Thấy gì từ thông điệp của Thủ tường Dũng?
Mon, 01/06/2014 - 04:23 — Kami
Ngày
đầu năm mới của những năm gần đây, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có một
thói quen văn hóa chính trị có ý nghĩa về mặt hình thức. Đó là việc ông
Thủ tướng có một thông điệp đầu năm mới để nhìn lại quá khứ và hướng
đến tương lai trong một năm mới.
Điều đó dễ cho người dân có cảm giác ông là một chính khách đang cố gắng tiếp cận với cái thứ chính trị mà bản thân ông gọi là thứ chính trị hiện đại. Đây là một nét đẹp và cần khuyến khích.
Điều đó dễ cho người dân có cảm giác ông là một chính khách đang cố gắng tiếp cận với cái thứ chính trị mà bản thân ông gọi là thứ chính trị hiện đại. Đây là một nét đẹp và cần khuyến khích.
Thông điệp có lẽ nhiều người lầm tưởng là một từ
mới vì ít được dùng ở trong nước, trước đây từ này thường được nói đến
về các văn kiện hay sự kiện chính trị ở nước ngoài. Điều đó khiến nhiều
người chưa hiểu rõ nghĩa của từ thông điệp nên cảm thấy khó hiểu nghĩa
của từ này. Thực ra Thông điệp là một từ Hán - Việt, ghép bởi hai chữ
Thông là truyền đạt đi và chữ Điệp là văn thư về việc quan, từ đó nghĩa
của từ thông điệp là một văn bản thông báo việc nhà nước. Nếu văn bản
thông báo đó của một nhân vật quan trọng thì được gọi là thông điệp quan
trọng, cũng như văn bản đó nói về hòa bình thì gọi là thông điệp hòa
bình v.v... Thông điệp nên hiểu theo nghĩa đơn giản như vậy.
Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm nay (2014) nhanh chóng trở thành trung tâm điểm và là sự kiện chính trị quan trọng đầu năm. Lập tức ngay sau đó, không chỉ các phương tiện truyền thông nhà nước với các title khác nhau như “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững” "Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng", "Đổi mới thể chế, mở rộng dân chủ", "Thông điệp lòng Dân với Thủ tướng" v.v... mà một số hãng truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt cũng cố gắng khai thác để tìm ra những điểm mới của bản Thông điệp đầu năm.
Trên mạng internet ta có thể dễ dàng biết đến những quan điểm khác nhau của nhiều nhân vật tên tuổi đánh giá về vấn đề này ở các cấp độ cũng khác nhau từ xuất sắc, đến tốt, rồi bình thường và kém chẳng có gì mới. Cá nhân tôi thì đánh giá đây là một thông điệp đầu năm mới thuộc dạng trung bình, theo kiểu nói thì hay những đều là những điều không thể nếu không nói là không tưởng.
Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tiêu đề “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững” có nội dung chủ yếu là:
Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm nay (2014) nhanh chóng trở thành trung tâm điểm và là sự kiện chính trị quan trọng đầu năm. Lập tức ngay sau đó, không chỉ các phương tiện truyền thông nhà nước với các title khác nhau như “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững” "Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng", "Đổi mới thể chế, mở rộng dân chủ", "Thông điệp lòng Dân với Thủ tướng" v.v... mà một số hãng truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt cũng cố gắng khai thác để tìm ra những điểm mới của bản Thông điệp đầu năm.
Trên mạng internet ta có thể dễ dàng biết đến những quan điểm khác nhau của nhiều nhân vật tên tuổi đánh giá về vấn đề này ở các cấp độ cũng khác nhau từ xuất sắc, đến tốt, rồi bình thường và kém chẳng có gì mới. Cá nhân tôi thì đánh giá đây là một thông điệp đầu năm mới thuộc dạng trung bình, theo kiểu nói thì hay những đều là những điều không thể nếu không nói là không tưởng.
Thông điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với tiêu đề “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững” có nội dung chủ yếu là:
- Động lực cải cách không còn đủ mạnh,
- Mọi hạn chế quyền tự do phải được xem xét cẩn trọng,
- Nhà nước không làm thay dân,
- Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng,
- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp,
- Khó khăn là cơ hội để đổi mới mạnh mẽ hơn
Trong 6 nội dung trên, cho thấy Thủ tướng đã
nhận thấy năng lực cạnh tranh của Việt nam yếu kém, khiến việc tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Các vấn đề xã hội
có không ít vấn đề bức xúc và động lực mà những cải cách trước
đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển.
