2147. CHỦ TỊCH TRUNG QUỐC TẬP CẬN BÌNH: NHÀ CẢI CÁCH HAY PHI CẢI CÁCH?
Posted by basamnews on December 8th, 2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 6/12/2013
TTXVN (Hong Kong 5/12)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong), trong năm qua, kể từ khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Ông Tập Cận Bình có phải là một nhà cải cách hay không? Giờ đây, sau Hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, chúng ta đã có câu trả lời. Đó là “Tập Cận Bình vừa không phải là một nhà cải cách vừa không phải là một nhà phi cải cách”.
Không hề nghi ngờ gì, Hội nghị Trung ương 3 bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách hệ thống nhằm tìm cách chuyển đổi nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Những chi tiết cụ thể sẽ được công bố sau và việc thực hiện những cải cách này sẽ phải mất nhiều năm, nhưng cải cách lớn là chính sách cuối cùng, chứ không phải là sự khoa trương. Đó là cam kết không mơ hồ của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, rằng thị trường phải dẫn dắt nền kinh tế, chính phủ rút khỏi sự điều hành và giám sát, những người nông dân và công nhân di cư có các quyền và cơ hội bình đẳng, và hệ thống tư pháp được cải cách “sâu sắc”.
Tất cả đều là sự cải cách tuyệt vời. Tuy nhiên, một số cải cách đã không được ban hành, đặc biệt là việc phá vỡ những sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, sẽ bị soi qua thấu kính động cơ chính trị.
Ngoài ra, trong thời gian đầu của năm đầu tiên cầm quyền, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình dường như đã công bố rõ ràng một chương trình nghị sự tự do: hạn chế sự xa hoa lãng phí, ca ngợi hiến pháp bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc (nhưng chủ yếu là các quyền không thích đáng), và đề xuất một vài hình thức tư pháp độc lập. Gần đây hơn, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ủng hộ Thủ tướng Lý Khắc Cường trong việc thiết lập Khu Thương mại Tự do Thượng Hải.
Điều ngạc nhiên là nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc – tổ chức vẫn duy trì thuyết vô thần như một niềm tin vững chắc và yêu cầu đối với tư cách đảng viên – khoan dung hơn đối với “các văn hóa truyền thống” hoặc các tôn giáo của Trung Quốc. Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm như vậy để ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức và lấp đầy khoảng trống tinh thần được tạo ra bởi chủ nghĩa vật chất do thị trường chi phối, nhưng điều này không phải là việc làm của một người lấy chủ nghĩa Mác làm nòng cốt.
Tuy nhiên, sự hi vọng và lạc quan ban đầu của những người ủng hộ đường lối tự do đang ngày càng lụi tàn và trở nên bi quan hơn khi Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát truyền thông, khống chế truyền thông xã hội, bắt giữ các nhà hoạt động tự do và cấm thảo luận về “các giá trị phổ quát” như xã hội dân sự, sự độc lập tư pháp và tự do báo chí. Trong các bài phát biểu nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng sự sụp đổ của Liên Xô và sự lật đo đảng Cộng sản Liên Xô làm một kinh nghiệm để nghiên cứu về điều mà nhà lãnh đạo này nói rằng đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ cho phép xảy ra. Chắc chắn, ông Tập Cận Bình sẽ không phải là “Mikhail Gorbachev của Trung Quốc”.
Điều đáng lo ngại nhất có lẽ là Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đi theo đường lối của cố lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông: đi thăm những nơi thờ Mao Trạch Đông, thực hiện những hoạt động phỏng theo các chiến dịch “chỉnh đốn” đảng và “mặt trận quần chúng” của Mao Trạch Đông, bảo vệ sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông (Ông Tập Cận Bình nói rằng “không được phủ nhận khoảng thời gian 30 năm trước cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình), và chống lại “thuyết hư vô lịch sử” (hạn chế việc lên án những ảo tưởng quá mức của Mao Trạch Đông, đặc biệt là các chiến dịch chính trị lớn đã khủng bố và ngược đãi hàng triệu người).
Vậy thì chúng ta đã thấy một “Tập Cận Bình chống cải cách” và “nhà cải cách Tập Cận Bình” đã cân đối nhau như thế nào tại Hội nghị Trung ương 3? Tác giả đặt câu hỏi này với một vị bộ trưởng, người đã làm việc với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Vị bộ trưởng đó đã trả lời rằng Chủ tịch Tập Cận Bình không phải là một người cải cách mà cũng không phải là một người phi cải cách. Vị Bộ trưởng nhấn mạnh: “Tập Cận Bình giống như Đặng Tiểu Bình, là một con người thực dụng”.
