Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 1 & 2)

So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 1) 



Dương Danh Huy1, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song2
Các tác giả cảm ơn Lê Minh Phiếu và Phạm Thanh Vân đã góp ý

Từ khi Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết ngày 30/12/1999 (“Hiệp định 1999”), đã có nhiều ý kiến, phân tích và tranh cãi về Hiệp định này, cũng như về việc phân giới cắm mốc sau đó.

Để có thể phân tích những vấn đề biên giới một cách khách quan, chúng ta cần biết chính xác biên giới “mới” và biên giới “cũ” ở đâu.
Biên giới “mới”, theo Hiệp định Biên giới Việt Trung, đã được công bố trong Nghị Định Thư Phân Giới Cắm Mốc Biên giới trên Đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2009). Nghị Định Thư3 có vị trí đầy đủ các mốc và cách thức nối những mốc đó (chẳng hạn, theo sông, theo đường phân thủy, theo hướng Bắc Nam, v.v.).
Vấn đề là định nghĩa biên giới “cũ” thế nào.
Một trong những định nghĩa có thể chấp nhận được là biên giới Việt Nam - Trung Quốc trước khi Việt Nam giành lại độc lập từ Pháp. Biên giới này dựa vào các Hiệp ước 1887 và 1895 giữa Pháp và Trung Hoa.
Vào đầu thập niên 1950, trước khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Sở Địa Dư Đông Dương (Service Geographique de l’Indochine, SGI) vẽ biên giới này, theo cách hiểu của Pháp, trên bản đồ tỷ lệ 1:25 000 (“bản đồ SGI”). Những bản đồ này được Sở Bản đồ của Quân đội Mỹ (Army Map Services, AMS) hiệu đính, soạn lại, và xuất bản ở tỷ lệ 1:50 000 (“bản đồ AMS”) vào năm 19644. Trong công trình này, chúng tôi đã thử vẽ bản đồ so sánh so sánh vị trí cột mốc mới với biên giới trên bản đồ AMS.
Những vấn đề khi so sánh biên giới theo Nghị Định Thư và bản đồ AMS là:
1. Hệ trắc địa khác nhau: Bản đồ AMS vẽ theo hệ trắc địa Indian 1960, tức là tọa độ được tính từ một số mốc chuẩn ở Ấn Độ. Tọa độ của các mốc biên giới theo NĐT được xác định theo hệ WGS-84, hệ trắc địa này xử dụng những dữ kiện chính xác hơn về hình dạng trái đất. Hai hệ tọa độ này cũng định nghĩa kinh độ zero khác nhau..Giải quyết vấn đề này khá đơn giản vì có những phần mềm dùng những công thức chính xác cho việc chuyển tọa độ. Chúng tôi đã kiểm tra kết quả do phần mềm chúng tôi dùng với kết quả do Cục Tình báo Địa-không gian Quốc gia của Mỹ (National Geospatial Intelligence Agency) và sự khác biệt chỉ là vài mét.
2. Những sai số trong bản đồ của SGI và AMS.

(a) Phương tiện kỹ thuật hạn chế: thời 1950 chưa có vệ tinh, GPS, v.v. nên các nhà trắc địa thời 1950 phải dùng những dụng cụ dựa vào tay và mắt, “thô sơ” so với thời nay. Điều này sẽ góp phần gây ra sai số ngẫu nhiên.
(b) Khi biên giới ở các vùng rừng núi (như hầu hết biên giới Việt - Trung) thì sự đo lường rất khó khăn, và trọng lực từ núi đồi cũng gây nhiễu cho thiết bị trắc địa. Điều này sẽ góp phần gây ra sai số ngẫu nhiên.
(c) Khi dùng những phương pháp trắc địa thời xưa, muốn đo tọa độ của một địa điểm thì phải dựa trên mạng tam giác trắc địa. Thực tế thì mỗi nước hay mỗi vùng có thể có một mạng tam giác trắc địa riêng, nhưng để lập hệ trắc địa Indian 1960 thì phải nối mạng trắc địa của Việt Nam vào với mạng của Ấn Độ. Việc nối mạng trắc địa từ Ấn Độ và Miến Điện, sang Thái Lan, sang Campuchia rồi tới Việt Nam phải đi qua nhiều điểm trắc địa, cho nên sai số tích tụ lại. Điều này sẽ góp phần gây ra sai số hệ thống (systematic error), tức là một sai số đồng đều ở mọi địa điểm.
Vấn đề 2 là vấn đề nan giải và theo nhận xét của chúng tôi (dựa theo những khác biệt giữa các mốc Nghị Định Thư và sông, thác trên bản đồ AMS), có thể dẫn đến những sai số từ 0 tới khoảng 200 m. Chính những bản đồ của AMS cũng ghi ở nhiều chỗ là “Map sources irreconcilable” – bản đồ nguồn có mâu thuẫn không giải quyết được.
Một ví dụ cụ thể có thể thấy trong hình 1, lấy từ bản đồ binh_lieu-6452-2 của AMS, gần điểm 55 x 98 (107°29’, 21°39’30”). Thí dụ này cho thấy bản đồ AMS có những sự tự mâu thuẫn và có thể có sai số lên đến 200 m.

