Đòn nghi binh để Trung Quốc tiến xuống Biển Đông
Cập nhật lúc 19:44, 01/12/2013
(Tin tức 24h)
- Bưu điện Hoa Nam ngày 1/12 đưa tin, việc tuyên bố áp đặt vùng nhận
diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông chỉ nhằm ép Tokyo
"thừa nhận tranh chấp" ở Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư và quay trở lại
bàn đàm phán với Trung Quốc, nguy cơ đối đầu quân sự ở Hoa Đông khó có
thể xảy ra. Mục tiêu chính của Trung Quốc cũng dần hé mở ở Biển Đông.
Sau khi tuyên bố cái gọi là vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đã gặp phải nhiều sự chỉ trích và giận dữ của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan nhưng theo các nhà phân tích mục tiêu chính của Bắc Kinh là ép Tokyo từ bỏ lập trường "không có gì tranh chấp" ở nhóm đảo Senkaku.
Đường Gia Triền, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc vừa gặp các chính khách Nhật Bản tại Bắc Kinh hôm thứ Tư đề xuất Tokyo ngồi vào bàn đàm phán. |
Lưu Giang Vĩnh, một giáo sư chuyên về
quan hệ Trung - Nhật từ đại học Thanh Hoa nhận xét, mối quan tâm lớn
nhất là khu vực Senkaku đang tranh chấp, nơi có thể xảy ra một vụ va
chạm giữa chiến đấu cơ 2 nước.
"Để giảm thiểu rủi ro, việc 2 bên ngồi
lại đàm phán về vấn đề tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên vô cùng
cấp bách. Đó là tất cả những gì Bắc Kinh yêu cầu, Tokyo phải thừa nhận
có tranh chấp chủ quyền", ông Vĩnh nhận xét.
Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng quân
đội Trung Quốc đã nghỉ hưu cũng nhận định như trên: "Mục đích cuối cùng
là buộc Nhật Bản phải ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, tránh tính
toán sai lầm leo thang."
Kyodo News cho biết, Đường Gia Triền,
một cựu Ngoại trưởng, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra đề xuất
này trong cuộc họp với các chính trị gia Nhật Bản tại Bắc Kinh ngày
27/11.
"Cũng giống như cơ chế quản lý khủng
hoảng song phương được Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập
trên biển, quản lý hoạt động hàng không là cần thiết và vấn đề này cần
được thảo luận", ông Triền nói với báo chí.
Nhưng mục đích của Trung Quốc không
được Nhật Bản chào đón. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
khẳng định nước ông không thể chấp nhận bất kỳ yêu cầu đàm phán nào từ
phía Trung Quốc về việc vận hành cái gọi là khu nhận diện phòng không ở
Hoa Đông.
Thế giới ủng hộ vùng phòng không mới của TQ?
Hãng tin Kyodo ngày 1/12 đưa tin, Ủy
viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với một cựu ngoại
trưởng Nhật rằng vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển
Hoa Đông “được đa số cộng đồng thế giới công nhận”.
Ông Dương cho biết đã bác bỏ lời đề nghị của Nhật Bản về việc Trung Quốc rút lại vùng nhận dạng phòng không mới.
Ông Dương khẳng định vùng nhận dạng
phòng không mới là nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và được
thành lập dựa trên thông lệ quốc tế, quyền hợp pháp của một quốc gia
độc lập, đồng thời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo đang
tranh chấp với Nhật là Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba lập
tức cho biết Nhật Bản không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc
Kinh tại Senkaku/Điếu Ngư và không công nhận vùng nhận dạng phòng không
mới của Trung Quốc, cũng theo Kyodo.
Trung Quốc tính toán kỹ về AIDZ
Theo tờ Tin báo của Hong Kong, với
việc thành lập AIDZ, Trung Quốc đã ở vào thế "cưỡi hổ", đồng thời trợ
giúp Mỹ thực hiện chiến lược “trở lại châu Á”. Theo tờ này, xem ra, Bắc
Kinh chưa suy nghĩ chu toàn khi đưa ra ADIZ.
Về cơ sở vật chất phục vụ AIDZ, hệ
thống radar hay phần thực thi nhiệm vụ của ADIZ của Trung Quốc đều không
mạnh và chính xác bằng Nhật , Mỹ.
Và vấn đề quan trọng là liệu Trung
Quốc đã đủ năng lực chấp pháp để đối phó với nước lớn từ chối hợp tác
(đáp ứng yêu cầu về ADIZ do Trung Quốc đặt ra) hay chưa? Bất chấp tất cả
cưỡng chế chấp pháp và không ngại xảy ra xung đột do cưỡng chế chấp
pháp gây ra, nói thì hay, nhưng cái giá phải trả lại quá lớn.
Đồ họa về khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập |
Giả thiết 99,99% máy bay của Mỹ tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết
lập ở biển Hoa Đông sẽ không đi tiếp vào không phận của Trung Quốc,
nhưng nếu vì phán đoán sai lầm, hoạt động chấp pháp dẫn tới xung đột và
xung đột leo thang thành chiến tranh khu vực, hơn nữa, cuộc chiến tranh
đó lại xảy ra ngay trước cửa ngõ của Trung Quốc còn lãnh thổ của Mỹ thì ở
cách xa hàng vạn dặm. Ai sẽ là người chịu thiệt?
Về mặt kĩ thuật vì một nguyên nhân nào đó như khí tài bị hư hỏng,
phương tiện bay tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông
không thể làm theo yêu cầu của phía Trung Quốc, không thể liên lạc vô
tuyến được. Trong trường hợp đó, làm thế nào để bắn tín hiệu cảnh báo
cho đối phương như chao nghiêng hay bật đèn sáng, tất cả đều phải làm
rõ.
Trong trường hợp buộc phải hạ cánh, động tác chỉ thị và trả lời sẽ khá phức tạp, càng không thể không nói rõ.
Bên cạnh đó, văn bản chính thức do
Trung Quốc đưa ra lại thiếu chỉ dẫn cho những trường hợp này, đó cũng là
một biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp.
Nhưng sự thật, Trung Quốc vẫn không hề "ẩu" trong khâu tính toán AIDZ, Biển Đông mới là mục đích chính của Trung Quốc.
Giám đốc Sở nghiên cứu Chiến lược và
sự vụ quốc tế thuộc đại học Đạm Giang Ông Minh Hiền nhận định, việc Bắc
Kinh tuyên bố ADIZ Hoa Đông chỉ là cái cớ Trung Quốc nghi binh, Biển
Đông mới thực sự là chuyện phiền phức.
Khi mà dư luận đang mải quan tâm đến
việc thành lập AIDZ ở Hoa Đông thì Trung Quốc liền điều ngay cum chiến
hạm Liêu ninh xuống Biển Đông.
Ông Minh Hiền nói với Thông tấn xã Đài
Loan, theo quan sát của học giả này thì Biển Đông mới thực sự là "vấn
đề phiền phức" và việc phái cụm tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông là
nhằm thể hiện "ảnh hưởng" của mình trên trường quốc tế.
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh kéo xuống
Biển Đông đồng thời cũng nhằm mục đích ra sức tuyên truyền cho cái gọi
là chủ quyền mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông.
Thùy Vân (Tổng hợp)
nguồn:http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/don-nghi-binh-de-trung-quoc-tien-xuong-bien-dong-2361033/
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001