Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

GẬY TRÚC TÔI VỀ

Gậy trúc tôi về 1

Năm tôi lên sáu
Trọ học xa nhà
Lòng buồn con nít
Khóc một dòng sông

Lên học Sài-gòn
Quê nhà xa lắc
Trăng sao buồn bã
Nghiệt ngã phận người

Tôi là người Lương
Nhà trong xóm đạo
Chiều Xuân em dạo
Bước chậm qua nhà

Tình em như đã
Tôi tập làm thơ
Chờ em qua cng
Thơ vội vàng trao

Cầm thơ em hỏi:
"Xin lỗi, gửi ai?"
Tên không đề tặng
Tà áo bay bay

Từ độ quen nhau
Hẹn hò trước cửa
Đêm về không ngủ
Tình đẹp trang thơ

Mời em Xi-nê
Thẹn thùng em nói:
"Bố em khó lắm
Không được, anh ơi!"

Mời em dạo phố
Ngập ngừng em bảo:
"Bạn em bắt gặp?
Nó cười chết đấy!"

Còn như đi lễ?
Diụ dàng em kh:
"Anh này biết nịnh
Không khỏi nắng đâu"

Quê hương khói lửa
Phương Bắc tràn về
Người đi kẻ nhớ
Ai tỉnh, ai điên

Mùi rủ: "Đi thôi!
Tàu sắp ra khơi
Đứng chờ ai nữa?
Chung tình đến thế!"

Khắp chốn tìm tôi
Hỏi ra mới biết
Tôi đã đi rồi
Nghẹn ngào lệ tuôn

Tôi nào có biết
Tình tôi em giữ
Yêu người chỉ một
Trái đắng tình đầu

Một điều em hiểu:
"Tình thuở học trò
Kể ra ba, bốn
Hạnh phúc dễ ai!"                              

Gậy trúc tôi về
Lần tìm chốn cũ
Người xưa đâu thấy
Lạnh cả chiều mưa.



PCan – California, 06/2012
-------------------------------------------------------------------------------
TÁC GIẢ THANH MINH EM THANH NGA

Dưới đây là đường link của bài thơ:
http://www.youtube.com/watch?v=HOhWGn47obA
Giải thích thêm:

Năm tôi lên sáu
Trọ học xa nhà
Lòng buồn con nít
Khóc một dòng sông

"Lòng buồn con nít" là lòng buồn như thế nào? Về tâm lý, con nít khi buồn thường không nói nên lời, không diễn tả lòng mình được, mà chỉ biết khóc, khóc thật nhiều, nước mắt nhiều như nước của dòng sông, thành ra có câu: "Khóc một dòng sông".

==============================================

Tôi là người Lương
Nhà trong xóm đạo
Chiều Xuân em dạo
Bước chậm qua nhà

Người Lương có nghĩa là gì? Lương là từ chữ "Lương Dân" dưới triều đại nhà Nguyễn, dùng để chỉ những người theo đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật hay những người theo đạo ông Bà.Theo nghĩa Hán Việt, Lương Dân có nghĩa là người dân tốt.
Trong bài thơ, đặc biệt chỉ có 4 câu này được gieo vần ôm


==============================================

Gậy trúc tôi về
Lần tìm chốn cũ
Người xưa đâu thấy
Lạnh cả chiều mưa

"Gậy trúc tôi về" có nghĩa là gì? Chỉ có người già yếu, hết "pin" không còn sức đi đứng vững mới cầm gậy, nhờ vào gậy, và gậy ở miền quê thường làm bằng trúc và trúc nghe có vẻ "thơ" nữa.
"Lạnh cả chiều mưa": Mưa gì mà suốt cả buổi chiều, mưa gì mà mưa dữ dzậy? "mưa" ở đây là hình ảnh của ly tán, của đổ vỡ, phân ly, phũ phàng, cay đắng. Trong truyện "A Farwell to Arms" của Hemingway kể về m
ột chuyện tình bi thảm trong mưa, mở đầu câu chuyện là có mưa, kết thúc câu chuyện là có mưa, dường như từ đầu cho đến hết câu chuyện đều toàn mưa, thiếu điều mưa ướt cả quyển sách vậy. Tóm lại, đó là lý do có câu "Lạnh cả chiều mưa"

Tại sao phải chờ tới già rồi mới tìm về, không về lúc còn "pin"? Trời ơi, về gặp em c
ũ mà lúc mình còn pin, rủi em còn đó và nói tiếng "vẫn chờ đợi anh" thì chết chắc với già hiện tại, phải không? Ha! Ha!

P.Can
---------------------------------------------------------------------------------
XƯỚNG - HỌA

Gậy trúc về đâu?

Bạn tôi 16 (?) biết iêu =D> applause
Thơ tình trao, nhận, bao chiều vấn vương 

Ai ngờ vận nước tang thương
Kẻ đi, người ở quê hương nghìn trùng
Nhiều năm hẻm vắng, lạnh lùng
Thềm xưa ngập lá, gối chăn hững hờ
Tình đầu, người có dại khờ?
Gửi duyên cho gió, bến bờ nơi đâu?
Thu nay tóc đã phai màu
Trở về chốn cũ, mong sao tương phùng
..............................................
Người xưa giờ đã không còn
Về đâu gậy trúc lối mòn chi
ều mưa?

H.toét
================================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001