danluan_d00170.jpg


Hình 1. Xê xích đường biên giới do “sources irreconcilable” trên bản đồ binh_lieu-6452-2 của AMS.

Một thí dụ khác về sai số là trong khi đoạn sông Quy Sơn ở hạ nguồn thác Bản Giốc là biên giới, thì trên bản đồ của chúng tôi có một sự chênh lệch khoảng 100-150 m giữa các cột mốc mới với dòng sông biên giới trên bản đồ AMS. Điều đáng để ý ở đây là bản đồ Google Maps cũng thể hiện một sự chênh lệch khoảng 100-150 m giữa biên giới và dòng sông biên giới này, và sự chênh lệch đó củng cố quan điểm của chúng tôi rằng bản đồ AMS đã vẽ đoạn sông Quy Sơn này khoảng 100-150 m quá xa về phía tây nam.
Với những hạn chế do sai số, chúng tôi vẫn quyết định công bố các bản đồ so sánh cột mốc mới với biên giới trên bản đồ AMS, vì chúng tôi cho rằng chúng là một công cụ sơ khởi có thể có ích cho việc phát hiện và tìm hiểu về những trường hợp mà Hiệp định 1999 và việc phân giới cắm mốc đã thay đổi biên giới.
Chúng tôi đã
  • Dùng phần mềm để chuyển kinh độ và vĩ độ của cột mốc sang kinh độ và vĩ độ theo hệ trắc địa Indian 1960.
  • Dùng phần mềm để chiếu các toạ độ này lên bản đồ với phép chiếu Universal Transverse Mercator (UTM) dùng múi 48 (tức là cùng phép chiếu với bản đồ AMS)5, và dùng cùng tỷ lệ với bản đồ AMS.
  • Chồng bản đồ các cột mốc lên bản đồ AMS bằng những phép chiếu tuyến tính.

Kết quả

Kết quả của công trình này là 22 bản đồ có thể được tải về từ đây:
https://dl.dropboxusercontent.com/u/40784403/jpg.zip
Các bản đồ có tên tập tin như sau.
danluan_d00171.jpg
Đoạn biên giới Tên tập tin Đường dẫn đến bản đồ Mỹ tương ứng
x0a Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x0b Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x0c Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
1 binh_lieu-6452-2-copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/binh_lieu-6452-2.pdf
2 dinh_lap-6452-3 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dinh_lap-6452-3.pdf
x2 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
3 lang_son-6352-1 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/lang_son-6352-1.pdf
x3 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
4 dong_dang-6352-4 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dong_dang-6352-4.pdf
5 na_cham-6353-3 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/na_cham-6353-3.pdf
x5 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
6 phuc_hoa-6354-3 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/phuc_hoa-6354-3.pdf
x6 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x6b Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
7 trung_khanh_phu-6354-4 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/trung_khanh_phu-6354-4.pdf
8 tra_linh-6254-1 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tra_linh-6254-1.pdf
9 soc_giang-6254-4 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/soc_giang-6254-4.pdf
10 nam_quet-6154-1 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/nam_quet-6154-1.pdf
x10 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x10b Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
11 na_kung-6055-2 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/na_kung-6055-2.pdf
x11 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x11b Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
12 na_lay-6055-3 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/na_lay-6055-3.pdf
x12 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
13 ha_giang-5954-1 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ha_giang-5954-1.pdf
x13 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
14 pa_kha-5854-2 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/pa_kha-5854-2.pdf
x14 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x14b Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
15 ngai_fong_tion-5854-3 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ngai_fong_tion-5854-3.pdf
x15 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
16 lao_kay-5753-1 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/lao_kay-5753-1.pdf
17 muong_hum-5754-3 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/muong_hum-5754-3.pdf
x17 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
18 phong_tho-5654-2 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/phong_tho-5654-2.pdf
x18 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x18b Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
19 ta_phing-5653-4 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ta_phing-5653-4.pdf
20 muong_boum-5553-1 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/muong_boum-5553-1.pdf
x20 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
21 ban_la_sin-5554-3 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ban_la_sin-5554-3.pdf
x21 Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
x21b Không có Không có trong bản đồ 1:50 000
22 ban_me_rang-5454-2 copy.jpg http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ban_me_rang-5454-2.pdf
Lưu ý bản đồ AMS thiếu một số đoạn ngắn dọc biên giới, thí dụ như x1, x5, và công trình này không bao gồm những đọan đó.

