Hồ Quang Huy
Gần đây báo Đảng có những phát ngôn lạ, một trong số đó là bài “Xã hội dân sự” – Một thủ đoạn của diễn biến hòa bình đăng trên báo Nhân dân ngày 31/8/2012, tác giả là Dương Văn Cừ. Bằng bài viết này, tôi muốn bình luận một vài ý như sau mà không đi sâu bàn về lợi hại của Xã hội dân sự (XHDS). Lợi hại đây là nói đối với chế độ, chứ riêng đối với dân tộc thì chắc chắn là có lợi rồi.
1. Báo Nhân dân và ông Dương Văn Cừ đã nhận định sai về bản chất cuộc cách mạng ở các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu cũng như các nước Trung Đông – Bắc Phi.
Bài báo viết: “Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Đông Âu, SNG và Trung Đông – Bắc Phi trong thời gian qua.”
Tại sao các nước có XHDS phát triển như Anh, Mỹ … mà chế độ vẫn tồn tại và phát triển, trong khi Việt Nam thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, lúc nào cũng sợ lật đổ?
Ông Cừ và báo Nhân dân nên biết theo phép biện chứng duy vật thì mọi hiện tượng sinh ra đều là kết quả của mối quan hệ nhân quả, tức là mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Trong đó nguyên nhân bên trong (nội tại), nguyên nhân chủ yếu, cơ bản có tính quyết định. Theo tôi, nguyên nhân nội tại, nguyên nhân chủ quan, cơ bản trong trường hợp này là kết trúc thượng tầng của các chế độ (chủ yếu là nhà nước, pháp luật) đó không đáp ứng được cơ sở hạ tầng (thực tiễn cuộc sống xã hội) mà biểu hiện cụ thể của nó chính là nguyên nhân trực tiếp như độc tài, quyền con người bị xâm phạm, kìm hãm sự phát triển của dân tộc và bất công. Còn XHDS là nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân thứ yếu, không quan trọng do đó không có tính quyết định. Cũng có thể nói cấu trúc thượng tầng không khoa học (do cố ý của giới thống trị) nên quyền lực không được kiểm soát, không phát huy được sức mạnh mọi nguồn lực trong xã hội điều đó cũng giống như cơ thể con người do mất cân bằng âm dương dẫn đến bệnh tật. Kiến trúc thượng tầng được sinh ra để phục vụ cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng nào sẽ phải có kiến trúc thượng tầng tương ứng, vì vậy kiến trúc thượng tầng cũ, lạc hầu phải bị đào thải nhường chỗ cho cái mới tốt hơn. Đó là quy luật vận động của tạo hóa không thể cưỡng lại, nhờ đó xã hội loài người mới phát triển.
Tại sao các nước có XHDS phát triển như Anh, Mỹ … mà chế độ vẫn tồn tại và phát triển, trong khi Việt Nam thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, lúc nào cũng sợ lật đổ? Để giữ vững chế độ thì ở đâu cũng vậy, nói một cách nôm na dễ hiểu là chế độ đó phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội, tức là phải tạo ra được các giá trị tốt đẹp, tiến bộ, không cần biết đó là chế độ XHCN hay TBCN. Người dân sống trong một chế độ tốt đẹp thì liệu họ có đòi thay đổi không? Khi đó người dân chắc chắn phải tin yêu chế độ, vậy XHDS có thể xóa bỏ được chế độ đó không?
Điều đó cũng giống như cơ thể con người nếu khỏe mạnh thì có thể miễn dịch được các loại dịch bệnh.
Báo Nhân dân chăm chăm canh chừng, lo XHDS xóa bỏ chế độ chẳng khác nào một người không lo tìm xem căn nhà của mình hư hỏng, dột nát ở chỗ nào để sửa chữa, thay đổi mà cứ lo dùng phên dậu ngăn gió, ngăn bảo. Một việc làm trái quy luật liệu có ích gì?
2. Bài báo viết: “Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai… Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản”.
Nên nhớ, Hiến pháp 1946 là hiến pháp của nhà nước ta chứ không phải của chế độ phản động. Đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đó bản hiến pháp này cũng mang đậm tư tưởng Hồ Chí Minh, người mà đến nay toàn Đảng đang ra sức học tập tư tưởng đạo đức. Vậy mà nói trở về với Hiến pháp 1946 là “cơ hội chính trị”, “chống đối cực đoan”?
Nếu phần nhận định thứ nhất của bài báo lệch lạc thuộc về nhận thức, lý luận (hiểu theo bề nổi) thì phần này mang đậm nét phản dân chủ, áp đặt tư tưởng, quan điểm. Điều đó thể hiện rất rõ ở việc cho rằng những ý kiến đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 theo tinh thần Hiến pháp 1946, trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập tòa án Hiến pháp… là “cơ hội chính trị”, “quan điểm, chống đối cực đoan”.
