Quỳnh Chi, Phóng viên RFA
Nhà báo Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ vừa bị tuyên phạt mức án 4 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm vì hành vi đưa hối lộ.
Nhiều người cho đây là một bản án không thuyết phục vì cho rằng hành động đưa hối lộ chỉ nhằm phục vụ cho các bài viết được giao.
Bản án “không cần thiết”
Bốn năm tù giam là mức án dành cho ông Nguyễn Văn Khương hay nhà báo Hoàng Khương – cây bút có tiếng mảng nội chính của tờ Tuổi Trẻ. Nhà báo này bị bắt từ tháng 1 năm nay vì bị tố có hành vi đưa hối lộ khi cầm tiền của người khác đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức nhằm lấy tư liệu viết hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
Kết thúc phiên tòa 2 ngày tại tòa án nhân dân TP HCM, báo Tuổi Trẻ dẫn lời gia đình ông Hoàng Khương nói rằng đây là một bản án “quá nặng”. Đây không chỉ là ý kiến của người nhà ông Hoàng Khương mà còn của những đồng nghiệp trong ngành báo. Nhà báo tự do Văn Lang gọi đây là một bản án “không cần thiết”:
Nói lời cuối cùng trong phiên tòa sơ thẩm hôm 7 tháng 9, ông Hoàng Khương khẳng định hành vi cầm tiền (của ông Trần Minh Hòa) đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức với “động cơ trong sáng là phát hiện tiêu cực và đấu tranh chống tiêu cực, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước”. Những lời khẳng định này của ông Hoàng Khương hoàn toàn trùng khớp với những gì mà ông khẳng định trong bản trường trình về quy trình tác nghiệp bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép” trước đó.
Nhiều nhà báo cho rằng hành động cầm tiền (của người khác) đưa hối lộ của ông Khương chỉ là một “tai nạn nghề nghiệp” vì thực tế ông Khương đang trong quá trình tác nghiệp, tham gia thực tế để lấy tài liệu cho bài viết và không có động cơ thực hiện hành vi hối lộ. Nhà báo Trương Minh Đức cho rằng quyết định của Tòa án Nhân dân TP HCM là “không thuyết phục” và gây bức xúc cho báo chí trong nước:
“Nhiều nhà báo trong nước rất bàng hoàng. Có thể đây là một đòn giáng trả cho những nhà báo chống tham nhũng trong nước bị chùn bước.
Tôi nghĩ đây là một cái bẫy mà công an điều tra bên CA TP HCM đã cài bắt ông Hoàng Khương nhằm trả đũa những bài viết chống tham nhũng của ông nhiều năm qua trong lĩnh vực mãi lộ”.
Hành động cần khuyến khích
Nhà báo Hoàng Khương là một phóng viên lâu năm trong mảng nội chính – một mảng được xem là nguy hiểm và phức tạp. Các nhà báo trong nước chia sẻ trên Facebook của mình mô tả ông Hoàng Khương là một phóng viên yêu nghề và hăng say công việc. Ông được biết đến với rất nhiều bài viết chống tiêu cực như “CSGT giải cứu xe đua trái phép”; “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”; “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ… cò”; “Nhức nhối nạn mãi lộ, ghê hơn cướp cạn”…
Từ khi Bộ Chính trị của ĐCS Việt Nam quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì quá trình chống tham nhũng càng được đẩy mạnh. Luật sư Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội) cho rằng bản án dành cho ông Hoàng Khương không phù hợp với phương châm chống tham nhũng đang được nói đến như hiện nay và hành động của nhà báo Hoàng Khương cần được khuyến khích:
“Những hành động đó đáng lẽ phải được khuyến khích bởi bất cứ ai cũng có thể làm một động tác giả để thử xem bức tường chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước vững chắc như thế nào. Nhà báo Khương cũng là người đến gõ thử bức tường đó. Nhưng mà gõ thì nó sập ngay. Ông Khương bị đem ra xét xử là một điều đáng tiếc”.