Chú giải về các bản đồ

Kinh độ, vĩ độ trên bản đồ dùng hệ trắc địa Indian 1960. Điều này có nghĩa tọa độ của mỗi cột mốc mới trên bản đồ sẽ hơi khác với tọa độ của nó trong Nghị Định Thư, vì Nghị Định Thư dùng hệ tọa độ WGS84. Tuy nhiên, cả hai tọa độ khác nhau này đều chỉ đến cùng một điểm trên mặt đất.
Bản đồ dùng phép chiếu Universal Transverse Mercator trên múi 48.
Các ô trên bản đồ là các ô tọa độ UTM tương ứng với 1 km x 1 km trên thực địa.
Nền của bản đồ là bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ.
Bản đồ Mỹ có thể hiện các đặc trưng địa lý như núi đồi, sông suối, làng mạc, đường xá.
Bản đồ Mỹ có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh. Các cột mốc này được ghi chú dưới dạng “Boundary Marker (53)”.
Bản đồ Mỹ cũng có vẽ đường biên giới giữa các cột mốc. Biên giới này được vẽ bằng đường vạch đen.
Các điểm xanh hình vuông là cột mốc mới, theo toạ độ từ Nghị định thư sau khi đã được chuyển từ hệ trắc địa WGS84 sang Indian 1960. Độ chính xác của việc chuyển hệ là 1 giây, tương đương với 30 m trên mặt đất.
Bản đồ này cũng có thể hiện biên giới (đường đỏ) và các sông lớn (đường xanh) theo CIA World DataBank II. So sánh biên giới và các sông lớn theo CIA World DataBank II với bản đồ quân đội Mỹ xác nhận lại quan điểm của chúng tôi rằng bản đồ CIA World DataBank II đã bị đơn giản hóa và không còn chính xác. Người xem có thể bỏ qua đường đỏ và đường xanh này.
____________________________________________
1 Thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
2 Cộng tác viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
3 Xem Công báo từ số 634+635 tới số 640+641
4 Xem tại đây
5 Trong tương lai, có thể tìm cách giảm thiểu những sai số đã nói bằng cách dùng thông tin về địa hình (sông, đỉnh đồi, núi, đường xe, tàu, v.v.) để điều chỉnh lại địa đồ.
6 Xem tại đây
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Hai, 07/10/2013          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131007/so-sanh-vi-tri-cot-moc-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-voi-ban-do-cua-quan-doi-my
======================================================================
So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ (Bài 2/i)



