Tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông 2013 (Nguyễn Mạnh Trí)
- Được đăng ngày Chủ nhật, 05 Tháng 1 2014 00:33
“…nhắc
lại chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Điều này có
nghĩa là: Cái gì của tôi là của tôi, còn cái gì là của anh thì chúng ta
cùng nhau khai thác!". Trung Quốc vẫn xem Biển Đông như là của mình và
dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm cho đến lúc bị chận lại…”
Lời nói đầu:
Vì tình hình Biển Hoa Đông và Biển Đông biến chuyển mạnh mẽ và phức
tạp, bài “Tình hình Biển Đông 2013” được thêm vào phần Biển Hoa Đông và
cập nhật mổi 6 tháng thay vì cho cả năm 2013.
Bài
viết chỉ tổng kết tình hình Biển Hoa Đông và Biển Đông trong năm 2013.
Chi tiết của các biến cố xin vào các đề mục liên hệ trong Website: www.tranhchapbiendong.com
***
Trong
vùng Đông Bắc/Đông Nam Á có 4 khu vực tranh chấp lãnh thổ/lãnh hải mang
tính chất quốc tế nhưng trong năm 2013 tranh chấp đặt trọng tâm vào 2
khu vực Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản và tranh chấp Biển
Đông giữa Trung Quốc và năm quốc gia Đông Nam Á mà 2 nước chịu áp lực
nặng nhất là Philippines và Việt Nam.
Trong
năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình, Ngoại trưởng Vương Nghị , Bộ trưởng
Quốc phòng Thường Vạn Toàn vẫn lập đi lập lại trò chơi hai mặt, một mặt
đưa ra những lời lẽ hòa hoãn nhưng mặt khác vẫn cứng rắn xữ dụng cụm từ
"lợi ích quốc gia cốt lõi" của Trung Quốctại Biển Hoa Đông và Biển Đông
để tăng gia áp lực kinh tế - quân sự, cố gắng loại trừ sự tham dự của
Hoa Kỳ khiến các nước trong vùng phải tìm một thế cân bằng trước âm mưu
bành trướng của Trung Quốc. Lần đầu tiên trong năm 2013, phát biểu nhân
chuyến công du 2 ngày tới Indonesia hôm 3/10, ông Tập Cận Bình nói Trung
Quốc và ASEAN nên xử lý vấn đề thông qua các cuộc đối thoại bình đẳng
và thương lượng hữu nghị để bảo đảm các quan hệ song phương và ổn định
khu vực.Hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường còn vận động rầm rộ về chủ
trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, cho rằng đây là “lựa chọn duy
nhất” để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.Tuy nhiên, các khu vực “khai
thác chung” giữa các nước phải được xác định theo các quy định của Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982.
Trung
Quốc cần từ bỏ yêu sách “đường lưỡi bò ở Biển Đông. Nếu không có cách
tiếp cận thực tế đối với vấn đề “cùng khai thác” ở Biển Đông trên cơ sở
luật pháp quốc tế, sự tuyên truyền của nhà cầm quyền Bắc Kinh chỉ làm
gia tăng sự nghi kỵ, lo ngại đối với Trung Quốc trên các vấn đề liên
quan ở Biển Đông.
Một
yếu tố quan trọng trong năm 2013 là Trung Quốc đã phải hứng chịu tăng
trưởng kinh tế thấp nhất từ hai thập niên trở lại đây và hiện có quan
ngại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang gặp sóng gió và chao
đảo.Kết quả thăm dò của Bloomberg trong thời gian từ ngày 18-23/12 cho
thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sẽ vào
khoảng 7.4% trong năm 2014, chậm nhất kể từ hồi năm 1990. Cuộc khủng
hoảng kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ các vấn đề kinh tế, thương mại,
chính trị, xã hội, nhất là bong bóng địa ốcsẽ thể hiện rõ ràng và một sự
thay đổi toàn diện hay một sự sụp đổ có thể xảy ra trong vài năm sắp
đến.
Trong
khi đó, Hoa Kỳ vẫn một mặt luôn luôntuyên bố không đứng về bên nào
trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và kêu gọi các bên liên quan
giải quyết hồ sơ này một cách hòa bình, không dùng bạo lực.Mặt khác,
chiến lược “xoay trục”sang Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹđang được triển
khai mạnh mẽ. Quyết tâm và tốc độ của Mỹ trong cách tiếp cận với việc
xoay trục chiến lược và ủng hộ các quốc gia đồng minh trong việc đàm
phán COC nhằm thiết lập các quy tắc về ứng xử cho tất cả các bên có liên
quan sẽ ảnh hưởng đến các quyết địnhcủa Bắc Kinh.
·
Cho đến bây giờ, Trung Quốc vẫn tiếp tục cho chiến hạm, tàu hải giám,
phi cơ và cả tàu ngầm lảng vảng gần khu vực Senkaku/Điếu Ngư cũng như eo
biển Miyako. Dù rằng uyển chuyển trong vấn đề ngoại giao, Nhật Bản cứng
rắn trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc (tái vũ trang, tăng cường quốc
phòng, tuần tiểu chống xâm nhập và không thương thuyết về vấn đề
Senkaku/Điếu Ngư).
·
Ngày22/1/2013,Philippines đã chính thức đưa tranh chấp Biển Đông,
mà nước này gọi là Biển Tây Philippines, ra tòa án quốc
tế.Trong hai năm qua, Philippines luôn phản đối sự gia tăng các hành
động ngạo ngược của Trung Quốc để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình,
cụ thể ở những khu vực giàu tài nguyên dầu khí. Manila cho rằng chính vì
lập trường cứng nhắc của Trung Quốc đã dẫn tới sự bế tắc trong quan hệ
với Philippines xung quanh tranh chấp ở bãi cạn Scarborough (phía Trung
Quốc gọi là Hoàng Nham) hồi năm ngoái. Đây là những bước đầu tiên trong
nỗ lực tìm một giải pháp chung cho các quốc gia liên hệ.
·
Lên tiếng tại cuộc đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6/2013, Trung
tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân
dân Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh xem Biển Đông và biển Hoa Đông thuộc về
chủ quyền của Trung Quốc.Trong một cuộc họp báo riêngtại California
ngày 8/6, cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết, Chủ
tịch Tập Cận Bình nói với Tổng thống Obama là Bắc Kinh đã quyết định dứt
khoát “bảo vệ chủ quyền quốc gia tại biển Hoa Đông và biển Hoa
Nam”(Biển Đông).