Điểm sáng đầu tiên trong thông điệp đầu năm của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận và coi trọng một số lý luận về Dân chủ, đó là đã thừa nhận "Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải.Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch." . Tuy điều đó cũng chỉ mang tính hình thức nhưng cũng là điều đáng ghi nhận và quan trọng nhất là Thủ tướng Dũng đã xác định rõ nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân "Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.". Đó có lẽ là nguyên nhân mà Thủ tướng Dũng đã coi vấn đề dân chủ và nhân quyền được đặt lên trên cả vấn đề Kinh tế và cần thiết cần phải đổi mới thể chế chính trị.
Điểm sáng đầu tiên trong thông điệp đầu năm của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận và coi trọng một số lý luận về Dân chủ, đó là đã thừa nhận "Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải.Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch." . Tuy điều đó cũng chỉ mang tính hình thức nhưng cũng là điều đáng ghi nhận và quan trọng nhất là Thủ tướng Dũng đã xác định rõ nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân "Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.". Đó có lẽ là nguyên nhân mà Thủ tướng Dũng đã coi vấn đề dân chủ và nhân quyền được đặt lên trên cả vấn đề Kinh tế và cần thiết cần phải đổi mới thể chế chính trị.
Nếu hiểu thể chế chính trị hay chế độ chính trị
là những quy định luật lệ của một chế độ xã hội, và là sự tổ chức pháp
lý các chuẩn mực xã hội, sự thiết lập các tổ chức nhà nước và xã hội.
Hay nói cách khác nó là cách tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, luật
pháp, hành chính, có nhiệm vụ điều hành đời sống của một cộng đồngsống
chung với nhau. Người ta ví thể chế chính trị là nền tảng của một căn
nhà.
Nếu biết thể chế chính trị hiện nay của Việt nam
là một nhà nước theo chế độ chính trị XHCN với ý thức hệ chủ nghĩa
Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với mô hình chính trị nhất nguyên
chống đa nguyên, với duy nhất một đảng chính trị có quyền lãnh đạo nhà
nước và xã hội. Các tổ chức nhà nước có tổ chức cơ cấu theo 3 ngành Lập
pháp, Hành pháp và Tư pháp tuy phân công, phân cấp nhưng đảm bảo quyền
lực thống nhất. Không theo thiết chế tam quyền phân lập. Và trong cơ cấu
chính trị của Việt nam, ngoài Đảng và Nhà nước còn có Mặt trận Tổ quốc
Việt nam là một tổ chức với tư cách liên minh rộng lớn của các tổ chức
xã hội.
Thì những đòi hỏi của Thủ tướng Dũng hoàn toàn không hề giản, nó không chỉ chỉ ra những bất cập của thế chế chính trị hiện tại mà theo ông Dũng cần phải đổi mới. Quan trọng hơn điều mà Thủ tướng nêu lên là đổi mới thể chế xảy ra vào đúng ngày bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực, việc này dễ cho người ta nghĩ rằng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn hủy bỏ bản Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam để viết lại Hiến pháp. Cần hiểu Hiến pháp là văn bản pháp lý chính trị cao nhất có khả năng ấn định thể chế chính trị cho một nhà nước.
Tại sao có chuyện lạ kỳ như vậy xảy ra vào lúc này và điều đó cho ta thấy những vấn đề gì?
Bên cạnh việc đảng CSVN, Quốc hội và chính quyền Việt nam vội vã cho thông qua và phê chuẩn bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong lúc vấp phải các ý kiến cho rằng cần kéo dài thời hạn trong vấn đề xem xét thông qua bản Hiến pháp Sửa đổi . Cộng với ý kiến của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bản Thông điệp đầu năm vừa rồi. Điều đó cho thấy trong việc này phe Hành pháp của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra yếu thế hơn và đã bị các phe nhóm khác lấn át. Dẫu cho uy tín trong đảng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua các kỳ Hội nghị Ban Chấp hành TƯ gần đây cho thấy vẫn có phần lấn át phe bảo thủ của TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với bằng chứng là ông Dũng đã thoát hiểm một cách ngoạn mục trong việc bỏ phiếu tín nhiệm. Điều đó cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ có sức mạnh và quyền lực trong đảng, nơi trong tương lai ông sẽ chuyển sang giữ vai trò Tổng BT đảng CSVN vào năm 2016 như dư luận đồn đoán.