LS Trần Quốc Thuận cho biết, ông đã theo dõi vụ án về nhà báo Hoàng Khương và gọi hành động của ông Hoàng Khương chỉ là một “động tác giả” nhằm thực hiện bài viết nên có thể xem xét:
Theo Khoản 4, Điều 8 của Bộ luật hình sự: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Điều này đã không được xem xét đến trong phiên tòa.
Khi phóng viên Hoàng Khương bị bắt, rất nhiều nhà báo lên tiếng phản đối trên Facebook cá nhân của mình. Trước phiên tòa, một lần nữa các trang mạng xã hội lại nóng lên. Nhà báo Hương Trà (blogger Cô Gái Đồ Long) chia sẻ trên Facebook rằng “Cần một bản án hợp lý và nhẹ nhất; thậm chí có thể trả tự do ngay tại tòa”. Còn nhà báo Huy Đức cũng viết trên Facebook rằng “Hành động của nhà báo Hoàng Khương có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng không thể coi là tội phạm vì không những không nguy hiểm cho xã hội mà còn làm giảm nguy hiệm cho xã hội. Toà xử anh 4 năm tù không phải là nặng hay nhẹ mà là không theo Luật”.
Theo LS Trần Đình Triển, (Văn phòng luật sư Vì Dân), tất cả quá trình tác nghiệp loạt bài về giao thông đã được Ban biên tập báo Tuổi Trẻ phê duyệt và cho đăng tải nên theo luật báo chí, trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan tòa soạn này. Và một trong những vấn đề gây thắc mắc và bất mãn cho dư luận là việc Tòa án không triệu tập Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, cơ quan chủ quản của nhà báo Hoàng khương dưới tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan theo luật Tố tụng HS và DS. Theo vị LS này, đây là một sự “vi phạm nghiêm trọng”:
“Theo quy định của bộ luật HS và Tố tụng Dân sự, một trong những phiên tòa cấp sơ thẩm bị vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng vì cấp phúc thẩm phải xem xét sự vi phạm đó vì tôi cho rằng việc tòa án cấp sơ thẩm không mời báo Tuổi Trẻ với tu cách bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một sự vi phạm nghiêm trọng về luật tố tụng hình sự và dân sự. Cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm để trả hồ sơ xét xử trở lại ban đầu và triệu tập báo Tuổi trẻ tham gia với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan”.
Xin được nhắc lại, về vụ án liên quan đến việc đưa và nhận hối lộ cho cảnh sát giao thông để giải cứu xe đua của ông Trần Minh Hòa, tất cả cáo bị cáo đều nhận mức án từ 1 đến 5 năm tù giam.
Q.C.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/h-khuong-s-verdict-not-convinced-qc-09072012140809.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41120
=====================================================================
Điều tra tham nhũng, công việc đầy rủi ro của phóng viên Việt Nam
Nhiều người cho đây là một bản án không thuyết phục vì cho rằng hành động đưa hối lộ chỉ nhằm phục vụ cho các bài viết được giao.
Bản án “không cần thiết”
Bốn năm tù giam là mức án dành cho ông Nguyễn Văn Khương hay nhà báo Hoàng Khương – cây bút có tiếng mảng nội chính của tờ Tuổi Trẻ. Nhà báo này bị bắt từ tháng 1 năm nay vì bị tố có hành vi đưa hối lộ khi cầm tiền của người khác đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức nhằm lấy tư liệu viết hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
Kết thúc phiên tòa 2 ngày tại tòa án nhân dân TP HCM, báo Tuổi Trẻ dẫn lời gia đình ông Hoàng Khương nói rằng đây là một bản án “quá nặng”. Đây không chỉ là ý kiến của người nhà ông Hoàng Khương mà còn của những đồng nghiệp trong ngành báo. Nhà báo tự do Văn Lang gọi đây là một bản án “không cần thiết”:
Nếu qui về pháp lý thuần túy thì người ta có thể cho rằng đó là dấu hiệu tội phạm. Nhưng để khuyến khích những nhà báo thì có lẽ nên tha bổng.“Thật ra bốn năm là hơi nặng vì ông Hoàng Khương làm việc cho báo Nhà nước và việc làm này của ông thì cũng nằm trong chức trách của ông chứ không có gì gọi là quá giới hạn hay là vấn đề cá nhân. Trước tòa ông cũng nói việc này phục vụ công việc, nếu có sai lầm thì chỉ sai trong nghiệp vụ”.
