Ông Hai Say và chuyện uống trà
*
“Tiếng lành đồn xa”, tiếng dữ cũng đồn xa. Từ ngày ông Hai Say bị công an bắt nhốt vì “Chuyện mất gà”, hàm ý của câu truyện này là điểm mặt chửi thằng hàng xóm Trung Cộng, bọn ở ngay sát nách nhà nên có nhiều cơ hội mò qua mà bợ đủ thứ.
Ngoài đám nữ sinh thân thương, những khách hàng yêu quý của ông, ông còn
có những người bạn hoặc trạc tuổi hoặc nhỏ hơn ông rất nhiều. Thỉnh
thoảng, những người này cũng xuyên tạc ngang (chữ viết ngắn của
đi xuyên qua rùi tạc vô) để trước là thăm lom, nhưng sau là mong nghe
ông bàn loạn tình hình, đó mới là điểm chính.
Thời thơ ấu, ông được ba mẹ ẵm đi theo Việt cộng. Lớn lên trong núi rừng
hoang dã, hòa nhịp cùng thiên nhiên nên tánh tình ông cũng rất tự
nhiên. Ông kể truyện rất là có duyên, duyên dáng như những áng mây thu
bàng bạc, bởi thế, không những đám nữ sinh cò con yêu thích ông mà người
lớn cũng vậy.
- Anh Hai hôm nay khỏe không? Sao bày đồ nghề trễ vậy?.
- Ừ cũng lai rai, trời mưa bọn cò con ngại đi lại, sợ ướt áo dài. Vào làm cốc trà chơi.
Không mấy phút sau, lại thêm hai người nữa cũng xuyên tạc, một
làm nghề buôn bán tạp hóa, còn gọi là nhà phân phối, một là chủ tiệm hàn
sì, tuy chủ tiệm nhưng cũng được giới quan chức địa phương liệt vào
hàng công nhân, giai cấp lãnh đạo. Còn ông bạn đầu tiên thì làm vườn,
nhưng thôi cứ gọi là nông dân cho gọn.
Cả bốn người, một chủ ba khách ngồi nhâm nhi trà đạo, tuy uống trà nhưng chẳng mấy chốc không khí trở nên sôi nổi.
Anh hàn sì: Hôm qua, có ghé báo lề Dân, Dân Làm Báo mới đăng tin dân oan
tay súng Đặng Ngọc Viết bắn đẹp một lũ tham quan ở ngoài Bắc, một vỡ
sọ, bốn bị thương, đọc thấy đã quá mấy ông à.
Anh làm vườn: Bắn chết mẹ hết bọn cướp ngày đi, bắn càng nhiều càng tốt, để chúng sống chi cho chật đất hà hiếp dân lành.
Anh chủ tiệm tạp hóa: Đ. M nhìn người mà ngẫm đến ta, tui đây, nhiều lúc
tui thấy tui hèn quá. Mẹ nó, có cái nhà phân phối nhỏ như mông đít, làm
ăn ế ẩm, nhiều khi phải bán lỗ hàng để trả tiền nóng tiền nguội mà bọn
công an thị trường, thuế vụ nào thương xót, nay đòi bia, mai đòi thuốc
lá, mốt bắt phải tặng cạc điện thoại, một hai tuần thì cứ đòi nhậu,
nhiều lúc hận đời, tui cũng muốn mời đầy đủ những cái mặt mẹt chúng nó
nhậu một chầu Diêm Vương. Tôi sẽ cho TNT nổ banh xác hết. Nhưng thuốc nổ
thì mua ở đâu anh Hai?
Hai Say: Tưởng gì chớ bửng đó thì khối, tìm mấy cha đánh cá là có ngay,
cỡ bọn đó thì 2 ký cũng đủ banh xác pháo rùi. Súng thì nhờ anh em ở Mộc
Bài Tây Ninh, ngắn dài có đủ, đạn, so giá thị trường thì hơi mắc chút,
vài ba trăm ngàn một viên đó mà. Theo tui, bóp cò vào đầu từng thằng,
thấy sướng hơn, nhìn nó dẫy dẫy, mắt chớp chớp vì phải lìa cuộc đời có
quá nhiều dịp may tham nhũng trấn lột, luyến tiếc lắm chớ.
Một anh bạn trẻ với khuôn mặt đôi khi lầm lì, đôi khi ngơ ngác như kẻ
mất thần, hàng xóm thường gọi là “Tùng ngơ ngác” bước vào, nó ngồi chệt
xuống sàn nhà nhìn các chú bác một cách ngưỡng mộ thích thú.
