23.04.2013
Sau vụ đặt bom tại Boston ngày 15/4 cũng như cuộc truy lùng thủ phạm ngay sau đó, có khá nhiều điều chúng ta có thể học được. Ở đây, tôi chỉ xin nêu lên hai điều chính, một điều nhỏ và một điều lớn.
Xin nói chuyện nhỏ trước.
Vụ nổ bom tại cuộc thi marathon ở Boston xảy ra vào chiều Thứ Hai 15/4. Ba ngày sau, Thứ Năm 18/4, cơ quan FBI của Mỹ nhận diện được nghi phạm và công bố hình ảnh của hai nghi phạm trên các cơ quan truyền thông đại chúng cũng như các mạng xã hội. Việc công bố hình ảnh ấy khiến hai nghi phạm phải xuất đầu lộ diện. Ngay tối Thứ Năm, một trong hai nghi phạm đã bị bắn chết, và ngày hôm sau, Thứ Sáu 19/4, nghi phạm thứ hai bị bắt. Tổng cộng thời gian điều tra và giải quyết vụ án chưa tới năm ngày.
Nhớ, năm 1996, trong Olympic mùa hè, có một vụ nổ bom tại Atlanta, Georgia, Mỹ, làm cho một người chết và 111 người bị thương. Thoạt đầu, FBI nghi nhân viên an ninh, ông Richard Jewell, người báo tin về nguy cơ khủng bố, là thủ phạm. Cả tháng sau đó, họ mới nhận diện được thủ phạm chính là Eric Rudolph, và hai năm sau, hắn mới bị kết tội là thủ phạm của cuộc khủng bố trong một phiên tòa khiếm diện. Mãi đến tháng 5 năm 2003, Rudolph mới bị bắt và tháng 7 năm 2004 mới bị đưa ra tòa để cuối cùng lãnh án tù chung thân.
Tại sao cảnh sát và các cơ quan an ninh Mỹ tìm ra nghi phạm vụ nổ bom ở Boston nhanh chóng như vậy?
Lý do chính là nhờ các máy quay hình (video surveillance camera / CCTV camera) được đặt hầu như ở khắp nơi. Quốc gia có nhiều máy quay hình nơi công cộng nhất là Anh: Có khi chỉ trong một trạm xe lửa mà có đến 76 chiếc máy quay hình. Sau này Mỹ cũng đang cố gắng đuổi kịp Anh, ít nhất ở các thành phố lớn: Riêng khu Lower Manhattan ở New York đã có khoảng 3000 chiếc máy quay hình.
Tính chung, ở Anh và Mỹ, cứ mỗi 10 cư dân thì có một máy quay hình. Người ta ước tính mỗi người Anh trung bình bị chụp hình khoảng 300 lần một ngày. Bình thường, hiếm khi người ta xem các bức ảnh chụp được từ các máy quay hình ấy. Chỉ khi có biến cố gì đó, người ta mới lôi các thước phim ấy ra xem. Phim thường được quay từ nhiều góc độ và từ nhiều địa điểm khác nhau. Chỉ cần xem các thước phim ấy, người ta có thể lần ra ngay nghi phạm. Ví dụ, trong vụ đặt bom ở Boston, người ta nhìn thấy rõ ràng là có hai thanh niên, thoạt đầu, có đeo hai túi xách khá nặng sau lưng; nhưng sau đó, ở một nơi khác, nơi hai thanh niên ấy xuất hiện, hai túi xách ấy không còn nữa.
Cộng thêm một số nguồn tin khác từ các nhân chứng, người ta có thể đi đến khẳng định: Đó chính là hai nghi phạm. Từ việc nhận diện đến việc tóm bắt, vấn đề chỉ là thời gian. Và với các kỹ thuật hiện đại ngày nay, thời gian ấy thường ngắn một cách rất đáng kể so với ngày trước.
