Tuấn Minh
Viết gì vào một buổi sáng thanh bình như thế này? Khi những cơn mưa cuối cùng của mùa xuân vừa kết thúc để lại bầu không khí tinh khôi thanh sạch như thuở ban sơ; khi chim ở đâu về râm ran những bản nhạc bất tận trên những tán cây xanh đến nao lòng. Mùa hạ. Mùa hạ sắp về. Tôi yêu mùa hạ.
Không biết viết gì thì kể chuyện cười nhé. Có một truyện cười thế này.
Chồng của Susan thấy rất lạ khi mỗi lần rán thịt, Susan đều cắt hết các góc của miếng thịt đến khi miếng thịt nhỏ cỡ nửa bàn tay mới bỏ vào chảo. Một hôm anh ta quyết định mang thắc mắc ấy hỏi vợ. Susan trả lời: em cũng chẳng biết nó tác dụng gì, chỉ biết mẹ em luôn làm như vậy.
Chồng Susan lại đem thắc mắc ấy hỏi mẹ vợ. Bà trả lời rằng: mẹ cũng không biết, nhưng hồi xưa bà ngoại luôn làm như vậy.
Anh chồng nhất quyết không chịu thua, đến hỏi bà ngoại. Bà móm mém trả lời rằng: À, tại hồi xưa chảo nhà bà nhỏ quá, nên những miếng thịt to mua về bà toàn phải gọt bớt đi cho vừa.
Câu chuyện đến đây kết thúc.
Dĩ nhiên đây chẳng phải type truyện cười mình thích, mà thực ra nó cũng không buồn cười nữa. Xét kỹ thì nó giống thể loại ngụ ngôn hơn. Sao? Bạn hỏi ngụ ngôn thế nào à?
Bây giờ giả sử nhé. Bà ngoại Susan có vài người con gái, và những người con gái ấy lại đem cái thói quen bếp núc nho nhỏ ấy truyền tiếp cho những người con gái của mình, và cứ tiếp diễn như vậy qua các thế hệ. Nếu không có các ông chồng như chồng của Susan, hoặc nếu bà ngoại Susan mất trước khi các thắc mắc nảy sinh, thì cái thói quen ấy sẽ thành một dạng truyền thống gia đình. Nếu gia đình ấy đủ lớn mạnh và đông đúc, lâu dần nó sẽ trở thành một dạng văn hóa trong cộng đồng, rồi có thể tiếp tục lan rộng nữa...
Văn hóa là gì? Theo mình, đơn giản chỉ là những thủ tục, những thói quen, được lưu truyền trong một cộng đồng qua nhiều thế hệ. Những thói quen thì có những thói quen xấu và thói quen tốt. Do đó, văn hóa cũng có mỹ tục và hủ tục. Hủ tục là gì? Đơn giản nó là văn hóa được hình thành từ những thói quen không tốt; thói quen không tốt được tạo thành bởi những quan niệm, những nếp suy nghĩ hạn hẹp và mông muội. Hoặc đơn giản, nó đã không còn phù hợp với xã hội hiện thời nữa.
Bạn có thể cãi lại quan niệm của mình về văn hóa. Bạn sẽ nói rằng, đâu, văn hóa mang nội hàm rộng hơn thế nhiều, nó gồm có văn hóa vật thể và phi vật thể, blah blah, rồi thì, văn hóa phải là những gì tốt đẹp, không tốt đẹp dứt khoát đếch phải văn hóa, vân vân. Mình chỉ nói nhẹ nhàng thế này thôi, địt mẹ bạn. Im mồm, nghe chưa. Hôm nay chưa đến lượt bạn nói. Nghe chưa.
Mình nói đến đâu rồi nhỉ. À, hủ tục và mỹ tục cái gì ấy phỏng. Nhớ rồi.