TRUNG QUỐC
Trong
thời gian gần đây, Trung Quốc bắt đầu dùng chiến thuật thâm độc và khó
đối phó có tên là “chiến lược cải bắp” kết hợp chặt chẽ vòng trong vòng
ngoài với cả 3 lực lượng hải quân, hải giámvà ngư dânđể cố tình lấn
chiếm có hệ thống các vùng lãnh hải của Nhật Bản, Philippines và Việt
Nam.
Nửa
đầu năm 2013,Trung Quốc đột ngột tăng cường sự hiện diện quân sự cũng
như những hoạt động tập trận của cả 3 hạm đội tại Biển Đông - Trường Sa,
trong đó có vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Namvà Philippines.Tờ Straits Times
hôm 2/4 đưa tin, tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc cũng đã tới
tập trận và phô trương sức mạnh tại Bãi James (James Shoal), chỉ
cách bờ biển của Malaysia có 80km.Điều đáng nói là Bãi James
nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Trung Quốc tới
1,800km và nằm bên ngoài đường "lưỡi bò".
Hôm 5/8, hãng Kyodo News
dẫn báo cáo mật của Philippines cho biết Trung Quốc đã thiết lập một
tuyến tuần tra bao trùm tất cả các đảo, bãi đá và bãi cạn tại Biển Đông
kể cả bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong và đá Vành Khăn. Bản tin cho biết tuyến
đường tuần tra này chạy dài qua tất cả các khu vực mà TQ đã đưa ra trong
bản đồ hình lưỡi bò phi pháp của họ.Điều nàydẫn đến nhiều vụ xâm nhập
gây căng thẳng trong khu vực.
1. Tranh chấp bãi Scarborough và bãi Cỏ Mây với Philippines:
Trong năm 2013, Trung Quốc có kế hoạch chiếm đoạt một chuỗi các rặng
san hô và bãi đá ở phía Đông Trường Sa và phía Tây Philippines.
2. Liên hệ đối với Việt Nam: Trong năm 2013, Trung Quốc vẫn tiếp tục cũng cố hạ tầng cơ sở tại Hoàng Sa và biểu dương lực lượng tại Trường Sa.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có chuyến thăm chính thức Việt Namtừ
13/10-15/10.Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến
thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban
lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm
ngoái. Trung Quốc lần này lại chủ động dịu giọng sau nhiều lần lớn tiếng
với Hà Nội về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
3. Vùng phòng không mới trên biển Hoa Đông:
Ngày 23/11/2013, Bắc Kinh loan báo thiết lập một vùng phòng không trên
vùng biển Hoa Đông, bao gồm cả các đảo đang nằm dưới quyền kiểm soát của
Nhật, nhưng Trung Quốc cũng giành chủ quyền. Bắc Kinh đề ra những quy
định mà tất cả các phi cơ bay ngang qua vùng này đều phải tuân thủ, nếu
không lực lượng không quân Trung Quốc sẽ can thiệp.Chỉ vài giờ sau khi
Trung Quốc ra quy định mới về khu vực nhận diện và phòng không trên biển
Hoa Đông, Mỹ đã trực tiếp thách thức Trung Quốc khi cử 2 máy bay ném
bom B-52 đi vào không phận này mà không có phản ứng của Bắc Kinh. Trong
cuộc thăm viếng Trung Quốc ngày 4/12 của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe
Biden, cả hai bên không đạt được một thỏa thuận nào về vấn đề này. Đa
số giới quan sát đồng ý với nhau rằng khu vực phòng không mới của Trung
Quốc có thể là một sai lầm chiến lược, một động thái gây nhiều bất lợi
cho chính họ, và gây hậu quả lâu dài trong sự ổn định tình hình ở Châu
Á.
HOA KỲ
KINH TẾ VÀ TÀI CHÁNH ÂU CHÂU VÀ HOA KỲ
· Tình hình Âu Châu:
Ngoại trừ Đức Quốc, tình hình Âu Châu vẫn không có gì cải thiện, tỷ lệ
thất nghiệp lên đến 12.5%, nhiều nhất là giới trẻ. Dân chúng vẫn tiếp
tục biểu tình chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Đây là hậu quả của hơn 3 thập niên các công ty Hoa Kỳ và Âu Châu ồ ạt
đầu tư vào Trung Quốc cũng như tiêu xài bừa bãi. Bây giờ thì Trung Quốc
đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới với số tiền dự trữ
hơn 3,000 tỷ đô la trong khi các nước Âu Châu công nợ chồng chất. Nếu
ngân sách liên bang của Hoa Kỳ bị tự động cắt giảm 85 tỷ đôla trong năm
2013, việc này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế Mỹ, mà còn đến
toàn thế giới, đặc biệt là châu Âu, đối tác thương mại hàng đầu của Hoa
Kỳ. Các nước Âu Châu chỉ còn một cách đòi hỏi dân chúng thông hiểu tình
trạng của quốc gia mình, chấp nhận hy sinh từ mọi tầng lớp công cũng như
tư, đưa các công ty đầu tư ở nước ngoài về lại nội địa, tạo công ăn
việc làm cho dân chúng để cân bằng cán cân thương mãi. Các nước Liên Âu
cần học hỏi tinh thần kỹ luật và tính cần kiệm, lòng hy sinh của dân
chúng Đức Quốc và Nhật Bản.
· Tình hình Hoa Kỳ:
Dù rằng tương đối chậm, Hoa Kỳ đang đi đúng đường trong cách giải quyết
để phục hồi kinh tế và trong nhiều khía cạnh giữ thế thượng phong khi
đối trọng với Trung Quốc. Trong bài diễn văn hàng tuần ngày 23/11/3013.
Tổng thống Obama cho biết 3 điều: Các doanh nghiệp đã tạo ra 7 triệu 800
ngàn công ăn việc làm trong 44 tháng qua- Các khoản thâm hụt của nước
Mỹ đã giảm đi phân nửa- Sản lượng dầu lửa của Mỹ hiện nay đã cao hơn
lượng dầu nhập khẩu, lần đầu tiên trong vòng gần 20 năm.