LS Trần Quốc Thuận
Nói lời cuối cùng trong phiên tòa sơ thẩm hôm 7 tháng 9, ông Hoàng Khương khẳng định hành vi cầm tiền (của ông Trần Minh Hòa) đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức với “động cơ trong sáng là phát hiện tiêu cực và đấu tranh chống tiêu cực, đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước”. Những lời khẳng định này của ông Hoàng Khương hoàn toàn trùng khớp với những gì mà ông khẳng định trong bản trường trình về quy trình tác nghiệp bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép” trước đó.
Nhiều nhà báo cho rằng hành động cầm tiền (của người khác) đưa hối lộ của ông Khương chỉ là một “tai nạn nghề nghiệp” vì thực tế ông Khương đang trong quá trình tác nghiệp, tham gia thực tế để lấy tài liệu cho bài viết và không có động cơ thực hiện hành vi hối lộ. Nhà báo Trương Minh Đức cho rằng quyết định của Tòa án Nhân dân TP HCM là “không thuyết phục” và gây bức xúc cho báo chí trong nước:
“Nhiều nhà báo trong nước rất bàng hoàng. Có thể đây là một đòn giáng trả cho những nhà báo chống tham nhũng trong nước bị chùn bước.
Tôi nghĩ đây là một cái bẫy mà công an điều tra bên CA TP HCM đã cài bắt ông Hoàng Khương nhằm trả đũa những bài viết chống tham nhũng của ông nhiều năm qua trong lĩnh vực mãi lộ”.
Hành động cần khuyến khích
Nhà báo Hoàng Khương là một phóng viên lâu năm trong mảng nội chính – một mảng được xem là nguy hiểm và phức tạp. Các nhà báo trong nước chia sẻ trên Facebook của mình mô tả ông Hoàng Khương là một phóng viên yêu nghề và hăng say công việc. Ông được biết đến với rất nhiều bài viết chống tiêu cực như “CSGT giải cứu xe đua trái phép”; “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”; “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ… cò”; “Nhức nhối nạn mãi lộ, ghê hơn cướp cạn”…
Từ khi Bộ Chính trị của ĐCS Việt Nam quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” thì quá trình chống tham nhũng càng được đẩy mạnh. Luật sư Trần Quốc Thuận (nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội) cho rằng bản án dành cho ông Hoàng Khương không phù hợp với phương châm chống tham nhũng đang được nói đến như hiện nay và hành động của nhà báo Hoàng Khương cần được khuyến khích:
“Những hành động đó đáng lẽ phải được khuyến khích bởi bất cứ ai cũng có thể làm một động tác giả để thử xem bức tường chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước vững chắc như thế nào. Nhà báo Khương cũng là người đến gõ thử bức tường đó. Nhưng mà gõ thì nó sập ngay. Ông Khương bị đem ra xét xử là một điều đáng tiếc”.
LS Trần Quốc Thuận cho biết, ông đã theo dõi vụ án về nhà báo Hoàng Khương và gọi hành động của ông Hoàng Khương chỉ là một “động tác giả” nhằm thực hiện bài viết nên có thể xem xét:
Tôi nghĩ đây là một cái bẫy mà công an điều tra bên CA TP HCM đã cài bắt ông Hoàng Khương nhằm trả đũa những bài viết chống tham nhũng của ông.“Nếu qui về pháp lý thuần túy thì người ta có thể cho rằng đó là dấu hiệu tội phạm. Nhưng để khuyến khích những nhà báo thì có lẽ nên tha bổng”.
