Cù Huy Hà Vũ - Võ Nguyên Giáp: Chân dung một huyền thoại
Cù Huy Hà Vũ [1]
Kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Có ngờ đâu mấy chục năm sau, khi các con tôi không còn biết đánh trận giả là gì nữa nhưng lại biết nhiều điều hơn về võ công đã trở thành huyền thoại này của dân tộc qua truy cập internet, “Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ”, âm thanh kép ấy của Việt Nam Chiến thắng lại vang động trong tôi khi nhận đuợc một cú điện thoại của Đại tá Huyên, Chánh văn phòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết Đại tướng vui lòng tiếp tôi tại nhà riêng để vẽ chân dung ông nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Mừng đấy nhưng cũng trách nhiệm đấy! Quả là tôi đã ra Bắc vào Nam để vẽ chân dung các lão thành văn nghệ và con số “người mẫu” đặc biệt ấy đã lên tới trên trăm nhưng các chính khách thì tôi chưa từng. Và tôi đã chuẩn bị tất cả để đợi giờ G.
Chiều 4/9/2003
Đại tá Huyên ra đón và đưa tôi vào căn nhà được bố trí làm Văn phòng trước khi đưa sang phòng khách của Đại tướng. Thì kia, trên bảng công tác ghi rõ chiều nay Đại tướng sẽ mặc quân phục đại lễ cho tôi vẽ. Một dòng đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa một sự trân trọng vô cùng đối với công việc của người nghệ sĩ vì bản thân tôi đã chứng kiến ngay cả trong ngày trọng đại là sinh nhật lần thứ 93 của mình vào năm ngoái, Đại tướng tiếp các đoàn nườm nượp đến chúc thọ vẫn chỉ trong bộ quân phục màu xanh thường nhật. Tôi vừa kịp chuẩn bị “đồ nghề” thì Võ Nguyên Giáp xuất hiện, như một tiên ông: mái tóc bạc trắng và trong bộ quân phục đại lễ cũng màu trắng. Chậm rãi đi tới bắt chặt tay tôi, ông hỏi thăm ngay sức khỏe của thân phụ tôi, nhà thơ Huy Cận, rằng “Huy Cận với mình thì thân lắm”. Nhận thấy Dương Hà, vợ tôi, đang lúng túng chào ông, Võ Nguyên Giáp bước tới và chủ động chìa má hôn. Thật “galăng”! Thật lịch thiệp! Rồi ông sẽ sàng ngồi xuống ghế mây để làm cái công việc của “người mẫu”. Cũng lại thật bất ngờ, chính ông khai mào cho tác nghiệp của tôi:
“Mặt tôi chia làm ba phần bằng nhau” – vừa nói Đại tướng vừa lấy tay đo từ cằm đến mũi, từ mũi đến mắt và từ mắt đến trán – Trong hội họa thì những gì cân đối lại không tạo ra đặc điểm và vì vậy vẽ cho ra tôi không phải là điều dễ. Cái thần là ở nơi con mắt. Có nhà báo nước ngoài nhận xét rằng tôi có đôi mắt thông minh. Tuy nhiên nếu Vũ đến vẽ tôi cách đây ba tháng thì lúc đó tôi như một người mù” (Đại tá Huyên đỡ lời: Đại tướng vừa mổ mắt vì đục thủy tinh thể, đáng mừng là thị lực từ 3/10 đã lên được 7/10).
Đại tướng ngồi nghiêm, mắt mở to. Những bức tranh thể hiện Napoléon của David quả là tuyệt tác, đôi mắt luôn mở to của vị Hoàng đế -Tướng quân này đã nói lên tất cả, tầm vóc nhỏ bé của nhân vật vĩ đại này của nước Pháp dường như đã được nhân lên từ đây! Một thoáng tĩnh lặng, câu chuyện Võ Nguyên Giáp tập Thiền khỏanh khắc này đối với tôi thực hơn bao giờ hết.
“Có nhà báo nước ngoài hỏi tôi tại sao tuổi tôi đã cao nhưng da ít nếp nhăn như vậy thì tôi trả lời là do thư thái; lúc ngồi thiền cũng như đi dạo, tôi không suy nghĩ gì hết”.
Descartes có nói: “Tôi tư duy vậy thì tôi tồn tại”. Tuy vậy không thể áp dụng định đề này của triết gia Tây phương cho một hiền triết phương Đông như Võ Đại tướng. Ngược lại là đằng khác, “không suy nghĩ” đã đượcVõ Nguyên Giáp sử dụng như một phương thức để tồn tại. Quả vậy, triết học phương Đông cho rằng những khỏang lặng, những mảng trắng trong tranh không phải là vô vi mà là hiện hữu. Nói cách khác, sự “không suy nghĩ” của Đại tướng là sự cân bằng, bổ trợ và tiếp nối tư duy, như có Âm là để tiếp Dương; là dọn chỗ để tiếp tục nhận năng lượng từ cuộc sống. Đôi mắt tinh anh của ông bỗng trở nên xa xăm. Không nghi ngờ gì nữa, vượt thời gian và không gian, Điện Biên Phủ về lại bên ông như tình yêu vĩ đại nhất.
“Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của tôi là “kéo pháo ra”, thay đổi từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” vì phương án đầu không bảo đảm chắc thắng. Khi tiễn tôi ra mặt trận, Bác chỉ dặn tôi: tướng quân tại ngoại, có chắc thắng thì hãy đánh, ngược lại là “hết vốn”. Mặt trận Nha Trang năm 1946 là một bài học xương máu. Được Bác cử đi thị sát mặt trận này, tôi nghiên cứu thấy thế địch mạnh hơn hẳn ta nên tôi đã yêu cầu các đồng chí chỉ huy mặt trận rút quân để bảo toàn lực lượng nhưng các đồng chí đó không nghe. Kết quả là mặt trận vỡ và quân ta bị tổn thất nặng nề. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) sau này cũng vậy, tôi không tán thành đánh tiếp sau đợt 1 vì chắc chắn sẽ tiếp tục bị thiệt hại bởi yếu tố bất ngờ đã không còn. Tựu trung lại là phải giành thắng lợi tối đa với xương máu tối thiểu. Tôi là Võ nhưng lại là Văn vì tôi thương người, thương anh em chiến sĩ lắm”.
Thật bất ngờ, Đại tướng đã giải tỏa thắc mắc của tôi về ý nghĩa của cái tên “Văn”, một trong hàng chục bí danh mà Võ Nguyên Giáp tự đặt trong đời hoạt động cách mạng của mình và đã được Bác cùng các đồng chí trìu mến gọi từ gần 2/3 thế kỷ nay. Phải rồi, “Văn” là chủ nghĩa nhân văn, tức “Nhân” và điều này càng vô cùng có ý nghĩa khi mỗi quyết định của người mang bí danh này liên quan trực tiếp đến sự sống và cái chết của hàng vạn con người. Nhưng để có được tính nhân văn thì phải có bản lĩnh văn hóa. Quả vậy, thương người mới chỉ là bản năng, vấn đề là phải “biết” cách thương người vì cổ nhân có câu “thương không phải lối bằng mười hại nhau”. “Biết” ở đây chính là có học, có văn hóa. Hiểu như vậy thì bí danh “Văn” còn có nghĩa là Văn hóa. Mở rộng ra, “Văn” theo nghĩa đó còn là Mưu lược; quan võ mà dùng vũ lực không thôi mới chỉ là “Dũng”, biết dùng Mưu, tức dùng Văn mới gọi là “Trí”. Tuy nhiên có cả Dũng lẫn Trí, cả Võ lẫn Văn mới chỉ là Tướng tài. Hội tụ cả Nhân, Trí, Dũng như ở Võ Nguyên Giáp mới là Thiên tài quân sự. Suy cho cùng, Võ Nguyên Giáp “làm chiến tranh” không phải vì chiến tranh mà vì quyền được sống của cả một dân tộc. Chủ nghĩa nhân văn, đạo lý của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của người Việt ở Thế kỷ 20 chính là chỗ đó!
