thôi thúc mãnh liệt như không
thể nào khác được. Nhân loại xưa nay
vẫn biết, cái gì mất đi, mới thể hiện hết giá trị về nó.
Cũng vậy, về mặt thể chất, Mandela chết đi là một ông già 95
tuổi đến lúc trút hơi thở cuối cùng có gì là sự kiện to tát
lắm đâu, khác nào dù người giầu hay nghèo, vĩ đại hay tầm
thường thì đều chỉ ngủ trên một cái giường. Nhưng về ý nghĩa
tinh thần thì khác hẳn, bởi nó đã khoét sâu ngay lập tức một
lỗ hổng như đại dương nếu người ta nhìn vào bản lõm những gì
sự nghiệp của Mandela để lại. Nói chính xác, Mandela đã tạo ra
cơn địa chấn cho bài học “ôn tập” những giá trị trống vắng ở
nhân gian nếu bị cái chết của ông đêm đi. Nhưng mà đúng như nhân
gian biết, đúng vào lúc Mandela ra đi thì nhân loại càng nhìn
ra bức tranh gía trị toàn cảnh về bản thân ông.
Madela là con người đầu tiên đưa địa
vị của dân da đen lên chót vót ngai vàng bình đẳng và cùng lúc
đội vương miện tôn vinh giá trị con người cho dân da đen xưa nay
vẫn bị coi là thấp hèn. Việc này to lớn đến mức bằng mọi
trí tưởng tượng có lẽ chúng ta cũng cảm thấy: việc đội đá
vá trời này có lẽ chỉ có Thượng Đế mới làm được. Nếu không
Thượng Đế cũng phải trao việc đó vào tay ai. Và người được
trao sứ mệnh khó khăn đó chính là Nelson Madela. Chúng ta thử
nhìn rộng hơn để so sánh và tham chiếu. Mọi cuộc cách mạng hay
bạo động thường khuôn viên trong biên giới của quốc gia. Nhưng
cuộc cách mạng phi bạo lực của Mandela lại đem đến bình đẳng
cho người da đen vẫn bị coi là thấp kém nhất. Trước đó, người
da đen bị kỳ thị kinh khủng, đến mức không được bén mảng vào
phố của người da trắng, khát rã cổ cũng không được sán lại
quán bia với chiếc vòi đã được lập trình bằng qui tắc chỉ
chảy vào cốc của người da trắng. Triết gia Pháp Montesquieu còn
viết thẳng ra: da đen làm cho người ta cảm thấy sự nặng nề, u
tối, dốt nát, từ đó không thể phát tiết ra bất cứ cái gì
tinh hoa và cao cả.
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1865),
người được coi là cha đẻ thứ hai của nước Mỹ với công lao độc
nhất vô nhị “Giải phóng nô lệ”. Đấy là bước đầu tiên người nô
lệ mà chủ yếu là da đen được giải phóng khỏi chế độ bị mua
bán và đối xử như đồ vật. Cuộc giải phóng đó vĩ đại nhưng
đó vẫn là món quà thụ động từ tay người da trắng rớt xuống
thân phận của người da đen. Nhưng với sự xuất hiện của Nelson
Mandela thì món quà đó đã có một tên gọi và ý nghĩa khác
hẳn: món quà tự tay mình giành lấy và đạt được bởi chính sự
tự giác và chủ động của mình. Món quà thụ động người khác
đem cho đã thành hoa quả do chính tay người da đen trồng cấy với
thợ cầy và thợ gặt đầu tiên có tên Mandela. Món quà đó còn
đi tới những thành tựu khác vĩ đại hơn nhiều, rằng không chỉ
được bình đẳng với người da trắng, mà với chính bản mẫu mang
tên Mandela, người da đen đã trở thành Tổng thống da đen đầu tiên
ở một nước Nam Phi khét tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
Chính vì thành công vĩ đại phi phàm của Mandela mà rất nhiều
các lãnh tụ trên thế giới đã không tiếc lời ca ngợi ông.
Tổng thống Mỹ, Barack Obama cũng là một người da mầu đã tuyên bố:
“Chúng ta đã mất đi một trong
những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất, can đảm nhất và hết sức nhân hậu …
Ông đã không còn thuộc về chúng ta. Giờ đây, ông thuộc về thời đại.
Bằng khát vọng mãnh liệt và ý chí
không thể lay chuyển khi ông hy sinh sự tự do của bản thân để mang đến
tự do cho người khác, Madiba đã chuyển hóa Nam Phi và khiến cho tất cả
chúng ta rung động.
Hành trình của ông từ một tù nhân đến
một tổng thống cho thấy nhân loại và các quốc gia có thể thay đổi để đi
đến một tương lai tốt hơn.”
Thủ tướng anh David Cameron:
“Một ánh sáng vĩ đại đã rời bỏ thế
giới. Nelson Mandela là một anh hùng của thời đại chúng ta. Tôi đã yêu
cầu treo cờ rũ ở số 10 Phố Downing.”