Tỷ giá đồng Nguyên:
Tháng 10-2013, tỷ giá của đồng Nguyên là 6.137đồng Yuan ăn một Mỹ Kimso
với tháng 9-2011, tỷ giá của đồng Nguyên là 6.36 đồng Yuan ăn một Mỹ
Kim.Tháng6-2010, tỷ giá của đồng Nguyên ở mức mỗi Mỹ Kim bằng 6.789 đồng
Yuan.Vấn đề đánh thuế hàng nhập cảng Trung Quốc sẽ phải đi song song
với tỷ giá đồng Nguyên cho đến khi có được cán cân quân bình trong vấn
đề xuất nhập cảng giữa hai nước.
Tự chủ về năng lượng:
Là một trong những quốc gia tiêu thụ dầu hỏa và khí đốt hàng đầu của
thế giới, để đáp ứng nhu cầu nội địa Hoa Kỳ nhập khẩu đến 20% năng
lượng. Nhưng từ nhiều thập niên qua, cường quốc kinh tế và công nghiệp
số 1 này đã âm thầm tiến hành một cuộc cách mạng.Đầu tháng 11/2012,báo
cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (AIE) đã gây bất ngờ khi
dự phóng là vào năm 2017 nước Mỹ sẽ trở thành nguồn sản xuất dầu hỏa lớn
nhất thế giới, đứng trước cả Ả Rập Xê Út và chỉ một thập niên sau thì
Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu số 1 toàn cầu. Đối với khí đốt,
chỉ trong hai năm nữa thôi sản lượng của Mỹ sẽ vượt quá mức cung cấp của
Nga.Công nghiệp Mỹ ngày càng được tiếp cận với năng lượng giá rẻ nhờ
vào dầu và khí đốt từ đá phiến sét bùng nổ. Ngược lại, các công ty bên
ngoài nước Mỹ lại bị đội chi phí vận chuyển do giá nguyên liệu cao,
nghĩa là chi phí tiết kiệm từ nhân công thấp tại Trung Quốc sẽ không còn
khi phải vận chuyển hàng hóa sang Mỹ.
vCân bằng chi thu:
Chương trình tự động cắt giảm chi tiêu đã được thi hành và kết quả sơ
khởi không đến nổi bi quan như nhiều người tưởng. Trong một dấu hiệu
phản ánh rõ kết quả của chính sách cắt giảm chi tiêu, ngày 10/5, Bộ Tài
chính Mỹ thông báo cán cân thu chi ngân sách của nước này trong tháng
4/2013 đạt thặng dư lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Chiều hướng này báo
hiệu năm nay có thể là năm đầu tiên ngân sách Mỹ bị thâm hụt dưới mức
1,000 tỷ USD kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền. Tại
California, tổng số tiền dư tính đến tháng 5/2013 được ước tính vào
khoảng từ $1.2 tỉ, theo con số của Thống Ðốc Jerry Brown, đến $4.4 tỉ,
theo ước tính của phân tích gia tài chánh thuộc Quốc Hội California.
Tình trạng thặng dư ngân sách này xảy ra ba năm sau khi tiểu bang phải
đối diện với con số thiếu hụt vào khoảng $60 tỉ.
Địa ốc: Số lượng hợp đồng chờ mua được ký trong tháng 2 lên cao nhất gần 2 năm, cho thấy thị trường bất động sản đang ổn định hơn.
Doanh số bán nhà chờ, chỉ số theo dõi các hợp đồng chờ mua tăng 14% so với một năm trước đó cho thấy người Mỹ đang tin tưởng hơn vào thị trường bất động sản. Đáng chú ý, bất động sản tiêu dùng tại Mỹ đang phục hồi ngay cả trong bối cảnh làn sóng thu hồi nhà đang diễn ra rộng rãi cho thấy niềm tin của người dân Mỹ bắt đầu tăng trở lại. Bên cạnh đó, thu nhập tăng và lãi suất thế chấp ở mức thấp kỷ lục cũng là 2 yếu tố giúp thị trường bất động sản khởi sắc hơn.
Doanh số bán nhà chờ, chỉ số theo dõi các hợp đồng chờ mua tăng 14% so với một năm trước đó cho thấy người Mỹ đang tin tưởng hơn vào thị trường bất động sản. Đáng chú ý, bất động sản tiêu dùng tại Mỹ đang phục hồi ngay cả trong bối cảnh làn sóng thu hồi nhà đang diễn ra rộng rãi cho thấy niềm tin của người dân Mỹ bắt đầu tăng trở lại. Bên cạnh đó, thu nhập tăng và lãi suất thế chấp ở mức thấp kỷ lục cũng là 2 yếu tố giúp thị trường bất động sản khởi sắc hơn.
Thị trường nhân công:
Theo nghiên cứu của công ty cố vấn kinh doanh toàn cầu AlixPartners,
đến năm 2015, chi phí sản xuất tại Trung Quốc sẽ ngang bằng với chi phí
tại Mỹ, do vậy việc quay trở lại sản xuất tại Mỹ là một bài toán đúng
đắn về lâu dài. Các hãng công nghệ và sản xuất lớn như Apple, Google,
General Electric, Caterpillar và Ford đang chuyển dần sản xuất trở về
nước Mỹ hoặc cho xây thêm nhà máy ở Mỹ. Bởi vì, theo một cuộc khảo sát
của Tổ chức Tư vấn Boston, 80% trong số 5,000 người dùng sẵn sàng chi
thêm tiền để mua những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, trong đó có các
thiết bị điện tử. Thậm chí người Trung Quốc cũng sẵn sàng bỏ thêm tiền
để được sở hữu những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.Hãng bán lẻ khổng lồ
Wal-Mart cho biết sẽ dẫn đầu việc đổi mới nền sản xuất của Hoa Kỳ và đem
công ăn việc làm quay trở về Hoa Kỳ với cam kết sẽ mua 50 tỉ USD hàng
hóa sản xuất tại Hoa Kỳ trong mười năm tới.
Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng GDP ở mức 4.1% trong quý 3/2013, so với 2.5% ở quý 2/2013
và 1.1% ở quý 1/2013. Cuối phiên giao dịch sáng 18/11/2013, chỉ số Dow
Jones trên sàn chứng khoán Mỹ đã phá mốc 16,000 điểm lần đầu tiên trong
lịch sử. Từ đầu năm, Dow Jones đã tăng hơn 20%. Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế (IMF) tiên đoán kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm
tới, nhờ các dữ kiện tích cực của nền kinh tế lẫn một số dấu hiệu hòa
giải ở Quốc Hội.
Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11/2013đã hạ xuống còn 7%, mức thấp nhất kể từ 2008.
HOA KỲ THỂ HIỆN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO TẠI Á CHÂU – THÁI BÌNH DƯƠNG
Vai
trò quan trọng nhất của Mỹ tại Biển Hoa Đông/Biển Đông là kiềm chế, đối
trọng và cân bằng quyền lực với Trung Quốc.Trong buổi họp bên lề G-20
tại Moscow, chủ tịch Tập Cận bình đã nói với tổng thống Obama rằng Mỹ
"không nên đóng vai trò tiêu cực trong các vấn đề liên quan đến Biển
Đông và nhóm đảo Điếu Ngư (Senkaku) để đảm bảo rằng chính sách tái cân
bằng của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương không làm tổn hại lợi ích
cốt lõi của Trung Quốc".
Tổng thống Obama đã phản ứng khôn khéo cho thấy Washington không dễ mắc lỡm Bắc Kinh khi một mặt ông hoan nghênh và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, và đặc biệt là Mỹ sẵn sàng đóng góp vào tiến trình này. Không có chuyện Mỹ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông.Thượng nghị sĩ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, trong bài viết trên tờ The Wall Street Journal hôm 16-9 đã đề nghị “Mỹ nên hỗ trợ phát triển cơ chế xử lý khủng hoảng ở Biển Đông”.Cũng trong buổi họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 26/9 với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng John Kerry đã nhấn mạnh quan điểm của Mỹ theo đó có một điều quan trọng mà tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông phải thực hiện: Làm rõ yêu sách chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế.
Tổng thống Obama đã phản ứng khôn khéo cho thấy Washington không dễ mắc lỡm Bắc Kinh khi một mặt ông hoan nghênh và kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, và đặc biệt là Mỹ sẵn sàng đóng góp vào tiến trình này. Không có chuyện Mỹ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông.Thượng nghị sĩ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, trong bài viết trên tờ The Wall Street Journal hôm 16-9 đã đề nghị “Mỹ nên hỗ trợ phát triển cơ chế xử lý khủng hoảng ở Biển Đông”.Cũng trong buổi họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 26/9 với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng John Kerry đã nhấn mạnh quan điểm của Mỹ theo đó có một điều quan trọng mà tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông phải thực hiện: Làm rõ yêu sách chủ quyền của mình theo đúng luật pháp quốc tế.
·
Ngày 6/1, tại hội nghị Shangri La, lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc
phòng Hoa Kỳ Chuck Nagel đã được quan chức Trung Quốc xem các chính sách
mới của Mỹ chỉ đơn giản là kiềm chế một Trung Quốc đang lên.Trung Quốc
phải hiểu rằng dù Hoa Kỳ có dùng ngôn ngữ lịch sự ngoại giao gì chăng
nữa thì hành động của Hoa Kỳ là điều cần thiết, nhất là đối với các nước
nhỏ tại Đông Nam Á. Ông Chuck Hagel cũng cảnh báo rằng Mỹ sẽ chống lại
mọi nỗ lực của bất cứ nước nào nhằm thay đổi hiện trạng của các đảo
tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Không có sự ngăn chặn của Hoa
Kỳ thì Trung Quốc vẫn tiếp tục hành vi lấn chiếm các khu vực trên Biển
Đông và Hoa Đông.
·
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Nagel nhấn mạnh rằng năm 2020 không
chỉ 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được tập trung vào Thái Bình Dương, mà
còn có tới 60% lực lượng không quân, bao gồm sự hiện diện của một số
loại phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint
Strike.
·
Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng Việnngày 20/06/2013,
ông Danny Russel, người sẽ được bổ nhiệm làm trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ
đặc trách châu Á, cam kết sẽ lưu ý Bắc Kinh là Trung Quốc chỉ có thể
phát triển, nếu như châu Á trở thành “một vùng pháp quyền, một vùng có trật tự và một vùng tôn trọng các nước láng giềng”, chứ không phải là một nơi mà cưỡng chế và đe dọa ngự trị.
·
Tại hội nghị APEC-21 ở Indonesia ngày 10/10, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
đã ngầm ủng hộ quan điểm của Philippines trong vấn đề tranh chấp chủ
quyền lãnh hải với Trung Quốc cũng như vừa ký với Việt Nam một hiệp
định hợp tác về hạt nhân, theo đó Mỹ có thể bán nhiên liệu và
công nghệ cho Hà Nội.
·
Sự kiện Hoa Kỳ và 14 quốc gia gồm Úc, Nhật Bản, Canada, Malaysia,
Indonesia, Brunei, Thụy Điển, Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Tây Ban
Nha, Thái Lan, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Israel đã
gởi quân giúp Philippines sau trận bão Haiyan đã nói lên thế chuyển động
mạnh mẽ trong liên minh giữa các quốc gia liên hệ. Hoa Kỳ gần đây đã
thảo luận với New Zealand và Canada trong nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh quân sự trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
MẶT TRẬN KINH TẾ
Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thị trường rộng lớn với
800 triệu người tiêu dùng và chiếm gần 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn
thế giới đang được đàm phán giữa Australia, Brunei, Chile, Malaysia, New
Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, TPP sẽ là một trong những
thỏa ước thương mại rộng lớn nhất thế giới. Kể từ năm 2010 đến nay, đàm
phán TPP đã đi qua 16 vòng đàm phán chính thức và nhiều đàm phán giữa
kỳ. Vòng đàm phán thứ 17 đã được tổ chức tại thủ đô Lima của Peru từ
ngày 15-24/5 và vòng đàm phán thứ 18 sẽ diễn ra vào tháng 7 tới đây và
đây cũng sẽ là vòng đàm phán đầu tiên Nhật Bản tham dự. Chắc chắn TPP
phải được hoàn tất trong năm 2014 trước khi khối ASEAN cùng Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ tập trung thảo luận
các vấn đề thương mại, dịch vụ và đầu tư, và các phương thức đàm phán về
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP: Regional
Comprehensive Economic Partnership) mà các nước dự kiến sẽ đúc kết một
thỏa thuận vào năm 2015.Vào cuối tháng 10 cho biết 5 quốc gia là Hoa Kỳ,
Canada, Nhật Bản, Australia và Mexico đi đến thống nhất đồng ý để 4
quốc gia: Malaysia, Peru, Brunei và Việt Nam có thời gian ân hạn 5 năm
để điều chỉnh các chính sách liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước. Kết
thúc buổi họp vào tháng 12, TPP không thể hoàn tất trong năm 2013như
mongđợi.Các vấn đề chính chưa giải quyết xong liên quan đến khối doanh
nghiệp nhà nước, biểu thuế nông nghiệp và quyền sở hữa tài sản trí
tuệ.Ðại diện Hoa Kỳ bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán kế tiếp sẽ được tổ
chức vào tháng Giêng năm tới.
CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO:
·
Trong cuộc Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông với chủ đề
“Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm
Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC, không ít học giả có
mặt tại Hội thảo cho rằng Mỹ nên can dự tích cực hơn (more proactive)
trong tranh chấp Biển Đông. Họ nêu lên thực tế là Trung Quốc luôn phớt
lờ những luận điểm mà Mỹ khẳng định như là duy trì nguyên trạng, không
đe dọa cưỡng bách hoặc sử dụng vũ lực …Từ đó, một số học giả đặt vấn đề
phải chăng đã đến lúc Mỹ cần cân nhắc về một khuôn khổ chiến lược hiệu
quả hơn để gây sức ép buộc Trung Quốc hành xử phù hợp.
·
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack
Obama đãcócuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày từ 7-8/6 tại
tiểu bang California.Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị nguyên
thủ từ khi ông Tập nhậm chức chủ tịch hồi tháng Ba.Cuộc họp đã
kết thúc mà giới chức Mỹ nhận xét là "đặc biệt, tích cực và mang tính
xây dựng."Nguồn tin Hoa Kỳ cho biết hai nhà lãnh đạo đã có "sự gần
gũi về quan điểm"về những vấn đề Hoa Kỳ đang lưu tâm nhưxâm nhập
mạng,đánhcắp sở hữu trí tuệ, tỷ giá nhân dân tệ, thâm hụt thương mại, ô
nhiễm môi trường và vấn đề Bắc Hàn. Tổng thống Barack Obama lưu ý Chủ
tịch Tập Cận Bình về tình trạng xung khắc tại biển Hoa Đông.Bàn về hiệu
quả của buổi họp thượng đỉnh, chuyên gia Greer Meisels, thuộc trung tâm
tư vấn Wilson Center, trụ sở tại Washington DC, nhận định: Các cuộc hội
đàm giữa nguyên thủ hai nước cho thấy là họ xem xét rất nghiêm túc quan
hệ song phương, “nhưng đây mới chỉ là bước đầu và liệu điều này có
tạo ra được một đà mới và các hiệu ứng tích cực khác hay không ? Tôi
nghĩ là còn quá sớm để đánh giá”.Thời báo Kinh tế Hồng Kông lưu ý
rằng: "Mục đích thực sự của ông Obama là không để cho Trung Quốc nâng vị
thế lên ngang hàng với Mỹ, những gì ông coi trọng là một mối quan hệ
sẵn sàng hợp tác ở quy mô nhỏ giữa Trung Quốc và Mỹ".
·
Thượng viện Hoa Kỳđã ra một nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng đe dọa
và vũ lực trong tranh chấp biển đảo với các nước khác.Nghị quyết mang
số 167 nạp hôm 10/6 bởi một số nghị sĩ của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân
Chủ cũng kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông hợp
soạn và thông qua bộ quy tắc ứng xử để tránh xung đột.
·
Cuộc đối thoại chiến lược Mỹ - Trung vừa kết thúc vào ngày 11/7/2013
tại Washington đã diễn ra không mấy “vui vẻ” lắm do việc Washington chỉ
trích Bắc Kinh về vụ Edward Snowden, các tranh chấp lãnh thổ ngoài khơi
và về vấn đề nhân quyền. Ông Barack Obama cũng có ý cảnh báo Trung Quốc
không nên sử dụng vũ lực hay đe dọa láng giềng trong tranh chấp lãnh thổ
trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Trong khi đó, phái đoàn Trung Quốc coi
tuyên bố này như một nỗ lực tiếp theo nhằm "quốc tế hóa" các vấn đề.
Không những vậy, sau khi kết thúc Đối thoại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc
còn “nhắc nhở” Washington nên tôn trọng và thực hiện cam kết không đứng
về bất kỳ bên nào trong tranh chấp Biển Đông.
·
Ngày 19/08/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (Chang
Wanquan)đã có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Hai bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và
Trung Quốc có cuộc họp báo chung, sau cuộc hội đàm kéo dài hơn ba giờ.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố quan hệ Mỹ - Trung đang đi theo
chiều hướng tích cực, nhưng khắng định Trung Quốc sẽ không nhân nhượng
trong các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.Bộ trưởng
Quốc phòng Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan) nói: “Không ai có thể nuôi ảo
tưởng rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng nhân nhượng các lợi ích cốt lõi của
mình và không ai có thể đánh giá thấp ý chí và sự cương quyết của chúng
tôi trong việc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền và các quyền trên biển của
mình”. Tuyên bố của lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặc biệt liên quan
đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ vùng Biển
Đông và các tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa
Đông. Đây là các đầu mối gây căng thẳng liên tục trong quan hệ giữa
Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và
Philippines, và Nhật Bản. Đáp lại tuyên bố của bộ trưởng Trung Quốc, bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhắc lại rằng, Hoa Kỳ có quan điểm
trung lập trong các tranh chấp chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ có lợi ích trong
việc các đòi hỏi chủ quyền trên biển được giải quyết bằng con đường “hòa
bình, không mang tính cưỡng chế”.