Lúc này đây vẽ ông mà tôi tưởng như đang đi những nét đồ lại những gì đã xảy ra cách nay tròn nửa thế kỷ. Ý đồ chiến lược ban đầu của ta là thu hút sinh lực địch lên Điện Biên Phủ để tiêu diệt hoặc kìm chân sinh lực địch, tạo thế cho tổng tấn công vào năm 1955. Nếu Pháp không tăng quân để lập tập đoàn cứ điểm ở đây thì ta rất có thể giành thắng lợi với phương án “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên trong trường hợp đó cuộc kháng chiến chắc chắn sẽ kéo dài hơn ta tưởng không phải vì sinh lực địch vẫn còn nhiều mà do sự can thiệp ngày càng gia tăng của Mỹ với ý đồ hất cẳng Pháp ở Đông Dương. Việc Pháp “tương kế tựu kế”, chủ động biến lòng chảo Điện Biên thành “cối xay” quân Việt Minh lại trở thành cơ hội cho ta kết thúc chiến tranh sớm hơn dự kiến. Một khi đã xác định Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược, thì ta chỉ được phép thắng chứ không được thua. Như vậy, “rút pháo ra” là một bước lùi nhưng là bước lùi cần thiết để đi đến dứt điểm chiến tranh. Với nước cờ này, Võ Nguyên Giáp thực sự xứng đáng là người học trò vĩ đại của Hồ Chí Minh khi vận dụng đại thành công tư tưởng quân sự chủ chốt của Người là “Lùi để tiến” vốn đã được cụ thể hóa bằng Hiếp định sơ bộ 6/3 (1946) trong bối cảnh thế và lực của ta còn mỏng và địch đang ở phong độ cao. Nói cho đúng, “Lùi để tiến” đã được Võ Nguyên Giáp áp dụng ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Còn nhớ, ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, với tư cách là phụ trách quân sự và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Võ Nguyên Giáp đã đề nghị thành lập các Đại đoàn để khẳng định sự trưởng thành của quân đội cách mạng và đã được Chính phủ chấp nhận. Thế nhưng sau khi kháng chiến bùng nổ, thực tế tác chiến cho thấy qui mô Đại đoàn đã không phát huy hiệu quả. Vậy là ông kiên quyết giải tán các đơn vị mới manh nha này và thế vào đó là các “đại đội độc lập”, “tiểu đoàn tập trung” để rồi 3 năm sau thành lập lại các Đại đoàn khi giai đoạn phản công đã chín muồi.
“Chỉ một mình tôi quyết định thay đổi cách đánh. Để đi tới quyết định đó, cả đêm tôi không ngủ được. Nếu nói tới dân chủ tập trung thì tôi là thiểu số tuyệt đối trong Đảng ủy mặt trận”.
Như vậy đó: Võ Nguyên Giáp thức trắng để quân ta không trắng tay; Võ Nguyên Giáp chấp nhận thiểu số tuyệt đối để dành chiến thắng tuyệt đối. Hơn cả dũng cảm, ông đánh cược cả sự nghiệp của mình vì sự tồn vong của toàn bộ chiến dịch và hơn thế nữa, của cả cuộc kháng chiến. Nhưng ông không bao giờ cô đơn, dõi theo ông là Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc kháng chiến vĩ đại. Và Lịch sử đã nhìn nhận công bằng: “bước ngoặt” của cả cuộc chiến tranh đã được định đoạt vào cái “đêm trắng” định mệnh ấy[4].
“Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua núi / Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo/Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù”[5]. Bất giác câu hò thăm thẳm núi rừng Tây Bắc ấy đưa tôi về với đoàn chiến sĩ xâu thành chuỗi gồng mình thực hiện mệnh lệnh của Võ Tổng trong ràn rạt lửa bom na-pan! Và Tô Vĩnh Diện, phải rồi chính Anh, người Hà Tĩnh quê tôi, đang quăng mình chèn bánh cứu “pháo ta” (“Pháo ta”, thấm thía lắm! vì lần đầu tiên pháo xung trận như một binh chủng hợp thành, Cù Huy Thước, chú tôi, cựu chính trị viên đại đội pháo nhớ lại)... Với một vị Tổng tư lệnh “xuất thần”như vậy, với những chiến binh kỷ luật và quả cảm trong một âm hưởng hào hùng như vậy, chiến thắng đã được định đoạt ngay trước giờ nổ súng! Thời khắc này dường như tất cả đều đã tụ lại đây, cả người lẫn pháo, người còn sống và cả người đã mất, để báo cáo với Đại tướng “Nhiệm vụ đã hoàn thành!”.
Chiều 17/2/2004
Chả biết từ lúc nào phương châm “chắc thắng” của vị Tổng tư lệnh đã thấm vào tôi và thế là để thật “chắc ăn”, một lần nữa tôi lại đến để dựng chân dung ông.Vẫn uy nghi trong quân phục đại lễ màu trắng, Đại tướng đi tới hồi kết của “Điểm hẹn lịch sử”.
“Khi chiến sĩ ta dẫn De Castries trình diện anh Lê Trọng Tấn, Đại đoàn trưởng 312, đơn vị đã chiếm lĩnh tung thâm tập đoàn cứ điểm và bắt sống toàn bộ Bộ tham mưu của địch thì anh Tấn có gọi điện báo cáo tôi. Giây phút đó, tôi không có xúc cảm nào đặc biêt vì việc quân Pháp đầu hàng là tất yếu mà chỉ ra lệnh hãy đối chiếu tù binh với ảnh De Castries mà ta có để không bị nhầm. Nhưng tôi biết khi đó cán bộ, chiến sĩ ta sung sướng vô cùng, anh em bắn súng tưng bừng lên trời để mừng chiến thắng”.
Không nghi ngờ gì nữa, cẩn trọng ngay cả khi đã giành chiến thắng, điều này đã tạo nên sự khác biệt, đưa Võ Nguyên Giáp vượt tầm các tư lệnh quân sự thông thường! Không chủ quan, khinh địch – dù chỉ một giây – mới có thể lý giải cương vị đứng đầu ba quân của ông suốt cuộc kháng chiến trường kỳ! Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy bên cạnh sự cẩn trọng đó còn là một trái tim lớn của người Anh Cả, một chủ nghĩa nhân văn vô bờ bến: bao anh em đồng chí hy sinh trong trận này còn đang nằm đó, thịt da chưa tan mùi thuốc súng, dẫu biết rằng mọi thắng lợi không bao giờ miễn phí mà đều có cái giá của nó, thậm chí rất đắt! Giây lát trầm ngâm, ông tiếp:
“Tôi thấy kế hoạch tác chiến cho năm 1975 sau chiến thắng Buôn Mê Thuột như một tờ giấy không có hồn (ông nhắc đi nhắc lại). Trong đầu tôi bỗng lóe sáng là sau thất bại ở Tây Nguyên, địch sẽ không tử thủ tại Đà Nẵng mà sẽ rút chạy. Thế là tôi ra lệnh cho anh Lê Trọng Tấn tiến đánh tiêu diệt địch theo phương án chúng rút chạy. Thay đổi cách đánh, đó là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa Xuân 1975”.
“Lóe sáng”, phải rồi. Đó là kết qủa tất yếu của sự tập trung năng lượng cao đến độ bốc cháy và phát sáng. “Lóe sáng”, đó là giây phút “xuất thần”- đối nghịch với những bản kế hoạch “vô hồn”- mà nếu ngay lập tức không thể hiện bằng hành động thì cơ hội ngàn năm có một để kết thúc chiến tranh sẽ một đi không bao giờ trở lại. Không nghi ngờ gì nữa, mỗi một lần trong Võ Nguyên Giáp “lóe sáng” là một lần báo trước một tiếng sét khủng khiếp thiêu kẻ thù thành tro bụi!
Nghỉ giải lao, Đại tướng mời tôi “nào ta cụng chén”. Như mạch nước ngầm, những câu chuyện về khởi phát binh nghiệp của ông vào những năm 40 của thế kỷ trước cứ thế tuôn trào lấp đầy tuần trà.
“Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại làm sao Bác lại giao cho tôi phụ trách công tác quân sự -Nhấp một ngụm nước, Đại tướng tiếp tục - Bác cũng chỉ hỏi: “Chú Văn có làm quân sự được không?” và Bác giao cho tôi công tác này trong khi bản thân tôi chưa hề đọc một cuốn sách giáo khoa quân sự nào dù đó là dành cho cấp tiểu đội trưởng và lúc ấy đã có đồng chí tốt nghiệp Trường quân sự Hoàng Phố, từng là sĩ quan bên Trung Quốc. Cảm tưởng của tôi lúc ấy ra sao? Thực tình lúc đó tôi cũng không nghĩ gì và luôn tin tưởng tuyệt đối vào các quyết định của Bác. Sau này cũng vậy, trong một cuộc họp của Hội đồng Chính phủ vào tháng 1/1948, Bác nói:“Chính phủ phong chú Văn làm Đại tướng”, chỉ có thế thôi và không báo trước. Sau đó thì Bác mới ra Sắc lệnh với tư cách Chủ tịch Nước và tổ chức lễ phong hàm cho tôi. Về việc này, anh Cù Huy Cận lúc đó là Tổng thư kí Hội đồng Chính phủ biết rất rõ”.