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon:
“Nelson Mandela là một người khổng lồ
khi đấu tranh bảo vệ công lý, và là một nguồn tạo cảm hứng đầy giản dị.
Ông đã mang lại ảnh hưởng to lớn đối với nhiều người trên thế giới bằng
sự đấu tranh quên mình cho danh dự, quyền bình đẳng và tự do của con
người.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry:
“Ông đã cống hiến tất cả những gì ông
có để hàn gắn đất nước mình và lãnh đạo đưa đất nước trở lại với cộng
đồng các quốc gia, bao gồm cả việc khẳng định ông sẽ rời bỏ quyền lực và
đảm bảo sẽ có một sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Ngày nay, tất cả những ai trên thế
giới khao khát dân chủ đều nhìn vào đất nước của Mandela và Hiến pháp
dân chủ của đất nước đó và coi đó như một tấm gương hy vọng về những gì
có thể đạt được.”
Chính trị vừa là khoa học của
quyền lực, vừa là nghệ thuật của quyền lực. Khoa học giống
như người ta chế tạo ra quả tên lửa thật nó có thể phóng vào
vị trí của đối phương. Còn nghệ thuật như tên lửa mô hình đem
diễu binh để dọa đối phương. Có một cuộc diễu binh ở Việt Nam
người ta thấy nhiều đội quân đã khoác súng nhựa mác Tàu diễu
hành, như vậy thì khoa học hay nghệ thuật cái gì?
Mandela đã đặt nền móng khoa học căn
bản cho quyền bình đẳng của người da đen cũng như cơ cấu chính
trị để thực hiện quyền bình đẳng đó. Ông là một tổng thống
da đen lập hiến – lập quốc, chứ không phải một tổng thống trơn
dầu.
Trong chính trị, các nhà lãnh đạo
lập thuyết, lập hiến hay lập quốc là một thứ đầu tầu dẫn
theo các thời đại, chẳng hạn như Gandhi ở Ấn Độ với mô hình
cuộc đấu tranh bất bạo động nổi tiếng, như Tôn Trung Sơn với
“chủ nghĩa Tam dân”… là những người lập thuyết với giá trị
phổ quát mang đến phẩm giá và hạnh phúc cho cả dân tộc.
Trái với nhà lãnh đạo lập hiến là
thứ lãnh tụ vỗ béo cho bản thân và gia đình, như Cao Cầu tể
tướng ở Trung Quốc chẳng hạn, chỉ cần đá cầu hầu vua mà cũng
lên đến chức tể tướng. Tại sao? Vì vua chúa thời đó của Tàu
chỉ ở mức ham chơi, chọi dế!
Mang lại lợi ích cho cả dân tộc mới
khó, chứ làm lãnh đạo mà chỉ vỗ béo cho nhà mình thì có
nghĩa lý gì?! Ngành công nghiệp ô tô ở Hàn Quốc chẳng hạn,
chỉ sau 20 năm cả nước đi ô tô, đúng là ước mơ mũi tẹt một
bước đổi đời, nghèo hèn cũng dắt díu nhau lái xe hơi cả loạt
chẳng khác gì tây. Và sau 50 năm hãng ô tô KIA được bình chọn
là hãng thành công nhất thế giới. Còn tại Việt Nam thì sao?
Sau 20 người ta vẫn trả vờ đánh trận giả về vấn đề nhận thức
“làm sao biết được dòng xe tải hay xe con là chiến lược?”.
Chính trị chặn cửa là chính trị đơn giản nhất. Các rào cản
kỹ thuật đủ loại được dựng lên để thu thuế làm giầu cho các
nhóm lợi ích thì bao giờ dân chúng mới được sung sướng đây?
Ngài Nelson Mandela một mình dùng tay
nâng tất cả người da đen có dân số khoảng 1/3 tòan cầu ở địa
vị thấp nhất lên ngai vàng bình đẳng, quả là bài học sáng
chói cho những dân tộc vẫn còn đang mải hát khúc quân hành cho
hai bàn chân dẫm tại chỗ hà hít mân mê quyền lực trơn dầu của
cỗ máy chặn cửa thu lời chỉ vỗ béo cho bản thân và gia đình
như tên độc tài Gadafi chẳng hạn, trong túi y có hàng trăm tỉ
USD, lớn hơn của tất cả quốc gia Libia cộng lại. Càng nhìn,
càng ngẫm, càng thấy xót xa!
NHĐ 09/12/2013
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/12/09/mandela-la%CC%83nh-tu%CC%A3-kie%CC%A3t-xuat-cu%CC%89a-nen-la%CC%A3p-hien-khac-xa-thu-chinh-tri%CC%A3-vo%CC%83-beo-ba%CC%89n-than/
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001