Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Liệu Việt Nam có phải là con hổ mới của Châu Á? (I)
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Marco Breu & Richard DobbsForeign Policy
Rõ ràng là có rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ khi chiến tranh chấm dứt ở Việt Nam. Trong hơn 25 năm qua, đất nước nhỏ bé này đã chuyển mình một cách đáng kể. Vào năm 2007, Việt Nam đã bước vào sân chơi kinh tế lớn nhất toàn cầu bằng cách trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO). Điều này đã nhanh chóng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi Việt Nam từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một trong những nơi cung  cấp dịch vụ và sản xuất hàng chất lượng cao. Nhưng nếu đất nước này muốn giữ vững tốc độ phát triển mạnh mẽ này thì trong vài năm tới, Việt Nam sẽ phải nâng cao năng suất lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Sau đây là 10 điểm đáng chú ý lấy từ bản báo cáo của McKinsey Global Institute “Giữ vững tốc độ tăng trưởng của Việt Nam: Một bài toán về năng suất”Đọc tiếp và bạn có thể sẽ thấy những điều ngạc nhiên thú vị.
Kinh te VN-1
1. Việt nam tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ quốc gia châu Á nào khác ngoại trừ Trung Quốc
Việt Nam – đất nước đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh – đã trở thành một trong những câu truyện kinh tế thành công nhất châu Á trong vòng một phần tư thế kỷ qua. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam áp dụng các thay đổi thông qua công cuộc đại cải cách “Đổi Mới” vào năm 1986, đất nước này đã nới lỏng giao thương và các dòng chảy ngoại tệ, cho phép các thành phần kinh tế tư nhân được tư do hoạt động hơn. Trong giai đoạn đó, nền kinh tế này đã tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ một nền kinh tế nào ở châu Á ngoại từ Trung Quốc, với chỉ tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 5.3%. Bất chấp thời kỳ khủng hoảng tài chính ở châu Á trong những năm 1990 và suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây (Việt Nam tăng trưởng trung bình 7% mỗi năm trong giai đoạn 2005–2010) – một thành tích mà khó có nền kinh tế châu Á nào có thể so sánh được.
Kinh te VN-2
2. Việt Nam đang dần rời xa những cánh đồng  
Nền kinh tế Việt Nam giờ đây không chỉ quanh quẩn với nông nghiệp. Trên thực tế, đóng góp của nông nghiệp vào GDP đã giảm từ 40% xuống còn 20% chỉ trong 15 năm – tốc độ chuyển dịch còn nhanh hơn rất nhiều so với những gì đã xảy ra ở các nước châu Á khác. Để đạt được một sự thay đổi tương tự, Trung Quốc đã mất 29 năm và con số là 41 năm đối với Ấn Độ.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tỉ lệ người dân lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm 13%, lượng thụt giảm này đã chuyển qua và làm tăng tỉ lệ người lao động trong ngành công nghiệp lên 9.6% và ngành dịch vụ 3.4%. Sự chuyển dịch lao động này đã đóng góp rất đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam bởi vì năng suất trong các khối kinh tế này khác nhau rất nhiều. Trong vòng 10 năm, đóng góp của nông nghiệp vào GDP đã giảm 6.7%, trong khi đó ngành công nghiệp đã tăng 7.2%.
Kinh te VN-3
3. Nhưng Việt Nam vẫn là nước dẫn đầu trong ngành xuất khẩu hồ tiêu, điều, gạo và cà phê
Theo số liệu thống kê của năm 2010, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới trong 4 năm liên tục với 116.000 tấn. Xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng xếp hàng thứ hai chỉ sau Thái Lan, và xuất khẩu cà phê cũng chỉ thua Brazil. Ngoài ra, các mặt hàng khác như chè cũng xếp hàng thứ năm và hải sản như cá thu, tôm, mực và cá da trơn cũng thuộc vào top 6.