·
Ngày 4/10, Tổng thống Obama đã buộc phải hủy bỏ việc tham dự Diễn đàn
Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Indonesia và Hội nghị
Cấp cao ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Átại Brunei cũng như haichuyến
thăm đến Malaysia và Philippinesvì lý do chính phủ bị đóng cửavì cạn
kiệt ngân sách. Lại thêm một lần nữa, nước Mỹ trở thành con tin trong
cuộc đối đầu không khoan nhượng nặng tính ý thức hệ giữa đảng Cộng Hòa
với cá nhân tổng thống Mỹ Barack Obama và đảng Dân Chủ. Bất chấp mọi
cảnh báo về hậu quả và hệ luỵ của việc chính phủ ngừng hoạt động và bất
chấp nhiều kỳ vọng là hai đảng phái chính trị trong quốc hội và các vị
dân biểu không được để tình cảm lấn át lý trí, quốc hội Mỹ đã không đạt
được sự nhất trí cần thiết cho ngân sách bổ sung trước hạn định là ngày
1/10 vừa qua. Những vấn đề trong nội bộ của nước Mỹ lúc này dường như đã
khiến một số các nhà quan sát quốc tế lo ngại về cam kết của Mỹ tại
Đông Nam Á.“Có lẽ điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể hyvọng lúc này là
phe Cộng Hòa sẽ hả giận trước việc chính phủ bị đóng cửa, đồng thời sự
lo sợ dư luận phản ứng sẽ khiến những người có quan điểm ôn hòa thức
tỉnh và sẽ đồng ý tăng trần nợ công. Còn không, hậu quả mà Mỹ và thế
giới phải gánh chịu sẽ rất tàn khốc”, tờ South China Morning Post dự
đoán.Tuy nhiên, khi phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái
Bình Dương, tức APEC, tổ chức trên đảo Bali của Indonesia, ngoại
trưởngKerry nói rằng vụ chính phủ Mỹ đóng cửa là “một chuyện thoáng
qua.”Ngày 16/10, Hạ viện do phe Cộng Hòa kiểm soát đã thông qua một thỏa
hiệp giờ chót, sau cuộc biểu quyết với 285 phiếu thuận và 144 phiếu
chống.Cuộc biểu quyết được tiến hành hơn 2 tuần sau khi chính phủ phải
đóng cửa từng phần vì phe Cộng Hòa không chịu thông qua bất kỳ dự luật
ngân sách nào không có những điều khoản nhằm loại bỏ ngân khoản dành cho
Luật chăm sóc sức khỏe với giá phải chăng, thường được gọi là
Obamacare, hoặc trì hoãn việc thực thi luật này.Dự luật này đã được Tổng
thống Obama ký ban hành, chấm dứt vụ giằng co chính trị vốn có thể làm
bùng ra một vụ khủng hoảng kinh tế.
·
Trong Hội nghị Đối thoại Shangri-La, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh của
Việt Nam còn đề nghị thêm các bên có liên quan đến Biển Đông tôn trọng
và bảo vệ ngư dân, tuyệt đối không sử dụng vũ lực với ngư dân dưới bất
kỳ hình thức nào, cả quân sự và phi quân sự. Ông Hagel đã nhận lời mời
sang thăm Việt Nam. Ngày giờ của chuyến đi chưa được quyết định. Mọi
người đều muốn biết Mỹ-Việt sẽ đồng ý những điều gì mới.
·
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đãcó chuyến viếngthăm Trung Quốc vào ngày
19-21/6.Ngoài việc ký kết một số văn kiện thứ yếu, không có tiến triễn
nào về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc vẫn giữ lập trường thương thuyết
song phươngcũng như COC và UNCLOS không có trong Tuyên bố chung
Việt-Trung.
·
Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ,
có chuyến thăm Hoa Kỳtừ 17/6-22/6.Phát ngôn viên của ông Dempsey
thông báo trong một email gửi đến báo giới: “Đây là lần đầu tiên
một tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam tới thăm Ngũ Giác
Đài”.
·
CT nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới
Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới trong hai ngày
27/6-28/6.Indonesia là quốc gia Asean thứ hai trở thành đối tác
chiến lược của Việt Nam trong chuyến thăm này.
·
Đang có những chuyển động về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, luật sư
Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - người đang bị
giam giữ trong nhà tù ở Việt Nam với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà
nước" - đã đặt chân đến thủ đô Washington của Hoa Kỳ ngày 3 tháng
7-2013. Ngày 2/10, luật sư Lê Quốc Quân rốt cuộc bị tuyên phạt 2 năm
rưỡi tù giam về tội danh ‘trốn thuế’và ông đã gửi đơn kháng cáo bản
án sơ thẩmngày 8/10.Tòa án tỉnh Long An ngày 29/10 tuyên án Đinh
Nhật Uy, anh trai của Đinh Nguyên Kha, 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án
treo vì tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 Bộ Luật
Hình sự.
·
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đãthăm viếng Hoa Kỳ vào 2 ngày
24-25/7/2013.Đây là lần đầu tiên ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ trong
cương vị chủ tịch nước, và cũng là lần thứ hai kể từ 1975
một chủ tịch Việt Nam tới Washington.Sau buổi hội đàm, hai nhà lãnh
đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ dựa trên
các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, tôn trọng
thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Bên
cạnh đó, các hồ sơ khác như hợp tác song phương trong mọi lãnh vực, vấn
đề nhân quyền và tình hình Biển Đông cũng được hai bên đề cập tới.
·
Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình
vừa được hai ông John Kerry và Phạm Bình Minh ký tắt sáng thứ
Năm 10/10 bên lề Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 23 tại Brunei.
·
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã có chuyến viếng thăm Việt Nam 4 ngày
lần đầu tiên từ 14-17/12 dưới cương vị ngoại trưởng.Chuyến công du được
coi là để “nêu bật sự chuyển biến sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam và Hoa
Kỳ trong thời gian qua” vàthúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện đã được
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang
công bố hồi tháng Bảy.Nămđiểm chính được Bộ Ngoại giao Mỹ nêu ra gồm vấn
đề: xây dựng năng lực hàng hải, hợp tác kinh tế, các vấn đề biến đổi
khí hậu và môi trường, hợp tác giáo dục và thúc đẩy tôn trọng nhân
quyền.
·
Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã xây dựng được 14 đối tác chiến lược và
có thể với tất cả các nước lớn trên thế giới, Việt Nam đã xây dựng được
khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
nguồn:http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=5612:tinh-hinh-bi-n-hoa-dong-va-bi-n-dong-2013-nguy-n-m-nh-tri&catid=44&Itemid=301
======================================================================
Tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông 2013 (Nguyễn Mạnh Trí)
Page 2 of 2
KINH
TẾ: Giới đầu tư ngoại quốc tương đối lạc quan về tình hình kinh tếViệt
Nam.Vốn ngoại đổ vào chứng khoán Việt Nam ở mức cao nhất trong 5 năm trở
lại đây theokhảo sát của Phòng Thương mại Công nghiệp Châu Âu
(Eurocham) ở Việt Nam.Theo số liệu được Bloomberg dẫn ra trong tin đăng
ngày 30/5, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ tổng cộng 253 triệu đôla vào
cổ phiếu Việt Nam, mức cao nhất kể từ năm 2008.Điều này, theo Bloomberg,
là dấu hiệu cho thấy niềm tin của giới đầu tư cho rằng lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ tăng lên lần đầu tiên kể từ năm 2010 trong bối cảnh lạm
phát và chi phí vay vốn giảm.Cũng theo Bloomberg, đã có nhiều nhà đầu tư
mở tài khoản trong 4 tháng đầu năm 2013 hơn trong cả năm 2012.
