Chủ nhiệm VPQH: Không thể để kinh tế tư nhân làm chủ đạo
Dân Luận: Những thứ thế giới chưa ai thử thành công thì vội vội vàng vàng nhét vào Hiến Pháp. Đến khi bất cập quá, phải bỏ ra hoặc sửa lại cho đúng thì lại lấy cái cớ là "mô hình này chưa làm bao giờ" để từ chối..."Kinh tế nhà nước" không phải chỉ doanh nghiệp nhà nước. Đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo, không thể để tư nhân, không thì ai lo an sinh xã hội. Còn các thành phần kinh tế thì bình đẳng - Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Cứ mỗi lần nói chuyện tăng giá thì các ông vác "kinh tế thị trường" ra để dọa dân. Nhưng đến khi dân yêu cầu phải có sự bình đẳng giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế tư nhân thì các ông lại kể lể "vai trò an sinh xã hội" của doanh nghiệp nhà nước. Nếu đã giữ vai trò an sinh xã hội thì đừng tăng giá theo cơ chế thị trường nữa!
Thiệt hết biết cái quốc hội nhà ta! Chỉ lừa dân là giỏi!
Ngoài nội dung nhân sự, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng nhận được nhiều sự quan tâm của báo giới tại cuộc họp báo chiều nay về kỳ họp QH sắp khai mạc.
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết QH quyết tâm hoàn thành việc thông qua dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp này. Thường vụ QH đã có 3 phiên họp và một hội nghị đại biểu chuyên trách về nội dung này.
Nguyễn Hạnh Phúc, hiến pháp, phiếu tín nhiệm
Về chương Chính quyền địa phương, ông Phúc cho biết, do chưa kịp tổng kết việc thí điểm tổ chức chính quyền đô thị ở TP.HCM và không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở một số địa phương nên dự thảo vẫn để 2 phương án: Một là sẽ quy định sau trong luật về mô hình chính quyền địa phương, để có điều kiện tổng kết, đánh giá kỹ càng hơn.
Hai là quy định tương đối cụ thể là chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, nhưng có một số huyện, quận, phường không có.
Qua trao đổi thì nhiều ý kiến đại biểu chuyên trách nghiêng về phương án 1.
Về Hội đồng Hiến pháp, ông Phúc cho biết do mô hình này chưa làm bao giờ, trong khi việc giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp luật lâu nay vẫn giao cho các UB của QH.
Do đó, dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng để hai phương án: Một là có Hội đồng Hiến pháp; Hai là vẫn làm như cũ, đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và con người cho các cơ quan làm công tác này.
Về quy định vai trò của các thành phần kinh tế trong dự thảo Hiến pháp, Chủ nhiệm VPQH cho biết qua thảo luận tại hội nghị ĐB chuyên trách, nhiều ý kiến đồng tình rằng khái niệm "kinh tế nhà nước" không phải chỉ doanh nghiệp nhà nước.
"Và đương nhiên kinh tế nhà nước phải chủ đạo, không thể để tư nhân làm chủ đạo, không thì ai lo an sinh xã hội. Còn các thành phần kinh tế thì bình đẳng, không phân biệt", ông Phúc nói.
Về việc thu hồi đất, khi thảo luận nhiều ý kiến cũng băn khoăn việc quy định cả các dự án kinh tế xã hội vào diện nhà nước thu hồi đất là quá rộng. Việc thảo luận nội dung này trong HP sẽ phải tiến hành song song với luật Đất đai, vì các quy định này sẽ được ghi rõ trong luật Đất đai.
Việc lấy phiếu tín nhiệm mà QH và HĐND các cấp tiến hành thời gian qua, theo ông Phúc cho biết, là việc mới, sau một lần làm chưa thế đánh giá kỹ càng, qua tiếp xúc cử tri cũng thấy còn nhiều ý kiến về việc 2 hay 3 mức tín nhiệm cũng như về đối tượng lấy phiếu...
"Chưa tổng kết, rút kinh nghiệm thì chưa nên đưa vào Hiến pháp. Còn quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm thì Hiến pháp đã quy định giao QH quyết định", Chủ nhiệm VPQH nói.
Kỳ họp thứ 6 QH sẽ bắt đầu ngày 21/10 tới và kéo dài 40 ngày do phải giải quyết một khối lượng công việc đồ sộ và quan trọng.
Sẽ có 22 phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp, có 30 báo cáo được gửi đến các đại biểu. Phiên chất vấn sẽ diễn ra trong 2 ngày rưỡi như thường lệ.
Chung Hoàng
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 18/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131018/chu-nhiem-vpqh-khong-the-de-kinh-te-tu-nhan-lam-chu-dao
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001