Thật hy hữu trong lịch sử nhân loại việc lựa chọn người cầm quân của cả một dân tộc diễn ra mộc mạc đến như vậy và cũng mộc mạc như thế đội quân chính qui đầu tiên của Cách mạng - Đội tuyên truyền giải phóng quân - từ chỉ huy cho đến lính. Bức ảnh chụp cách đây tròn 60 năm dưới bóng rừng Trần Hưng Đạo vẫn còn kia: vỏn vẹn Ba mươi Tư người, quần nâu áo vải, vũ khí thô sơ, đứng nghiêm trước một Võ Nguyên Giáp đầu đội mũ phớt, quần xắn đến bắp chân.Cũng thật hy hữu một đội quân ra đời trong bối cảnh như vậy mà chỉ một năm sau đã tiến thẳng về Quảng trường Ba Đình-Hà Nội cùng nhân dân cả nước tung hô Nước Việt Nam Độc Lập, chấm dứt vĩnh viễn chế độ thực dân-phong kiến kéo dài đã 2/3 thế kỷ. Vẫn người chỉ huy và đội quân ấy 10 năm sau đã làm nên một Điện Biên Phủ long trời lở đất, đánh bại một đội quân nhà nghề vào bậc nhất, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Lí giải thế nào đây về sự lựa chọn người cầm quân của lãnh tụ Hồ Chí Minh?
Trước hết Cụ Hồ thực sự là một nhà tiên tri. Ngay từ năm 1941 Ông Cụ đã làm thơ dự báo năm 1945 Cách mạng sẽ thành công. Lại nữa, ngay từ xuân 1947, Bác đã chỉ thị phải “đem được lá cờ đỏ sao vàng cắm lên đất Điện Biên Phủ” và tháng 6 năm 1949, năm năm trước trận quyết chiến Việt-Pháp tại lòng chảo này, đã dự đoán “hơn một vạn giặc chết và bị thương” trong “trận đánh cuối cùng”. Với “con mắt xanh” của nhà tiên tri, Bác hẳn đã phát hiện ở Võ Nguyên Giáp một thiên tài quân sự mà sự thông minh cùng sự cẩn trọng chắc chắn là những thuộc tính quan trọng hàng đầu. Suy cho cùng, hiếm có nhà cách mạng buổi đầu nào lại là nhà quân sự chuyên nghiệp. Mấu chốt là ở khả năng “tự đào tạo”. Mà muốn thế thì phải có tri thức đủ để “mình thành thầy của chính mình”. Vì vậy, dù Võ Nguyên Giáp không qua một khóa đào tạo quân sự nào nhưng chắc chắn “phông” kiến thức của ông đã là một nhân tố quan trọng thuyết phục lãnh tụ Hồ Chí Minh giao cho ông trọng trách “can qua” ấy. Nói như Trần Văn Giàu, người đồng niên với ông (1911) và là lãnh tụ Nam bộ kháng chiến những ngày đầu, “Võ Nguyên Giáp cầm quân giỏi ngay từ buổi đầu là vì với tư cách giáo viên sử học, ông hiểu biết rất rộng và sâu lịch sử quân sự của cả Ta, Tàu, Tây (cả ba đều vần T cả, Trần Văn Giàu khoái trá). Vậy thì, theo cái lôgíc “học người” ấy, hẳn có những thiên tài quân sự ảnh hưởng đến ông?
“Thần tượng quân sự của tôi là Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Không có nhà cầm quân nước ngoài nào là thần tượng của tôi nhưng danh tướng nước ngoài thì phải kể đến Napoléon”.
Đã đành kiến thức quân sự tích lũy được trong nhà trường hay tự học là vô cùng quan trọng, nhưng Cầm quân suy cho cùng là một Nghệ thuật như các ngành nghệ thuật khác và vì vậy đòi hỏi phải có năng khiếu bẩm sinh. Nói cách khác, tài thao lược của Võ Nguyên Giáp là “Thiên phú”. Nhưng thiên tài mà không có “quí nhân phù trợ” thì không dễ gì phát huy. Đến đây một lần nữa, ta lại phải ngả mũ kính phục Hồ Chí Minh vì đã chọn Võ Nguyên Giáp để gửi “thép” của Cách mạng. Quả vậy, theo bà Đặng Bích Hà, trưởng nữ của nhà văn hóa lớn Đặng Thai Mai và phu nhân của Đại tướng, “nếu không được Bác giao lãnh đạo quân sự, ông Văn nhà tôi cũng chỉ có thể làm đến Bộ trưởng Giáo Dục do xuất thân giáo viên và trong Đảng thì làm đến Xứ ủy viên là cùng”.
Chiều 21/3/2004
Hai hôm trước, nói chuyện với tôi qua điện thoại, phu nhân Đại tướng có nhắc tôi mang các bức họa chân dung Đại tướng đến để Đại tướng xem lại vì “Bác Giáp mê tranh của cháu lắm”. Rồi bà nói thêm đã có nhiều họa sĩ đến vẽ trực tiếp Đại tướng nhưng không thành công. Thậm chí một họa sĩ có tiếng sau đó đã vẽ chân dung bà để thế vào như một lời xin lỗi. Và chiều nay tôi đến với các bức chân dung vừa tròn một tá mà tôi đã “sơ tuyển” trong hàng chục bức đã vẽ trong hai lần trước đó. Võ Nguyên Giáp xuất hiện, lần này trong bộ đồ dân sự và ngay lập tức theo bản năng, tôi có ý tìm sự khác biệt giữa Đại tướng trong quân phục đại lễ và Đại tướng trong trang phục đời thường. Nhưng lạ quá, tôi chỉ tìm thấy được sự đồng nhất: vẫn con người điềm tĩnh đó với đôi mắt tinh anh lộ rõ sự quyết đoán, vẫn vẻ đôn hậu mà hóm hỉnh của một hiền triết phương Đông. Giờ thì tôi đã có dịp kiểm chứng câu ngạn ngữ của Pháp “L’habit ne fait pas le moine” (trang phục không làm nên thày tu). Đại tướng bảo tôi bày cả 12 bức ra để ông ngắm. Thế là mọi mặt bằng trong phòng khách: mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn...đều được tận dụng. Vẫn chậm rãi, Võ Nguyên Giáp ngắm từng bức rất lâu, ngồi rồi lại đứng. Và rồi ông gọi cả nhà, kể cả anh em bảo vệ, cần vụ ra để cùng lựa những bức tốt nhất. Thế là tôi chứng kiến phu nhân Đại tướng, Võ Hồng Anh, Võ Hồng Nam, những người con của Đại tướng, cùng mọi người tranh luận sôi nổi và có sự tâm đắc ít nhiều khác biệt với ông. Tuy Võ Nguyên Giáp “dân chủ” là vậy, tôi vẫn cảm nhận chủ kiến của ông. Bức nào ông thích thì ông lại lấy tay ra hiệu cho tôi tránh ra mỗi khi tôi định cất bớt đi theo ý của đa số những người có mặt. Nhưng rồi mọi người cũng lựa được hai bức đưa vào chung kết. Ông đứng đó, vẫn trong tư thế của vị Tổng tư lệnh, có khác chăng là trong bộ đồ đời thường nho nhã và mặt trận của ông tại thời khắc này là văn hóa. Đại tướng suy nghĩ lung lắm bởi ông cho là cả hai đều thể hiện ông rất giống cả về hình thức lẫn tinh thần. Nhưng rồi ông đã chọn bức thể hiện ông nhân hậu hơn vì bức kia giống thì thật là giống nhưng “hơi dữ quá”. Tuy vậy, trước khi đi đến quyết dịnh cuối cùng, Đại tướng bảo tôi bày lại tất cả những bức trước đó đã đựợc cất bớt theo phương pháp loại trừ dần. Võ Nguyên Giáp đứng đó, trước các bức họa như thể đứng trước sa bàn chiến dịch. Bấy nhiêu bức là bấy nhiêu giải pháp khác nhau. Đã quyết định rồi nhưng để chắc không sai lầm, ông lại xem lại tất cả. Đại tướng ơi! đến bây giờ tôi mới cảm nhận được thế nào là giây phút đi đến quyết định “kéo pháo ra” ở mặt trận Điện Biên. Quả là khối óc vĩ đại vì đã hoạt động liên tục không chỉ trước, trong mà cả sau khi đã quyết định. Như thể “trao giải”, ông bèn kí vào các bức họa. Nhanh như chớp, đầy đủ cả họ lẫn tên. Thảo nào nhà sử học Pháp Jules Roy đã dùng từ “lòe sáng”(fulgurante) để mô tả chữ kí của ông. Sau khi hoàn tất công việc của một vị “chủ khảo tình thế”, Võ Nguyên Giáp hỏi tôi: “Mình có khó tính lắm không?” “Thưa Đại tướng – tôi đáp – dễ dãi không làm nên nghiệp lớn!”. Phu nhân Đại tướng âu yếm nhìn ông, nhận xét tranh: “Ba tuy đã già nhưng vẫn còn sắc xưa” thì Võ Nguyên Giáp hóm hỉnh “Sắc xưa thì có nhưng mà già!” Thật tự nhiên, hai Bác-cháu xoay sang đề tài văn hóa-văn nghệ.