Vừa qua mình có mấy cuộc tranh luận khá thú vị. Trong một cuộc tranh luận, mình là người bảo vệ các giá trị truyền thống trước những luồng tư tưởng ngại lai; trong một cuộc tranh luận khác, mình lại tích cực kêu gọi chúng ta nên bỏ đi những nếp văn hóa cũ kỹ để theo kịp với nền văn minh phương Tây. Có bạn bảo mình rằng, mày ngẫn à, hay mày là một con tắc kè trí thức? Mình chỉ trả lời nhẹ nhàng thôi, rằng tắc kè cái cục cứt, những điều mình nói thoạt nhìn thì mâu thuẫn chứ thực ra nó mâu thuẫn lắm đấy. À quên, xin lỗi, nhầm, ý mình là nó không hề mâu thuẫn chút nào cả, cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, để từ từ mình giải thích.
Đứng trước làn gió văn minh phương Tây tràn ngập sang phương Đông với một sức mạnh khó cưỡng, ta có hai lựa chọn chính: một là, bỏ mẹ nó nền văn hóa phương Đông hủ bại hèn kém này đê, sẽ chẳng đi đến đâu cả đâu, hãy chạy theo phương Tây, hướng về phương Tây, viva phương Tây; hai là, văn hóa của bọn mắt xanh mũi lõ đế quốc thực dân thì học làm đéo gì, văn hóa dân tộc ta mới là thứ văn hóa cao nhất, chúng ta nên gìn giữ nó.
Hai phái này cãi nhau ỏm tỏi, ai cũng có cái lý của mình. Khốn thay, cái lý của hai bên đều đúng.
Nếu theo hướng thứ nhất, cái mà ta đạt được, không còn phải nghi hoặc gì, sẽ là những giá trị văn minh nhân bản đã được chứng minh và kiểm nghiệm hết sức chặt chẽ. Cái mà chúng ta sẽ mất, là bản sắc, là chứng minh thư của dân tộc, là thứ không thể bị trộn lẫn với những dân tộc khác trên toàn thế giới.
Nếu theo hướng thứ hai, cái mà chúng ta đạt được, là giữ gìn được nền văn hóa cổ truyền, giữ được lòng tự hào tự tôn dân tộc. Cái hại, chúng ta sẽ bị cô lập, sẽ chết mòn trong sự nghèo nàn và lạc hậu.
Cả hai hướng đều có cái hay, và có cái dở. Vậy nên theo bên nào? Theo mình, nếu chân lý không nằm ở hai đầu thái cực, thì nó sẽ phải nằm ở giữa. Veritas in medio stat.
Chúng ta hãy bỏ những gì cần bỏ, và giữ những gì cần giữ. Nhưng những gì cần bỏ, và những gì thì cần giữ đây?
Đến đây mình khẩn khoản mời các nhà văn hóa vào cuộc. Hãy làm một cuộc nghiên cứu với quy mô lớn, với phương pháp luận rõ ràng, khoa học, chặt chẽ, về toàn bộ nền văn hóa dân tộc, để xác định rõ những gì cần bảo tồn, gìn giữ, những gì cần triệt tiêu, loại bỏ. Hãy đem tất cả lên bàn cân, hãy lôi tất cả ra ánh sáng, hãy nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc cạnh, hãy lượng hóa đến mức tối đa. Hãy chuẩn bị cho một cuộc đại giao thoa về văn hóa, trong đó ta biết rõ ràng mình có gì, và sẽ phải làm gì, làm như thế nào.
Nếu làm được chuyện này, sẽ tiết kiệm được hàng trăm năm loay hoay với những phép thử sai, không những thế, tránh được nguy cơ nước ta trở thành một bãi rác văn hóa thế giới.
Mình tầm vóc không đủ, nên chỉ nêu ra ý tưởng. Nhưng tốt nhất chúng ta nên khởi đầu từ các ý tưởng. Văn minh nhân loại có được như ngày hôm nay, không phải chỉ bởi các câu hỏi 'vì sao lại thế?', mà còn bởi các câu hỏi 'vì sao lại không thể như thế?'.
