Tiêu Dao Bảo Cự
Sự khác biệt, mâu thuẫn, xung đột giữa thế hệ già và trẻ là điều bình thường trong các xã hội dân chủ. Tình trạng thế hệ trẻ phục tùng thế hệ già chỉ là một dấu chỉ của sự trì trệ, bảo thủ trong các chế độ phong kiến và độc tài.Việc lên tiếng của Nguyễn Đắc Kiên trong bài viết “Trách nhiệm với chữ ký” có phần phê phán thái độ của ông Nguyễn Đình Lộc và cả ông Nguyễn Huệ Chi sau vụ ông Lộc “lên Tivi” để nói về chuyện Kiến nghị 72 là một sự kiện đáng chú ý, một dấu chỉ của xã hội dân chủ bắt đầu trưởng thành. Chưa kể đến ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên phê phán Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng, dẫn đến phong trào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, nằm trong sự đối lập giữa người dân với nhà cầm quyền, việc sau này có thể nói diễn ra giữa những người đấu tranh cho dân chủ.
Các thanh niên “thế hệ chiến tranh” trước đây đã từng lên án những người đi trước là để lại cho họ một gia tài rách nát với chiến tranh tàn khốc, đất nước phân ly, tương lai mù mịt. Thế hệ trẻ hiện nay cũng có thể oán trách cha anh đã để lại cho họ một chế độ độc tài toàn trị mà từ nhỏ đến lớn họ bị tuyên truyền nhồi sọ, thui chột tinh thần sáng tạo và bị tước đoạt nhiều quyền tự do đáng ra họ phải được hưởng từ khi đất nước thống nhất. Có thể khi thế hệ này già đi, họ lại bị thế hệ kế tiếp phê phán vì chưa làm được gì nhiều cho tương lai và cũng để lại nhiều gánh nặng. Tất cả đều trải qua tuổi trẻ, tuổi già và nằm trong “gọng kềm lịch sử”.
Khi tuổi già đến, mọi người sẽ ngẫm nghĩ nhiều về quá khứ nhưng khi còn tuổi trẻ, hầu như chẳng ai bận tâm suy xét gì nhiều chuyện đã qua. Thế mạnh của tuổi trẻ là nhiệt huyết, trong sáng, dũng cảm, dám nghĩ dám làm. Thế mạnh của tuổi già là từng trải, khôn ngoan, trầm tĩnh và kinh nghiệm trong xử sự, giải quyết tình huống. Nhược điểm của tuổi trẻ là nông nổi, thiếu kinh nghiệm, dễ chán nản. Nhược điểm của tuổi già là bảo thủ, ích kỷ, hèn nhát. Những điều chung này ai cũng biết và dĩ nhiên có ngoại lệ cho cả già lẫn trẻ. Thời hiện đại với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã tạo ra một tình thế mới cho việc tiếp cận thông tin, tri thức và giao tiếp xã hội, trong đó người trẻ nhanh nhạy và có khả năng tiếp thu, sử dụng nhanh hơn người lớn tuổi.
Trong tình hình hiện nay, việc đấu tranh dân chủ hóa đất nước bắt đầu từ những người lớn tuổi và những năm gần đây có sự tiếp sức của những người trẻ, càng ngày càng trẻ hơn. Sự hợp tác giữa các thế hệ là điều đáng mừng vì công cuộc khó khăn gai góc này đòi hỏi sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc nhưng cũng sẽ phát sinh những vấn đề cần có sự giải quyết khôn ngoan, hợp lý mà ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên trong vụ việc nói trên và vô số bình luận trái chiều nhau trên mạng đã trở thành sự kiện cho nhiều người suy ngẫm.
Ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên rất thẳng thắn, buộc những người lớn trong cuộc và mọi người nói chung phải suy nghĩ. Nhưng nếu những điều Kiên đề nghị được thực hiện (ấn định thời gian lấy chữ ký, lập đoàn đại biểu, yêu cầu chính quyền công khai trao đổi tranh luận) được thực hiện thì tình hình sẽ đi đến đâu? Nếu nhà cầm quyền vẫn lờ đi như lâu nay thì công việc tiếp theo sẽ là gì, hay cũng là những vụ việc phản ứng theo tình thế mà phía những người đấu tranh cho dân chủ chỉ chạy theo chứ không hề chủ động.