“Tôi xem tivi thấy toàn là phim ngoại, phim ảnh của ta đi đâu rồi không biết! Nhục quá! Ta tiếp thu cái hay của các nước chứ không thể biến thành tivi của nước ngoài”.
Chao ôi, cho đến giờ phút này Tướng quân vẫn không chịu được cảnh làm nô lệ ngoại bang dưới bất kỳ góc độ nào, trên bất cứ phương diện nào. Nhưng hầu như ngay lập tức cái Trí của ông lại phát huy và ông tự lý giải: “Phải chăng ta thiếu kịch bản tốt, đạo diễn giỏi”. “Vậy theo Đại tướng, thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc?”
“Độc lập- Tự do” – Đại tướng mạnh mẽ - Văn hóa Việt Nam tựu trung gồm hai chữ: dũng cảm và thông minh. Quyết đánh quyết thắng và biết đánh biết thắng. “Quyết” mà không “biết” thì sẽ thất bại”.
Thú thực là tôi đợi một câu trả lời ít nhiều liên quan đến sáng tạo văn học-nghệ thuật nhưng câu trả lời của Đại tướng cũng không hề làm tôi ngỡ ngàng. Phải rồi, văn hóa nhìn một cách tổng thể là những thành tựu để đời của một dân tộc. Vậy mà từ hơn 1000 năm qua, những dấu ấn của người Việt lại là những võ công. Quả vậy, lịch sử nước Nam ta là một chuỗi các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ bờ cõi nhằm khẳng định chân lí “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” và “ Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do”. Nói cách khác, văn hóa Việt Nam cơ bản là văn hóa chiến chinh, “Độc lập-Tự do” chính là cốt lõi, Dũng cảm-Thông minh, hay cái Dũng, cái Trí, là để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đó.
Phu nhân Đại tướng mời tôi Sô-cô-la “made in Việt Nam”. Có vậy chứ, dân mình đã thành công trong việc tiếp thu tinh túy của văn hóa ẩm thực nước ngoài và văn học cũng không phải là ngoại lệ. Từ mười mấy năm đổ lại đây, ùng oàng đã được vặn nhỏ tối đa trong các tác phẩm viết về chiến tranh như để người đọc nghe rõ hơn tiếng đập của trái tim người lính và những xung động từ đó phát sinh, đành rằng không thể diễn giải trạng huống đặc biệt này của nhân loại đơn thuần như một điện tâm đồ!
“Viết về người lính dù dưới góc độ nào cũng đều tốt; mô tả chiến công hay đời sống tinh thần, hành động hay nội tâm của họ đều cần thiết như nhau vì đó là hai mặt của một vấn đề, ví như tiền tuyến luôn dính với hậu phương. Không thể có chiến thắng nếu tách rời hai mặt này của cuộc sống”.
Rốt cuộc Điện Biên Phủ vẫn quay trở lại trong không khí kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng.
“Cách tốt nhất để kỉ niệm chiến thắng lịch sử này là không ăn hối lộ- Đại tướng rành rọt –Lẽ sống của tôi là vì Nước vì Dân,“Dĩ Công vi thượng- rồi quay sang các con tôi, Xuân Đức và Xuân Hiếu- cách tốt nhất đối với các cháu là học thật giỏi, nắm thật vững lịch sử của ông-cha để sau này làm nên những Điện Biên Phủ trong các lĩnh vực khoa học và văn hóa”.
Có lời dạy nào hay hơn thế khi tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là “nội xâm”, đe dọa phá tan cơ đồ mà Điện Biên Phủ đã mở đường gây dựng và khi hội nhập quốc tế không chỉ đơn thuần là giải pháp kinh tế mà còn là nơi tỷ thí giữa các trí tuệ của năm châu!
LỜI KẾT
Việc Võ Nguyên Giáp thay đổi cách đánh vào phút chót tại lòng chảo Mường Thanh mang một ý nghĩa lớn lao hơn người ta tưởng rất nhiều. “Quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân” của ông không chỉ chấm dứt giấc mộng thực dân của Pháp tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung mà còn bảo đảm thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này, thu giang san về một mối.
“Nhân kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, anh Lê Trọng Tấn, nguyên Đại đoàn trưởng 312 có nói: “Nếu không có quyết định chuyển cách đánh thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”. Còn đối với anh Vương Thừa Vũ, nguyên Đại đoàn trưởng 308, nếu lúc đó cứ kiên trì phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” thì cuộc kháng chiến chống Pháp có thể kéo thêm 10 năm nữa”.
Thực tình tôi cho rằng các vị Tướng nói trên vẫn quá ư lạc quan vì nếu ta thua tại quyết chiến điểm này thì sẽ không bao giờ còn cơ hội thống nhất hoàn toàn đất nước. Quả thực, theo quan điểm của tôi, nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ thì sẽ không có miền Bắc hoàn toàn giải phóng để làm hậu phương lớn – nhân tố quyết định để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Như đã nói, lịch sử Việt Nam cơ bản là lịch sử chiến tranh và vì vậy một trong những biểu tượng chính của dân tộc Việt Nam phải là biểu tượng quân sự. Nghe nói trong mười danh tướng xuất sắc nhất từ cổ chí kim được một số nhà nghiên cứu lịch sử có uy tín thế giới bầu chọn thì Việt Nam được đại diện những hai lần: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Để được đứng vào danh sách đó, danh tướng được đề cử phải thỏa mãn 3 điều kiện: xây dựng quân đội, đánh trận giỏi và có lí luận quân sự. César của La mã không được chọn chỉ vì không để lại tác phẩm quân sự nào. Cả ba tiêu chí trên, Võ Nguyên Giáp không những thỏa mãn mà còn đáp ứng một cách nổi trội. Không như các danh tướng khác, Võ Nguyên Giáp không có đội quân nào để thừa kế mà phải bắt đầu từ con số Không theo đúng nghĩa đen của từ này: lo từ tìm cấp phó cho tiểu đội trưởng, từ mở lớp cứu thương lo đi, tất bật chẳng khác nào một bà nội trợ. Đánh trận giỏi thì chả phải đợi đến sau này mà ngay hai trận đầu ra quân - Phai Khắt và Nà Ngần- đã làm phía Pháp phải nhìn nhận ông là “cao thủ” (exécutés de main de maitre). Và chỉ riêng nguyên lý “thay đổi cách đánh hay là chết” trên cơ sở cập nhật tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến cũng đã đủ đưa Võ Nguyên Giáp vào hàng “đại gia” trong lí luận quân sự.
Cách đây khỏang chục năm, khi tôi đang làm Tiến sĩ Luật ở bên Pháp, thấy mọi người hào hứng đi xem bộ phim Mỹ “Công viên kỉ Jura” trong đó những nhân vật chính là các chú khủng long thời tiền sử thì tôi nói vui: “Việc gì phải vào các rạp chiếu phim để xem khủng long được tái tạo bằng kĩ xảo. Hãy sang Việt Nam vì ở đó vẫn tồn tại một khủng long - con Rồng vĩ đại: Đại tướng Võ Nguyên Giáp!” Nghe tôi thuật lại chuyện này, Võ Nguyên Giáp, Nguyên Soái của tôi, mỉm cười hiền hậu... như Quảng Bình quê ông mêng mông bình lặng! Cũng có thể ông đang thả hồn về lại chiến trường xưa, nơi bao người mong ngóng vì “Điện Biên Phủ là đất của ông ấy mà!” như nôm na người em gái Thái giữa dòng vô tận hành hương./.
CHHV
[2] Tác giả là nhà thơ Bút Tre, nổi tiếng với cách ngắt danh từ riêng thành hai dòng và câu thơ trên luôn được dẫn ra để chứng minh thi pháp độc đáo đó của ông
[3] Thăng Long, tên nguyên thủy của Hà Nội.
[4] Đêm về sáng ngày 25/1/1954, ngày N theo phương án “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
[5] “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân được sáng tác ngay tại Điện Biên Phủ, trước khi chiến dịch mở màn và được phổ biến trong toàn mặt trận.