Bài học quan trọng nhất rút ra từ sự việc ấy là: Khi bước ra khỏi cửa nhà, bạn sẽ không còn gì là riêng tư (privacy) nữa cả. Nếu bạn ở trong chung cư, ngay trước cửa chung cư thế nào cũng có máy quay hình. Lái xe trên đường phố, bạn cũng bị quay hình. Dừng xe lại đỗ xăng, ở trạm xăng cũng có máy quay hình. Bước vào siêu thị, từ cửa đến bên trong siêu thị đều có máy quay hình. Đi trên đường phố, bất cứ góc phố nào cũng có máy quay hình. Bạn lén lút hôn người yêu ở một góc phố khuất vắng nào đó và nghĩ là không có ai nhìn thấy ư? Bạn lầm to. Hình ảnh nụ hôn ấy sẽ nằm trong một cuộn phim nào đó. Bình thường, không ai nhìn bức ảnh ấy cả. Nhưng khi xảy ra sự cố gì đó, sẽ có người săm soi từng nụ hôn của bạn.
Còn chuyện lớn?
Ngay sau khi nhận diện được nghi phạm vụ nổ bom ở Boston, một trong những việc Tổng thống Mỹ Barack Obama làm ngay là gọi điện thoại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nội dung cuộc trò chuyện dĩ nhiên vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Chỉ có vài chi tiết được công bố: Mỹ đề nghị Nga cộng tác trong việc phòng chống khủng bố.
Lý do của lời đề nghị ấy cũng dễ hiểu: cả hai nghi phạm đều là người Chechnya, nước từng tổ chức nhiều cuộc khủng bố nhắm vào Nga. Người Chechnya sống ở vùng Bắc Caucasus, trong suốt hai trăm năm vừa qua bị người Nga cai trị. Sau khi chế độ Xô Viết sụp đổ, người Chechnya đòi ly khai ra khỏi nước Nga để trở thành một quốc gia tự trị. Nga từ chối yêu sách ấy. Từ năm 1994 đến 1996, Nga tìm cách trấn áp các lực lượng du kích của Chechnya. Nhưng họ không thành công hoàn toàn. Những người Chechnya ở vùng núi vẫn nằm ngoài quỹ đạo ảnh hưởng của Nga. Năm 1996, Tổng thống Nga Yelsin phải ký hiệp định đình chiến với người Chechnya. Nhưng một năm sau đó, các cuộc nổi dậy của người Chechnya lại bùng nổ. Tháng 9 năm 1999, có cả thảy năm vụ nổ bom nhắm vào người Nga, giết chết trên 300 thường dân. Sau năm 2006, lúc thủ lãnh phe ly khai Shamil Basayev bị Nga giết chết, các vụ khủng bố lắng đi một chút. Nhưng chúng lại bùng lên mãnh liệt kể từ năm 2008. Nếu năm 2008 chỉ có 795 vụ bạo động thì năm 2009, số vụ bạo động tăng lên đến 1.100 vụ.
Trong các vụ khủng bố của người Chechnya, vụ khủng bố tại Dubrovka Theatre ở Moscow vào tháng 10 năm 2002 là gây chấn động dư luận thế giới nhất. Lúc ấy các tên khủng bố người Chechnya chiếm rạp hát, bắt hơn 700 khán giả làm con tin. Sau, lực lượng an ninh Nga xả hơi độc vào rạp hát để làm tê liệt các tên khủng bố. Cuối cùng toàn bộ 41 tên khủng bố đều bị giết chết. Nhưng con số khán giả bị nhốt làm con tin trong rạp bị chết cũng không ít: 129 người.
Nhờ trải qua cuộc tranh chấp kéo dài đằng đẵng và phải đối phó với vô số các cuộc khủng bố của người Chechnya, nước Nga tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và hồ sơ quý báu về các tổ chức khủng bố xuất phát từ Chechnya. Chính từ kinh nghiệm ấy, ngay từ trước biến cố 11 tháng Chín 2001, Tổng thống Vladimir Putin đã từng cảnh cáo nước Mỹ về nguy cơ khủng bố từ Chechnya. Tất cả các Tổng thống Mỹ đều làm ngơ. Họ đều không tin là người Chechnya sẽ gây tổn hại gì cho Mỹ. Vụ đặt bom ở Boston mới đây làm thay đổi hẳn cách nhìn ấy. Chính vì vậy Obama mới gọi điện thoại cho Putin.