Một số người đã nói đến sự cần thiết của một chiến lược dài hạn cho cuộc đấu tranh nhưng cho đến nay ai đã làm được việc đó, với lộ trình rõ rệt, có chỗ cho mọi người trong cuộc đấu tranh? Thực tế có thể cũng đã có người, tổ chức đề ra được chiến lược như thế nhưng chưa tạo ra được sự chú ý hay đồng thuận trong đa số, trước hết là những người đấu tranh cho dân chủ vì nhiều lý do. Một trong những lý do là nhiều người bị hút vào những vụ việc có tính cách thời sự, gây chấn động, đôi khi nhỏ nhặt, mà quên đi chuyện đường dài. Mặt khác sự chia rẽ, óc kỳ thị, tính hẹp hòi, bảo thủ, kể cả sự kiêu ngạo vô lối đã làm cho người ta không những không chịu thừa nhận nhau mà còn kích bác, đả phá nhau. Trong khi đó những người cầm quyền của chế độ toàn trị lại có sẵn chiến lược dài hạn và những sách lược ngắn hạn, trung hạn để đối phó với sự nổi dậy của người dân. Việc sửa đổi Hiến pháp hiện nay là điều đã được chuẩn bị kỹ càng tuy họ vẫn bị bất ngờ trước một số phản ứng của người dân.
Thành phần thức tỉnh để đấu tranh cho dân chủ hiện nay là ai, chiếm bao nhiêu phần trăm dân số? Nổi bật là trí thức, văn nghệ sĩ, cựu đảng viên – quan chức và những người trẻ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tầng lớp của họ? Chưa có sự thống kê chính thức nhưng nhìn thực tế e rằng còn quá ít. Và lực lượng đông đảo ủng hộ họ để khi cần có thể trở thành sức mạnh vật chất trong cuộc đấu tranh là ai, hàng ngàn, hàng vạn hay hàng triệu người, trên những địa bàn chiến lược nào? Chưa ai có hiểu biết cặn kẽ hoặc có thẩm quyền, ngoài những phỏng đoán mà phần lớn là chủ quan duy ý chí như đã từng được thực tiễn trắc nghiệm, để có thể khẳng định điều này. Chính vì thế cuộc đấu tranh hiện nay vẫn là một cuộc đấu chưa cân sức.
Tình hình như thế đòi hỏi một cuộc tổng duyệt và tập họp mọi thành phần có khả năng ủng hộ dân chủ để chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị. Các thành phần này có quá khứ khác nhau, lợi ích cục bộ khác nhau, cách suy nghĩ và ứng xử khác nhau nhưng có cùng chung khát vọng tự do dân chủ và ước mơ đất nước hòa bình, phát triển. Tất cả sẽ tập hợp thành lực lượng, sức mạnh đích thực của dân tộc.
Thành phần, cá nhân nào cũng có nhược điểm nhất định. Nếu cứ vì nhược điểm mà tấn công lẫn nhau thay vì tấn công đối phương, chưa kể đến một số người chỉ chuyên “chửi cho sướng miệng” bất chấp lợi ích chung hoặc với mục đích gây chia rẽ, thì chuyện thành công chỉ là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nếu ta đặt mình vào vị trí của người khác ta sẽ hành xử như thế nào trong tình huống đó hay cũng chỉ như thế và có khi còn tệ hơn. Một chút thiện vẫn hơn một chút ác, dĩ nhiên hơn toàn ác.
Cuộc tranh đấu hiện nay rõ ràng là chưa cân sức trong toàn cảnh mâu thuẫn lớn nhất của thời đại giữa nhân dân bị trị và chế độ độc tài toàn trị. Trong ngắn hạn và trung hạn, lực lượng dân chủ có thể vẫn còn ở trong thế yếu nhưng dài hạn, nếu biết dựa vào và khơi dậy sức mạnh của dân tộc, chắc chắn lực lượng dân chủ sẽ chiếm thượng phong và giành chiến thắng vì nhân dân không thể chấp nhận mãi sự đày đọa của một thiểu số độc tài. Trong viễn cảnh đó, sự đoàn kết hiệp đồng chiến đấu giữa các thế hệ để đấu tranh hiện nay nhất định cần một cương lĩnh có tầm chiến lược, trong đó có chỗ và cơ hội hành động cho mọi người khao khát tự do dân chủ, kể cả lối thoát cho những người cộng sản và Đảng Cộng sản để tránh một bi kịch lịch sử tiếp theo, chắc chắn sẽ có rất nhiều hận thù, máu và nước mắt.