Lên trang viet-studies ngày 6-5-09
Admin gửi hôm Thứ Hai, 07/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131007/cu-huy-ha-vu-vo-nguyen-giap-chan-dung-mot-huyen-thoai
=======================================================================
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP -- CHÂN DUNG MỘT HUYỀN THOẠI
“Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên / Giáp ta thắng trận Điện Biên lẫy lừng” [2]. Mới tí tuổi đầu tôi và lũ trẻ hàng phố Điện Biên Phủ (một trùng hợp ngẫu nhiên hay tiền định?) nằm đất Rồng bay[3] đã thuộc làu và cùng nhau hô vang bất luận ở bên quân nào mỗi khi trò đánh trận giả kết thúc, như thể tên Ông là hồi kèn Chiến thắng, là khúc Khải hoàn ca! Ấy là kí ức đầu tiên của tôi về vị Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam mà đa phần chúng tôi không biết mặt (thời đó phương tiện thông tin đại chúng đâu có rầm rộ như bây giờ!).Có ngờ đâu mấy chục năm sau, khi các con tôi không còn biết đánh trận giả là gì nữa nhưng lại biết nhiều điều hơn về võ công đã trở thành huyền thoại này của dân tộc qua truy cập internet, “Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ”, âm thanh kép ấy của Việt Nam Chiến thắng lại vang động trong tôi khi nhận đuợc một cú điện thoại của Đại tá Huyên, Chánh văn phòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết Đại tướng vui lòng tiếp tôi tại nhà riêng để vẽ chân dung ông nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Mừng đấy nhưng cũng trách nhiệm đấy! Quả là tôi đã ra Bắc vào Nam để vẽ chân dung các lão thành văn nghệ và con số “người mẫu” đặc biệt ấy đã lên tới trên trăm nhưng các chính khách thì tôi chưa từng. Và tôi đã chuẩn bị tất cả để đợi giờ G.
Chiều 4/9/2003
Đại tá Huyên ra đón và đưa tôi vào căn nhà được bố trí làm Văn phòng trước khi đưa sang phòng khách của Đại tướng. Thì kia, trên bảng công tác ghi rõ chiều nay Đại tướng sẽ mặc quân phục đại lễ cho tôi vẽ. Một dòng đơn giản là vậy nhưng ẩn chứa một sự trân trọng vô cùng đối với công việc của người nghệ sĩ vì bản thân tôi đã chứng kiến ngay cả trong ngày trọng đại là sinh nhật lần thứ 93 của mình vào năm ngoái, Đại tướng tiếp các đoàn nườm nượp đến chúc thọ vẫn chỉ trong bộ quân phục màu xanh thường nhật. Tôi vừa kịp chuẩn bị “đồ nghề” thì Võ Nguyên Giáp xuất hiện, như một tiên ông: mái tóc bạc trắng và trong bộ quân phục đại lễ cũng màu trắng. Chậm rãi đi tới bắt chặt tay tôi, ông hỏi thăm ngay sức khỏe của thân phụ tôi, nhà thơ Huy Cận, rằng “Huy Cận với mình thì thân lắm”. Nhận thấy Dương Hà, vợ tôi, đang lúng túng chào ông, Võ Nguyên Giáp bước tới và chủ động chìa má hôn. Thật “galăng”! Thật lịch thiệp! Rồi ông sẽ sàng ngồi xuống ghế mây để làm cái công việc của “người mẫu”. Cũng lại thật bất ngờ, chính ông khai mào cho tác nghiệp của tôi:
“Mặt tôi chia làm ba phần bằng nhau” – vừa nói Đại tướng vừa lấy tay đo từ cằm đến mũi, từ mũi đến mắt và từ mắt đến trán – Trong hội họa thì những gì cân đối lại không tạo ra đặc điểm và vì vậy vẽ cho ra tôi không phải là điều dễ. Cái thần là ở nơi con mắt. Có nhà báo nước ngoài nhận xét rằng tôi có đôi mắt thông minh. Tuy nhiên nếu Vũ đến vẽ tôi cách đây ba tháng thì lúc đó tôi như một người mù” (Đại tá Huyên đỡ lời: Đại tướng vừa mổ mắt vì đục thủy tinh thể, đáng mừng là thị lực từ 3/10 đã lên được 7/10).
Đại tướng ngồi nghiêm, mắt mở to. Những bức tranh thể hiện Napoléon của David quả là tuyệt tác, đôi mắt luôn mở to của vị Hoàng đế -Tướng quân này đã nói lên tất cả, tầm vóc nhỏ bé của nhân vật vĩ đại này của nước Pháp dường như đã được nhân lên từ đây! Một thoáng tĩnh lặng, câu chuyện Võ Nguyên Giáp tập Thiền khỏanh khắc này đối với tôi thực hơn bao giờ hết.
“Có nhà báo nước ngoài hỏi tôi tại sao tuổi tôi đã cao nhưng da ít nếp nhăn như vậy thì tôi trả lời là do thư thái; lúc ngồi thiền cũng như đi dạo, tôi không suy nghĩ gì hết”.
Descartes có nói: “Tôi tư duy vậy thì tôi tồn tại”. Tuy vậy không thể áp dụng định đề này của triết gia Tây phương cho một hiền triết phương Đông như Võ Đại tướng. Ngược lại là đằng khác, “không suy nghĩ” đã đượcVõ Nguyên Giáp sử dụng như một phương thức để tồn tại. Quả vậy, triết học phương Đông cho rằng những khỏang lặng, những mảng trắng trong tranh không phải là vô vi mà là hiện hữu. Nói cách khác, sự “không suy nghĩ” của Đại tướng là sự cân bằng, bổ trợ và tiếp nối tư duy, như có Âm là để tiếp Dương; là dọn chỗ để tiếp tục nhận năng lượng từ cuộc sống. Đôi mắt tinh anh của ông bỗng trở nên xa xăm. Không nghi ngờ gì nữa, vượt thời gian và không gian, Điện Biên Phủ về lại bên ông như tình yêu vĩ đại nhất.
“Quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của tôi là “kéo pháo ra”, thay đổi từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” vì phương án đầu không bảo đảm chắc thắng. Khi tiễn tôi ra mặt trận, Bác chỉ dặn tôi: tướng quân tại ngoại, có chắc thắng thì hãy đánh, ngược lại là “hết vốn”. Mặt trận Nha Trang năm 1946 là một bài học xương máu. Được Bác cử đi thị sát mặt trận này, tôi nghiên cứu thấy thế địch mạnh hơn hẳn ta nên tôi đã yêu cầu các đồng chí chỉ huy mặt trận rút quân để bảo toàn lực lượng nhưng các đồng chí đó không nghe. Kết quả là mặt trận vỡ và quân ta bị tổn thất nặng nề. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) sau này cũng vậy, tôi không tán thành đánh tiếp sau đợt 1 vì chắc chắn sẽ tiếp tục bị thiệt hại bởi yếu tố bất ngờ đã không còn. Tựu trung lại là phải giành thắng lợi tối đa với xương máu tối thiểu. Tôi là Võ nhưng lại là Văn vì tôi thương người, thương anh em chiến sĩ lắm”.
Thật bất ngờ, Đại tướng đã giải tỏa thắc mắc của tôi về ý nghĩa của cái tên “Văn”, một trong hàng chục bí danh mà Võ Nguyên Giáp tự đặt trong đời hoạt động cách mạng của mình và đã được Bác cùng các đồng chí trìu mến gọi từ gần 2/3 thế kỷ nay. Phải rồi, “Văn” là chủ nghĩa nhân văn, tức “Nhân” và điều này càng vô cùng có ý nghĩa khi mỗi quyết định của người mang bí danh này liên quan trực tiếp đến sự sống và cái chết của hàng vạn con người. Nhưng để có được tính nhân văn thì phải có bản lĩnh văn hóa. Quả vậy, thương người mới chỉ là bản năng, vấn đề là phải “biết” cách thương người vì cổ nhân có câu “thương không phải lối bằng mười hại nhau”. “Biết” ở đây chính là có học, có văn hóa. Hiểu như vậy thì bí danh “Văn” còn có nghĩa là Văn hóa. Mở rộng ra, “Văn” theo nghĩa đó còn là Mưu lược; quan võ mà dùng vũ lực không thôi mới chỉ là “Dũng”, biết dùng Mưu, tức dùng Văn mới gọi là “Trí”. Tuy nhiên có cả Dũng lẫn Trí, cả Võ lẫn Văn mới chỉ là Tướng tài. Hội tụ cả Nhân, Trí, Dũng như ở Võ Nguyên Giáp mới là Thiên tài quân sự. Suy cho cùng, Võ Nguyên Giáp “làm chiến tranh” không phải vì chiến tranh mà vì quyền được sống của cả một dân tộc. Chủ nghĩa nhân văn, đạo lý của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của người Việt ở Thế kỷ 20 chính là chỗ đó!