Nên nhớ, Hiến pháp 1946 là hiến pháp của nhà nước ta chứ không phải của chế độ phản động. Đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đó bản hiến pháp này cũng mang đậm tư tưởng Hồ Chí Minh, người mà đến nay toàn Đảng đang ra sức học tập tư tưởng đạo đức. Vậy mà nói trở về với Hiến pháp 1946 là “cơ hội chính trị”, “chống đối cực đoan”? Vậy báo Nhân dân coi Hiến pháp 1946 thuộc loại phản động hay chống chế độ hiện tại chắc?
Hiến pháp 1946 cũng được nhiều người đánh giá cao, tiến bộ hơn hẳn các bản hiến pháp sau này. Trong số đó có cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng, GS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội… cùng nhiều nhà nghiên cứu lập pháp, nhà khoa học.
Việc trưng cầu dân ý về điều 4 cũng như toàn bộ hiến pháp chính là quyền làm chủ trực tiếp, là quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội của nhân dân đã được ghi trong Hiến pháp 1992. Nhân dân là chủ nhân của đất nước, nên họ có quyền quyết định toàn bộ hiến pháp, có quyền quyết định tổ chức nào lãnh đạo họ, việc quyết định này thông qua đại biểu Quốc hội hay quyết định trực tiếp cũng do nhân dân quyết định. Đảng không phải chủ nhân của đất nước, nên không thể ban phát các quyền nói trên. Vậy tại sao nói đòi trở lại với Hiến pháp 1946, trưng cầu dân ý… là “cơ hội chính trị”, là “chống đối cực đoan”? Không những thay đổi hiến pháp mà kể cả việc chọn chế độ chính trị (quy định trong hiến pháp) nào cũng phải do nhân dân quyết định.
Bất cứ ai cũng có quyền thảo luận, kiến nghị các vấn đề chung của đất nước, cho dù ý kiến đó ra sao, nếu nó đáp ứng được lợi ích của đa số người dân thì sẽ được chấp nhận, ngược lại thì nó cũng góp phần tìm ra và khẳng định chân lý. Ngay Hiến pháp hiện nay cũng nói rõ quyền này, thể hiện tại điều 53 như sau:
“Điều 53. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Nếu không đồng tình với các ý kiến, quan điểm nào đó, Báo Nhân dân cũng như ông Dương Văn Cừ có thể phản biện bằng bài viết có phân tích, lập luận thì dù đồng ý hay không tôi tin rằng mọi người vẫn tôn trọng. Đằng này quý vị cứ quy chụp như vậy thì liệu có thuyết phục được ai?
Còn nhớ mới đây, báo Nhân dân cũng bị dư luận phê phán kịch liệt, khi đăng bài viết của ông Nguyễn Minh Phong nhưng nghe đồn đã sửa nội dung làm cho bản chất khác hẳn với bản gốc của tác giả. Có người nói rằng, bài của cái gọi là tác giả TS Nguyễn Minh Phong cũng giống như bài của Dương Văn Cừ là tính Đảng rất cao, vì chưa đọc bài đó nên không biết có đúng không.
Đó là chỉ nói sơ sơ một vài ví dụ, chứ để nói đầy đủ những bài có tư tưởng như thế thì riêng phần thống kê không thôi cả ngày cũng không xuể. Còn chạy theo họ để phản biện thì không bao giờ làm nổi, vì họ ăn tiền nhân dân để chuyên làm cái việc như thế, ngoài ra mỗi bài viết của họ còn nhận một khoản kha khá đấy. Ngược lại, người dân chẳng qua cũng oan ức lắm mới phải lên tiếng, mà việc đó cũng hoàn toàn tự giác, không vụ lợi, thậm chí còn nguy hiểm nữa là khác mà cũng không rảnh rang như họ.
Tờ báo nhân danh nhân dân, không thấy bênh vực cho người dân mà chỉ chăm chăm bảo vệ chế độ thì thật oan cho nhân dân quá, nhân dân Việt Nam ơi, tội nghiệp cho NGƯỜI quá!
Ngày 08/9/2012
H.Q.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41136
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
1. Báo Nhân dân và ông Dương Văn Cừ đã nhận định sai về bản chất cuộc cách mạng ở các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu cũng như các nước Trung Đông – Bắc Phi.