28/3/2013
T. D. B. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45944
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Các thanh niên “thế hệ chiến tranh” trước đây đã từng lên án những người đi trước là để lại cho họ một gia tài rách nát với chiến tranh tàn khốc, đất nước phân ly, tương lai mù mịt. Thế hệ trẻ hiện nay cũng có thể oán trách cha anh đã để lại cho họ một chế độ độc tài toàn trị mà từ nhỏ đến lớn họ bị tuyên truyền nhồi sọ, thui chột tinh thần sáng tạo và bị tước đoạt nhiều quyền tự do đáng ra họ phải được hưởng từ khi đất nước thống nhất. Có thể khi thế hệ này già đi, họ lại bị thế hệ kế tiếp phê phán vì chưa làm được gì nhiều cho tương lai và cũng để lại nhiều gánh nặng. Tất cả đều trải qua tuổi trẻ, tuổi già và nằm trong “gọng kềm lịch sử”.
Khi tuổi già đến, mọi người sẽ ngẫm nghĩ nhiều về quá khứ nhưng khi còn tuổi trẻ, hầu như chẳng ai bận tâm suy xét gì nhiều chuyện đã qua. Thế mạnh của tuổi trẻ là nhiệt huyết, trong sáng, dũng cảm, dám nghĩ dám làm. Thế mạnh của tuổi già là từng trải, khôn ngoan, trầm tĩnh và kinh nghiệm trong xử sự, giải quyết tình huống. Nhược điểm của tuổi trẻ là nông nổi, thiếu kinh nghiệm, dễ chán nản. Nhược điểm của tuổi già là bảo thủ, ích kỷ, hèn nhát. Những điều chung này ai cũng biết và dĩ nhiên có ngoại lệ cho cả già lẫn trẻ. Thời hiện đại với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã tạo ra một tình thế mới cho việc tiếp cận thông tin, tri thức và giao tiếp xã hội, trong đó người trẻ nhanh nhạy và có khả năng tiếp thu, sử dụng nhanh hơn người lớn tuổi.
Trong tình hình hiện nay, việc đấu tranh dân chủ hóa đất nước bắt đầu từ những người lớn tuổi và những năm gần đây có sự tiếp sức của những người trẻ, càng ngày càng trẻ hơn. Sự hợp tác giữa các thế hệ là điều đáng mừng vì công cuộc khó khăn gai góc này đòi hỏi sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc nhưng cũng sẽ phát sinh những vấn đề cần có sự giải quyết khôn ngoan, hợp lý mà ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên trong vụ việc nói trên và vô số bình luận trái chiều nhau trên mạng đã trở thành sự kiện cho nhiều người suy ngẫm.
Ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên rất thẳng thắn, buộc những người lớn trong cuộc và mọi người nói chung phải suy nghĩ. Nhưng nếu những điều Kiên đề nghị được thực hiện (ấn định thời gian lấy chữ ký, lập đoàn đại biểu, yêu cầu chính quyền công khai trao đổi tranh luận) được thực hiện thì tình hình sẽ đi đến đâu? Nếu nhà cầm quyền vẫn lờ đi như lâu nay thì công việc tiếp theo sẽ là gì, hay cũng là những vụ việc phản ứng theo tình thế mà phía những người đấu tranh cho dân chủ chỉ chạy theo chứ không hề chủ động.