Cuộc điện đàm ấy có thể làm thay đổi quan hệ đối ngoại giữa hai nước Nga và Mỹ.
Xin lưu ý là quan hệ giữa Nga và Mỹ kể từ cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2003 trở thành lạnh nhạt hẳn. Tháng 9 năm 2001, sau khi xảy ra vụ khủng bố ở New York, Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những nguyên thủ đầu tiên gọi điện thoại cho Tổng thống George W. Bush để chia buồn và bày tỏ quyết tâm ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Tháng 10 năm 2001, Nga ủng hộ cuộc tấn công Taliban ở Afghanistan của Mỹ. Nhưng đến năm 2003, lúc Mỹ quyết định tấn công Iraq, Nga lại là một trong những quốc gia chống đối kịch liệt nhất. Những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước càng ngày càng tệ. Nhìn đâu cũng thấy mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong việc giải quyết nguy cơ hạt nhân ở Iran cũng như cuộc bạo loạn ở Syria. Mâu thuẫn trong các vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Đầu tháng 4 năm 2013, chính phủ Mỹ quyết định cấm nhập cảnh 18 viên chức Nga với tội danh vi phạm nhân quyền. Chính phủ Nga đáp trả ngay: Họ cũng cấm 18 viên chức Mỹ nhập cảnh vào nước Nga với lý do những người ấy cũng mắc tội vi phạm nhân quyền, đặc biệt liên quan đến trại giam Guantanamo Bay thuộc Cuba. Việc hai nước cấm cửa nhau như vậy cho thấy quan hệ giữa Mỹ và Nga ở vào thời điểm đầu 2013 là một thứ quan hệ “ăn miếng trả miếng”.
Khi vụ “ăn miếng trả miếng” này mới xảy ra, ít ai nghĩ đến viễn tượng Obama và Putin sẽ làm lành với nhau sớm. Từ mấy năm nay, Nga không còn nằm trong mối quan tâm chính của Mỹ. Có Nga hay không có Nga, nước Mỹ vẫn vậy. Tương lai của Mỹ tùy thuộc nhiều vào Trung Quốc hơn là Nga. Nga, của thời Chiến tranh lạnh, đã thuộc về quá khứ.
Tuy nhiên, vụ nổ bom ở Boston làm thay đổi cách nhìn ấy. Giới lãnh đạo Mỹ nhận ra nguy cơ khủng bố của các phần tử Hồi giáo cực đoan không phải chỉ đến từ các quốc gia quen thuộc đã nằm trong tầm ngắm của Mỹ (như ở Pakistan, Afghanistan, Saudi Arabia, Yemen) mà còn xuất phát từ một nơi Mỹ có rất ít liên hệ: Chechnya. Mà ở nơi đó, không ai có nhiều kinh nghiệm và kiến thức bằng Nga.
Nếu Mỹ muốn ngăn chặn nạn khủng bố từ Chechnya, Mỹ phải cần đến sự hợp tác của Nga. (Năm 2011, cơ quan FBI đã từng làm việc với Tamerlan vì nghi ngờ hắn hoạt động trong một tổ chức Hồi giáo cực đoan theo yêu cầu của chính phủ Nga. Tuy nhiên, lúc ấy, Tamerlan Tsarnaev không bị kết tội vì FBI không tìm ra chứng cứ gì cả.)
Mà Nga cũng rất cần sự hợp tác của tình báo Mỹ. Năm 2014, Nga sẽ tổ chức Olympics Mùa Đông ở Sochi, gần Hắc hải và vùng núi Caucasus, cách Chechnya chưa tới 500 cây số. Một vụ nổ bom do người Chechnya gây ra ở đó, với Putin, là một ác mộng. Để ngăn chận nguy cơ ấy, sự trợ giúp của Mỹ là một điều cực kỳ cần thiết.
Có khi từ những nhu cầu ấy, quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ đổi khác. Trong trường hợp đó, tất cả đều khởi đầu từ vụ đặt bom của hai thanh niên người Chechnya vừa rồi.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Xin nói chuyện nhỏ trước.