Nhận xét này là đúng. Chuyến công tác của ông Tập Cận Bình bên ngoài thủ đô Bắc Kinh lần đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư là chuyến đi tới Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Việc ông Tập Cận Bình đến Thâm Quyến dường như là đi theo dấu chân chuyến công du miền Nam nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình năm 1992, chuyến đi đã dẫn đến sự bùng nổ cải cách, sau sự trì trệ của Trung Quốc kể từ tấn thảm kịch Thiên An Môn hồi tháng 6/1989.
Đối với những người lo lắng bởi những lời nói tốt đẹp của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình về cố lãnh tụ Mao Trạch Đông, họ vẫn nhớ lại những điều đó ngay cả trong trường họp ở đây là Tập Cận Bình đi theo Đặng Tiểu Bình. Theo Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông có “70% đúng và 30% sai”, và “những đóng góp của Mao Trạch Đông là điều quan trọng nhất và những sai lầm của ông ấy là điều thứ hai”. Cho dù là Đặng Tiểu Bình đã bị Mao Trạch Đóng thanh trừng tới 3 lần, Đặng Tiểu Bình vẫn phản đối những người đã đánh giá quá khắt khe về Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình, một người thực tế, đã bảo vệ Mao Trạch Đông không phải là để ủng hộ Mao Trạch Đông, mà là bảo vệ đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức mà ở vào thời điểm bắt đầu cải cách, Đặng Tiểu Bình đã tin tưởng sâu sắc là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của Trung Quốc.
Năm 1981, tại Hội nghị Trung ương 6 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11, “Nghị quyết về những vấn đề cụ thể trong lịch sử Đảng ta” đã được thông qua như sự đánh giá vai trò lịch sử và tư tưởng của Mao Trạch Đông vào thời điểm mà Cách mạng Văn hóa vẫn còn nhiều ảnh hưởng.
Nghị quyết đã gọi Mao Trạch Đông là “một người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại và là nhà cách mạng, chiến lược gia, nhà lý luận vô sản vĩ đại”. Văn kiện này thừa nhận Mao Trạch Đông “đã phạm phải hàng loạt sai lầm trong thời kỳ ‘Cách mạng Văn hóa,’ nhưng nếu chúng ta đánh giá toàn bộ các hành động của ông, những đóng góp của ông đối với cách mạng Trung Quốc to lớn hơn nhiều so với các sai lầm của ông”.
Nghị quyết đã ca ngợi “Tư tưởng Mao Trạch Đông” cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng, chính trị và văn hóa, xây dựng đảng, tìm kiếm sự thật từ những thực tế; mặt trận quần chúng, độc lập và tự tôn dân tộc.
Giọng điệu tương tự đã được ông Tập Cận Bình đưa ra năm 2013? Hãy nhớ điều này xuất phát trực tiếp từ nghị quyết năm 1981 về Mao Trạch Đông, mà Đặng Tiểu Bình là người hoàn toàn chịu trách nhiệm. Điều đó giải thích tại sao đầu năm nay ông Tập Cận Bình nói rằng “việc phủ nhận Mao Trạch Đông sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đảng Cộng sản Trung Quốc và gây ra sự hỗn loạn lớn ở Trung Quốc”. Ông Tập Cận Bình đang làm theo Đặng Tiểu Bình chứ không phải là Mao Trạch Đông.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình được thuyết phục rằng sự liên tục trong việc cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc là điều cần thiết để Trung Quốc đạt được các mục tiêu lịch sử của nước này, và bởi vì ông Tập Cận Bình tin rằng nếu như Mao Trạch Đông bị “hạ bệ,” những nền tảng của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ rạn nứt và có thể sụp đổ. Vì vậy, để đạt được điều tốt đẹp cho Trung Quốc, ông Tập Cận Bình phải gìn giữ và bảo vệ di sản của Mao Trạch Đông. Xã hội cho phép sự liên kết không hoàn hảo giữa thành công với sự thật, và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đang lựa chọn những ưu tiên của ông bằng tầm nhìn và cam kết.
Vậy thì có phải ông Tập Cận Bình “đang phát đi tín hiệu rẽ trái mặc dù ông lại rẽ phải”? Sau Hội nghị Trung ương 3, chúng ta sẽ biết nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thực sự là ai và điều gì ông ấy thực sự tin tưởng. Chỉ cần xem giá trị bề ngoài của những điều mà ông Tập Cận Bình nói, sau đó cân đối với những gì dường như là những lập trường đối lập bên trong triết lý chính trị cấp cao của nhà lãnh đạo này, điều mà ông Tập Cận Bình đã “dán mác” nổi tiếng là “giấc mộng Trung Hoa”.
