Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Thêm một ngày để nhớ

Thêm một ngày để nhớ 




|
Thế giới từ năm 1977 có chung một ngày để nhớ, đó là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày lịch sử này thành hình từ những nỗ lực tranh đấu bảo vệ địa vị người phụ nữ của những người phụ nữ xã hội ở Huê kỳ, rồi Âu châu để sau cùng được Liên Hiệp quốc (LHQ) chánh thức ban hành là “Ngày Quốc tế Phụ nữ và Hòa bình”.
Nhưng người ta quen gọi là ” Ngày Quốc tế Phụ nữ ” phải chăng vì nơi nào có người phụ nữ là nơi đó có hòa bình? Không cần phải nói « hòa bình » nữa ! Mà đúng vậy . Chữ tàu viết chữ ” an ” gồm có nét trên chỉ ” cái nhà ” và phía dưới là chữ nữ. Dưới máy nhà có người phụ nữa là được bình an, hạnh phúc . Xã hội bình an, người dân sống hạnh phúc là thế giới hòa bình.
Trong tiếng pháp, LHQ viết «La journée internationale de la Femme». Chữ phụ nữ viết ở số ít (de la femme, mà không des Femmes, số nhiều) hàm ý lý tưởng cao đẹp về người phụ nữ, tức muốn nói giá trị nhân bản của người phụ nữ. Ngày phụ nữ là ngày đề cao giá trị cao quí, nhơn phẩm của người phụ nữ phải được mọi người tôn trọng. Khi người phụ nữ được tôn trọng thì những quyền về phụ nữ dĩ nhiên được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ.
Ngày lịch sử của phụ nữ mà mọi người phải nhớ là ngày 8 tháng 3 vì đó là ngày mà những người phụ nữ bình thường đã làm nên lịch sử. Nó bắt nguồn từ cuộc tranh đấu của người phụ nữ từ nhiều thế kỷ qua để người phụ nữ có thể tham gia đời sống xã hội một cách bình đẳng với nam giới. Ngay thời thái cổ, Bà Lysistrata của Hi-lạp đã mạnh dạng tuyên bố « đình công ân ái » (grève sexuelle) chống lại đàn ông, đòi hỏi đàn ông phải chấm dứt chiến tranh.
Nhưng ngưởi phụ nữ còn có thêm một ngày cũng quốc tế, cũng lịch sử nữa, đó là ngày 25 tháng 11 . Ngày này là ngày mà toàn thể người phụ nữ trên thế giới họp nhau để biểu tình chống lại những bạo hành đối với phụ nữ. Họ tố cáo sự bạo hành đối với phụ nữ và đòi hỏi phải thật sự chấm dứt sự bạo hành dưới mọi hình thức và ở mọi nơi.
Ở Việt Nam, cũng nhằm đúng ngày kỷ niệm 25/11 này, một Ban vận động gồm những người phụ nữ tranh đấu nhân quyền vừa thành hình để vận động thành lập « Hội Phụ nữ Nhơn quyền » sẽ tranh đấu bảo vệ người phụ nữ chống lại sự bạo hành, nhứt là sự bạo hành đến từ nhà cầm quyền cộng sản hán ngụy vốn chà đạp nhân quyền có chủ trương.
Nếu Hội Phụ nữ Nhân quyền thành lập được và hoạt động bình thường như ở các nơi khác, bảo vệ những người phụ nữ việt nam không còn bị nhà cầm quyền cộng sản hà nội bạo hành nữa thì ngày 25/11 sẽ trở thành một ngày vô cùng quan trọng vì nó mang thêm ý nghĩa thời đại.
Ngày Quốc tế chống bạo hành Phụ nữ
Hôm 25 tháng 11 vừa qua, Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký LHQ, tỏ lời hoan nghênh nhiều tiếng nói cất lên đòi hỏi hảy xóa bỏ sự bạo hành phụ nữ vì hiện tại cứ 3 người phụ nữ thì có một người bị bạo hành. Ông cũng ngưỡng mộ hành động của những nhà lãnh đạo chánh trị trên thế giới đã nổ lực bằng lập pháp và do sự thay đổi nảo trạng, đóng góp tích cực cho sự bài trừ nạn bạo hành phụ nữ . Và ông cũng tỏ lời ca ngợi những người đã giúp đở nạn nhân khắp nơi trên thế giới.
Tại sao cần có ngày 25/11?
Bởi vì sự bạo hành phụ nữ là một sự vi phạm nhơn quyền .Sự bạo hành phụ nữ phát xuất từ sự kỳ thị phụ nữ, vùa về mặt quyền lợi, vừa về mặt thực tế cũng như vẫn duy trì sự bất bình đẳng giữa nam/nữ .
Sự bạo hành phụ nữ đem lại những hậu quả nặng nề và ngăn cảng những tiến bộ trên nhiều mặt như xóa bỏ nghèo khó, chống bịnh nhiễm HIV và hòa bình, an ninh .
Sự bạo hành phụ nữ và thiếu nữ không phải không thể xóa bỏ được và sự ngăn ngừa không phải bất khả thi.