Việc tuyên bố cần đổi mới thể chế chính trị là một vấn đề cực kỳ hệ trọng đối với mọi quốc gia nói chung và Việt nam nói riêng. Đây là vấn đề không hề đơn giản không có thể cho phép ông Thủ tướng thích nói thì nói hay nói khi cao hứng. Mà đây là vấn đề đã được bàn thảo kỹ càng trong Bộ Chính trị đảng CSVN và đã được cho phép theo nguyên tắc của việc lãnh đạo tập thể. Do vậy có ý kiến cho rằng Thủ tướng Dũng muốn thông qua thông điệp của mình để nhắn nhủ cho các đối thủ chính trị của ông ta trong việc chạy đua vào kỳ Đại hội đảng CSVN lần thứ XII là khó thuyết phục. Vì các đảng Cộng sản không có tiền lệ này. Bài học "đột phá" của cựu Ủy viên Bộ Chính trị, ông Trần Xuân Bách trong quá khứ cho thấy hậu quả của sự lạc hướng, điều này không ngoại trừ cho bất cứ ai, bất kỳ người nào dù là lãnh đạo cấp cao nhất.
Nếu thấy điều này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt nam - Trung quốc đang xấu dần đi một cách nhanh chóng, thể hiện qua các thông tin về chủ quyền của Việt nam đối với quần đảo Hoàng sa trên các tờ báo chính thống của nhà nước. Do vậy phải chăng Thông điệp ăm mới của Thủ tướng đây là điều ban lãnh đạo cao cấp đảng CSVN muốn thông quan nó để để ngỏ sẵn một lối thoát cho họ để thúc đẩy cải cách mạnh mẽ như Myanmar đã làm gần đây?
Thì những đòi hỏi của Thủ tướng Dũng hoàn toàn không hề giản, nó không chỉ chỉ ra những bất cập của thế chế chính trị hiện tại mà theo ông Dũng cần phải đổi mới. Quan trọng hơn điều mà Thủ tướng nêu lên là đổi mới thể chế xảy ra vào đúng ngày bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 chính thức có hiệu lực, việc này dễ cho người ta nghĩ rằng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn hủy bỏ bản Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam để viết lại Hiến pháp. Cần hiểu Hiến pháp là văn bản pháp lý chính trị cao nhất có khả năng ấn định thể chế chính trị cho một nhà nước.
Tại sao có chuyện lạ kỳ như vậy xảy ra vào lúc này và điều đó cho ta thấy những vấn đề gì?
Bên cạnh việc đảng CSVN, Quốc hội và chính quyền Việt nam vội vã cho thông qua và phê chuẩn bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong lúc vấp phải các ý kiến cho rằng cần kéo dài thời hạn trong vấn đề xem xét thông qua bản Hiến pháp Sửa đổi . Cộng với ý kiến của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bản Thông điệp đầu năm vừa rồi. Điều đó cho thấy trong việc này phe Hành pháp của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra yếu thế hơn và đã bị các phe nhóm khác lấn át. Dẫu cho uy tín trong đảng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua các kỳ Hội nghị Ban Chấp hành TƯ gần đây cho thấy vẫn có phần lấn át phe bảo thủ của TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Với bằng chứng là ông Dũng đã thoát hiểm một cách ngoạn mục trong việc bỏ phiếu tín nhiệm. Điều đó cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ có sức mạnh và quyền lực trong đảng, nơi trong tương lai ông sẽ chuyển sang giữ vai trò Tổng BT đảng CSVN vào năm 2016 như dư luận đồn đoán.
