GS Hoàng Tụy nói về Một cách “giết” khoa học
Đôi lời: Một
nhà khoa học hàng đầu của đất nước, cả về năng lực, lẫn nhân cách, mặc
dù tuổi cao sức yếu mà vẫn canh cánh những nỗi lo cho nền khoa học, giáo
dục nước nhà (*).
Xin tiếp lời
ông để đi đến tận cùng chữ “giết” đối với khoa học, mà thủ phạm được nêu
xoay quanh một chữ “tiền – tiền lương và tiền tiêu cực.
Những người CSVN, qua nhiều thế hệ đã quá khôn ngoan để duy trì một bộ máy khổng lồ với đồng lương chết đói.
Thời chiến tranh, bao cấp, đồng lương đó cho phép họ biến tất thảy “người nhà nước” thành lũ hèn hạ – ăn xin và ăn cắp vặt.
Thời bình, từ
“đổi mới”, mặc dù cải cách kinh tế, nhưng chế độ lương vẫn không khác
bao nhiêu, cộng với thủ đoạn kìm hãm mọi lĩnh vực có thể giúp con người
trở thành NGƯỜI văn minh thực sự, lại cho phép họ biến đám “người nhà
nước” này thành lũ … đểu cáng – ăn cướp, ăn tham.
Rất … “biện
chứng”, từ mà ông Tổng Lú rất khoái dùng, chế độ lương bổng đó phục vụ
mục tiêu ngu hóa, hèn hóa, tha hóa đội ngũ trí thức, mục tiêu rất cần
cho việc níu giữ sự tồn tại dai dẳng của thứ thiết chế rất sợ tri thức,
văn minh, dân chủ mà trí thức luôn là lực lượng “nguy hiểm” nhất đối với
nó.
Thế nhưng,
nói cho cùng thì cái gọi là “quá khôn ngoan” đó cũng chỉ là cái “khôn
vặt” của kẻ cùng đường, bởi vì có lẽ đa số trong giới lãnh đạo CSVN đều
biết thừa nếu duy trì thứ “kinh tế thị trường định hướng XHCN” thì chẳng
thể nào đưa đất nước, nền kinh tế thực sự tiến lên một cách bền vững,
nên đành phải ngoan cố chơi trò trả lương chết đói, duy trì bộ máy khổng
lồ và biến chúng thành một lũ cướp ngày.
Cả bộ máy
đảng, chính quyền, “hệ thống chính trị” khổng lồ trở thành đồng phạm
trong một VỤ ÁN THAM Ô – ĂN CƯỚP VĨ ĐẠI nhất trong lịch sử nước Việt!
Và không phải
nó chỉ “giết” khoa học, mà đang giết dần giết mòn cả Dân tộc, từ môi
trường, thể chất, đến văn hóa, kinh tế, … cho tới ngày hoàn toàn trở
thành nô lệ của bành trướng phương Bắc.
BT
—–
Tuổi trẻ 27/12/2013 07:50 (GMT + 7)
Một cách “giết” khoa học
TT – Tham nhũng trong khoa học là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân sâu xa của những vấn đề tiêu cực, mà cụ thể ở đây là việc “chạy đề tài nghiên cứu khoa học” và “duyệt, nghiệm thu công trình khoa học” cũng có liên quan tới câu chuyện về lương.
Nếu như ở nước ngoài lương của người nghiên cứu khoa học đủ cho họ sống, tương xứng với năng suất lao động của họ, thì ở Việt Nam lương của cán bộ nghiên cứu khoa học không đủ mức sống tối thiểu. Ở nước ngoài, người ta tách bạch được giữa lương hằng tháng và kinh phí chi cho các công trình khoa học cụ thể. Kinh phí cấp cho một đề tài nghiên cứu chỉ được dùng để hỗ trợ phương tiện cho nhà khoa học triển khai đề tài, như một số thiết bị cần thiết, tham dự hội nghị quốc tế, trao đổi về học thuật… Kinh phí này không được dùng để tăng thêm thu nhập trực tiếp cho tác giả công trình nghiên cứu. Ở Việt Nam thì khác hẳn, kinh phí đề tài là một nguồn để tăng thu nhập cho người nghiên cứu. Phần thu nhập từ đề tài có thể lớn hơn khá nhiều mức lương tháng của họ. Vì thế để có thể sống được, để có thu nhập tốt bằng nghề, nhà khoa học phải nỗ lực để đăng ký được đề tài. Việc “chạy” để được đăng ký đề tài nghiên cứu từ đó mới nảy sinh và phổ biến.
Tiếp đến, khi công trình nghiên cứu hoàn tất, nhà khoa học tiếp tục phải “chạy” để được nghiệm thu. Có nghĩa ở khúc đầu và khúc cuối, người nghiên cứu khoa học phải chi tiền. Tiền đó chi cho ai? Chi cho những người có quyền duyệt đề tài, nghiệm thu. Tiêu cực nhìn từ phía người quản lý khoa học cũng có thể nói xuất phát từ bất cập về mức lương quá thấp. Lương thấp khiến người ta trông vào thu nhập tiêu cực từ chuyện “lại quả”, “trích phần trăm hoa hồng”. “Cơ chế chạy chọt” này là một kiểu giết khoa học. Vì “chạy” nên có không ít đề tài vô thưởng vô phạt cũng được đăng ký, tốn kém tiền nhà nước. Người chủ trì đề tài và duyệt đề tài có thể phóng đại ý nghĩa quan trọng của đề tài đó để hợp thức hóa việc “cho đăng ký”. Vì “chạy” nên nhiều công trình không có giá trị hoặc làm chưa nghiêm túc, hời hợt cũng được nghiệm thu một cách dễ dãi. Có những công trình nghiên cứu gian dối, ăn cắp kết quả nghiên cứu của người khác cũng được nghiệm thu.
Dĩ nhiên, với một số nhà khoa học có uy tín, người ta không cần phải “chạy” mới có đề tài, mới được nghiệm thu. Nhưng nhiều người trẻ, người mới thì gặp khó khăn với những tiền lệ đáng buồn trong khoa học. Nhiều người dù không muốn chấp nhận thực trạng tiêu cực nhưng vì nó liên quan tới vấn đề “cơm áo”, tặc lưỡi chấp nhận “chạy” cho nhanh, cho đầu xuôi đuôi lọt. Cũng có nhiều đề tài tốt, nhưng tác giả cũng phải chịu chung cơ chế “chạy”. Và một cơ chế được phổ biến, trở nên bình thường kéo dài nhiều năm có thể giết chết động cơ nghiên cứu khoa học trong sáng, hoài bão khoa học của nhiều người.
Đây là việc nếu không thay đổi thì khó có được thế hệ những nhà khoa học kế cận lao động chân chính, cống hiến thật sự.
Trước mắt, những tiêu cực trong khoa học cần có mức chế tài nghiêm khắc. Nếu không kiên quyết thì khó có thể thay đổi thực trạng nghiên cứu khoa học đang còn nhiều bất cập như hiện nay.
GS HOÀNG TỤY
VĨNH HÀ ghi
—-VĨNH HÀ ghi
* Liên quan: GS Hoàng Tụy nói về Giáo dục VN tại CLB Cánh Buồm
** VUSTA – Một cơ quan trí thức xôi thịt
Ảnh: GS Hoàng Tụy (do BT Diễn đàn XHDS bổ sung).
nguồn:http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2013/12/27/gs-hoang-tuy-noi-ve-mot-cach-giet-khoa-hoc/#more-6248
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001