Nha Trang: Blogger kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền
Buổi sáng thứ bảy, 7/12, một số blogger ở Nha Trang đã có hoạt động
kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay theo cách của riêng mình: Chia
sẻ và phân phát tài liệu về nhân quyền cho người dân.
Từ 8h30 sáng, một nhóm blogger, trong đó có Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Khổng Hy Thiêm, Võ Trường Thiện, Việt Man (Phạm Văn Hải), đã ra đường, hướng đến Công viên bờ biển Trần Phú, đường Lê Lợi và đường Yersin, trong màu áo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam: áo phông trắng hoặc đen, viền xanh lá cây, với logo màu nâu của Mạng lưới.
Các blogger phân phát ba tài liệu: một bài viết ngắn nêu khái niệm cơ bản về nhân quyền, toàn văn Công ước Chống Tra tấn của LHQ (mà Việt Nam vừa tham gia ký kết), và một bài viết diễn giải về Công ước này.
Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc tên đầy đủ là “Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử Tàn nhẫn, Vô nhân đạo, Làm Mất Phẩm giá” (tiếng Anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, viết tắt UNCAT) là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại của Liên Hiệp Quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới.
Công ước này đòi các nước phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn trong nước mình, và nghiêm cấm các nước trả lại người về đất nước của họ nếu có lý do để tin rằng (ở đó) họ sẽ bị tra tấn.
Trong tài liệu ngắn phân phát cho người dân, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng nêu rõ: “Ngày 07/11/2013, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước chống Tra tấn tại trụ sở chính của LHQ ở thành phố New York (Mỹ). Việt Nam dự kiến phê chuẩn Công ước này vào năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có luật nào định nghĩa rõ ràng những hành động nào là tra tấn.
Hiện nay, nhiều cơ quan công quyền ở Việt Nam (công an-cảnh sát, quản giáo, v.v.) vẫn tiến hành các biện pháp tra tấn nghi phạm khi lấy cung, và áp dụng các hình thức trừng phạt đối với người bị tạm giam và tù nhân, như: cùm chân, biệt giam, không đảm bảo điều kiện vệ sinh tại nơi giam giữ, v.v.
Do đó, với tư cách một nước thành viên ký kết Công ước Chống Tra tấn, Việt Nam cần sớm phê chuẩn Công ước, đồng thời, hoàn thiện luật pháp, đưa ra định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về hành vi tra tấn, cũng như quy định các chế tài cho tội này”.
Khi được hỏi về vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị điều tra viên tra tấn, bức cung, phải chấp nhận ngồi tù oan 10 năm, một vài người qua đường nói họ không đọc báo nên không hay biết gì. Tuy nhiên, người dân đón nhận các tài liệu một cách sôi nổi và đọc chăm chú, có người còn hỏi: “Tài liệu quý, tại sao các bạn không bổ sung thêm câu 'Xem xong xin vui lòng chuyền tay cho người khác'?”.
Một số khác có ý kiến: “Mỗi người nên có một bản tài liệu này để hiểu được phần nào”, “Dân mình không hiểu gì nên cứ bị bắt chẹt”, “Mấy tài liệu rất tốt. Vì cái này là để giúp đỡ cho tất cả mọi người, cho nên tất cả cần phải đọc”...
Các blogger cũng phát tài liệu cả trên xe buýt, trong nhà sách, đặc biệt Nhà sách Ponagar còn nhận 10 bộ tài liệu để phát cho khách hàng. Nhiều bạn trẻ hưởng ứng rất vui vẻ.
Buổi kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền kết thúc vào khoảng 10h sáng. Các blogger chụp hình với ba ngón tay giơ cao, trên ba ngón viết các chữ M, L, B, nghĩa là Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Blogger Khổng Hy Thiêm và các bạn trẻ
Phát tài liệu nhân quyền tại Công viên bờ biển Trần Phú
Trong nhà sách...