Mặc dầu tất cả đã quá quen biết nhau nhưng ông Hai cũng châm gió lấy đà:
Như thằng Tùng này đây, việc gì mà nó không dám làm. Hai năm trước, nó
thấy cảnh sát giao thông tát đàn bà, nó nhảy vào can, bị côn an đánh nó
luôn, nó chơi lại thì bị bốn thằng côn an giao thông bề hội đồng, nắm
đầu nó đập xuống đường nứt sọ, giờ nó mới ra nông nỗi này.
Hai Say: Ê Tùng, chú mày dám chơi bọn tham quan không?.
Tùng: Mấy đại ca cho em đồ nghề, em sẽ chơi khi nào cảm thấy lên máu.
Anh hàn sì: Nó có bằng đó mấy ông à.
Câu chuyện đang hồi nhộn nhịp, nhưng ông Hai Say chuyển đề tài: Mấy ông
nghĩ thế nào về những tay mệnh danh là khoa bảng, hở ra là vỗ ngực xưng
tên nào là trí thức, nào là tiến sĩ, giáo sư... luôn hô hào là phải đấu
tranh bất bạo động, hễ mở miệng là phê phán dùng bạo lực là bạo động, là
hạ sách… chê đủ thứ để chẳng qua là nhằm che giấu cái bản chất hèn,
chết nhát của mình!. Mẹ kiếp mấy thằng này, khi có chinh chiến, kêu
chúng đi cầm súng giết giặc thì hỏi được mấy thằng xung phong?.
Những tên chánh trị sa lông này, khổ không chịu, gan như gan chuột,
không biết mình biết ta, cứ ngồi mà hô với hào đấu tranh bất bạo động,
đã mấy chục năm rồi mà chả thấy đi đến đâu. Công an thì vẫn cứ hà hiếp
dân lành vì không ai phản kháng, án thì vẫn cứ liên tục xử, người thì cứ
tiếp tục bị tống vô tù.
Tôi không phản đối phương cách đấu tranh bất bạo động, ngược lại còn ủng
hộ là đằng khác nhưng tôi cũng không phủ nhận việc đấu tranh bằng bạo
động bởi nó cũng là một trong những chiến thuật của đấu tranh. Phải tùy
tình hình, tình thế mà thực hiện một cách tùy nghi để mà ứng biến. Nếu
không có tiếng súng của Đoàn Văn Vươn, của Đặng Ngọc Viết thì làm gì
khiến cái đảng ma này nó hoảng lên? Bộ tưởng đảng chúng nó cái gì cũng
ngu sao, tuy chúng đần độn về nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng ma mẻ
lắm chứ. Việc chúng nó tập luyện cho công an, dân phòng, sinh viên học
sinh chống bạo động, tập thể vùng dậy lật đổ chánh quyền là việc làm có
cơ sở vì chúng biết rằng một ngày mùa xuân đẹp trời nào đó, toàn dân sẽ
nổi dậy dùng bạo lực của nhân dân mà khống chế chúng, hất chúng ra khỏi
bộ máy tà quyền.
Anh của “Tùng ngơ ngác” có kinh doanh buôn bán xe gắn máy luôn bị thằng
phó chủ tịch huyện kiêm trưởng phòng tài chánh thù vặt, nay đòi tịch thu
giấy phép kinh doanh, mai hăm san bằng cơ sở, khiến cả nhà nó muốn
khùng, ác mộng trong mấy năm trời.
Một chiều, thằng Tùng đứng chận ngay đường thằng quan huyện về nhà, mặt
thẳng mặt, Tùng nói rõ: Đ. M mày là quan, là chén kiểu, tao là thằng bần
cùng là mủng dừa, tao sẵn sàng đổi mạng với mày. Tính sao? Mày đội nón
bảo hiểm thì cây sắt tao nện ngay cổ, liệu cổ mày có chịu nổi không?.
Tên quan huyện rùng mình, da nổi gà như giấy nhám, thằng quan thầm nhủ:
Ngu sao đổi mạng, ngu sao mà bỏ cả công việc béo bở đang hốt bạc tỉ tỉ.
Thế là từ đó thằng tham quan không còn bén mảng làm mây mưa nữa.
Đó thấy chưa?. Nếu “Tùng ngơ ngác” thay vì liều mạng mà là bất bạo động,
quì xuống lạy nó rằng thì bẩm xin quan huyện tha cho gia đình chúng con
thì liệu rằng nhà thằng Tùng có được sự yên ổn như đã là không?.
