Từ Hoàng Sa nghĩ về tính toán của Trung Quốc
Lê Vĩnh Trương
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Vào ngày 19/1/1974, Trung Quốc tiến hành cuộc chiến xâm lược quần đảo Hoàng Sa.
Việt
Nam Cộng Hòa phản công nhưng thất thủ và đất nước Việt Nam
mất trọn Hoàng Sa từ ngày đó. Mười bốn năm sau, bãi đá Gạc
Ma, thuộc quần đảo Trường Sa lại chịu cùng số phận. Nhiều bút
mực đã viết về những trận đánh này, nhiều nỗi đau vẫn dai
dẳng vì máu thịt của Tổ Quốc phải nằm trong tay quân xâm lược,
vì tiếc thương những anh hùng hy sinh cho hai quần đảo của đất
nước.
Từ bước đi của kẻ rình rập…
Thiên
hạ hợp tan, các cuộc liên kết ý thức hệ, địa chính trị từ
sau 1945 kéo dài đến những tháng ngày của năm 1969, Xô-Trung bất
hòa và xung đột. Chiến sự khốc liệt kéo dài ra trên cả hai
miền đất nước Việt Nam. Không quân Mỹ oanh kích miền Bắc, Mùa
hè Đỏ Lửa, Đường 9 Nam Lào (1972) diễn ra không chỉ trên đất
nước Việt Nam mà còn sang các nước Đông Dương.
Từ tháng 4/1971, ngoại giao bóng bàn đã đặt nền cho Mỹ-Trung xích lại gần nhau cùng chống Liên Xô.
Giữa
thế cờ Mỹ-Xô-Trung, nước Việt trở thành một đối tượng cho
các bên tính toán câu chuyện điạ chiến lược. Hiệp định Paris
27/1/1973 rồi viễn cảnh một nước Việt Nam hòa bình khiến Trung
Quốc lo lắng [1].
Tháng 4/1973 Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew hờ hững tiếp Tổng thống Thiệu [2] tại Washington.
Trung
Quốc nhiều lần công khai lo ngại một Việt Nam thống nhất liên
kết với Lào và Campuchia [3], do vậy họ đã tiến hành không để
bất kỳ nước Việt Nam nào quá mạnh: Trung Quốc gia tăng quan hệ
với Khmer Đỏ, bí mật đưa 20.000 quân vào Lào từ 1972 [4] và
không dấu ý muốn Việt Nam luôn lệ thuộc vào Trung Quốc như Bắc
Triều Tiên từ sau 1953 [5].
Trung Quốc ngầm
liên kết với Mỹ chống Liên Xô, do vậy Hiệp Định Paris và những
diễn biến sau đó khiến họ càng tìm cách khống chế hoặc gây
ảnh hưởng về quân sự và chính trị đối với Việt Nam, để lấp
khoảng trống quyền lực của Mỹ và tăng ảnh hưởng ở Việt Nam.
Những
chuyển động của nước lớn tạo nên bàn cờ và chiến sự, thay
cho thời sự bột phát của các dân tộc nhỏ tác động đến tình
hình thế giới.
Trước khi đánh Hoàng Sa,
Trung Quốc đã có những tính toán để có lợi nhất và ít bị
can thiệp nhất, kể cả giải quyết vấn đề ý thức hệ (sic) với
chính quyền Tưởng Giới Thạch để đánh Việt Nam.
Tại
sao là 1974? Vì đã có tuyên bố Thượng Hải 1972, vì đã có
Hiệp Định Paris 1973 gác Hoa Kỳ sang một bên. Thậm chí Mỹ đã
biết và theo dõi sát diễn biến của cuộc xâm lược này [6].
Tại sao là 19/1, đây là ngày thứ Bảy trong tuần và là ngày 27 Tết âm lịch Giáp Dần.
(Xin
lưu ý, Nhật tấn công Trân Châu Cảng cũng vào 7/12- một ngày
cuối tuần năm 1941 và TQ tấn công VN vào một ngày xuân, thứ bảy
17/2/1979).
Trớ trêu hơn cả: ngày 18/1 là ngày kỷ niệm hai nước Việt Trung có quan hệ ngoại giao từ 1950!
Đây
là lúc cả về Dương lịch và Âm lịch, người Việt Nam thường ở
trong tình trạng tinh thần ít tập trung nhất. Ngoài ra, đối với
thế và lực của người giữ đảo- phía Việt Nam Cộng Hòa, diễn
biến của Hội Nghị Paris và những khó khăn với các trận chiến
từ rừng sâu, cao nguyên đến đồng bằng và đô thị cũng là một
tác nhân không nhỏ.
Những lý do khác như
phản ứng của Liên Xô, của các bên Việt Nam, chắc hẳn Trung Quốc
đã tính toán kỹ. Có lẽ chỉ trừ lòng căm thù của người Việt
dành cho quân xâm lược là họ không lường được dù ngàn năm đã
qua.
…đến hành động của kẻ trơ tráo
Từ
việc mất Hoàng Sa, có thể phân tích thêm cách tiến hành chiến
tranh tiếp theo của Trung Quốc. Sự cố Trung quốc sát hại 64
quân nhân Việt Nam ngày 14/3/1988 và chiếm đóng bãi đá Gạc Ma
thuộc Trường Sa của Việt Nam cũng với những tính toán và sắp
xếp để ít trả giá nhất.
Chúng ta lại kết nối các sự kiện thế giới liên quan.
Trung
Quốc liên tục thử và lấn chiếm một cách thực dụng trên biển,
trên bộ và lợi dụng chiêu bài ý thức hệ. Và họ cùng lúc
quan sát động thái các bên khi tiến hành các hoạt động xâm
lấn. Có thể thấy trận bạo lực này là một phần của chuỗi
các sự kiện gần trước đó.