Trương Minh Đức
Theo Khoản 4, Điều 8 của Bộ luật hình sự: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Điều này đã không được xem xét đến trong phiên tòa.
Khi phóng viên Hoàng Khương bị bắt, rất nhiều nhà báo lên tiếng phản đối trên Facebook cá nhân của mình. Trước phiên tòa, một lần nữa các trang mạng xã hội lại nóng lên. Nhà báo Hương Trà (blogger Cô Gái Đồ Long) chia sẻ trên Facebook rằng “Cần một bản án hợp lý và nhẹ nhất; thậm chí có thể trả tự do ngay tại tòa”. Còn nhà báo Huy Đức cũng viết trên Facebook rằng “Hành động của nhà báo Hoàng Khương có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng không thể coi là tội phạm vì không những không nguy hiểm cho xã hội mà còn làm giảm nguy hiệm cho xã hội. Toà xử anh 4 năm tù không phải là nặng hay nhẹ mà là không theo Luật”.
Theo LS Trần Đình Triển, (Văn phòng luật sư Vì Dân), tất cả quá trình tác nghiệp loạt bài về giao thông đã được Ban biên tập báo Tuổi Trẻ phê duyệt và cho đăng tải nên theo luật báo chí, trách nhiệm trước hết thuộc về cơ quan tòa soạn này. Và một trong những vấn đề gây thắc mắc và bất mãn cho dư luận là việc Tòa án không triệu tập Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, cơ quan chủ quản của nhà báo Hoàng khương dưới tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan theo luật Tố tụng HS và DS. Theo vị LS này, đây là một sự “vi phạm nghiêm trọng”:
“Theo quy định của bộ luật HS và Tố tụng Dân sự, một trong những phiên tòa cấp sơ thẩm bị vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng vì cấp phúc thẩm phải xem xét sự vi phạm đó vì tôi cho rằng việc tòa án cấp sơ thẩm không mời báo Tuổi Trẻ với tu cách bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là một sự vi phạm nghiêm trọng về luật tố tụng hình sự và dân sự. Cấp phúc thẩm cần hủy án sơ thẩm để trả hồ sơ xét xử trở lại ban đầu và triệu tập báo Tuổi trẻ tham gia với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan”.
Xin được nhắc lại, về vụ án liên quan đến việc đưa và nhận hối lộ cho cảnh sát giao thông để giải cứu xe đua của ông Trần Minh Hòa, tất cả cáo bị cáo đều nhận mức án từ 1 đến 5 năm tù giam.
Q.C.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/h-khuong-s-verdict-not-convinced-qc-09072012140809.html
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41120
=====================================================================
Điều tra tham nhũng, công việc đầy rủi ro của phóng viên Việt Nam
Thanh Phương
Vụ nhà báo Hoàng Khương bị tuyên án 4 năm tù vì tội đưa hối lộ dĩ nhiên đã gây nhiều phản ứng bất bình trong giới báo chí cũng như trong công luận Việt Nam nói chung. Vụ này cũng cho thấy điều tra về hành vi tham nhũng là một công việc đầy rủi ro của phóng viên ở Việt Nam, một phần do chưa có những quy định luật lệ rõ ràng về phạm vi tác nghiệp báo chí.
Trong phiên xử kéo dài hai ngày vừa qua tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều đồng nghiệp của Hoàng Khương ở báo Tuổi Trẻ cũng như một số đồng nghiệp từ các báo khác đến, để vừa đưa tin, vừa ủng hộ tinh thần cho một nhà báo bị vướng vào vòng lao lý chỉ vì phanh phui các vụ tiêu cực trong công an.
Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, hôm qua, sau khi Hoàng Khương kết thúc lời nói sau cùng trước khi tòa tuyên án, đồng nghiệp, bạn bè, người thân của anh ở phía ngoài phòng xử án, theo dõi qua màn hình, đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay. Đây là một hình thức gián tiếp bày tỏ sự bất bình của họ về vụ xử này.