Vụ nổ bom tại cuộc thi marathon ở Boston xảy ra vào chiều Thứ Hai 15/4. Ba ngày sau, Thứ Năm 18/4, cơ quan FBI của Mỹ nhận diện được nghi phạm và công bố hình ảnh của hai nghi phạm trên các cơ quan truyền thông đại chúng cũng như các mạng xã hội. Việc công bố hình ảnh ấy khiến hai nghi phạm phải xuất đầu lộ diện. Ngay tối Thứ Năm, một trong hai nghi phạm đã bị bắn chết, và ngày hôm sau, Thứ Sáu 19/4, nghi phạm thứ hai bị bắt. Tổng cộng thời gian điều tra và giải quyết vụ án chưa tới năm ngày.
Nhớ, năm 1996, trong Olympic mùa hè, có một vụ nổ bom tại Atlanta, Georgia, Mỹ, làm cho một người chết và 111 người bị thương. Thoạt đầu, FBI nghi nhân viên an ninh, ông Richard Jewell, người báo tin về nguy cơ khủng bố, là thủ phạm. Cả tháng sau đó, họ mới nhận diện được thủ phạm chính là Eric Rudolph, và hai năm sau, hắn mới bị kết tội là thủ phạm của cuộc khủng bố trong một phiên tòa khiếm diện. Mãi đến tháng 5 năm 2003, Rudolph mới bị bắt và tháng 7 năm 2004 mới bị đưa ra tòa để cuối cùng lãnh án tù chung thân.
Tại sao cảnh sát và các cơ quan an ninh Mỹ tìm ra nghi phạm vụ nổ bom ở Boston nhanh chóng như vậy?
Lý do chính là nhờ các máy quay hình (video surveillance camera / CCTV camera) được đặt hầu như ở khắp nơi. Quốc gia có nhiều máy quay hình nơi công cộng nhất là Anh: Có khi chỉ trong một trạm xe lửa mà có đến 76 chiếc máy quay hình. Sau này Mỹ cũng đang cố gắng đuổi kịp Anh, ít nhất ở các thành phố lớn: Riêng khu Lower Manhattan ở New York đã có khoảng 3000 chiếc máy quay hình.
Tính chung, ở Anh và Mỹ, cứ mỗi 10 cư dân thì có một máy quay hình. Người ta ước tính mỗi người Anh trung bình bị chụp hình khoảng 300 lần một ngày. Bình thường, hiếm khi người ta xem các bức ảnh chụp được từ các máy quay hình ấy. Chỉ khi có biến cố gì đó, người ta mới lôi các thước phim ấy ra xem. Phim thường được quay từ nhiều góc độ và từ nhiều địa điểm khác nhau. Chỉ cần xem các thước phim ấy, người ta có thể lần ra ngay nghi phạm. Ví dụ, trong vụ đặt bom ở Boston, người ta nhìn thấy rõ ràng là có hai thanh niên, thoạt đầu, có đeo hai túi xách khá nặng sau lưng; nhưng sau đó, ở một nơi khác, nơi hai thanh niên ấy xuất hiện, hai túi xách ấy không còn nữa.
Cộng thêm một số nguồn tin khác từ các nhân chứng, người ta có thể đi đến khẳng định: Đó chính là hai nghi phạm. Từ việc nhận diện đến việc tóm bắt, vấn đề chỉ là thời gian. Và với các kỹ thuật hiện đại ngày nay, thời gian ấy thường ngắn một cách rất đáng kể so với ngày trước.
Bài học quan trọng nhất rút ra từ sự việc ấy là: Khi bước ra khỏi cửa nhà, bạn sẽ không còn gì là riêng tư (privacy) nữa cả. Nếu bạn ở trong chung cư, ngay trước cửa chung cư thế nào cũng có máy quay hình. Lái xe trên đường phố, bạn cũng bị quay hình. Dừng xe lại đỗ xăng, ở trạm xăng cũng có máy quay hình. Bước vào siêu thị, từ cửa đến bên trong siêu thị đều có máy quay hình. Đi trên đường phố, bất cứ góc phố nào cũng có máy quay hình. Bạn lén lút hôn người yêu ở một góc phố khuất vắng nào đó và nghĩ là không có ai nhìn thấy ư? Bạn lầm to. Hình ảnh nụ hôn ấy sẽ nằm trong một cuộn phim nào đó. Bình thường, không ai nhìn bức ảnh ấy cả. Nhưng khi xảy ra sự cố gì đó, sẽ có người săm soi từng nụ hôn của bạn.