Chỉ tính từ
thời điểm Thông cáo Thượng Hải thay đổi cục diện Xô-Mỹ-Trung,
Hiệp định Paris 1973 và Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa 1974, cán
cân đại cường thế giới thay đổi lớn. Trung Quốc ở vào thế hòa
hoãn với Hoa Kỳ, cảnh giác với Liên Xô.
Tháng
11/1978, Việt-Xô ký Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị, tháng 2/1979 Trung
Quốc tấn công phía Bắc Việt Nam, để thử phản ứng Liên Xô và
cầu viện phương Tây khi cần thiết. Cũng năm 1979, Việt-Xô ký
hiệp định sử dụng Cam Ranh.
Có thể xem đây
là lúc Liên Xô, đồng minh quân sự của Việt Nam có thế lực
mạnh nhất ở khu vực Biển Đông. Nhưng những diển biến tiến theo
cho thấy các thế lực không mãi bền vững.
Việt
Nam đưa quân sang Campuchia từ 1978 đến 1989 thì rút quân. Trước
đó Việt Nam đã tuyên bố rút quân từ 1986, gần như cùng lúc với
tuyên bố rút quân của Liên Xô ra khỏi Afganistan-vốn đã có mặt
ở nước này từ 1979.
Trong 8 năm (1977 đến
1985), Liên Xô liên tục diễn ra các cuộc kế nhiệm các Tổng Bí
Thư mất khi đang tại vị. Năm 1986, tại Việt Nam diễn ra Đại Hội
Đảng CSVN khởi đầu cho mở cửa nền kinh tế bao cấp.
Ngoài
ra trong giai đoạn từ 4/4/1978 đến 19/6/1981 đã có 5 hiệp định
khai thác dầu khí Việt-Xô mà Trung Quốc vẫn theo dõi [7]. Trên
tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc vẫn thường xuyên
gây áp lực, cô lập, phong tỏa [8]cho đến trước khi xảy ra sự
kiện 14/3/1988.
Đáng chú ý, khi Việt Nam
chuẩn bị cho mở cửa, thì Trung Quốc dùng võ lực tại Gạc Ma
để thủ lợi, cùng lúc nghiên cứu sâu sắc sự yếu thế của các
đồng minh VN (không khác 1/1974) và quan sát mức độ quan tâm của
bên có lợi ích địa chính trị liên quan.
Họ
tốc chiến trước khi Việt Nam ổn định phía Tây và bước gần
tới việc tranh thủ được ủng hộ quốc tế sau khi rút quân khỏi
Campuchia [9]. Nếu nói rộng ra đến các giai đoạn Việt Nam tham
gia WTO, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, thì càng thấy cách
thức của Trung Quốc không phải chỉ trên phương diện địa quân sự
mà thôi.
Ở Trường Sa 1988, các tính toán
về thời điểm của TQ không khác cách họ đã thực hiện vào
tháng 1/1974, ngoại trừ ngày 14/3/1988 rơi vào ngày thứ hai đầu
tuần. Tuy nhiên xung đột thực sự đã khởi đi từ hai ngày cuối
tuần trước.
Kết luận
Các
cuộc xâm lược, lấn chiếm vào ngày 19/1/1974, ngày 14/3/1988 và
dĩ nhiên cả cuộc chiến 1978 ở biên giới Tây Nam và 1979 ở biên
giới phía Bắc cũng như những cuộc chiến ngàn xưa cho thấy dã
tâm lâu dài, sự thực dụng lạnh lùng, tính toán thâm độc của
Trung Quốc khi xâm lược nước khác.
Trung
Quốc còn sử dụng truyền thông để phô diễn cho ứng xử “hài
hòa” của mình trong và ngoài nước và sử dụng chiêu bài 16 chữ
vàng và 4 tốt để tô vẽ cho tình đồng chí ý thức hệ với
Việt Nam. Song hành xử của họ thì không hài hòa hay hữu nghị
mà luôn có tính toán để mà mắt dân chúng Trung quốc, mà mắt
những ai cả tin với họ.
Từ sự kiện Hoàng
Sa và Trường Sa, người Việt hãy cảnh giác với Trung Quốc –
không chỉ trên biển, đảo – đặc biệt khi thế nước suy yếu hay khi
buông lỏng phòng vệ vì nhiều sự cố, chắng hạn như thiên tai,
suy sụp kinh tế, bất ổn trị an ở trong nước!
L. V. T.
[1] Henry Kissinger, Years of Upheaval –Simon& Schuster-2011- trang 57
[2] Henry Kissinger, Years of Upheaval –Simon& Schuster-2011- trang 311
[3] Henry Kissinger, Years of Upheaval –Simon& Schuster-2011- trang 82-83
[4] Henry Kissinger, Years of Upheaval –Simon& Schuster-2011- trang 58
[5] Henry Kissinger, On China –Simon& Schuster-2011- trang 344
[6] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/12/131230_cia_hoang_sa_1974.shtml
[7] http://www.pvn.vn/data/files/file/03_2012/03_2012_82.pdf,
[8] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/09/printable/040926_cambodiahis tory.shtml
[9] Sự việc 1988 trở nên bị nhạt nhòa so với việc ổn định và tái thiết Campuchia mà Việt Nam chuẩn bị rút quân
Nguồn: bbc.co.uk
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 05:14
nguồn:http://boxitvn.blogspot.com/2014/01/tu-hoang-sa-nghi-ve-tinh-toan-cua-trung.html
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001