Một số người đã nói đến sự cần thiết của một chiến lược dài hạn cho cuộc đấu tranh nhưng cho đến nay ai đã làm được việc đó, với lộ trình rõ rệt, có chỗ cho mọi người trong cuộc đấu tranh? Thực tế có thể cũng đã có người, tổ chức đề ra được chiến lược như thế nhưng chưa tạo ra được sự chú ý hay đồng thuận trong đa số, trước hết là những người đấu tranh cho dân chủ vì nhiều lý do. Một trong những lý do là nhiều người bị hút vào những vụ việc có tính cách thời sự, gây chấn động, đôi khi nhỏ nhặt, mà quên đi chuyện đường dài. Mặt khác sự chia rẽ, óc kỳ thị, tính hẹp hòi, bảo thủ, kể cả sự kiêu ngạo vô lối đã làm cho người ta không những không chịu thừa nhận nhau mà còn kích bác, đả phá nhau. Trong khi đó những người cầm quyền của chế độ toàn trị lại có sẵn chiến lược dài hạn và những sách lược ngắn hạn, trung hạn để đối phó với sự nổi dậy của người dân. Việc sửa đổi Hiến pháp hiện nay là điều đã được chuẩn bị kỹ càng tuy họ vẫn bị bất ngờ trước một số phản ứng của người dân.
Thành phần thức tỉnh để đấu tranh cho dân chủ hiện nay là ai, chiếm bao nhiêu phần trăm dân số? Nổi bật là trí thức, văn nghệ sĩ, cựu đảng viên – quan chức và những người trẻ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tầng lớp của họ? Chưa có sự thống kê chính thức nhưng nhìn thực tế e rằng còn quá ít. Và lực lượng đông đảo ủng hộ họ để khi cần có thể trở thành sức mạnh vật chất trong cuộc đấu tranh là ai, hàng ngàn, hàng vạn hay hàng triệu người, trên những địa bàn chiến lược nào? Chưa ai có hiểu biết cặn kẽ hoặc có thẩm quyền, ngoài những phỏng đoán mà phần lớn là chủ quan duy ý chí như đã từng được thực tiễn trắc nghiệm, để có thể khẳng định điều này. Chính vì thế cuộc đấu tranh hiện nay vẫn là một cuộc đấu chưa cân sức.
Tình hình như thế đòi hỏi một cuộc tổng duyệt và tập họp mọi thành phần có khả năng ủng hộ dân chủ để chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị. Các thành phần này có quá khứ khác nhau, lợi ích cục bộ khác nhau, cách suy nghĩ và ứng xử khác nhau nhưng có cùng chung khát vọng tự do dân chủ và ước mơ đất nước hòa bình, phát triển. Tất cả sẽ tập hợp thành lực lượng, sức mạnh đích thực của dân tộc.
Thành phần, cá nhân nào cũng có nhược điểm nhất định. Nếu cứ vì nhược điểm mà tấn công lẫn nhau thay vì tấn công đối phương, chưa kể đến một số người chỉ chuyên “chửi cho sướng miệng” bất chấp lợi ích chung hoặc với mục đích gây chia rẽ, thì chuyện thành công chỉ là “nhiệm vụ bất khả thi”. Nếu ta đặt mình vào vị trí của người khác ta sẽ hành xử như thế nào trong tình huống đó hay cũng chỉ như thế và có khi còn tệ hơn. Một chút thiện vẫn hơn một chút ác, dĩ nhiên hơn toàn ác.
Cuộc tranh đấu hiện nay rõ ràng là chưa cân sức trong toàn cảnh mâu thuẫn lớn nhất của thời đại giữa nhân dân bị trị và chế độ độc tài toàn trị. Trong ngắn hạn và trung hạn, lực lượng dân chủ có thể vẫn còn ở trong thế yếu nhưng dài hạn, nếu biết dựa vào và khơi dậy sức mạnh của dân tộc, chắc chắn lực lượng dân chủ sẽ chiếm thượng phong và giành chiến thắng vì nhân dân không thể chấp nhận mãi sự đày đọa của một thiểu số độc tài. Trong viễn cảnh đó, sự đoàn kết hiệp đồng chiến đấu giữa các thế hệ để đấu tranh hiện nay nhất định cần một cương lĩnh có tầm chiến lược, trong đó có chỗ và cơ hội hành động cho mọi người khao khát tự do dân chủ, kể cả lối thoát cho những người cộng sản và Đảng Cộng sản để tránh một bi kịch lịch sử tiếp theo, chắc chắn sẽ có rất nhiều hận thù, máu và nước mắt.
28/3/2013
T. D. B. C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45944
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001