Vậy, chúng ta cũng nên bắt đầu từ câu hỏi: "một cuộc đại cách mạng văn hóa, tại sao không?"
Khách gửi hôm Thứ Tư, 24/04/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130424/tuan-minh-tai-sao-khong
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Không biết viết gì thì kể chuyện cười nhé. Có một truyện cười thế này.
Chồng của Susan thấy rất lạ khi mỗi lần rán thịt, Susan đều cắt hết các góc của miếng thịt đến khi miếng thịt nhỏ cỡ nửa bàn tay mới bỏ vào chảo. Một hôm anh ta quyết định mang thắc mắc ấy hỏi vợ. Susan trả lời: em cũng chẳng biết nó tác dụng gì, chỉ biết mẹ em luôn làm như vậy.
Chồng Susan lại đem thắc mắc ấy hỏi mẹ vợ. Bà trả lời rằng: mẹ cũng không biết, nhưng hồi xưa bà ngoại luôn làm như vậy.
Anh chồng nhất quyết không chịu thua, đến hỏi bà ngoại. Bà móm mém trả lời rằng: À, tại hồi xưa chảo nhà bà nhỏ quá, nên những miếng thịt to mua về bà toàn phải gọt bớt đi cho vừa.
Câu chuyện đến đây kết thúc.
Dĩ nhiên đây chẳng phải type truyện cười mình thích, mà thực ra nó cũng không buồn cười nữa. Xét kỹ thì nó giống thể loại ngụ ngôn hơn. Sao? Bạn hỏi ngụ ngôn thế nào à?
Bây giờ giả sử nhé. Bà ngoại Susan có vài người con gái, và những người con gái ấy lại đem cái thói quen bếp núc nho nhỏ ấy truyền tiếp cho những người con gái của mình, và cứ tiếp diễn như vậy qua các thế hệ. Nếu không có các ông chồng như chồng của Susan, hoặc nếu bà ngoại Susan mất trước khi các thắc mắc nảy sinh, thì cái thói quen ấy sẽ thành một dạng truyền thống gia đình. Nếu gia đình ấy đủ lớn mạnh và đông đúc, lâu dần nó sẽ trở thành một dạng văn hóa trong cộng đồng, rồi có thể tiếp tục lan rộng nữa...
Văn hóa là gì? Theo mình, đơn giản chỉ là những thủ tục, những thói quen, được lưu truyền trong một cộng đồng qua nhiều thế hệ. Những thói quen thì có những thói quen xấu và thói quen tốt. Do đó, văn hóa cũng có mỹ tục và hủ tục. Hủ tục là gì? Đơn giản nó là văn hóa được hình thành từ những thói quen không tốt; thói quen không tốt được tạo thành bởi những quan niệm, những nếp suy nghĩ hạn hẹp và mông muội. Hoặc đơn giản, nó đã không còn phù hợp với xã hội hiện thời nữa.
Bạn có thể cãi lại quan niệm của mình về văn hóa. Bạn sẽ nói rằng, đâu, văn hóa mang nội hàm rộng hơn thế nhiều, nó gồm có văn hóa vật thể và phi vật thể, blah blah, rồi thì, văn hóa phải là những gì tốt đẹp, không tốt đẹp dứt khoát đếch phải văn hóa, vân vân. Mình chỉ nói nhẹ nhàng thế này thôi, địt mẹ bạn. Im mồm, nghe chưa. Hôm nay chưa đến lượt bạn nói. Nghe chưa.
Mình nói đến đâu rồi nhỉ. À, hủ tục và mỹ tục cái gì ấy phỏng. Nhớ rồi.