Còn chuyện lớn?
Ngay sau khi nhận diện được nghi phạm vụ nổ bom ở Boston, một trong những việc Tổng thống Mỹ Barack Obama làm ngay là gọi điện thoại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nội dung cuộc trò chuyện dĩ nhiên vẫn còn nằm trong vòng bí mật. Chỉ có vài chi tiết được công bố: Mỹ đề nghị Nga cộng tác trong việc phòng chống khủng bố.
Lý do của lời đề nghị ấy cũng dễ hiểu: cả hai nghi phạm đều là người Chechnya, nước từng tổ chức nhiều cuộc khủng bố nhắm vào Nga. Người Chechnya sống ở vùng Bắc Caucasus, trong suốt hai trăm năm vừa qua bị người Nga cai trị. Sau khi chế độ Xô Viết sụp đổ, người Chechnya đòi ly khai ra khỏi nước Nga để trở thành một quốc gia tự trị. Nga từ chối yêu sách ấy. Từ năm 1994 đến 1996, Nga tìm cách trấn áp các lực lượng du kích của Chechnya. Nhưng họ không thành công hoàn toàn. Những người Chechnya ở vùng núi vẫn nằm ngoài quỹ đạo ảnh hưởng của Nga. Năm 1996, Tổng thống Nga Yelsin phải ký hiệp định đình chiến với người Chechnya. Nhưng một năm sau đó, các cuộc nổi dậy của người Chechnya lại bùng nổ. Tháng 9 năm 1999, có cả thảy năm vụ nổ bom nhắm vào người Nga, giết chết trên 300 thường dân. Sau năm 2006, lúc thủ lãnh phe ly khai Shamil Basayev bị Nga giết chết, các vụ khủng bố lắng đi một chút. Nhưng chúng lại bùng lên mãnh liệt kể từ năm 2008. Nếu năm 2008 chỉ có 795 vụ bạo động thì năm 2009, số vụ bạo động tăng lên đến 1.100 vụ.
Trong các vụ khủng bố của người Chechnya, vụ khủng bố tại Dubrovka Theatre ở Moscow vào tháng 10 năm 2002 là gây chấn động dư luận thế giới nhất. Lúc ấy các tên khủng bố người Chechnya chiếm rạp hát, bắt hơn 700 khán giả làm con tin. Sau, lực lượng an ninh Nga xả hơi độc vào rạp hát để làm tê liệt các tên khủng bố. Cuối cùng toàn bộ 41 tên khủng bố đều bị giết chết. Nhưng con số khán giả bị nhốt làm con tin trong rạp bị chết cũng không ít: 129 người.
Nhờ trải qua cuộc tranh chấp kéo dài đằng đẵng và phải đối phó với vô số các cuộc khủng bố của người Chechnya, nước Nga tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và hồ sơ quý báu về các tổ chức khủng bố xuất phát từ Chechnya. Chính từ kinh nghiệm ấy, ngay từ trước biến cố 11 tháng Chín 2001, Tổng thống Vladimir Putin đã từng cảnh cáo nước Mỹ về nguy cơ khủng bố từ Chechnya. Tất cả các Tổng thống Mỹ đều làm ngơ. Họ đều không tin là người Chechnya sẽ gây tổn hại gì cho Mỹ. Vụ đặt bom ở Boston mới đây làm thay đổi hẳn cách nhìn ấy. Chính vì vậy Obama mới gọi điện thoại cho Putin.
Cuộc điện đàm ấy có thể làm thay đổi quan hệ đối ngoại giữa hai nước Nga và Mỹ.