Bài báo viết: “Hiện nay, các nước, các tổ chức quốc tế, các NGO đang tìm mọi cách để hình thành, phát triển XHDS theo tiêu chí phương Tây ở Việt Nam, qua đó thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ XHCN bằng biện pháp “bất bạo động”, “phi vũ trang”. Hoạt động này nằm trong ý đồ thực hiện “tiến trình dân chủ ở Việt Nam” với mục đích lợi dụng XHDS để gây mất ổn định chính trị, tiến tới thay đổi chế độ như xảy ra tại các nước Đông Âu, SNG và Trung Đông – Bắc Phi trong thời gian qua.”
Tại sao các nước có XHDS phát triển như Anh, Mỹ … mà chế độ vẫn tồn tại và phát triển, trong khi Việt Nam thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, lúc nào cũng sợ lật đổ?
Ông Cừ và báo Nhân dân nên biết theo phép biện chứng duy vật thì mọi hiện tượng sinh ra đều là kết quả của mối quan hệ nhân quả, tức là mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Trong đó nguyên nhân bên trong (nội tại), nguyên nhân chủ yếu, cơ bản có tính quyết định. Theo tôi, nguyên nhân nội tại, nguyên nhân chủ quan, cơ bản trong trường hợp này là kết trúc thượng tầng của các chế độ (chủ yếu là nhà nước, pháp luật) đó không đáp ứng được cơ sở hạ tầng (thực tiễn cuộc sống xã hội) mà biểu hiện cụ thể của nó chính là nguyên nhân trực tiếp như độc tài, quyền con người bị xâm phạm, kìm hãm sự phát triển của dân tộc và bất công. Còn XHDS là nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân thứ yếu, không quan trọng do đó không có tính quyết định. Cũng có thể nói cấu trúc thượng tầng không khoa học (do cố ý của giới thống trị) nên quyền lực không được kiểm soát, không phát huy được sức mạnh mọi nguồn lực trong xã hội điều đó cũng giống như cơ thể con người do mất cân bằng âm dương dẫn đến bệnh tật. Kiến trúc thượng tầng được sinh ra để phục vụ cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng nào sẽ phải có kiến trúc thượng tầng tương ứng, vì vậy kiến trúc thượng tầng cũ, lạc hầu phải bị đào thải nhường chỗ cho cái mới tốt hơn. Đó là quy luật vận động của tạo hóa không thể cưỡng lại, nhờ đó xã hội loài người mới phát triển.
Tại sao các nước có XHDS phát triển như Anh, Mỹ … mà chế độ vẫn tồn tại và phát triển, trong khi Việt Nam thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, lúc nào cũng sợ lật đổ? Để giữ vững chế độ thì ở đâu cũng vậy, nói một cách nôm na dễ hiểu là chế độ đó phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội, tức là phải tạo ra được các giá trị tốt đẹp, tiến bộ, không cần biết đó là chế độ XHCN hay TBCN. Người dân sống trong một chế độ tốt đẹp thì liệu họ có đòi thay đổi không? Khi đó người dân chắc chắn phải tin yêu chế độ, vậy XHDS có thể xóa bỏ được chế độ đó không?
Điều đó cũng giống như cơ thể con người nếu khỏe mạnh thì có thể miễn dịch được các loại dịch bệnh.
Báo Nhân dân chăm chăm canh chừng, lo XHDS xóa bỏ chế độ chẳng khác nào một người không lo tìm xem căn nhà của mình hư hỏng, dột nát ở chỗ nào để sửa chữa, thay đổi mà cứ lo dùng phên dậu ngăn gió, ngăn bảo. Một việc làm trái quy luật liệu có ích gì?
2. Bài báo viết: “Ðáng chú ý là một số đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan đã lợi dụng một số tổ chức quần chúng hợp pháp để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi đưa Hiến pháp 1992 trở về Hiến pháp năm 1946, trưng cầu ý dân về Ðiều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập Tòa án Hiến pháp, thúc đẩy XHDS và thực hiện các quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội theo tiêu chí phương Tây, tư hữu hóa đất đai… Nếu thực hiện các nội dung này theo ý đồ của họ thì chế độ XHCN thực tế sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam. Ðây là phương thức đấu tranh công khai rất nguy hiểm, nếu không cảnh giác có thể sẽ giúp các thế lực thù địch lợi dụng các tổ chức XHDS để đưa ra những kiến nghị nhằm thay đổi thể chế, thay đổi hệ thống luật pháp XHCN bằng luật pháp dân chủ, tư sản”.
Nên nhớ, Hiến pháp 1946 là hiến pháp của nhà nước ta chứ không phải của chế độ phản động. Đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đó bản hiến pháp này cũng mang đậm tư tưởng Hồ Chí Minh, người mà đến nay toàn Đảng đang ra sức học tập tư tưởng đạo đức. Vậy mà nói trở về với Hiến pháp 1946 là “cơ hội chính trị”, “chống đối cực đoan”?