Vừa qua mình có mấy cuộc tranh luận khá thú vị. Trong một cuộc tranh luận, mình là người bảo vệ các giá trị truyền thống trước những luồng tư tưởng ngại lai; trong một cuộc tranh luận khác, mình lại tích cực kêu gọi chúng ta nên bỏ đi những nếp văn hóa cũ kỹ để theo kịp với nền văn minh phương Tây. Có bạn bảo mình rằng, mày ngẫn à, hay mày là một con tắc kè trí thức? Mình chỉ trả lời nhẹ nhàng thôi, rằng tắc kè cái cục cứt, những điều mình nói thoạt nhìn thì mâu thuẫn chứ thực ra nó mâu thuẫn lắm đấy. À quên, xin lỗi, nhầm, ý mình là nó không hề mâu thuẫn chút nào cả, cái gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó, để từ từ mình giải thích.
Đứng trước làn gió văn minh phương Tây tràn ngập sang phương Đông với một sức mạnh khó cưỡng, ta có hai lựa chọn chính: một là, bỏ mẹ nó nền văn hóa phương Đông hủ bại hèn kém này đê, sẽ chẳng đi đến đâu cả đâu, hãy chạy theo phương Tây, hướng về phương Tây, viva phương Tây; hai là, văn hóa của bọn mắt xanh mũi lõ đế quốc thực dân thì học làm đéo gì, văn hóa dân tộc ta mới là thứ văn hóa cao nhất, chúng ta nên gìn giữ nó.
Hai phái này cãi nhau ỏm tỏi, ai cũng có cái lý của mình. Khốn thay, cái lý của hai bên đều đúng.
Nếu theo hướng thứ nhất, cái mà ta đạt được, không còn phải nghi hoặc gì, sẽ là những giá trị văn minh nhân bản đã được chứng minh và kiểm nghiệm hết sức chặt chẽ. Cái mà chúng ta sẽ mất, là bản sắc, là chứng minh thư của dân tộc, là thứ không thể bị trộn lẫn với những dân tộc khác trên toàn thế giới.
Nếu theo hướng thứ hai, cái mà chúng ta đạt được, là giữ gìn được nền văn hóa cổ truyền, giữ được lòng tự hào tự tôn dân tộc. Cái hại, chúng ta sẽ bị cô lập, sẽ chết mòn trong sự nghèo nàn và lạc hậu.
Cả hai hướng đều có cái hay, và có cái dở. Vậy nên theo bên nào? Theo mình, nếu chân lý không nằm ở hai đầu thái cực, thì nó sẽ phải nằm ở giữa. Veritas in medio stat.
Chúng ta hãy bỏ những gì cần bỏ, và giữ những gì cần giữ. Nhưng những gì cần bỏ, và những gì thì cần giữ đây?
Đến đây mình khẩn khoản mời các nhà văn hóa vào cuộc. Hãy làm một cuộc nghiên cứu với quy mô lớn, với phương pháp luận rõ ràng, khoa học, chặt chẽ, về toàn bộ nền văn hóa dân tộc, để xác định rõ những gì cần bảo tồn, gìn giữ, những gì cần triệt tiêu, loại bỏ. Hãy đem tất cả lên bàn cân, hãy lôi tất cả ra ánh sáng, hãy nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc cạnh, hãy lượng hóa đến mức tối đa. Hãy chuẩn bị cho một cuộc đại giao thoa về văn hóa, trong đó ta biết rõ ràng mình có gì, và sẽ phải làm gì, làm như thế nào.
Nếu làm được chuyện này, sẽ tiết kiệm được hàng trăm năm loay hoay với những phép thử sai, không những thế, tránh được nguy cơ nước ta trở thành một bãi rác văn hóa thế giới.
Mình tầm vóc không đủ, nên chỉ nêu ra ý tưởng. Nhưng tốt nhất chúng ta nên khởi đầu từ các ý tưởng. Văn minh nhân loại có được như ngày hôm nay, không phải chỉ bởi các câu hỏi 'vì sao lại thế?', mà còn bởi các câu hỏi 'vì sao lại không thể như thế?'.
Vậy, chúng ta cũng nên bắt đầu từ câu hỏi: "một cuộc đại cách mạng văn hóa, tại sao không?"
Khách gửi hôm Thứ Tư, 24/04/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130424/tuan-minh-tai-sao-khong
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001