Qua cách tường thuật phiên xử, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ cũng đã gián tiếp tỏ thái độ không đồng tình với tòa, khi nhấn mạnh đến những lập luận của luật sư và của bị cáo, rằng Hoàng Khương chỉ sai sót về tác nghiệp, chứ không có động cơ cá nhân và như vậy không đáng bị buộc tội đưa hối lộ.
Trong bài báo đăng trên Tuổi Trẻ Online hôm nay, Ban biên tập tờ báo này một lần nữa khẳng định đây chỉ là hoạt động tác nghiệp báo chí của Hoàng Khương và tuyên bố «Tuổi Trẻ vẫn luôn bên cạnh Hoàng Khương, chung vui với những bài báo đầy nhiệt huyết của anh và chia sẻ với những rủi ro nghề nghiệp của anh».
Rõ ràng vụ Hoàng Khương cho thấy là trong việc điều tra về tham nhũng ở Việt Nam, phóng viên rất khó biết được biết đâu là ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp, do vẫn chưa có những quy định rõ ràng về quy trình tác nghiệp báo chí. Vì quá nhiệt tình, say sưa với việc điều tra, nhiều khi nhà báo phải «nhập vai», thực hiện những hành vi bất hợp pháp, để có thể tiếp xúc với các đối tượng bị điều tra và qua đó thu thập chứng cứ. Cũng như có phóng viên đã đóng vai khách làng chơi để tìm hiểu về các ổ mại dâm hay giả làm dân nghiện để phanh phui các đường dây buôn bán ma túy.
Nhưng đối với tòa, hành vi của nhà báo Hoàng Khương trực tiếp đưa tiền hối lộ cho cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức để nhận lại xe vi phạm giao thông không phải là tác nghiệp báo chí, mà là vi phạm luật hình sự, cho nên phải xét xử theo luật.
Thật sự, nếu xét thuần tuý về lý, thì đúng là khó mà phản bác lập luận cứng nhắc này của tòa, nhất là vì bản thân nhà báo Hoàng Khương đã không báo cáo cho Ban biên tập báo Tuổi Trẻ về việc trực tiếp đưa tiền hối lộ trong quá trình điều tra viết bài.
Nhưng xét về tình, thì rõ ràng nhà báo Hoàng Khương không đáng bị xử nặng như thế, nhất là vì chính tòa đã công nhận rằng Hoàng Khương đã có công giúp cơ quan điều tra phát hiện các vụ tiêu cực của cảnh sát giao thông Bình Thạnh. Vụ xử Hoàng Khương 4 năm tù chắc chắn sẽ làm ngán ngại bất cứ phóng viên nào muốn điều tra về tham nhũng ở Việt Nam. Ấy là chưa kể vụ này khiến người có cảm tưởng là chính quyền một lần nữa muốn dằn mặt Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, một tờ báo đã biết bao lần nằm trong tầm ngắm của chính quyền.
Vấn đề là liệu một khi có những quy định rõ ràng về tác nghiệp báo chí khi điều tra tham nhũng, thì phóng viên có sẽ được an toàn hơn hay không ? Đây lại là chuyện khác, bởi vì ở Việt Nam, đụng vào tham nhũng cũng giống như rút dây động rừng, nhà báo phải biết đến đâu là nên dừng, bằng không sẽ lại trở thành những Nguyễn Việt Chiến, những Hoàng Khương khác.
T.P.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120908-dieu-tra-tham-nhung-cong-viec-day-rui-ro-cua-phong-vien-viet-nam
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41125
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stressTrong phiên xử kéo dài hai ngày vừa qua tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều đồng nghiệp của Hoàng Khương ở báo Tuổi Trẻ cũng như một số đồng nghiệp từ các báo khác đến, để vừa đưa tin, vừa ủng hộ tinh thần cho một nhà báo bị vướng vào vòng lao lý chỉ vì phanh phui các vụ tiêu cực trong công an.
Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, hôm qua, sau khi Hoàng Khương kết thúc lời nói sau cùng trước khi tòa tuyên án, đồng nghiệp, bạn bè, người thân của anh ở phía ngoài phòng xử án, theo dõi qua màn hình, đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay. Đây là một hình thức gián tiếp bày tỏ sự bất bình của họ về vụ xử này.
Qua cách tường thuật phiên xử, Ban biên tập báo Tuổi Trẻ cũng đã gián tiếp tỏ thái độ không đồng tình với tòa, khi nhấn mạnh đến những lập luận của luật sư và của bị cáo, rằng Hoàng Khương chỉ sai sót về tác nghiệp, chứ không có động cơ cá nhân và như vậy không đáng bị buộc tội đưa hối lộ.
Trong bài báo đăng trên Tuổi Trẻ Online hôm nay, Ban biên tập tờ báo này một lần nữa khẳng định đây chỉ là hoạt động tác nghiệp báo chí của Hoàng Khương và tuyên bố «Tuổi Trẻ vẫn luôn bên cạnh Hoàng Khương, chung vui với những bài báo đầy nhiệt huyết của anh và chia sẻ với những rủi ro nghề nghiệp của anh».
Rõ ràng vụ Hoàng Khương cho thấy là trong việc điều tra về tham nhũng ở Việt Nam, phóng viên rất khó biết được biết đâu là ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp, do vẫn chưa có những quy định rõ ràng về quy trình tác nghiệp báo chí. Vì quá nhiệt tình, say sưa với việc điều tra, nhiều khi nhà báo phải «nhập vai», thực hiện những hành vi bất hợp pháp, để có thể tiếp xúc với các đối tượng bị điều tra và qua đó thu thập chứng cứ. Cũng như có phóng viên đã đóng vai khách làng chơi để tìm hiểu về các ổ mại dâm hay giả làm dân nghiện để phanh phui các đường dây buôn bán ma túy.
Nhưng đối với tòa, hành vi của nhà báo Hoàng Khương trực tiếp đưa tiền hối lộ cho cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức để nhận lại xe vi phạm giao thông không phải là tác nghiệp báo chí, mà là vi phạm luật hình sự, cho nên phải xét xử theo luật.
Thật sự, nếu xét thuần tuý về lý, thì đúng là khó mà phản bác lập luận cứng nhắc này của tòa, nhất là vì bản thân nhà báo Hoàng Khương đã không báo cáo cho Ban biên tập báo Tuổi Trẻ về việc trực tiếp đưa tiền hối lộ trong quá trình điều tra viết bài.
Nhưng xét về tình, thì rõ ràng nhà báo Hoàng Khương không đáng bị xử nặng như thế, nhất là vì chính tòa đã công nhận rằng Hoàng Khương đã có công giúp cơ quan điều tra phát hiện các vụ tiêu cực của cảnh sát giao thông Bình Thạnh. Vụ xử Hoàng Khương 4 năm tù chắc chắn sẽ làm ngán ngại bất cứ phóng viên nào muốn điều tra về tham nhũng ở Việt Nam. Ấy là chưa kể vụ này khiến người có cảm tưởng là chính quyền một lần nữa muốn dằn mặt Ban biên tập báo Tuổi Trẻ, một tờ báo đã biết bao lần nằm trong tầm ngắm của chính quyền.
Vấn đề là liệu một khi có những quy định rõ ràng về tác nghiệp báo chí khi điều tra tham nhũng, thì phóng viên có sẽ được an toàn hơn hay không ? Đây lại là chuyện khác, bởi vì ở Việt Nam, đụng vào tham nhũng cũng giống như rút dây động rừng, nhà báo phải biết đến đâu là nên dừng, bằng không sẽ lại trở thành những Nguyễn Việt Chiến, những Hoàng Khương khác.
T.P.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120908-dieu-tra-tham-nhung-cong-viec-day-rui-ro-cua-phong-vien-viet-nam
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/41125
=====================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001