Ông Tập Cận Bình là người do mục tiêu định hướng, chứ không phải là người bị kiềm chế bởi ý thức hệ. Những điều mà nhà lãnh đạo này theo đuổi là nhằm tăng cường sự thịnh vượng tông thể của người dân Trung Quốc và xây dựng sức mạnh tổng thể của nước này. Để đạt được những mục tiêu to lớn và phức tạp này – đem lại những điều tốt đẹp vĩ đại nhất cho nhiều người nhất – ông Tập Cận Bình tin, cũng như nhiều người tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc phải tiếp tục là đảng cầm quyền và không thể loại trừ biện pháp nào trong việc đảm bảo sự kiểm soát của đảng này.
Vậy thì nhà lãnh đạo Tập Cận Bình có phải là một nhà cải cách hay không? Đây là những gì chúng ta biết, ông Tập Cận Bình “không phải là một nhà cải cách” và cũng “không phải là một người phi cải cách”. Vị Chủ tịch Trung Quốc là một người thực dụng. Hình mẫu của ông Tập Cận Bình là Đặng Tiểu Bình. Nhà lãnh đạo này là một người tiến bộ về các vấn đề kinh tế và xã hội, nhưng lại là người bảo thủ về các vấn đề chính trị và đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đây là những điều chúng ta không biết. Nếu như trong thập kỷ lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, khi mà mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng sự kiểm soát chính trị chặt chẽ không còn là điều tối ưu cho sự phát triển của Trung Quốc nữa, ông Tập Cận Bình sẽ làm gì? Mặc dù vì nhiều lý do mang những sắc thái khác nhau, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi, có lẽ là đến giữa nhiệm kỳ hai của nhà lãnh đạo này, sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017./.
nguồn:http://www.basam.info/2013/12/08/2147-chu-tich-trung-quocc-tap-can-binh-nha-cai-cach-hay-phi-cai-cach/
=======================================================================
Thứ Sáu, ngày 6/12/2013
TTXVN (Hong Kong 5/12)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong), trong năm qua, kể từ khi ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Ông Tập Cận Bình có phải là một nhà cải cách hay không? Giờ đây, sau Hội nghị Trung ương 3 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, chúng ta đã có câu trả lời. Đó là “Tập Cận Bình vừa không phải là một nhà cải cách vừa không phải là một nhà phi cải cách”.
Không hề nghi ngờ gì, Hội nghị Trung ương 3 bắt đầu tiến hành các cuộc cải cách hệ thống nhằm tìm cách chuyển đổi nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Những chi tiết cụ thể sẽ được công bố sau và việc thực hiện những cải cách này sẽ phải mất nhiều năm, nhưng cải cách lớn là chính sách cuối cùng, chứ không phải là sự khoa trương. Đó là cam kết không mơ hồ của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, rằng thị trường phải dẫn dắt nền kinh tế, chính phủ rút khỏi sự điều hành và giám sát, những người nông dân và công nhân di cư có các quyền và cơ hội bình đẳng, và hệ thống tư pháp được cải cách “sâu sắc”.
Tất cả đều là sự cải cách tuyệt vời. Tuy nhiên, một số cải cách đã không được ban hành, đặc biệt là việc phá vỡ những sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, sẽ bị soi qua thấu kính động cơ chính trị.
Ngoài ra, trong thời gian đầu của năm đầu tiên cầm quyền, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình dường như đã công bố rõ ràng một chương trình nghị sự tự do: hạn chế sự xa hoa lãng phí, ca ngợi hiến pháp bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc (nhưng chủ yếu là các quyền không thích đáng), và đề xuất một vài hình thức tư pháp độc lập. Gần đây hơn, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ủng hộ Thủ tướng Lý Khắc Cường trong việc thiết lập Khu Thương mại Tự do Thượng Hải.
Điều ngạc nhiên là nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã kêu gọi đảng Cộng sản Trung Quốc – tổ chức vẫn duy trì thuyết vô thần như một niềm tin vững chắc và yêu cầu đối với tư cách đảng viên – khoan dung hơn đối với “các văn hóa truyền thống” hoặc các tôn giáo của Trung Quốc. Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã làm như vậy để ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức và lấp đầy khoảng trống tinh thần được tạo ra bởi chủ nghĩa vật chất do thị trường chi phối, nhưng điều này không phải là việc làm của một người lấy chủ nghĩa Mác làm nòng cốt.