Lúc này đây vẽ ông mà tôi tưởng như đang đi những nét đồ lại những gì đã xảy ra cách nay tròn nửa thế kỷ. Ý đồ chiến lược ban đầu của ta là thu hút sinh lực địch lên Điện Biên Phủ để tiêu diệt hoặc kìm chân sinh lực địch, tạo thế cho tổng tấn công vào năm 1955. Nếu Pháp không tăng quân để lập tập đoàn cứ điểm ở đây thì ta rất có thể giành thắng lợi với phương án “đánh nhanh thắng nhanh”. Tuy nhiên trong trường hợp đó cuộc kháng chiến chắc chắn sẽ kéo dài hơn ta tưởng không phải vì sinh lực địch vẫn còn nhiều mà do sự can thiệp ngày càng gia tăng của Mỹ với ý đồ hất cẳng Pháp ở Đông Dương. Việc Pháp “tương kế tựu kế”, chủ động biến lòng chảo Điện Biên thành “cối xay” quân Việt Minh lại trở thành cơ hội cho ta kết thúc chiến tranh sớm hơn dự kiến. Một khi đã xác định Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược, thì ta chỉ được phép thắng chứ không được thua. Như vậy, “rút pháo ra” là một bước lùi nhưng là bước lùi cần thiết để đi đến dứt điểm chiến tranh. Với nước cờ này, Võ Nguyên Giáp thực sự xứng đáng là người học trò vĩ đại của Hồ Chí Minh khi vận dụng đại thành công tư tưởng quân sự chủ chốt của Người là “Lùi để tiến” vốn đã được cụ thể hóa bằng Hiếp định sơ bộ 6/3 (1946) trong bối cảnh thế và lực của ta còn mỏng và địch đang ở phong độ cao. Nói cho đúng, “Lùi để tiến” đã được Võ Nguyên Giáp áp dụng ngay từ giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Còn nhớ, ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, với tư cách là phụ trách quân sự và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Võ Nguyên Giáp đã đề nghị thành lập các Đại đoàn để khẳng định sự trưởng thành của quân đội cách mạng và đã được Chính phủ chấp nhận. Thế nhưng sau khi kháng chiến bùng nổ, thực tế tác chiến cho thấy qui mô Đại đoàn đã không phát huy hiệu quả. Vậy là ông kiên quyết giải tán các đơn vị mới manh nha này và thế vào đó là các “đại đội độc lập”, “tiểu đoàn tập trung” để rồi 3 năm sau thành lập lại các Đại đoàn khi giai đoạn phản công đã chín muồi.
“Chỉ một mình tôi quyết định thay đổi cách đánh. Để đi tới quyết định đó, cả đêm tôi không ngủ được. Nếu nói tới dân chủ tập trung thì tôi là thiểu số tuyệt đối trong Đảng ủy mặt trận”.
Như vậy đó: Võ Nguyên Giáp thức trắng để quân ta không trắng tay; Võ Nguyên Giáp chấp nhận thiểu số tuyệt đối để dành chiến thắng tuyệt đối. Hơn cả dũng cảm, ông đánh cược cả sự nghiệp của mình vì sự tồn vong của toàn bộ chiến dịch và hơn thế nữa, của cả cuộc kháng chiến. Nhưng ông không bao giờ cô đơn, dõi theo ông là Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc kháng chiến vĩ đại. Và Lịch sử đã nhìn nhận công bằng: “bước ngoặt” của cả cuộc chiến tranh đã được định đoạt vào cái “đêm trắng” định mệnh ấy[4].
“Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua núi / Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo/Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù”[5]. Bất giác câu hò thăm thẳm núi rừng Tây Bắc ấy đưa tôi về với đoàn chiến sĩ xâu thành chuỗi gồng mình thực hiện mệnh lệnh của Võ Tổng trong ràn rạt lửa bom na-pan! Và Tô Vĩnh Diện, phải rồi chính Anh, người Hà Tĩnh quê tôi, đang quăng mình chèn bánh cứu “pháo ta” (“Pháo ta”, thấm thía lắm! vì lần đầu tiên pháo xung trận như một binh chủng hợp thành, Cù Huy Thước, chú tôi, cựu chính trị viên đại đội pháo nhớ lại)... Với một vị Tổng tư lệnh “xuất thần”như vậy, với những chiến binh kỷ luật và quả cảm trong một âm hưởng hào hùng như vậy, chiến thắng đã được định đoạt ngay trước giờ nổ súng! Thời khắc này dường như tất cả đều đã tụ lại đây, cả người lẫn pháo, người còn sống và cả người đã mất, để báo cáo với Đại tướng “Nhiệm vụ đã hoàn thành!”.
Chiều 17/2/2004
Chả biết từ lúc nào phương châm “chắc thắng” của vị Tổng tư lệnh đã thấm vào tôi và thế là để thật “chắc ăn”, một lần nữa tôi lại đến để dựng chân dung ông.Vẫn uy nghi trong quân phục đại lễ màu trắng, Đại tướng đi tới hồi kết của “Điểm hẹn lịch sử”.
“Khi chiến sĩ ta dẫn De Castries trình diện anh Lê Trọng Tấn, Đại đoàn trưởng 312, đơn vị đã chiếm lĩnh tung thâm tập đoàn cứ điểm và bắt sống toàn bộ Bộ tham mưu của địch thì anh Tấn có gọi điện báo cáo tôi. Giây phút đó, tôi không có xúc cảm nào đặc biêt vì việc quân Pháp đầu hàng là tất yếu mà chỉ ra lệnh hãy đối chiếu tù binh với ảnh De Castries mà ta có để không bị nhầm. Nhưng tôi biết khi đó cán bộ, chiến sĩ ta sung sướng vô cùng, anh em bắn súng tưng bừng lên trời để mừng chiến thắng”.
Không nghi ngờ gì nữa, cẩn trọng ngay cả khi đã giành chiến thắng, điều này đã tạo nên sự khác biệt, đưa Võ Nguyên Giáp vượt tầm các tư lệnh quân sự thông thường! Không chủ quan, khinh địch – dù chỉ một giây – mới có thể lý giải cương vị đứng đầu ba quân của ông suốt cuộc kháng chiến trường kỳ! Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy bên cạnh sự cẩn trọng đó còn là một trái tim lớn của người Anh Cả, một chủ nghĩa nhân văn vô bờ bến: bao anh em đồng chí hy sinh trong trận này còn đang nằm đó, thịt da chưa tan mùi thuốc súng, dẫu biết rằng mọi thắng lợi không bao giờ miễn phí mà đều có cái giá của nó, thậm chí rất đắt! Giây lát trầm ngâm, ông tiếp:
“Tôi thấy kế hoạch tác chiến cho năm 1975 sau chiến thắng Buôn Mê Thuột như một tờ giấy không có hồn (ông nhắc đi nhắc lại). Trong đầu tôi bỗng lóe sáng là sau thất bại ở Tây Nguyên, địch sẽ không tử thủ tại Đà Nẵng mà sẽ rút chạy. Thế là tôi ra lệnh cho anh Lê Trọng Tấn tiến đánh tiêu diệt địch theo phương án chúng rút chạy. Thay đổi cách đánh, đó là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa Xuân 1975”.
“Lóe sáng”, phải rồi. Đó là kết qủa tất yếu của sự tập trung năng lượng cao đến độ bốc cháy và phát sáng. “Lóe sáng”, đó là giây phút “xuất thần”- đối nghịch với những bản kế hoạch “vô hồn”- mà nếu ngay lập tức không thể hiện bằng hành động thì cơ hội ngàn năm có một để kết thúc chiến tranh sẽ một đi không bao giờ trở lại. Không nghi ngờ gì nữa, mỗi một lần trong Võ Nguyên Giáp “lóe sáng” là một lần báo trước một tiếng sét khủng khiếp thiêu kẻ thù thành tro bụi!
Nghỉ giải lao, Đại tướng mời tôi “nào ta cụng chén”. Như mạch nước ngầm, những câu chuyện về khởi phát binh nghiệp của ông vào những năm 40 của thế kỷ trước cứ thế tuôn trào lấp đầy tuần trà.
“Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu tại làm sao Bác lại giao cho tôi phụ trách công tác quân sự -Nhấp một ngụm nước, Đại tướng tiếp tục - Bác cũng chỉ hỏi: “Chú Văn có làm quân sự được không?” và Bác giao cho tôi công tác này trong khi bản thân tôi chưa hề đọc một cuốn sách giáo khoa quân sự nào dù đó là dành cho cấp tiểu đội trưởng và lúc ấy đã có đồng chí tốt nghiệp Trường quân sự Hoàng Phố, từng là sĩ quan bên Trung Quốc. Cảm tưởng của tôi lúc ấy ra sao? Thực tình lúc đó tôi cũng không nghĩ gì và luôn tin tưởng tuyệt đối vào các quyết định của Bác. Sau này cũng vậy, trong một cuộc họp của Hội đồng Chính phủ vào tháng 1/1948, Bác nói:“Chính phủ phong chú Văn làm Đại tướng”, chỉ có thế thôi và không báo trước. Sau đó thì Bác mới ra Sắc lệnh với tư cách Chủ tịch Nước và tổ chức lễ phong hàm cho tôi. Về việc này, anh Cù Huy Cận lúc đó là Tổng thư kí Hội đồng Chính phủ biết rất rõ”.