Kinh te VN-4-1
4. Việt Nam không phải là “Trung Quốc+1”
Chi phí nhân công tăng ở Trung Quốc đã làm cho nhiều nhà đầu tư quyết định chuyển chu trình sản xuất sang Việt Nam với rất nhiều cơ hội thuê được nhân công rẻ mạt. Xu hướng này đã làm cho nhiều CEO tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một phân xưởng lớn tiếp theo ở Châu Á – một phiên bản nhỏ hơn của Trung Quốc, hay Trung Quốc+1.
Nhưng Việt Nam khác biệt rất lớn so với Trung Quốc ở hai khía cạnh. Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam hoạt động được là nhờ vào nhiều sự tiêu thụ cá nhân hơn là so với nền kinh tế Trung Quốc. Ở Việt Nam, tổng lượng tiêu thụ hộ gia đình chiếm tới 65% GDP, trong khi con số này ở Trung Quốc là 36%. Thứ hai, trong khi tốc độ tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc chủ yếu là nhờ sản xuất hàng xuất khẩu và đầu tư vốn cao, thì nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá cân đối giữa sản xuất và dịch vụ – mỗi ngành đóng góp tầm 40% GDP.  Sự phát triển của Việt Nam tương đối đồng đều giữa các ngành kinh tế. Trong năm năm vừa qua, sản lượng đầu ra của ngành công nghiệp (bao gồm xây dựng, sản xuất, khai thác, và những ngành phục vụ công cộng) và các mảng dịch vụ khác đã tăng trưởng đồng đều với nhau ở mức 8% mỗi năm.
Kinh te VN-5
 5. Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn
Việt Nam xuất hiện trong hầu hết trong danh sách những nền kinh tế mới nổi đầy hứa hẹn dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những bản điều tra của Phòng thương mại và đầu tư và the Economist Intelligence Unit thuộc Anh Quốc đã liên tục xếp hạng Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất đối với vốn FDI chỉ sau nhóm tứ hùng BRIC gồm Brazil, Russia, India và China. Vốn đầu từ FDI có đăng ký đổ vào Việt Nam tăng từ 3.2 tỉ USDtrong năm 2003 lên 71.7 tỉ USD trong năm 2008 trước khi giảm mạnh do khủng hoảng toàn cầu xuống còn 21.5 tỉ USD trong năm 2009.
Ở đây, một lần nữa, Việt Nam không hề giống với Trung Quốc. Khoảng gần 60% FDI của Trung Quốc được đổ vào ngành sản xuất thủ công, so với chỉ 20% tại Việt Nam. Phần lớn trong 80% còn lại được đầu tư vào các ngành khai thác mỏ, dầu và khí đốt (40%) và bất động sản (15-20%). Các chỉ số tăng trưởng này phản ánh sức tăng trưởng nhanh chóng của ngành du lịch tại Việt Nam và số liệu thống kê cho thấy lượng khách nước ngoài đã tăng thêm một phần ba kể từ năm 2005.
Kỳ sau sẽ là 5 điểm đáng chú ý tiếp theo lấy từ bản báo cáo của McKinsey Global Institute. Mời quý độc giả theo dõi trong phần II.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
nguồn:http://phiatruoc.info/lieu-viet-nam-co-phai-la-con-ho-moi-cua-chau-a/
=====================================================================
Liệu Việt Nam có phải là con hổ mới của Châu Á? (II)


Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Marco Breu & Richard DobbsForeign Policy
Rõ ràng là có rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ khi chiến tranh chấm dứt ở Việt Nam. Trong hơn 25 năm qua, đất nước nhỏ bé này đã chuyển mình một cách đáng kể. Vào năm 2007, Việt Nam đã bước vào sân chơi kinh tế lớn nhất toàn cầu bằng cách trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO). Điều này đã nhanh chóng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi Việt Nam từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một trong những nơi cung  cấp dịch vụ và sản xuất hàng chất lượng cao. Nhưng nếu đất nước này muốn giữ vững tốc độ phát triển mạnh mẽ này thì trong vài năm tới, Việt Nam sẽ phải nâng cao năng suất lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đây là 5 điểm đáng chú ý tiếp theo lấy từ bản báo cáo của McKinsey Global Institute “Giữ vững tốc độ tăng trưởng của Việt Nam: Một bài toán về năng suất”Đọc tiếp và bạn có thể sẽ thấy những điều ngạc nhiên thú vị.