Tuy nhiên, sự hi vọng và lạc quan ban đầu của những người ủng hộ đường lối tự do đang ngày càng lụi tàn và trở nên bi quan hơn khi Trung Quốc siết chặt việc kiểm soát truyền thông, khống chế truyền thông xã hội, bắt giữ các nhà hoạt động tự do và cấm thảo luận về “các giá trị phổ quát” như xã hội dân sự, sự độc lập tư pháp và tự do báo chí. Trong các bài phát biểu nội bộ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng sự sụp đổ của Liên Xô và sự lật đo đảng Cộng sản Liên Xô làm một kinh nghiệm để nghiên cứu về điều mà nhà lãnh đạo này nói rằng đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ cho phép xảy ra. Chắc chắn, ông Tập Cận Bình sẽ không phải là “Mikhail Gorbachev của Trung Quốc”.
Điều đáng lo ngại nhất có lẽ là Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đi theo đường lối của cố lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông: đi thăm những nơi thờ Mao Trạch Đông, thực hiện những hoạt động phỏng theo các chiến dịch “chỉnh đốn” đảng và “mặt trận quần chúng” của Mao Trạch Đông, bảo vệ sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông (Ông Tập Cận Bình nói rằng “không được phủ nhận khoảng thời gian 30 năm trước cuộc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình), và chống lại “thuyết hư vô lịch sử” (hạn chế việc lên án những ảo tưởng quá mức của Mao Trạch Đông, đặc biệt là các chiến dịch chính trị lớn đã khủng bố và ngược đãi hàng triệu người).
Vậy thì chúng ta đã thấy một “Tập Cận Bình chống cải cách” và “nhà cải cách Tập Cận Bình” đã cân đối nhau như thế nào tại Hội nghị Trung ương 3? Tác giả đặt câu hỏi này với một vị bộ trưởng, người đã làm việc với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Vị bộ trưởng đó đã trả lời rằng Chủ tịch Tập Cận Bình không phải là một người cải cách mà cũng không phải là một người phi cải cách. Vị Bộ trưởng nhấn mạnh: “Tập Cận Bình giống như Đặng Tiểu Bình, là một con người thực dụng”.
Nhận xét này là đúng. Chuyến công tác của ông Tập Cận Bình bên ngoài thủ đô Bắc Kinh lần đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư là chuyến đi tới Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Việc ông Tập Cận Bình đến Thâm Quyến dường như là đi theo dấu chân chuyến công du miền Nam nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình năm 1992, chuyến đi đã dẫn đến sự bùng nổ cải cách, sau sự trì trệ của Trung Quốc kể từ tấn thảm kịch Thiên An Môn hồi tháng 6/1989.
Đối với những người lo lắng bởi những lời nói tốt đẹp của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình về cố lãnh tụ Mao Trạch Đông, họ vẫn nhớ lại những điều đó ngay cả trong trường họp ở đây là Tập Cận Bình đi theo Đặng Tiểu Bình. Theo Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông có “70% đúng và 30% sai”, và “những đóng góp của Mao Trạch Đông là điều quan trọng nhất và những sai lầm của ông ấy là điều thứ hai”. Cho dù là Đặng Tiểu Bình đã bị Mao Trạch Đóng thanh trừng tới 3 lần, Đặng Tiểu Bình vẫn phản đối những người đã đánh giá quá khắt khe về Mao Trạch Đông. Đặng Tiểu Bình, một người thực tế, đã bảo vệ Mao Trạch Đông không phải là để ủng hộ Mao Trạch Đông, mà là bảo vệ đảng Cộng sản Trung Quốc, tổ chức mà ở vào thời điểm bắt đầu cải cách, Đặng Tiểu Bình đã tin tưởng sâu sắc là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của Trung Quốc.
Năm 1981, tại Hội nghị Trung ương 6 đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11, “Nghị quyết về những vấn đề cụ thể trong lịch sử Đảng ta” đã được thông qua như sự đánh giá vai trò lịch sử và tư tưởng của Mao Trạch Đông vào thời điểm mà Cách mạng Văn hóa vẫn còn nhiều ảnh hưởng.
