Nền dân chủ Ả Rập chưa ra đời
Thu, 07/04/2013 - 17:15 — ledienduc
J. Pawlicki - Newsweek - Lê Diễn Đức dịch
Đối với một mọi người đây không là một bất ngờ lớn - quân đội Ai Cập nhúng tay vào chính trị từ những năm 60 và nhờ sự can thiệp quân sự vào năm 2011 đã kết thúc làn sóng đầu tiên của mùa xuân Ả Rập. Lúc bấy giờ Hosni Mubarak vào tù, nhưng Ai Cập thay vì được thúc đẩy, thì ngày càng xuống gần hơn với đáy - cả về chính trị lẫn kinh tế. Và cũng chủ yếu vì suy thoái kinh tế, người dân đã lại xuống đường.
Sau vài ngày biểu tình rộng lớn tại Cairo quân đội lại nắm các vấn đề trong tay của mình.
Đối với một mọi người đây không là một bất ngờ lớn - quân đội Ai Cập nhúng tay vào chính trị từ những năm 60 và nhờ sự can thiệp quân sự vào năm 2011 đã kết thúc làn sóng đầu tiên của mùa xuân Ả Rập. Lúc bấy giờ Hosni Mubarak vào tù, nhưng Ai Cập thay vì được thúc đẩy, thì ngày càng xuống gần hơn với đáy - cả về chính trị lẫn kinh tế. Và cũng chủ yếu vì suy thoái kinh tế, người dân đã lại xuống đường.
Thế là việc chuyển hoá dân chủ của Ai Cập sau hơn hai năm nay trở
lại với điểm khởi đầu. Đám đông giành được quyền lực trên đường phố một
lần nữa buộc nó phải thay đổi, bất chấp thực tế là giờ này lật đổ không
còn là một bạo chúa, mà là con người được bầu chọn bởi một phần lớn của
xã hội. Theo cách nói của George Bernard Show, "dân chủ là bổ nhiệm một
thiểu số hư hỏng thay thế cho sự lựa chọn đa số không đủ năng lực".
Chính phủ "đường phố" tức giận, nhưng tiếng nói lớn của thiểu số nhỏ đã
buộc những người được chọn lựa bởi đa số không đủ năng lực phải nhượng
bộ, sẽ không bao giờ thay thế một nền dân chủ thực sự.
Bất kỳ cuộc đảo chính nào chống lại chính quyền dân cử cũng không
thể là lý do để vui mừng. Ngay cả khi quân đội nhằm ngăn chặn sự đổ máu
lớn và tước đoạt quyền lực của chính phủ Hồi giáo với Kinh Qur'an và
Sharia trong tay, không thèm quan tâm tới ý kiến của các phe phái ôn
hoà. Morsi muốn một chính phủ Hồi giáo trên sông Nile với một khuôn mặt
con người, nhưng người Ai Cập rõ ràng không muốn. Cuộc đảo chính quân sự
ở Ai Cập là xấu, mặc dù cái xấu nhỏ hơn.
Nghịch lý thay, người bảo đảm nền dân chủ là chính một người vừa vi
phạm nó: Tướng Abd al-Fattah-Said-Sisi. Những đối thủ của Tổng thống bị
lật đổ Mohammed Morsi đã xuống đường với sự chờ mong ở những người
lính, bởi vì trong một quốc gia không may mắn với các chính trị gia,
quân nhân được tôn trọng rộng rãi. Vì lợi ích quân đội là sự ổn định của
và phục hồi kinh tế trong nước, bởi hơn 40 phần trăm nền kinh tế Ai Cập
là thuộc quân đội. Đây chẳng là quân đội, không phải là Mursi, người ta
chú tâm đến ý kiến của cộng đồng quốc tế và đặc biệt là Hoa Kỳ. Tướng
Sisi nhất định có vài cuộc điện thoại ngày hôm qua từ Washington.
Người ta không biết bao lâu nó sẽ thay đổi hiến pháp và tổ chức
cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống mới. Chúng ta hãy hy vọng rằng càng
nhanh càng tốt, bởi vì nằm ở trung tâm của an ninh và ổn định trong khu
vực, Ai Cập không thể chìm vào hỗn loạn. Ví dụ về Hàn Quốc (và một mức
độ thấp hơn, Indonesia) cho thấy rằng một chế độ độc tài đặt sự phát
triển kinh tế lên trên hết có thể được chuyển đổi thành một nền dân chủ
thành công và ổn định. Vấn đề là phải mất một thời gian dài, nhưng Ai
Cập không có nhiều thời gian. Ngay một dạng thức của nền dân chủ Ả Rập
người Ai Cập phải chờ đợi một vài năm - và thậm chí cả khi nó đã được
sinh ra trong bóng tối của họng súng - cũng không nên tước đoạt của họ
những quyền đó.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức - RFA Blog
----------------------------------------------------------------
Bài được dịch từ tiếng Ba Lan, Newsweek ấn bản tiếng Ba Lan ngày 4/7/2013, tại link:
nguồn:http://rfavietnam.com/node/1686
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001