·
Trong chuyến viếng thăm Pháp Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngngày
25/9, thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến
lược tại Paris. Pháp là nước thứ 12 mà Việt Nam ký quan hệ đối tác chiến
lược. Cũng trongchuyến thăm viếng này, công ty Vietjet Air đã ký hợp
đồng trị giá 9 tỷ USD với hảng Airbus từ 2014 cho đến 2022 để mua 92 phi
cơ Airbus. Cũng trong chuyến làm việc tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
và làm việc với Hoa Kỳ tại New York, Vietnam Airlines đã đặt mua các
động cơ của GE và 8 chiếc 787 với Boeing và thuê thêm 11 chiếc 787 khác
qua các công ty cho thuê. Hãng hàng không giá rẻ VietJet Air cũng đang
đàm phán đặt mua Boeing 737.
·
Tính chung 10 tháng đầu năm 2013, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng
thêm mà VN thu hút được đã lên tới 19 tỉ USD, tăng 65.5% so với cùng kỳ
năm 2012. Đặc biệt, ngày 23/10, Việt Nam đã tổ chức khởi công xây dựng khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.Đây là
một dự án trọng điểm quốc gia với tổng vốn đầu tư 9 tỉ USD được đầu tư
bởi Công ty Dầu mỏ quốc tế Kuwait – KPI, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
Idemitsu Kosan, Mitsui Chemicals (Nhật Bản) và các tổ chức tài chính
quốc tế. Ngoài ra,công ty Samsung của Hàn Quốc đã quyết định đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động thứ hai ở Thái Nguyên có tổng
vốn đầu tư 2 tỷ USD.Từ năm 2009 đến nay, Samsung liên tục tăng vốn đầu
tư cho dự án nhà máy sản xuất công nghệ cao tại Bắc Ninh lên 2.5 tỷ USD.
Ngày 15/8 tại thành phố Quy Nhơn, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan
(PTT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức họp báo công bố khởi
động việc lập dự án đầu tư tổ hợp lọc hóa dầu Nhơn Hội trị giá 28 tỷ
USD.
·
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước đạt 32 tỷ đô la so với 9 tỷ năm 2011
và 20 tỷ năm 2012, con số này được ngân hàng ANZ công bố ngày 28/10, dựa
trên những báo cáo của Chính phủ Việt Nam trong kỳ họp Quốc hội đang
diễn ra.
·
Hàng loạt các chỉ số như GDP, PMI ... đều gia tăng trong tháng 9 so với
tháng trước đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn
dần tăng tốc, theo các chuyên gia HSBC. GDP 2013 tăng 5.42% nhanh hơn
mức 5.25% của năm 2012trong khi tỷ lệ lạm phát vào tháng 12 của Việt Nam
là 6%, mức thấp nhất tính từ 10 năm qua.Chỉ số chứng khoán Việt Nam
Index tăng 0.6%.Tính cho tớicuối tháng 12, Việt Nam Index đã tăng hơn
22% trong năm nay, mức tăng cao nhất trong các chỉ số chứng khoán ở Đông
Nam Á.
QUÂN
SỰ & TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ: Trong năm 2013, Việt Nam đã tiếp tục có
những nỗ lực đáng kể để tăng cường hệ thống phòng thủ. Tình thế khu vực
đang thúc đẩy Hà Nội gia tăng chi phí quân sự. Theo hãng tin quốc phòng
Jane’s, mức tăng GDP hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017 sẽ
là 6.5% và sẽ cho phép bảo đảm chi phí quốc phòng ở mức cần thiết. Nếu
như những năm gần đây, Hà Nội đã chi cho quốc phòng gần 3% GDP thì trong
tương lai gần, mức chi sẽ tăng lên đến 5%. Theo dự báo, ngân sách quốc
phòng hàng năm của Việt Nam giai đoạn 2013-2017 sẽ tăng 30% và sẽ tăng
từ 3.8 tỷ USD lên đến 4.9 tỷ USD. Ngoài ra, theo số liệu của Cục Thông
tin năng lượng Mỹ, Việt Nam vào năm 2012 có ở Biển Đông mỏ khí đốt trữ
lượng 24.7 ngàn tỷ mét khối, cũng như mỏ dầu trữ lượng 4.4 tỷ thùng. Trữ
lượng đó biến Việt Nam thành quốc gia “dầu mỏ” đứng thứ ba ở châu Á,
sau Ấn Độ và Trung Quốc. Liên quan đến khí đốt, thì trữ lượng của nhiên
liệu này đã tăng nhiều từ năm 2007, còn việc khai thác khí đốt trong
thời kỳ 2005-2010 thực tế đã tăng gấp đôi. Không loại trừ, trong tương
lai, những con số nêu trên cũng sẽ tăng lên nhiều vì cường độ công tác
thăm dò địa chất ở Việt Nam không giảm. Ngoài ra, trong năm 2013 đã có
những tin ngắn liên quan đến tiềm năng phát triển chiến lược của cảng
Cam Ranh: Đó là tin vào ngày 3/7, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa đề xuất Cục
Hàng không Việt Nam đầu tư đường băng thứ hai ở Cảng hàng không Quốc tế
Cam Ranhvà tập đoàn liên doanh giữa ADC của Canada và HAS của Mỹ chuyên
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vận hành sân bay ngõ ý muốn đầu tư
vào nỗ lực nàyvà chính phủ Nga cũng như công ty Nga đang có những dự án
đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng 5 sao dành cho quân nhân ngoại quốc tại
khu vực Cam Ranhcũng như hợp tác với Hải quân Việt Nam xây dựng hệ
thống mô phỏng huấn luyện cho các tàu ngầm và khu trục hạm Việt Nam.