Thật hy hữu trong lịch sử nhân loại việc lựa chọn người cầm quân của cả một dân tộc diễn ra mộc mạc đến như vậy và cũng mộc mạc như thế đội quân chính qui đầu tiên của Cách mạng - Đội tuyên truyền giải phóng quân - từ chỉ huy cho đến lính. Bức ảnh chụp cách đây tròn 60 năm dưới bóng rừng Trần Hưng Đạo vẫn còn kia: vỏn vẹn Ba mươi Tư người, quần nâu áo vải, vũ khí thô sơ, đứng nghiêm trước một Võ Nguyên Giáp đầu đội mũ phớt, quần xắn đến bắp chân.Cũng thật hy hữu một đội quân ra đời trong bối cảnh như vậy mà chỉ một năm sau đã tiến thẳng về Quảng trường Ba Đình-Hà Nội cùng nhân dân cả nước tung hô Nước Việt Nam Độc Lập, chấm dứt vĩnh viễn chế độ thực dân-phong kiến kéo dài đã 2/3 thế kỷ. Vẫn người chỉ huy và đội quân ấy 10 năm sau đã làm nên một Điện Biên Phủ long trời lở đất, đánh bại một đội quân nhà nghề vào bậc nhất, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Lí giải thế nào đây về sự lựa chọn người cầm quân của lãnh tụ Hồ Chí Minh?
Trước hết Cụ Hồ thực sự là một nhà tiên tri. Ngay từ năm 1941 Ông Cụ đã làm thơ dự báo năm 1945 Cách mạng sẽ thành công. Lại nữa, ngay từ xuân 1947, Bác đã chỉ thị phải “đem được lá cờ đỏ sao vàng cắm lên đất Điện Biên Phủ” và tháng 6 năm 1949, năm năm trước trận quyết chiến Việt-Pháp tại lòng chảo này, đã dự đoán “hơn một vạn giặc chết và bị thương” trong “trận đánh cuối cùng”. Với “con mắt xanh” của nhà tiên tri, Bác hẳn đã phát hiện ở Võ Nguyên Giáp một thiên tài quân sự mà sự thông minh cùng sự cẩn trọng chắc chắn là những thuộc tính quan trọng hàng đầu. Suy cho cùng, hiếm có nhà cách mạng buổi đầu nào lại là nhà quân sự chuyên nghiệp. Mấu chốt là ở khả năng “tự đào tạo”. Mà muốn thế thì phải có tri thức đủ để “mình thành thầy của chính mình”. Vì vậy, dù Võ Nguyên Giáp không qua một khóa đào tạo quân sự nào nhưng chắc chắn “phông” kiến thức của ông đã là một nhân tố quan trọng thuyết phục lãnh tụ Hồ Chí Minh giao cho ông trọng trách “can qua” ấy. Nói như Trần Văn Giàu, người đồng niên với ông (1911) và là lãnh tụ Nam bộ kháng chiến những ngày đầu, “Võ Nguyên Giáp cầm quân giỏi ngay từ buổi đầu là vì với tư cách giáo viên sử học, ông hiểu biết rất rộng và sâu lịch sử quân sự của cả Ta, Tàu, Tây (cả ba đều vần T cả, Trần Văn Giàu khoái trá). Vậy thì, theo cái lôgíc “học người” ấy, hẳn có những thiên tài quân sự ảnh hưởng đến ông?
“Thần tượng quân sự của tôi là Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Không có nhà cầm quân nước ngoài nào là thần tượng của tôi nhưng danh tướng nước ngoài thì phải kể đến Napoléon”.
Đã đành kiến thức quân sự tích lũy được trong nhà trường hay tự học là vô cùng quan trọng, nhưng Cầm quân suy cho cùng là một Nghệ thuật như các ngành nghệ thuật khác và vì vậy đòi hỏi phải có năng khiếu bẩm sinh. Nói cách khác, tài thao lược của Võ Nguyên Giáp là “Thiên phú”. Nhưng thiên tài mà không có “quí nhân phù trợ” thì không dễ gì phát huy. Đến đây một lần nữa, ta lại phải ngả mũ kính phục Hồ Chí Minh vì đã chọn Võ Nguyên Giáp để gửi “thép” của Cách mạng. Quả vậy, theo bà Đặng Bích Hà, trưởng nữ của nhà văn hóa lớn Đặng Thai Mai và phu nhân của Đại tướng, “nếu không được Bác giao lãnh đạo quân sự, ông Văn nhà tôi cũng chỉ có thể làm đến Bộ trưởng Giáo Dục do xuất thân giáo viên và trong Đảng thì làm đến Xứ ủy viên là cùng”.
Chiều 21/3/2004
Hai hôm trước, nói chuyện với tôi qua điện thoại, phu nhân Đại tướng có nhắc tôi mang các bức họa chân dung Đại tướng đến để Đại tướng xem lại vì “Bác Giáp mê tranh của cháu lắm”. Rồi bà nói thêm đã có nhiều họa sĩ đến vẽ trực tiếp Đại tướng nhưng không thành công. Thậm chí một họa sĩ có tiếng sau đó đã vẽ chân dung bà để thế vào như một lời xin lỗi. Và chiều nay tôi đến với các bức chân dung vừa tròn một tá mà tôi đã “sơ tuyển” trong hàng chục bức đã vẽ trong hai lần trước đó. Võ Nguyên Giáp xuất hiện, lần này trong bộ đồ dân sự và ngay lập tức theo bản năng, tôi có ý tìm sự khác biệt giữa Đại tướng trong quân phục đại lễ và Đại tướng trong trang phục đời thường. Nhưng lạ quá, tôi chỉ tìm thấy được sự đồng nhất: vẫn con người điềm tĩnh đó với đôi mắt tinh anh lộ rõ sự quyết đoán, vẫn vẻ đôn hậu mà hóm hỉnh của một hiền triết phương Đông. Giờ thì tôi đã có dịp kiểm chứng câu ngạn ngữ của Pháp “L’habit ne fait pas le moine” (trang phục không làm nên thày tu). Đại tướng bảo tôi bày cả 12 bức ra để ông ngắm. Thế là mọi mặt bằng trong phòng khách: mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn...đều được tận dụng. Vẫn chậm rãi, Võ Nguyên Giáp ngắm từng bức rất lâu, ngồi rồi lại đứng. Và rồi ông gọi cả nhà, kể cả anh em bảo vệ, cần vụ ra để cùng lựa những bức tốt nhất. Thế là tôi chứng kiến phu nhân Đại tướng, Võ Hồng Anh, Võ Hồng Nam, những người con của Đại tướng, cùng mọi người tranh luận sôi nổi và có sự tâm đắc ít nhiều khác biệt với ông. Tuy Võ Nguyên Giáp “dân chủ” là vậy, tôi vẫn cảm nhận chủ kiến của ông. Bức nào ông thích thì ông lại lấy tay ra hiệu cho tôi tránh ra mỗi khi tôi định cất bớt đi theo ý của đa số những người có mặt. Nhưng rồi mọi người cũng lựa được hai bức đưa vào chung kết. Ông đứng đó, vẫn trong tư thế của vị Tổng tư lệnh, có khác chăng là trong bộ đồ đời thường nho nhã và mặt trận của ông tại thời khắc này là văn hóa. Đại tướng suy nghĩ lung lắm bởi ông cho là cả hai đều thể hiện ông rất giống cả về hình thức lẫn tinh thần. Nhưng rồi ông đã chọn bức thể hiện ông nhân hậu hơn vì bức kia giống thì thật là giống nhưng “hơi dữ quá”. Tuy vậy, trước khi đi đến quyết dịnh cuối cùng, Đại tướng bảo tôi bày lại tất cả những bức trước đó đã đựợc cất bớt theo phương pháp loại trừ dần. Võ Nguyên Giáp đứng đó, trước các bức họa như thể đứng trước sa bàn chiến dịch. Bấy nhiêu bức là bấy nhiêu giải pháp khác nhau. Đã quyết định rồi nhưng để chắc không sai lầm, ông lại xem lại tất cả. Đại tướng ơi! đến bây giờ tôi mới cảm nhận được thế nào là giây phút đi đến quyết định “kéo pháo ra” ở mặt trận Điện Biên. Quả là khối óc vĩ đại vì đã hoạt động liên tục không chỉ trước, trong mà cả sau khi đã quyết định. Như thể “trao giải”, ông bèn kí vào các bức họa. Nhanh như chớp, đầy đủ cả họ lẫn tên. Thảo nào nhà sử học Pháp Jules Roy đã dùng từ “lòe sáng”(fulgurante) để mô tả chữ kí của ông. Sau khi hoàn tất công việc của một vị “chủ khảo tình thế”, Võ Nguyên Giáp hỏi tôi: “Mình có khó tính lắm không?” “Thưa Đại tướng – tôi đáp – dễ dãi không làm nên nghiệp lớn!”. Phu nhân Đại tướng âu yếm nhìn ông, nhận xét tranh: “Ba tuy đã già nhưng vẫn còn sắc xưa” thì Võ Nguyên Giáp hóm hỉnh “Sắc xưa thì có nhưng mà già!” Thật tự nhiên, hai Bác-cháu xoay sang đề tài văn hóa-văn nghệ.