Việc tuyên bố cần đổi mới thể chế chính trị là một vấn đề cực kỳ hệ trọng đối với mọi quốc gia nói chung và Việt nam nói riêng. Đây là vấn đề không hề đơn giản không có thể cho phép ông Thủ tướng thích nói thì nói hay nói khi cao hứng. Mà đây là vấn đề đã được bàn thảo kỹ càng trong Bộ Chính trị đảng CSVN và đã được cho phép theo nguyên tắc của việc lãnh đạo tập thể. Do vậy có ý kiến cho rằng Thủ tướng Dũng muốn thông qua thông điệp của mình để nhắn nhủ cho các đối thủ chính trị của ông ta trong việc chạy đua vào kỳ Đại hội đảng CSVN lần thứ XII là khó thuyết phục. Vì các đảng Cộng sản không có tiền lệ này. Bài học "đột phá" của cựu Ủy viên Bộ Chính trị, ông Trần Xuân Bách trong quá khứ cho thấy hậu quả của sự lạc hướng, điều này không ngoại trừ cho bất cứ ai, bất kỳ người nào dù là lãnh đạo cấp cao nhất.
Nếu thấy điều này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt nam - Trung quốc đang xấu dần đi một cách nhanh chóng, thể hiện qua các thông tin về chủ quyền của Việt nam đối với quần đảo Hoàng sa trên các tờ báo chính thống của nhà nước. Do vậy phải chăng Thông điệp ăm mới của Thủ tướng đây là điều ban lãnh đạo cao cấp đảng CSVN muốn thông quan nó để để ngỏ sẵn một lối thoát cho họ để thúc đẩy cải cách mạnh mẽ như Myanmar đã làm gần đây?
Tuy nhiên điều vừa nói trên chỉ là giả thiết,
nếu có cũng chỉ là 50/50, vì bản chất của các lãnh tụ cộng sản là điều
đã trở thành kinh điển, đó là nói một đằng song làm một nẻo. Hơn nữa nếu
xem kỹ thông điệp của Thủ tướng ta vẫn thấy những hòn đá tảng muôn thủa
của đảng CSVN nằm chềnh ềng không hề thay đổi. Đó là "Chế
độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân
chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ
của Nhân dân.". Điều đó càng làm cho người ta tin tưởng vào mong muốn cải cách của ban lãnh đạo đảng CSVN.
Nhưng dù sao những nhận thức của người đứng đầu chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là điều đáng mừng vì ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Nó cho thấy những tín hiệu báo trước cho một cuộc cải cách sẽ xảy ra ở Việt nam, cho dù điều đó có ở tương lai xa hay gần nhưng có lẽ sẽ không diễn ra trước năm 2016. Tuy nhiên điều đó sẽ trở thành hiện thực khi hội đủ các điều kiện cần thiết về chính trị, kinh tế, xã hội và quan hệ quốc tế trên thế giới cũng như trong khu vực.
Vấn đề tiếp theo là theo dõi các hành động của Thủ tướng có đi đôi với những điều ông ta đã nói trong bản Thông điệp đầu năm hay không? Tuy nhiên chúng ta những kẻ khát nước cũng cần phải đề phòng tình huống "phía trước mặt là một rằng mơ" của ông Tào Tháo.
Thời gian sẽ cho biết đâu là trắng, đâu là đen và mọi sự thật giả sẽ rõ ràng.
Nhưng dù sao những nhận thức của người đứng đầu chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là điều đáng mừng vì ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Nó cho thấy những tín hiệu báo trước cho một cuộc cải cách sẽ xảy ra ở Việt nam, cho dù điều đó có ở tương lai xa hay gần nhưng có lẽ sẽ không diễn ra trước năm 2016. Tuy nhiên điều đó sẽ trở thành hiện thực khi hội đủ các điều kiện cần thiết về chính trị, kinh tế, xã hội và quan hệ quốc tế trên thế giới cũng như trong khu vực.
Vấn đề tiếp theo là theo dõi các hành động của Thủ tướng có đi đôi với những điều ông ta đã nói trong bản Thông điệp đầu năm hay không? Tuy nhiên chúng ta những kẻ khát nước cũng cần phải đề phòng tình huống "phía trước mặt là một rằng mơ" của ông Tào Tháo.
Thời gian sẽ cho biết đâu là trắng, đâu là đen và mọi sự thật giả sẽ rõ ràng.
Ngày 06 tháng 01 năm 2014
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1911
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1911
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001