Kinh te VN-6
6. Việt Nam có nhiều công trình đường bộ tiên tiến hơn so với Philipine và Thái Lan.
Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Rất nhiều người cho rằng đường xá ở làng quê Việt Nam vẫn còn khá đơn giản. Nhưng nếu xét trên khía cạnh tương xứng với giai đoạn phát triển kinh tế mà Việt Nam đang đạt tới thì số lượng đường bộ được xây dựng với một tốc độ khá đáng nể. Mật độ đường bộ đã đạt đến 0,78 ki-lô-mét trên cho mỗi ki-lô-mét vuông vào năm 2009, cao hơn cả Philipine và Thái Lan trong khi hai nước ngày đã đạt đến những giai đoạn phát triển kinh tế xa hơn so với Việt Nam. Cũng trong cùng năm, mạng lưới điện đã phủ hơn 96% diện tích quốc gia. Những cảng hàng hóa mới như Dung Quất và Cái Mép và những sân bay mới được xây tại Đà Nẵng và Cần Thơ đã mang Việt Nam tới gần với thế giới hơn.
Kinh te VN-7
7. Giới trẻ Việt Nam đang lên mạng ngày càng nhiều
Việt Nam là nước có dân số trẻ, trình độ cao và mạng Internet đang dần trở thành nơi mà họ giao lưu, học hỏi. Thuê bao di động tại Việt Nam tăng gần 70% mỗi năm từ 2000-2010, trong khi ở Hoa Kỳ con số này là dưới 10%. Đến cuối năm 2010, Việt Nam có tới 170 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 154 triệu là thuê bao di động.
Số người kết nối với mạng Internet của Việt nam chỉ ở mới 31%, thấp hơn nhiều so với những nước châu Á khác như Malaysia (55%) và Đài Loan (72%). Nhưng việc này đang có những thay đổi nhanh chóng. Lượng thuê bao đường truyền mạng băng rộng tại Việt Nam tăng từ 0.5 triệu vào năm 2006 lên đến khoảng 3.8 triệu vào năm 2010, đây cũng là năm lượng thuê bao 3G đạt 7.7 triệu. Một khi cơ sở hạ tầng viễn thông đuổi kịp nhu cầu, lượng thuê bao di động và Internet chắc chắn sẽ bùng nổ. Hiện tại, hơn 94% người dùng Internet ở Việt Nam đang đọc báo mạng. Hơn 40% người dùng truy cập các trang web hàng ngày.
Kinh te VN-8
8. Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tiên cho các dịch vụ thuê ngoài và chuyển ra ngoài
Việt Nam đã thuê hơn 100.000 người làm việc trong lĩnh vực thuê ngoài và chuyển ra ngoài, đến nay lực lượng này mang về nguồn thu khoàng 1.5 tỉ USD mỗi năm. Một số tập đoàn đa quốc gia đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam như Hewitt Packard, IBM, Panasonic. Trên thực tế, Việt Nam đang có tiềm năng trở thành một trong 10 địa điểm lý tưởng nhất trong lĩnh vực này nhờ thành phần sinh viên vừa ra trường tương đối trẻ và đông đảo (các trường đại học tại Việt Nam cung cấp 257 nghìn sinh viên vào lực lượng lao động mỗi năm) và giá nhân công tương đối rẻ. Một lập trình viên tại Việt Nam có lương thấp hơn 60% so với tại Trung Quốc, trong khi nhân viên xử lý dữ liệu và đánh máy ghi âm tại Việt nam chỉ tốn 50% giá lương so với tại Trung Quốc. Nhờ lực lượng lao động dồi dào, lĩnh vực thuê ngoài và chuyển ra ngoài tại Việt Nam có thể tạo ra thu nhập hàng năm vào khoảng 6-8 tỉ USD nếu có đủ nhu cầu, đa số là để xuất khẩu. Lĩnh vực này có thể trở thành một guồng máy tạo công việc tại các khu đô thị, tạo công ăn việc làm thêm cho khoảng 600-700 nghìn người vào năm 2020 và đóng góp khoảng 3-5% vào GDP.