Nghị quyết đã gọi Mao Trạch Đông là “một người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại và là nhà cách mạng, chiến lược gia, nhà lý luận vô sản vĩ đại”. Văn kiện này thừa nhận Mao Trạch Đông “đã phạm phải hàng loạt sai lầm trong thời kỳ ‘Cách mạng Văn hóa,’ nhưng nếu chúng ta đánh giá toàn bộ các hành động của ông, những đóng góp của ông đối với cách mạng Trung Quốc to lớn hơn nhiều so với các sai lầm của ông”.
Nghị quyết đã ca ngợi “Tư tưởng Mao Trạch Đông” cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng, chính trị và văn hóa, xây dựng đảng, tìm kiếm sự thật từ những thực tế; mặt trận quần chúng, độc lập và tự tôn dân tộc.
Giọng điệu tương tự đã được ông Tập Cận Bình đưa ra năm 2013? Hãy nhớ điều này xuất phát trực tiếp từ nghị quyết năm 1981 về Mao Trạch Đông, mà Đặng Tiểu Bình là người hoàn toàn chịu trách nhiệm. Điều đó giải thích tại sao đầu năm nay ông Tập Cận Bình nói rằng “việc phủ nhận Mao Trạch Đông sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đảng Cộng sản Trung Quốc và gây ra sự hỗn loạn lớn ở Trung Quốc”. Ông Tập Cận Bình đang làm theo Đặng Tiểu Bình chứ không phải là Mao Trạch Đông.
Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình được thuyết phục rằng sự liên tục trong việc cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc là điều cần thiết để Trung Quốc đạt được các mục tiêu lịch sử của nước này, và bởi vì ông Tập Cận Bình tin rằng nếu như Mao Trạch Đông bị “hạ bệ,” những nền tảng của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ rạn nứt và có thể sụp đổ. Vì vậy, để đạt được điều tốt đẹp cho Trung Quốc, ông Tập Cận Bình phải gìn giữ và bảo vệ di sản của Mao Trạch Đông. Xã hội cho phép sự liên kết không hoàn hảo giữa thành công với sự thật, và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đang lựa chọn những ưu tiên của ông bằng tầm nhìn và cam kết.
Vậy thì có phải ông Tập Cận Bình “đang phát đi tín hiệu rẽ trái mặc dù ông lại rẽ phải”? Sau Hội nghị Trung ương 3, chúng ta sẽ biết nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thực sự là ai và điều gì ông ấy thực sự tin tưởng. Chỉ cần xem giá trị bề ngoài của những điều mà ông Tập Cận Bình nói, sau đó cân đối với những gì dường như là những lập trường đối lập bên trong triết lý chính trị cấp cao của nhà lãnh đạo này, điều mà ông Tập Cận Bình đã “dán mác” nổi tiếng là “giấc mộng Trung Hoa”.
Ông Tập Cận Bình là người do mục tiêu định hướng, chứ không phải là người bị kiềm chế bởi ý thức hệ. Những điều mà nhà lãnh đạo này theo đuổi là nhằm tăng cường sự thịnh vượng tông thể của người dân Trung Quốc và xây dựng sức mạnh tổng thể của nước này. Để đạt được những mục tiêu to lớn và phức tạp này – đem lại những điều tốt đẹp vĩ đại nhất cho nhiều người nhất – ông Tập Cận Bình tin, cũng như nhiều người tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc phải tiếp tục là đảng cầm quyền và không thể loại trừ biện pháp nào trong việc đảm bảo sự kiểm soát của đảng này.
Vậy thì nhà lãnh đạo Tập Cận Bình có phải là một nhà cải cách hay không? Đây là những gì chúng ta biết, ông Tập Cận Bình “không phải là một nhà cải cách” và cũng “không phải là một người phi cải cách”. Vị Chủ tịch Trung Quốc là một người thực dụng. Hình mẫu của ông Tập Cận Bình là Đặng Tiểu Bình. Nhà lãnh đạo này là một người tiến bộ về các vấn đề kinh tế và xã hội, nhưng lại là người bảo thủ về các vấn đề chính trị và đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đây là những điều chúng ta không biết. Nếu như trong thập kỷ lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, khi mà mọi chuyện trở nên rõ ràng rằng sự kiểm soát chính trị chặt chẽ không còn là điều tối ưu cho sự phát triển của Trung Quốc nữa, ông Tập Cận Bình sẽ làm gì? Mặc dù vì nhiều lý do mang những sắc thái khác nhau, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi, có lẽ là đến giữa nhiệm kỳ hai của nhà lãnh đạo này, sau Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017./.
nguồn:http://www.basam.info/2013/12/08/2147-chu-tich-trung-quocc-tap-can-binh-nha-cai-cach-hay-phi-cai-cach/
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001