Thêm một câu chuyện thật từ thằng quan huyện này, tuy chỉ là phó chủ
tịch huyện (1), một nơi được gọi là “vùng sâu vùng xa” mà nó đã có được
một mớ tài sản tương đương không dưới 2 triệu đô la Mỹ. Nó được đặc
trách về kế hoạch và tài chánh của huyện bởi cái miệng của nó rất dẻo
cùng bàn tay lông lá của nó rất ư là phóng khoáng khi chi cho đàn anh.
Căn nhà của nó thật uy nghi đồ sộ, khi qui hoạch phóng đường, một con
đường tương đối thẳng nhưng khi khi đến khúc có gia trang của nó thì con
đường phải quẹo bởi tránh đụng phải nhà quan. Đang không đường thẳng,
Honda chạy ngon trớn, bỗng phải quẹo con dòng nên con đường này đã có
lắm thằng “tài xế” 15-16 tuổi trượt bánh té chết dài dài. Con đường này
được lục lộ tỉnh cho đặt tên là “Nguyễn Tất Thành” nhưng ở đây bà con cứ
gọi là đường “Trần Dư” bởi nó có nhiều nhà của quan các cấp ở.
“Chiện thường ngày ở huyện” là hình ảnh thu nhỏ trên phạm trù quốc gia.
Nếu không có ngọn lửa của Mohamed Bouazizi, một người dân bán hoa quả
bình thường ở Tunisia thì làm sao có được cuộc Cách mạng mùa Xuân ở Ả
Rập?. Có dứt điểm được nhà độc tài Ben Ali vào thời điểm đó không nếu
không có ngọn lửa tự thiêu của một người dân bình thường?. Các nhà khoa
bảng, trí thức tiến sĩ giáo sư... có học được gì ở Mohamed Bouazizi
chăng? Nếu có thì xin bớt “nhọn mỏ” dối lòng đi nhé.
Có một mẩu chuyện thật ở một xã nhỏ tại Việt Nam, bà Sính (2) có một đứa
con trai duy nhất, đứa con rất hiếu thảo, thương mẹ nghèo nên không học
đòi theo các con quan chơi bời lêu lổng. Không như những đứa trẻ con
nhà giàu khác, ở lứa tuổi 16, ngoài việc học rất giỏi Hiển còn phải phụ
mẹ gánh từng gánh hàng ra chợ bán. Một đêm, thằng trời đánh, con của vị
giám đốc công an tỉnh say rượu chạy xe, tông em Hiển với gánh bún mộc
tung tóe, những sợi bún trắng đục trộn lẫn với máu và óc của người thanh
niên hiếu đạo trông thật đau lòng. Trên vũng máu, trước khi lìa đời,
Hiển còn nuối tiếc câu cuối cùng: Tại sao nỡ cán tôi, rồi đây, còn ai
phụ mẹ gánh hàng bún mộc!.
Đêm đó, con trời không những chỉ cán thằng Hiển nhưng liên tục còn tông
thêm 2 người nữa, một em bé 6 tuổi bị thương nặng, một phụ nữ chết bỏ
lại 3 con dại. Thằng con trời chẳng những không bị ở tù bởi nhân viên
công an làm án kết tránh bứt dây động rừng mà còn hăm kiện ngược con bà
Sính là làm cản trở giao thông!.
Người miền quê vốn dĩ chân chất, thấp cổ bé họng, lại phải triền miên
sống trong màn phủ sợ hãi bao trùm riết cũng thành quen. Mọi việc sẽ
chìm vào dĩ vãng, còn chăng là những giọt nước mắt lăn dài của người mẹ
quá thương tiếc cho con.
Họ chấp nhận sự hèn đốn cúi mặt, họ không dám nghĩ đến bạo động, họ chỉ
vơ phó mặc vận mệnh cho trời, họ tự ru mình bằng những điệu ru “quân tử
Tàu”... Những lối hành xử ấy không bao giờ làm cho một chế độ độc tài
công an trị như Việt Nam nao núng.
danlambaovn.blogspot.com
_____________________________________
_____________________________________
Sau đây là nguồn dẫn người thật, việc thật:
1- Kiều Diên: nguyên phó chủ tịch huyện Bắc Bình-Tỉnh Bình Thuận. Hiện là phó giám đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bình Thuận.
2- Bà Nùng A Sính: Bán cháo vịt và bún mộc tại chợ Sông Mao, huyện Bắc Bình-Bình Thuận.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.de/2013/10/ong-hai-say-va-chuyen-uong-tra.html#.Ulab91PKEjI
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001