Kinh te VN-9
9. Các ngân hàng tại Việt Nam đang cho vay với tốc độ nhanh hơn so với tại Trung Quốc, Ấn Độ hoặc các nước khác trong khối ASEAN
Tổng số nợ ngân hàng tồn đọng ở Việt Nam trong vòng 10 năm qua đã tăng 33% vào năm nay – một con số cao so với ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc bất cứ quốc gia nào trong khối ASEAN. Đến cuối năm 2010, trị giá các nợ tồn đọng đã lên tới khoảng 120% GDP, so với 22% vào năm 2000. Mặc dù điều này có thể là dấu hiệu của tính năng động mới trong nền kinh tế Việt Nam – một nền kinh tế được bôi trơn bởi hệ thống ngân hàng, thì vẫn còn đó nỗi lo về nợ xấu gia tăng mạnh sẽ dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng tại Việt Nam và ép chính phủ phải can thiệp vào lĩnh vực tài chính để bảo vệ người cho vay, hệ thống ngân hàng và trên cùng là người đóng thuế.
Kinh te VN-10
10. Lợi thế về dân số của Việt Nam đang yếu đi
Từ năm 2005 tới năm 2010, lượng gia tăng công nhân trẻ và sự di dời lao động khỏi ngành nông nghiệp đã đóng góp hai phần ba vào sức tăng trưởng của Việt Nam. Phần ba còn lại đến từ cải thiện năng suất. Nhưng giờ đây, hai nhân tố đầu tiên giúp thúc đẩy nền kinh tế đang yếu dần đi. Khi mà trong khoảng năm 2000 tới 2010, tăng trưởng hàng năm của lực lượng lao động là 2.8%, thì số liệu thống kê chính thức dự đoán sự tăng trưởng này sẽ giảm khoảng 0.6% mỗi năm trong vòng 10 năm tới. Và dường như việc bỏ đồng ruộng vào nhà máy sẽ khó có thể tiếp diễn ở tốc độ mà chúng ta đã từng chứng kiến trước đây. Do đó, cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất để bù đắp sự thiếu hụt này nếu Việt Nam vẫn muốn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như cũ. Chính xác hơn, tỉ lệ tăng trưởng trong năng suất lao động ở các ngành dịch vụ và sản xuất phải tăng hơn 50%, từ 4.1% mỗi năm tới 6.4% nếu nền kinh tế Viêt Nam muốn đạt được mục tiêu do chính phủ đề ra ở mức 7%-8% mỗi năm trước năm 2020. Nếu việc tăng trưởng năng suất này không biến thành hiên thực, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chắc chắn sẽ giảm xuống còn 4.5-6% mỗi năm. Ở tốc độ này, GDP Việt Nam vào năm 2020 sẽ thấp hơn 30% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định được đề ra ở mức 7% cho mỗi năm.
Việt Nam còn có rất nhiều sức mạnh nội tại  – môt lực lượng lao động trẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nền chính trị ổn định. Nếu Việt Nam hành động một cách dứt khoát để ngăn chặn những rủi ro trước mắt và tập trung theo đuổi kế hoạch tăng trưởng dựa trên cải thiện năng suất, đất nước ngày có thể bước vào một làn sóng tăng trưởng và thịnh vượng thứ hai.
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013
nguồn:http://phiatruoc.info/lieu-viet-nam-co-phai-la-con-ho-moi-cua-chau-a-ii/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001