Hằng năm có từ 500 000 tới 2 triêu người bị lao động khổ sai, bị bắt làm nô lệ trong đó 80% là phụ nữ.
Người ta ước tính có tới 130 triêu phụ nữ và thiếu nữ đang sống với thương tật phụ nữ do tập quán xã hội gây ra và vẫn còn duy trì ở các quốc gia phi châu và theo hồi giáo.
Sự bạo hành phụ nữ làm thiệt hại hằng năm 5, 8 tỷ USD cho chi phí thuốc men và mất khả năng sản xuất.
Vẫn theo Ông Tổng Thư ký LHQ, Ngày Quốc tế Nữ quyền mỗi năm cần phải được nhắc lại tuy việc tranh đấu cho Nữ quyền vẫn được kiên trì liên tục không ngừng nghĩ . Phải tranh đấu liên tục, vì ngày nay, người phụ nữ vẫn còn nhiều bất hạnh.
Cùng làm việc, người phụ nữ lảnh lương kém hơn đàn ông 27% . Ở Pháp, có 16% phụ nữ bị cưởng bách tình dục trong gia đình .
Về đời sống xã hội, năm 2011, luật bình đẳng nam/nữ đã ban hành, ở Pháp chỉ có 2% phụ nữ nắm giử Tổng Giám đốc Chủ tịch (PDG) xí nghiệp lớn, 4% Chủ tịch Hội đồng Quản trị xí nghiêp.

Nhưng người phụ nữ lại đại diện cho 70% dân nghèo trên thế giới. Trong 550 triệu lao động nghèo trên thế giới, người phụ nữ chiếm hết 330 triệu . Họ hoàn tất hết 66% công việc làm của thế giới, sản xuất cho thế giới 50% thực phẩm nhưng họ chỉ lảnh có 10% lợi tức và chiếm hữu được 1% tài sản . Năm 2009, có 81, 9% người phụ nữ đi làm và lãnh lương bán phần. Trong số 776 triệu người mù chữ trên thế giới, có 2/3 là phụ nữ.
Trong gia đình người pháp ngày nay, cả hai vợ chồng đều đi làm, có 76, 5% người vợ lo việc giặt giũ quần áo, 66, 9% lo cơm nước và 51, 4% lo việc đi chợ.
Ông Tổng thư ký LHQ kết luận «Ngày Quốc tế Nữ quyền không phải chỉ là một ngày mà phải là một năm trọn vì bình đẳng nam/nữ không phải là vấn đề của một ngày». Và thật vậy, Ông Tổng thư ký LHQ kêu gọi các quốc gia hội viên hãy tổ chức ngày 25 hằng tháng, từ nay tới cuối năm, là ngày bài trừ bạo hành phụ nữ.
Sơ lược về ngày quốc tế 25/11
Để nhắc nhở mọi người đừng quên ngày chống bạo hành phụ nữ, nhà Thời trang Stella Mc Cartney vừa phát hành kiểu y phục với họa tiết như khẩu hiệu «Stop Violence Against Women». Ngày Quốc tế bài trừ bạo hành phụ nữ bắt đầu từ năm 1960 ở Cộng Hòa Dominique với cái chết thê thảm của 3 chị em Mirabal do chế độ độc tài Rafael Trujillo chủ mưu gây ra.
Chị em nhà Mirabal
Chị em nhà Mirabal
Chiếm đoạt cô gái Minerva trong 3 chị em không được, trái lại còn bị 3 chị em công khai chống lại, nhà độc tài Rafael Trujillo bèn ra lệnh tay chân bộ hạ dùng mã tấu giết 3 chị em, bỏ xác vào xe, ngụy tạo thành tai nạn lưu thông. Chuyện xảy ra vào ngày 25 tháng 11 năm 1960. Từ năm 1981, những người tranh đấu chống lại sự bạo hành phụ nữ bắt đầu tổ chức lễ tưởng niệm 3 chị em Mirabal. Tới năm 1999, ngày 25 tháng 11 được chọn làm Ngày Quốc tế chống bạo hành Phụ nữ.
Chiếc áo của nàh thời trang Miley Cyrus với dòng chữ "Please Stop Violence"
Chiếc áo của nhà thời trang Miley Cyrus với dòng chữ “Please Stop Violence”
Mỗi người có thể kỷ niệm ngày này theo cách riêng của mình. Nhà Thời trang Miley Cyrus, cách nay vài ngày, phát hành chiếc áo dài phụ nữ với 3 chữ lớn «Please Stop Violence» nhắc nhở mọi người ngày nay đừng vội quên người phụ nữ trên khắp thế giới vẫn còn là nạn nhân của những vụ bạo hành đủ loại . Từ trong gia đình ra ngoài xã hội .
Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam
Chọn đúng ngày Quốc tế chống bạo hành Phụ nữ, một Ban Vận động phụ nữ gồm 9 bà (Cữu Tiên Huyền Nữ vì có 9 Bà!) vừa thành hình liền đưa ra Lời kêu gọi ủng hộ họ thành lập Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam. Vai trò của Hội nhằm thật sự giải phóng người Phụ nữ Việt Nam thoát khỏi nạn bạo hành của nhà cầm quyền cộng sản hán ngụy ở Hà Nội (Các Bà Dương thị Tân, Huỳnh Thục Vy, Lê thị Công Nhân, Mai Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn thị Yến Trang, Phạm Thanh Nghiên và Trần thị Nga).
Những phụ nữ tuyên cáo thành lập hội Phụ Nữ Nhân Quyền
Những phụ nữ tuyên cáo thành lập hội Phụ Nữ Nhân Quyền
Bản văn kêu gọi viết:
Chị em thân mến,
Chúng ta được sinh ra làm con người, chỉ riêng điều đó khẳng định giá trị tự thân và quyền bình đẳng cố hữu của chúng ta khi so sánh với những người đồng loại khác. Mỗi cá nhân trong xã hội loài người được phân biệt dựa vào vai trò, nhiệm vụ chứ không phải  dựa vào phẩm giá. Do đó, với tư cách là những thực thể hiện hữu có phẩm giá, chúng ta có những quyền bất khả xâm phạm mang tính phổ quát. Và chừng nào chúng ta còn được xác định là con người, chúng ta không thể nào chấp nhận sự bất bình đẳng về Nhân phẩm, Nhân quyền và vai trò xã hội.
(…) Vì vậy, chúng tôi tha thiết kêu gọi sự ủng hộ và tham gia của tất cả những chị em phụ nữ Việt Nam quan tâm đến vấn đề Nhân quyền không phân biệt thành phần xã hội. Chúng tôi cũng trân trọng đón nhận sự yểm trợ của những quý ông tôn trọng Nhân quyền của nữ giới và yêu quý phụ nữ. Sự tham gia và yểm trợ của tất cả quý vị không những tạo điều kiện thuận lợi cho Hội chúng tôi lên tiếng bảo vệ chị em phụ nữ, mà còn giúp thăng tiến Nhâm phẩm, Nhân quyền và Tự do của tất cả người dân Việt Nam nói chung trong một thời đại mà Nhân quyền là giá trị được cổ vũ hàng đầu bất chấp sự khác biệt về văn hoá, địa lý và chính trị.
Thay lời kết, chúng tôi xin kính gởi lời chúc bình an và lòng yêu quý  đến tất cả chị em phụ nữ Việt Nam cũng như gởi lời cảm tạ đến tất cả người Việt Nam quan tâm đến Nhân quyền trên khắp thế giới. Xin đồng hành với chúng tôi trong cuộc vận động khó khăn này.
Việt Nam, ngày 25 tháng 11 năm 2013-11-27
Ban Vận động
Được tin này, ai cũng đều lấy làm phấn khởi vì tin tưởng vận mệnh đất nước sẽ hết thời suy. Nay là lúc thịnh vì có các Bà đứng lên phất cờ nữ lưu tranh đấu giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ bạo ngược. Nay đã đến lúc Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam sẽ chấm dứt thời gian dài 38 năm dài chờ đợi.
Ngày Quốc tế 4 tháng 10
Người phụ nữ có nhiêu tổ chức tầm vóc quốc tế để bảo vệ họ trước những nguy hiểm xã hội. Họ còn có những ngày quốc tế dành kỷ niệm, nhắc nhở hoàn cảnh dễ bị tổn thương của họ. Trong lúc đó, các ông đàn ông không có một tổ chức nào để bảo vệ mình, không có lấy một ngày kỷ niệm tuy trong thực tế, các ông đàn ông cũng không tránh khỏi nạn bạo hành của phụ nữ. Thế giới im lặng trước nạn đàn ông bị bạo hành vì họ không dám lên tiếng, vẫn cắn răng mà chịu đau đớn. La lên còn xấu hổ hơn nữa.
Cụ thể, năm 2006, tại Pháp, theo Cảnh sát Pháp, tổng kết có 168 người chết vì bị bạo hành. Nạn nhân phụ nữ do chồng hoặc tình nhân hành hung, còn nạn nhân đàn ông do vợ hoặc nữ tình nhân của họ là thủ phạm.
Ở Huê kỳ, người ta xếp hạng xã hội: trẻ con, phụ nữ, người già và chó. Ở Pháp, súc vật có “Ngày súc vật Quốc tế” và hàng năm được các hội bảo vệ súc vật cử hành long trọng trên thế giới . Đó là ngày 4 tháng 10.
Ngày 4/10 được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị Quốc tế bảo vệ súc vật họp ở Vienne, Thủ đô Áo quốc, năm 1929. Qua năm 1931, hội nghi họp ở Florence, Ý, ban hành thành Ngày Quốc tế súc vật. Tên thánh của Ngày Quốc tế súc vật là Saint-François d’Assise. Súc vật do Đức Chúa Trời tạo ra nên được nâng ngang hàng với loài người vốn cũng là sản phẩm của Ngài. Nhưng lại cao hơn đàn ông!
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/81838/them-mot-ngay-de-nho/2013/12
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001