Nếu phần nhận định thứ nhất của bài báo lệch lạc thuộc về nhận thức, lý luận (hiểu theo bề nổi) thì phần này mang đậm nét phản dân chủ, áp đặt tư tưởng, quan điểm. Điều đó thể hiện rất rõ ở việc cho rằng những ý kiến đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 theo tinh thần Hiến pháp 1946, trưng cầu dân ý về điều 4 Hiến pháp cũng như toàn bộ Hiến pháp, lập tòa án Hiến pháp… là “cơ hội chính trị”, “quan điểm, chống đối cực đoan”.
Nên nhớ, Hiến pháp 1946 là hiến pháp của nhà nước ta chứ không phải của chế độ phản động. Đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp này là Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đó bản hiến pháp này cũng mang đậm tư tưởng Hồ Chí Minh, người mà đến nay toàn Đảng đang ra sức học tập tư tưởng đạo đức. Vậy mà nói trở về với Hiến pháp 1946 là “cơ hội chính trị”, “chống đối cực đoan”? Vậy báo Nhân dân coi Hiến pháp 1946 thuộc loại phản động hay chống chế độ hiện tại chắc?
Hiến pháp 1946 cũng được nhiều người đánh giá cao, tiến bộ hơn hẳn các bản hiến pháp sau này. Trong số đó có cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng, GS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội… cùng nhiều nhà nghiên cứu lập pháp, nhà khoa học.
Việc trưng cầu dân ý về điều 4 cũng như toàn bộ hiến pháp chính là quyền làm chủ trực tiếp, là quyền tham gia quản lý nhà nước, xã hội của nhân dân đã được ghi trong Hiến pháp 1992. Nhân dân là chủ nhân của đất nước, nên họ có quyền quyết định toàn bộ hiến pháp, có quyền quyết định tổ chức nào lãnh đạo họ, việc quyết định này thông qua đại biểu Quốc hội hay quyết định trực tiếp cũng do nhân dân quyết định. Đảng không phải chủ nhân của đất nước, nên không thể ban phát các quyền nói trên. Vậy tại sao nói đòi trở lại với Hiến pháp 1946, trưng cầu dân ý… là “cơ hội chính trị”, là “chống đối cực đoan”? Không những thay đổi hiến pháp mà kể cả việc chọn chế độ chính trị (quy định trong hiến pháp) nào cũng phải do nhân dân quyết định.
Bất cứ ai cũng có quyền thảo luận, kiến nghị các vấn đề chung của đất nước, cho dù ý kiến đó ra sao, nếu nó đáp ứng được lợi ích của đa số người dân thì sẽ được chấp nhận, ngược lại thì nó cũng góp phần tìm ra và khẳng định chân lý. Ngay Hiến pháp hiện nay cũng nói rõ quyền này, thể hiện tại điều 53 như sau:
“Điều 53. Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.
Nếu không đồng tình với các ý kiến, quan điểm nào đó, Báo Nhân dân cũng như ông Dương Văn Cừ có thể phản biện bằng bài viết có phân tích, lập luận thì dù đồng ý hay không tôi tin rằng mọi người vẫn tôn trọng. Đằng này quý vị cứ quy chụp như vậy thì liệu có thuyết phục được ai?
Còn nhớ mới đây, báo Nhân dân cũng bị dư luận phê phán kịch liệt, khi đăng bài viết của ông Nguyễn Minh Phong nhưng nghe đồn đã sửa nội dung làm cho bản chất khác hẳn với bản gốc của tác giả. Có người nói rằng, bài của cái gọi là tác giả TS Nguyễn Minh Phong cũng giống như bài của Dương Văn Cừ là tính Đảng rất cao, vì chưa đọc bài đó nên không biết có đúng không.
Đó là chỉ nói sơ sơ một vài ví dụ, chứ để nói đầy đủ những bài có tư tưởng như thế thì riêng phần thống kê không thôi cả ngày cũng không xuể. Còn chạy theo họ để phản biện thì không bao giờ làm nổi, vì họ ăn tiền nhân dân để chuyên làm cái việc như thế, ngoài ra mỗi bài viết của họ còn nhận một khoản kha khá đấy. Ngược lại, người dân chẳng qua cũng oan ức lắm mới phải lên tiếng, mà việc đó cũng hoàn toàn tự giác, không vụ lợi, thậm chí còn nguy hiểm nữa là khác mà cũng không rảnh rang như họ.
Tờ báo nhân danh nhân dân, không thấy bênh vực cho người dân mà chỉ chăm chăm bảo vệ chế độ thì thật oan cho nhân dân quá, nhân dân Việt Nam ơi, tội nghiệp cho NGƯỜI quá!
Ngày 08/9/2012
H.Q.H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41136
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001