Xin lưu ý là quan hệ giữa Nga và Mỹ kể từ cuộc chiến tranh Iraq vào năm 2003 trở thành lạnh nhạt hẳn. Tháng 9 năm 2001, sau khi xảy ra vụ khủng bố ở New York, Tổng thống Nga Vladimir Putin là một trong những nguyên thủ đầu tiên gọi điện thoại cho Tổng thống George W. Bush để chia buồn và bày tỏ quyết tâm ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố. Tháng 10 năm 2001, Nga ủng hộ cuộc tấn công Taliban ở Afghanistan của Mỹ. Nhưng đến năm 2003, lúc Mỹ quyết định tấn công Iraq, Nga lại là một trong những quốc gia chống đối kịch liệt nhất. Những năm gần đây, quan hệ giữa hai nước càng ngày càng tệ. Nhìn đâu cũng thấy mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong việc giải quyết nguy cơ hạt nhân ở Iran cũng như cuộc bạo loạn ở Syria. Mâu thuẫn trong các vấn đề liên quan đến nhân quyền.
Đầu tháng 4 năm 2013, chính phủ Mỹ quyết định cấm nhập cảnh 18 viên chức Nga với tội danh vi phạm nhân quyền. Chính phủ Nga đáp trả ngay: Họ cũng cấm 18 viên chức Mỹ nhập cảnh vào nước Nga với lý do những người ấy cũng mắc tội vi phạm nhân quyền, đặc biệt liên quan đến trại giam Guantanamo Bay thuộc Cuba. Việc hai nước cấm cửa nhau như vậy cho thấy quan hệ giữa Mỹ và Nga ở vào thời điểm đầu 2013 là một thứ quan hệ “ăn miếng trả miếng”.
Khi vụ “ăn miếng trả miếng” này mới xảy ra, ít ai nghĩ đến viễn tượng Obama và Putin sẽ làm lành với nhau sớm. Từ mấy năm nay, Nga không còn nằm trong mối quan tâm chính của Mỹ. Có Nga hay không có Nga, nước Mỹ vẫn vậy. Tương lai của Mỹ tùy thuộc nhiều vào Trung Quốc hơn là Nga. Nga, của thời Chiến tranh lạnh, đã thuộc về quá khứ.
Tuy nhiên, vụ nổ bom ở Boston làm thay đổi cách nhìn ấy. Giới lãnh đạo Mỹ nhận ra nguy cơ khủng bố của các phần tử Hồi giáo cực đoan không phải chỉ đến từ các quốc gia quen thuộc đã nằm trong tầm ngắm của Mỹ (như ở Pakistan, Afghanistan, Saudi Arabia, Yemen) mà còn xuất phát từ một nơi Mỹ có rất ít liên hệ: Chechnya. Mà ở nơi đó, không ai có nhiều kinh nghiệm và kiến thức bằng Nga.
Nếu Mỹ muốn ngăn chặn nạn khủng bố từ Chechnya, Mỹ phải cần đến sự hợp tác của Nga. (Năm 2011, cơ quan FBI đã từng làm việc với Tamerlan vì nghi ngờ hắn hoạt động trong một tổ chức Hồi giáo cực đoan theo yêu cầu của chính phủ Nga. Tuy nhiên, lúc ấy, Tamerlan Tsarnaev không bị kết tội vì FBI không tìm ra chứng cứ gì cả.)
Mà Nga cũng rất cần sự hợp tác của tình báo Mỹ. Năm 2014, Nga sẽ tổ chức Olympics Mùa Đông ở Sochi, gần Hắc hải và vùng núi Caucasus, cách Chechnya chưa tới 500 cây số. Một vụ nổ bom do người Chechnya gây ra ở đó, với Putin, là một ác mộng. Để ngăn chận nguy cơ ấy, sự trợ giúp của Mỹ là một điều cực kỳ cần thiết.
Có khi từ những nhu cầu ấy, quan hệ giữa Nga và Mỹ sẽ đổi khác. Trong trường hợp đó, tất cả đều khởi đầu từ vụ đặt bom của hai thanh niên người Chechnya vừa rồi.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/tu-chuyen-nho-den-chuyen-lon/1647277.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001