“Tôi xem tivi thấy toàn là phim ngoại, phim ảnh của ta đi đâu rồi không biết! Nhục quá! Ta tiếp thu cái hay của các nước chứ không thể biến thành tivi của nước ngoài”.
Chao ôi, cho đến giờ phút này Tướng quân vẫn không chịu được cảnh làm nô lệ ngoại bang dưới bất kỳ góc độ nào, trên bất cứ phương diện nào. Nhưng hầu như ngay lập tức cái Trí của ông lại phát huy và ông tự lý giải: “Phải chăng ta thiếu kịch bản tốt, đạo diễn giỏi”. “Vậy theo Đại tướng, thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc?”
“Độc lập- Tự do” – Đại tướng mạnh mẽ - Văn hóa Việt Nam tựu trung gồm hai chữ: dũng cảm và thông minh. Quyết đánh quyết thắng và biết đánh biết thắng. “Quyết” mà không “biết” thì sẽ thất bại”.
Thú thực là tôi đợi một câu trả lời ít nhiều liên quan đến sáng tạo văn học-nghệ thuật nhưng câu trả lời của Đại tướng cũng không hề làm tôi ngỡ ngàng. Phải rồi, văn hóa nhìn một cách tổng thể là những thành tựu để đời của một dân tộc. Vậy mà từ hơn 1000 năm qua, những dấu ấn của người Việt lại là những võ công. Quả vậy, lịch sử nước Nam ta là một chuỗi các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ bờ cõi nhằm khẳng định chân lí “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” và “ Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do”. Nói cách khác, văn hóa Việt Nam cơ bản là văn hóa chiến chinh, “Độc lập-Tự do” chính là cốt lõi, Dũng cảm-Thông minh, hay cái Dũng, cái Trí, là để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đó.
Phu nhân Đại tướng mời tôi Sô-cô-la “made in Việt Nam”. Có vậy chứ, dân mình đã thành công trong việc tiếp thu tinh túy của văn hóa ẩm thực nước ngoài và văn học cũng không phải là ngoại lệ. Từ mười mấy năm đổ lại đây, ùng oàng đã được vặn nhỏ tối đa trong các tác phẩm viết về chiến tranh như để người đọc nghe rõ hơn tiếng đập của trái tim người lính và những xung động từ đó phát sinh, đành rằng không thể diễn giải trạng huống đặc biệt này của nhân loại đơn thuần như một điện tâm đồ!
“Viết về người lính dù dưới góc độ nào cũng đều tốt; mô tả chiến công hay đời sống tinh thần, hành động hay nội tâm của họ đều cần thiết như nhau vì đó là hai mặt của một vấn đề, ví như tiền tuyến luôn dính với hậu phương. Không thể có chiến thắng nếu tách rời hai mặt này của cuộc sống”.
Rốt cuộc Điện Biên Phủ vẫn quay trở lại trong không khí kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng.
“Cách tốt nhất để kỉ niệm chiến thắng lịch sử này là không ăn hối lộ- Đại tướng rành rọt –Lẽ sống của tôi là vì Nước vì Dân,“Dĩ Công vi thượng- rồi quay sang các con tôi, Xuân Đức và Xuân Hiếu- cách tốt nhất đối với các cháu là học thật giỏi, nắm thật vững lịch sử của ông-cha để sau này làm nên những Điện Biên Phủ trong các lĩnh vực khoa học và văn hóa”.
Có lời dạy nào hay hơn thế khi tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là “nội xâm”, đe dọa phá tan cơ đồ mà Điện Biên Phủ đã mở đường gây dựng và khi hội nhập quốc tế không chỉ đơn thuần là giải pháp kinh tế mà còn là nơi tỷ thí giữa các trí tuệ của năm châu!
LỜI KẾT
Việc Võ Nguyên Giáp thay đổi cách đánh vào phút chót tại lòng chảo Mường Thanh mang một ý nghĩa lớn lao hơn người ta tưởng rất nhiều. “Quyết định khó khăn nhất trong đời cầm quân” của ông không chỉ chấm dứt giấc mộng thực dân của Pháp tại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung mà còn bảo đảm thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này, thu giang san về một mối.
“Nhân kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, anh Lê Trọng Tấn, nguyên Đại đoàn trưởng 312 có nói: “Nếu không có quyết định chuyển cách đánh thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”. Còn đối với anh Vương Thừa Vũ, nguyên Đại đoàn trưởng 308, nếu lúc đó cứ kiên trì phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” thì cuộc kháng chiến chống Pháp có thể kéo thêm 10 năm nữa”.
Thực tình tôi cho rằng các vị Tướng nói trên vẫn quá ư lạc quan vì nếu ta thua tại quyết chiến điểm này thì sẽ không bao giờ còn cơ hội thống nhất hoàn toàn đất nước. Quả thực, theo quan điểm của tôi, nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ thì sẽ không có miền Bắc hoàn toàn giải phóng để làm hậu phương lớn – nhân tố quyết định để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Như đã nói, lịch sử Việt Nam cơ bản là lịch sử chiến tranh và vì vậy một trong những biểu tượng chính của dân tộc Việt Nam phải là biểu tượng quân sự. Nghe nói trong mười danh tướng xuất sắc nhất từ cổ chí kim được một số nhà nghiên cứu lịch sử có uy tín thế giới bầu chọn thì Việt Nam được đại diện những hai lần: Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Để được đứng vào danh sách đó, danh tướng được đề cử phải thỏa mãn 3 điều kiện: xây dựng quân đội, đánh trận giỏi và có lí luận quân sự. César của La mã không được chọn chỉ vì không để lại tác phẩm quân sự nào. Cả ba tiêu chí trên, Võ Nguyên Giáp không những thỏa mãn mà còn đáp ứng một cách nổi trội. Không như các danh tướng khác, Võ Nguyên Giáp không có đội quân nào để thừa kế mà phải bắt đầu từ con số Không theo đúng nghĩa đen của từ này: lo từ tìm cấp phó cho tiểu đội trưởng, từ mở lớp cứu thương lo đi, tất bật chẳng khác nào một bà nội trợ. Đánh trận giỏi thì chả phải đợi đến sau này mà ngay hai trận đầu ra quân - Phai Khắt và Nà Ngần- đã làm phía Pháp phải nhìn nhận ông là “cao thủ” (exécutés de main de maitre). Và chỉ riêng nguyên lý “thay đổi cách đánh hay là chết” trên cơ sở cập nhật tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến cũng đã đủ đưa Võ Nguyên Giáp vào hàng “đại gia” trong lí luận quân sự.
Cách đây khỏang chục năm, khi tôi đang làm Tiến sĩ Luật ở bên Pháp, thấy mọi người hào hứng đi xem bộ phim Mỹ “Công viên kỉ Jura” trong đó những nhân vật chính là các chú khủng long thời tiền sử thì tôi nói vui: “Việc gì phải vào các rạp chiếu phim để xem khủng long được tái tạo bằng kĩ xảo. Hãy sang Việt Nam vì ở đó vẫn tồn tại một khủng long - con Rồng vĩ đại: Đại tướng Võ Nguyên Giáp!” Nghe tôi thuật lại chuyện này, Võ Nguyên Giáp, Nguyên Soái của tôi, mỉm cười hiền hậu... như Quảng Bình quê ông mêng mông bình lặng! Cũng có thể ông đang thả hồn về lại chiến trường xưa, nơi bao người mong ngóng vì “Điện Biên Phủ là đất của ông ấy mà!” như nôm na người em gái Thái giữa dòng vô tận hành hương./.
CHHV
Chú thích:
[1] Tiến sĩ Luật, Thạc sĩ Văn, hoạ sĩ hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, công tác tại Bộ Ngoại giao.[2] Tác giả là nhà thơ Bút Tre, nổi tiếng với cách ngắt danh từ riêng thành hai dòng và câu thơ trên luôn được dẫn ra để chứng minh thi pháp độc đáo đó của ông
[3] Thăng Long, tên nguyên thủy của Hà Nội.
[4] Đêm về sáng ngày 25/1/1954, ngày N theo phương án “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
[5] “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân được sáng tác ngay tại Điện Biên Phủ, trước khi chiến dịch mở màn và được phổ biến trong toàn mặt trận.
Lên trang viet-studies ngày 6-5-09
Admin gửi hôm Thứ Hai, 07/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131007/cu-huy-ha-vu-vo-nguyen-giap-chan-dung-mot-huyen-thoai
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001