... và trên xe buýt
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Khách gửi hôm Thứ Bảy, 07/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131207/nha-trang-blogger-ky-niem-ngay-quoc-te-nhan-quyen
=======================================================================
Từ 8h30 sáng, một nhóm blogger, trong đó có Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Khổng Hy Thiêm, Võ Trường Thiện, Việt Man (Phạm Văn Hải), đã ra đường, hướng đến Công viên bờ biển Trần Phú, đường Lê Lợi và đường Yersin, trong màu áo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam: áo phông trắng hoặc đen, viền xanh lá cây, với logo màu nâu của Mạng lưới.
Các blogger phân phát ba tài liệu: một bài viết ngắn nêu khái niệm cơ bản về nhân quyền, toàn văn Công ước Chống Tra tấn của LHQ (mà Việt Nam vừa tham gia ký kết), và một bài viết diễn giải về Công ước này.
Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc tên đầy đủ là “Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử Tàn nhẫn, Vô nhân đạo, Làm Mất Phẩm giá” (tiếng Anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, viết tắt UNCAT) là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại của Liên Hiệp Quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới.
Công ước này đòi các nước phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn trong nước mình, và nghiêm cấm các nước trả lại người về đất nước của họ nếu có lý do để tin rằng (ở đó) họ sẽ bị tra tấn.
Trong tài liệu ngắn phân phát cho người dân, Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng nêu rõ: “Ngày 07/11/2013, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước chống Tra tấn tại trụ sở chính của LHQ ở thành phố New York (Mỹ). Việt Nam dự kiến phê chuẩn Công ước này vào năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt Nam chưa có luật nào định nghĩa rõ ràng những hành động nào là tra tấn.
Hiện nay, nhiều cơ quan công quyền ở Việt Nam (công an-cảnh sát, quản giáo, v.v.) vẫn tiến hành các biện pháp tra tấn nghi phạm khi lấy cung, và áp dụng các hình thức trừng phạt đối với người bị tạm giam và tù nhân, như: cùm chân, biệt giam, không đảm bảo điều kiện vệ sinh tại nơi giam giữ, v.v.
Do đó, với tư cách một nước thành viên ký kết Công ước Chống Tra tấn, Việt Nam cần sớm phê chuẩn Công ước, đồng thời, hoàn thiện luật pháp, đưa ra định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về hành vi tra tấn, cũng như quy định các chế tài cho tội này”.
Khi được hỏi về vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị điều tra viên tra tấn, bức cung, phải chấp nhận ngồi tù oan 10 năm, một vài người qua đường nói họ không đọc báo nên không hay biết gì. Tuy nhiên, người dân đón nhận các tài liệu một cách sôi nổi và đọc chăm chú, có người còn hỏi: “Tài liệu quý, tại sao các bạn không bổ sung thêm câu 'Xem xong xin vui lòng chuyền tay cho người khác'?”.
Một số khác có ý kiến: “Mỗi người nên có một bản tài liệu này để hiểu được phần nào”, “Dân mình không hiểu gì nên cứ bị bắt chẹt”, “Mấy tài liệu rất tốt. Vì cái này là để giúp đỡ cho tất cả mọi người, cho nên tất cả cần phải đọc”...
Các blogger cũng phát tài liệu cả trên xe buýt, trong nhà sách, đặc biệt Nhà sách Ponagar còn nhận 10 bộ tài liệu để phát cho khách hàng. Nhiều bạn trẻ hưởng ứng rất vui vẻ.
Buổi kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền kết thúc vào khoảng 10h sáng. Các blogger chụp hình với ba ngón tay giơ cao, trên ba ngón viết các chữ M, L, B, nghĩa là Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Blogger Khổng Hy Thiêm và các bạn trẻ
Phát tài liệu nhân quyền tại Công viên bờ biển Trần Phú
Trong nhà sách...
... và trên xe buýt
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001