Dương Danh Huy1, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song2

Lời giới thiệu

Trong bài “So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ”, chúng tôi đã trình bày 22 bản đồ biên giới Việt Nam - Trung Quốc, trong đó chúng tôi so sánh vị trí của các cột mốc biên giới hiện nay với biên giới theo bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ xuất bản năm 1964.
Bản đồ của quân đội Mỹ (sau đây gọi tắt là bản đồ Mỹ) đã dựa trên bản đồ 1:25 000 của Sở Địa Dư Đông Dương (Service Geographique de l’Indochine, SGI) được xuất bản vào đầu thập niên 1950, cho nên khả năng là đã vẽ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo nhận thức của Pháp.
Dưới đây là vài thí dụ từ 22 bản đồ của chúng tôi. Để hiểu các thí dụ này, cần phải đọc bài “So sánh vị trí cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc với bản đồ của quân đội Mỹ”. Thêm vào đó, trước khi người đọc xem các thí dụ dưới đây, chúng tôi lưu ý rằng,
  • Do sai số của bản đồ, đối với những trường hợp trên bản đồ thể hiện sự chênh lệch giữa vị trí của cột mốc ngày nay và biên giới trong bản đồ Mỹ tương đương với dưới 200 m, không nên kết luận gì về có chênh lệch hay không trên thực địa.
  • Do sai số của bản đồ, không thể kết luận rằng nếu bản đồ thể hiện một sự chênh lệch tương đương với x mét, thì sự chênh lệch đó cũng là x mét trên thực địa.
  • Không thể dùng những thí dụ dưới đây để kết luận rằng tổng kết toàn bộ biên giới thì Việt Nam hay Trung Quốc đã được lợi hơn, hoặc để kết luận rằng hai bên đã được ngang ngửa nhau.
Mặc dù có những hạn chế trên, bằng việc chỉ ra những sự chênh lệch lớn giữa cột mốc ngày nay với cột mốc Pháp-Thanh trên bản đồ Mỹ, hay với đường biên giới trên bản đồ đó, 22 bản đồ này có thể trợ giúp việc phát hiện và tìm hiểu về những vùng lãnh thổ có thể đã thay đổi chủ quyền qua Hiệp định 1999 và việc phân giới cắm mốc sau đó. Bằng cách so sánh vị trí các cột mốc với những mốc thiên nhiên (thí dụ như sông suối, đỉnh núi) trong Nghị định thư, chúng ta sẽ có thể giảm bớt sai số để đi tới những kết luận chắc chắn hơn.

Chú giải về các bản đồ

Kinh độ, vĩ độ trên bản đồ dùng hệ trắc địa Indian 1960. Điều này có nghĩa tọa độ của mỗi cột mốc mới trên bản đồ sẽ hơi khác với tọa độ của nó trong Nghị định thư, vì Nghị định thư dùng hệ tọa độ WGS84. Tuy nhiên, cả hai tọa độ khác nhau này đều chỉ đến cùng một điểm trên mặt đất.
Bản đồ dùng phép chiếu Universal Transverse Mercator trên múi 48.
Các ô trên bản đồ là các ô tọa độ UTM tương ứng với 1 km x 1 km trên thực địa.

Nền của bản đồ là bản đồ 1:50 000 của quân đội Mỹ.
Bản đồ Mỹ có thể hiện các đặc trưng địa lý như núi đồi, sông suối, làng mạc, đường xá.
Bản đồ Mỹ có thể hiện các cột mốc Pháp-Thanh. Các cột mốc này được ghi chú dưới dạng “Boundary Marker (53)”.
Bản đồ Mỹ cũng có vẽ đường biên giới giữa các cột mốc. Biên giới này được vẽ bằng đường vạch đen.
Các điểm xanh hình vuông là cột mốc mới, theo toạ độ từ Nghị định thư sau khi đã được chuyển từ hệ trắc địa WGS84 sang Indian 1960. Độ chính xác của việc chuyển hệ là 1 giây, tương đương với 30 m trên mặt đất.
Bản đồ này cũng có thể hiện biên giới (đường đỏ) và các sông lớn (đường xanh) theo CIA World DataBank II. So sánh biên giới và các sông lớn theo CIA World DataBank II với bản đồ quân đội Mỹ xác nhận lại quan điểm của chúng tôi rằng bản đồ CIA World DataBank II đã bị đơn giản hóa và không còn chính xác.3 Người xem có thể bỏ qua đường đỏ và đường xanh này.
Bản đồ Bình Liêu (1)
Có chỗ cột mốc mới (các chấm xanh trên bản đồ) lệch về phía Việt Nam so với đường biên giới trong bản đồ Mỹ:


Và có chỗ cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:
Bản đồ Đình Lập (2)


Một thí dụ về cột mốc mới đi theo biên giới trên bản đồ Mỹ:
Bản đồ Lạng Sơn (3)
Một thí dụ về không có sự sai lệch lớn hơn sai số (từ cột mốc cũ 25 đến 29):
Bản đồ Đồng Đăng (4)
Khu vực Ải Nam Quan (từ cột mốc 16 cũ đến cột mốc 20 cũ) - nhiều cột mốc mới lệch về phía Việt Nam:
Bản đồ Na Cham (Na Sầm) (5)
Vài chỗ lệch về phía Việt Nam:


và vài chỗ lệch về phía Trung Quốc:
Bản đồ Phục Hoà (6)
Vài chỗ lệch về phía Việt Nam:


Bản đồ Trùng Khánh Phủ (7)
Thác Bản Giốc, với bản đồ Mỹ có sai số 100 - 150 m về phía tây nam:
Chỗ lệch về phía Trung Quốc:
và về phía Việt Nam:
Bản đồ Trà Lĩnh (8)
Một thí dụ có ít sai lệch:
và có nhiều chỗ lệch về phía Việt Nam:
Bản đồ Sóc Giang (9)
Thí dụ có chỗ lệch về phía Trung Quốc (Bản đồ Mỹ ghi rằng nguồn có mâu thuẫn không giải quyết được):
về cả hai phía:
và về phía Việt Nam:
Bản đồ Nam Quét (10)
Một số cột mốc nằm lệch về phía Trung Quốc (thuộc khu vực đồi núi cao):
Và cũng có các cột mốc khác lệch về phía Việt Nam:


Bản đồ Na Kung (11)
Một vài cột mốc lệch về phía Trung Quốc.


____________________________________________
1 Thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
2 Cộng tác viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
3 Biên giới Việt-Trung: bản đồ nói gì? (BBC)
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Ba, 08/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131007/mot-so-thi-du-ve-nhung-su-khac-biet-giua-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-va-ban-do
======================================================================
Một số thí dụ về những sự khác biệt giữa biên giới Việt Nam - Trung Quốc và bản đồ của Quân đội Mỹ (Bài 2/ii)


Dương Danh Huy1, Phạm Quang Tuấn và Phan Văn Song2
Lưu ý
Trước khi xem các bản đồ dưới đây, cần phải đọc lời giới thiệu trong phần 1 của bài này.
Bản đồ Na Lay (12)
Đa số các cột mốc mới ở đoạn này không sai lệch nhiều so với đường biên giới trên bản đồ AMS:
Bản đồ Hà Giang (13)
Khu vực giữa Núi Đất (cao điểm 1509) và cửa khẩu Thanh Thủy: cột mốc mới 260 (gần chữ “Nieou”, nhìn không rõ trong hình vì điểm xanh bị số 260 che) lấn về phía Việt Nam:
Cột mốc 260 (được khoanh tròn) với biên giới theo bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư (đường đỏ):


Núi Đất (cao điểm 1509): Tuy trên bản đồ thì chênh lệch giữa cột mốc mới và biên giới trên bản đồ Mỹ là nhỏ so với sai số, nhưng TS Trần Công Trục đã xác nhận rằng trong khu vực này Việt Nam đã nhượng bộ cho Trung Quốc khu vực nghĩa trang quân đội Trung Quốc.
Bản đồ nhỏ, tỷ lệ 1:5000, trên bản đồ 15 đính kèm với Nghị định thư vẽ đỉnh 1509 như sau:


Phía tây Núi Đất (cao điểm 1509), các cột mốc đi theo biên giới trên Bản đồ Mỹ, và có chỗ lõm về phía Trung Quốc (gần cột mốc Pháp - Thanh số 12):
Bản đồ Pa Kha (Bắc Hà) (14)
Một số chỗ lệch trong bản đồ Pa Kha:
Bản đồ Ngai Fong Tion (Ngải Phóng Chồ) (15)
Nhiều cột mốc mới lệch về phía Việt Nam:



Bản đồ Mường Hum (17)
Khi các cột mốc mới bám theo sông, có thể thấy sai số trên bản đồ:


Bản đồ Phong Thổ (18)
Lệch về phía Việt Nam:
Một đoạn biên giới dài đi theo đường phân thủy:


Bản đồ Tà Phìng (19)
Các cột mốc mới đi theo đường phân thủy, gần với biên giới trên bản đồ Mỹ:
Bản đồ Mường Boum (20)
Có vẻ như biên giới đi theo đường phân thủy:
Bản đồ Bản Là Sin (21)
Biên giới đi theo đường phân thủy, cột mốc nằm cách nhau đến khoảng 11 km:
Bản đồ Bản Mé Rắng (22)
Dọc theo sông suối, các cột mốc mới bám sát theo đường biên giới tự nhiên này thưa ra (có thể đối chiếu vói mảnh bản đồ thứ 2 kèm theo Nghị Định thư):


________________________________________________
1 Thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
2 Cộng tác viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Hồ Gươm gửi hôm Thứ Ba, 08/10/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131007/mot-so-thi-du-ve-nhung-su-khac-biet-giua-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-va-ban-do-0
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001