Việc Trung Quốc lập ADIZ ở biển Hoa Đông
Đây là chiến lược được tính toán rất kỹ, rất cẩn thận và ở cấp cao
của TQ, thời điểm đưa ra cũng được chọn lựa kỹ càng để biến TQ từ thế
bị động sang thế chủ động, để kiểm soát khủng hoảng theo ý mình thay vì
hạn chế khủng hoảng, cho dù có làm cho tình hình căng thẳng hơn hay cho
dù các nước không công nhận.
Ở Senkaku, từ chỗ PLA không có gì cả đã trở thành “on par” hay ngang cơ với Quân Đội Phòng Vệ Nhật Bản, và cũng không kém quan trọng, bây giờ TQ đã xoay cái bàn và tạo thế nắm cán, máy bay các nuớc không tôn trọng cũng không sao, nhưng quyền phản ứng hay không phản ứng thuộc về của TQ.
TQ không ngu dại gì để gây chiến tranh vì nếu để xảy ra thì Tập Cận Bình khó giữ được ghế, bởi lẽ chỉ có một cơ hội để giữ ghế là chiến thắng, trong khi có đến hai cơ hội để mất ghế là thua và huề. Đó là đặc tính chung của các chế độ độc tài do việc tranh quyền dựa vào cơ hội nhiều hơn là dựa vào định chế.
TQ chỉ muốn ép Nhật ngồi vào bàn hội nghị về Senkaku và Nhật dứt khoát không chấp nhận cho Senkaku vào thương thảo, tương tự như TQ dứt khoát không cho Hoàng Sa vào bàn thương thảo với VN.
Nhật rất sợ Mỹ bán đứng mình, khi Tập Cận Bình gặp riêng Obama ở Palm Springs, Nhật rất hốt hoảng và đòi Toà Bạch Ốc cho biết toàn thể nội dung cuộc nói chuyện, vì nếu Obama mua bán với Tập Cận Bình để Tập giúp giải quyết khủng hoảng Bắc Hàn và Obama giúp cho TQ thương thảo hoà bình với Nhật về Senkaku thì Nhật coi là Mỹ đã bán đứng mình.
Cho tới nay, Mỹ vẫn nói Senkaku nằm trong liên minh quân sự Mỹ-Nhật, điều này có nghĩa là TQ không nên dùng bạo lực. Còn việc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước thì Mỹ đứng ngoài và KHUYÊN nên giải quyết bằng con đường hoà bình của THƯƠNG THẢO, cách nói này của Mỹ nghe rất êm tai, nhưng nó cho phép Mỹ một sự uyển chuyển trong mờ ảo của lập trường.
Phó TT Joe Biden, người có liên hệ cá nhân thân thiện với Tập Cận Bình, vì thế phải qua Bắc Kinh, Tokyo và Seoul.
Trước khi ông Biden đi, Mỹ nói máy bay dân sự của Mỹ nên tôn trọng các quy định ADIZ của TQ, một nghĩa cử vuốt ve TQ truớc khi ông Biden gặp ông Tập, nhưng chắc chắn làm cho Nhật buồn lòng.
TQ đã cho biết chiến lược này không áp dụng riêng ở biển Hoa Đông mà còn cho các nơi khác, hàm ý là Hoàng Hải và Biển Đông, và qua Global Times thì rõ ràng là họ chỉ nhắm vào Nhật để ép Nhật phải thương thảo Senkaku.
Hiện giờ thì TQ đang hy vọng, Nhật đang thót ruột xem Mỹ sẽ phản ứng như thế nào. Liệu Mỹ sẽ hành động công minh trong vai trò siêu cường đang lãnh đạo thế giới để bảo vệ Nhật hay vì quyền lợi kinh tế lớn hơn với TQ mà lùa Nhật vào bàn thương thảo, chấp nhận sự bành trướng trong hoà bình của TQ và một thế cân bằng mới của một cường quốc đang lên ?
1/12/2013
© Lê Minh Nguyên
© Đàn Chim Việt
Ở Senkaku, từ chỗ PLA không có gì cả đã trở thành “on par” hay ngang cơ với Quân Đội Phòng Vệ Nhật Bản, và cũng không kém quan trọng, bây giờ TQ đã xoay cái bàn và tạo thế nắm cán, máy bay các nuớc không tôn trọng cũng không sao, nhưng quyền phản ứng hay không phản ứng thuộc về của TQ.
TQ không ngu dại gì để gây chiến tranh vì nếu để xảy ra thì Tập Cận Bình khó giữ được ghế, bởi lẽ chỉ có một cơ hội để giữ ghế là chiến thắng, trong khi có đến hai cơ hội để mất ghế là thua và huề. Đó là đặc tính chung của các chế độ độc tài do việc tranh quyền dựa vào cơ hội nhiều hơn là dựa vào định chế.
TQ chỉ muốn ép Nhật ngồi vào bàn hội nghị về Senkaku và Nhật dứt khoát không chấp nhận cho Senkaku vào thương thảo, tương tự như TQ dứt khoát không cho Hoàng Sa vào bàn thương thảo với VN.
Nhật rất sợ Mỹ bán đứng mình, khi Tập Cận Bình gặp riêng Obama ở Palm Springs, Nhật rất hốt hoảng và đòi Toà Bạch Ốc cho biết toàn thể nội dung cuộc nói chuyện, vì nếu Obama mua bán với Tập Cận Bình để Tập giúp giải quyết khủng hoảng Bắc Hàn và Obama giúp cho TQ thương thảo hoà bình với Nhật về Senkaku thì Nhật coi là Mỹ đã bán đứng mình.
Cho tới nay, Mỹ vẫn nói Senkaku nằm trong liên minh quân sự Mỹ-Nhật, điều này có nghĩa là TQ không nên dùng bạo lực. Còn việc tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước thì Mỹ đứng ngoài và KHUYÊN nên giải quyết bằng con đường hoà bình của THƯƠNG THẢO, cách nói này của Mỹ nghe rất êm tai, nhưng nó cho phép Mỹ một sự uyển chuyển trong mờ ảo của lập trường.
Phó TT Joe Biden, người có liên hệ cá nhân thân thiện với Tập Cận Bình, vì thế phải qua Bắc Kinh, Tokyo và Seoul.
Trước khi ông Biden đi, Mỹ nói máy bay dân sự của Mỹ nên tôn trọng các quy định ADIZ của TQ, một nghĩa cử vuốt ve TQ truớc khi ông Biden gặp ông Tập, nhưng chắc chắn làm cho Nhật buồn lòng.
TQ đã cho biết chiến lược này không áp dụng riêng ở biển Hoa Đông mà còn cho các nơi khác, hàm ý là Hoàng Hải và Biển Đông, và qua Global Times thì rõ ràng là họ chỉ nhắm vào Nhật để ép Nhật phải thương thảo Senkaku.
Hiện giờ thì TQ đang hy vọng, Nhật đang thót ruột xem Mỹ sẽ phản ứng như thế nào. Liệu Mỹ sẽ hành động công minh trong vai trò siêu cường đang lãnh đạo thế giới để bảo vệ Nhật hay vì quyền lợi kinh tế lớn hơn với TQ mà lùa Nhật vào bàn thương thảo, chấp nhận sự bành trướng trong hoà bình của TQ và một thế cân bằng mới của một cường quốc đang lên ?
1/12/2013
© Lê Minh Nguyên
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/81868/viec-trung-quoc-lap-adiz-o-bien-hoa-dong/2013/12
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001