KHÔNG CẦN ĐI MỸ
Dư luận cho rằng trước sức ép càng ngày càng hung hăng của Trung Cộng,
Chủ tịch Trương Tấn Sang phải vội vàng đi Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của
quốc gia dân chủ hùng mạnh nhất thế giới này.
Dư luận cũng cho rằng ông Sang cố tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ về một số việc sau:
- Ủng hộ VN vào TPP
- Ủng hộ VN trong tranh chấp giữa VN và TC ở Biển Đông
- Bán vũ khí cho VN
- Tăng cường hợp tác Mỹ- Việt trên một số lãnh vực
Qua thông báo chung, nhiều người cho rằng dường như ông Sang không thu lượm được kết quả gì cụ thể.
Thực ra rất khó cho Mỹ và cũng rất khó cho ông Sang trong tiến trình đi đến sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Có một rào cản hết sức lớn ngăn chặn tiến trình nầy. Một quốc gia dân chủ tiến bộ như Mỹ rất khó lòng ủng hộ toàn diện một quốc gia chuyên chính toàn trị như VN. Từ trước năm 1945, trong lúc còn mờ mịt thực hư, người Mỹ, qua OSS, đã đánh hơi được đường lối của ông Hồ Chí Minh là như thế nào rồi nên đã bỏ qua lá thư yêu cầu giúp đỡ của ông ta huống chi bây giờ sự việc đã quá rõ trắng đen.
Vì sự tồn tại của đảng mình, ông Sang không thể tuyên bố dân chủ hóa, chấp nhận đa đảng, chấp nhận thả hết tù chính trị..v.v..như tổng thống Miến Điện Thein Sein đã làm. Ngược lại, ông Obama không thể hứa gì hơn một khi VN vẫn chưa đưa ra cải cách chính trị nào.
Chưa nói là rào cản đến từ sự ràng buộc bất bình đẳng của VN vào Trung cộng càng lúc càng nặng nề hơn, thể hiện qua tuyến bố chung giữa hai nước mà cũng chính ông Sang, qua chuyến Bắc du, vừa mới mang về, trong đó có nội dung bịt hết đường kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của VN trong tranh chấp ở Biển Đông.
Dư luận cũng cho rằng, chuyến đi của ông Sang là nhằm mục đích thăm dò thái độ của Mỹ chứ chưa có kỳ vọng lớn lao gì. Nhưng nếu nói là để thăm dò thì cứ ngồi nhà vẫn có thể thăm dò được lòng dạ của Mỹ.
Tóm lại là cũng chẳng cần đi Mỹ, nhất là đi với tư thế bức bách và cần thiết người ta quá như vậy.
Nhiều khi ta không cần đi Mỹ để cầu cạnh, nhưng Mỹ sẽ tự tìm đến với ta. Chúng ta cũng có nhiều cái rất quan trọng mà Mỹ rất cần chứ. Mỹ cũng muốn trở lại với VN lắm chứ. Thế nhưng, như đã nói, sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước là rào cản lớn nhất.
Thực tâm cải cách chính trị như Miến Điện, tự khắc Mỹ sẽ tìm đến với ta. Nhưng tại sao không cải cách được nhỉ? Nếu toàn tâm vì dân vì nước thì chuyện ấy có gì khó lắm đâu?
Dư luận cũng cho rằng ông Sang cố tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ về một số việc sau:
- Ủng hộ VN vào TPP
- Ủng hộ VN trong tranh chấp giữa VN và TC ở Biển Đông
- Bán vũ khí cho VN
- Tăng cường hợp tác Mỹ- Việt trên một số lãnh vực
Qua thông báo chung, nhiều người cho rằng dường như ông Sang không thu lượm được kết quả gì cụ thể.
Thực ra rất khó cho Mỹ và cũng rất khó cho ông Sang trong tiến trình đi đến sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Có một rào cản hết sức lớn ngăn chặn tiến trình nầy. Một quốc gia dân chủ tiến bộ như Mỹ rất khó lòng ủng hộ toàn diện một quốc gia chuyên chính toàn trị như VN. Từ trước năm 1945, trong lúc còn mờ mịt thực hư, người Mỹ, qua OSS, đã đánh hơi được đường lối của ông Hồ Chí Minh là như thế nào rồi nên đã bỏ qua lá thư yêu cầu giúp đỡ của ông ta huống chi bây giờ sự việc đã quá rõ trắng đen.
Vì sự tồn tại của đảng mình, ông Sang không thể tuyên bố dân chủ hóa, chấp nhận đa đảng, chấp nhận thả hết tù chính trị..v.v..như tổng thống Miến Điện Thein Sein đã làm. Ngược lại, ông Obama không thể hứa gì hơn một khi VN vẫn chưa đưa ra cải cách chính trị nào.
Chưa nói là rào cản đến từ sự ràng buộc bất bình đẳng của VN vào Trung cộng càng lúc càng nặng nề hơn, thể hiện qua tuyến bố chung giữa hai nước mà cũng chính ông Sang, qua chuyến Bắc du, vừa mới mang về, trong đó có nội dung bịt hết đường kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của VN trong tranh chấp ở Biển Đông.
Dư luận cũng cho rằng, chuyến đi của ông Sang là nhằm mục đích thăm dò thái độ của Mỹ chứ chưa có kỳ vọng lớn lao gì. Nhưng nếu nói là để thăm dò thì cứ ngồi nhà vẫn có thể thăm dò được lòng dạ của Mỹ.
Tóm lại là cũng chẳng cần đi Mỹ, nhất là đi với tư thế bức bách và cần thiết người ta quá như vậy.
Nhiều khi ta không cần đi Mỹ để cầu cạnh, nhưng Mỹ sẽ tự tìm đến với ta. Chúng ta cũng có nhiều cái rất quan trọng mà Mỹ rất cần chứ. Mỹ cũng muốn trở lại với VN lắm chứ. Thế nhưng, như đã nói, sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước là rào cản lớn nhất.
Thực tâm cải cách chính trị như Miến Điện, tự khắc Mỹ sẽ tìm đến với ta. Nhưng tại sao không cải cách được nhỉ? Nếu toàn tâm vì dân vì nước thì chuyện ấy có gì khó lắm đâu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001