Ngoài ra, công ty Oshima Shipbuilding của Nhật hôm 18/12 cho hay đã hủy
bỏ dự án xây nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh. Ðây là công ty 100% vốn Nhật
Bản đã được cấp giấy phép thực hiện dự án hồi năm rồi.
·
Bản tin Tiếng Nói Nước Nga ngày 27/3 loan tải thêm hai tàu hộ tống loại
Gepard 3.9 dành cho Việt Nam sẽ được đóng tại Zelenodolsk, nước Nga.
Theo lời ông Renat Mistakhov, tổng giám đốc Công ty cổ phần nhà máy
Zelenodolsk cho biết việc đóng tàu hộ tống thứ nhất cho Việt Nam theo
hợp đồng sẽ được khởi công trong tháng 6 năm nay, sau đó sẽ đến tàu thứ
hai. Thời hạn theo kế hoạch giao tàu dự kiến là năm 2016 và 2017.
·
Theo Izvestia, đến cuối năm nay, phía Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam một
trung tâm huấn luyện số hóa tối tân cho thủy thủ đoàn của các tàu ngầm
Kilomà Việt Nam đã mua của Nga. Trung tâm huấn luyện này sẽ được xây
dựng và lắp đặt tại Cam Ranh, nơi đặt căn cứ của Hải quân Việt Nam.Tháng
2/2013, nhà máy đóng tàu Admiralty, Nga vừa bắt đầu cắt kim loại cho
đơn đặt hàng xuất khẩu tàu ngầm cuối cùng trong lô hàng sang Việt
Nam.Chiếc thứ ba đã được hạ thủy ngày 28/8. Trung bình sẽ mất 5-7 tháng
từ ngày hạ thủy cho đến lúc chính thức bàn giao. Chiếc tàu ngầm đầu tiên
HQ 182 đã được bàn giao ngày 7/11/2013 và đã về đến Cam Ranh ngày
31/12. HQ 183 và 184 sẽ được bàn giao năm 2014.
·
Hãng tin AFP ngày 20/8/2013, trích dẫn nguồn tin từ hãng tin Nga
Interfax cho biết nước Nga đã hoàn thành hợp đồng bán cho Việt Nam 12
chiếc chiến đấu cơ Sukhoi-30 với trị giá từ 450 đến 600 triệu đô la
Mỹtheo các nguồn tin khác nhau. Đây là hợp đồng mua Sukhoi thứ ba của
Việt Namsau 24 chiếc đã mua từ trước.
·
Tháng 9/2013, các chuyên gia của Nga đang làm việc tại Việt Nam để bảo
vệ bản thảo thiết kế của căn cứsửa chửa các tàu chiến và tàu ngầm Nga
đóng cho Việt Nam tại Cam Ranh, đồng thời nói phía Việt Nam đã đề ra chỉ
tiêu hoàn thành của cơ sở này là vào năm 2015.
·
Việt Nam dự kiến sẽ đề nghị Mỹ bán 6 máy bay tuần biển P-3 Orion của
hãng Lockheed Martin, một quan chức cao cấp của công ty này cho biết hôm
10/4/2013. Có thể Nhật Bản cũng tham gia trong đề nghị này.
·
Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/5 dẫn nguồn tin báo Sankei Nhật Bản cho biết
Nhật dự tính cung cấp cho Việt Nam loại tàu tuần tối tân có trọng tải
hơn 1,000 tấn nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra và bảo vệ
chủ quyền. Ần Độ hôm 12/7 cũng đồng ý cung cấp tàu tuần tra cho Việt
Nam.
· Lực
lượng CSB Việt Nam mới đây đã đưa vào hoạt động 1 tàu tuần tra mới
2,500 tấn dùng thiết kế của Hòa Lan và cải tiến 3tàu tuần tra với sự
giúp đỡ của Nhật Bản.Trong chuyến viếng thăm Việt Nam tháng 9/2013 của bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản,Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức đề nghị Nhật Bản trợ giúp về trang thiết bị cho cảnh sát biển Việt Nam.
·
Tờ U.S News ngày 10/4 dẫn lời quan chức cấp cao cho biết Lực lượng Bảo
vệ bờ biển Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ ngư dân đánh bắt cá trên Biển Đông
khi Trung Quốc gia tăng mối đe dọa. Phát biểu trên tờ U.S News, Đề đốc
Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ William Lee cho biết sau chiến tranh
Việt Nam, giờ đây chính phủ hai nước đang hợp tác để phát triển lực
lượng chiến đấu để có thể giúp ngư dân Việt Nam và những người khác khi
họ “gặp rắc rối.” Trong vòngđối thoại chính sách quốc phòng cấp
thứ trưởng Việt Nam-Hoa Kỳ lần 4 tại Washington DC trong hai ngày
28/10-29/10, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang
Đạm, đã ký biên bản hợp tác về bảo vệ bờ biển với Đô đốc Lực lượng
phòng vệ bờ biển Mỹ Robert Papp.Trong chuyến viếng thăm Việt Nam tháng
12/2013, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố viện trợ cho Việt Nam 5 tàu
tuần duyên cao tốc. Thủ tướng Nhật Bản ngày 15/12 cũng loan báo Tokyo sẽ
bắt đầu thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp tàu tuần tra cho lực
lượng tuần duyên Việt Nam.
·
Việt Nam sẽ mua máy bay không người lái (UAV) của Belarus, Thủ tướng
Belarus Mikhail Myasnikovich tuyên bố trong cuộc gặp Thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng ở Minsk ngày 17/5. Tháng 7/2013, Việt Nam và Belarus
đãcó những cuộc hội đàm liên quan đến rất nhiều nội dung cụ thể, quan
trọng nhất chính là hợp tác về radar VOSTOK-E. Từ năm 2005 trở đi, Việt
Nam đã nhập khẩu 7 hệ thống radar VOSTOK-E, những radar này đã biên chế
cho lực lượng phòng không của Việt Nam". Radar VOSTOK-E do xe tải 6X6
vận chuyển cơ động, sau khi đến trận địa sử dụng 3 xe radar VOSTOK-E làm
3 góc hoặc nhiều góc độ để bố trí. Trong tình hình không bị gây nhiễu
điện tử, khoảng cách dò tìm tối đa là 360 km.
·
Ngày 31/7/2013, BTL/HQVN đã ký quyết định thành lập Phi đội thủy phi cơ
DHC-6. Phi đội này gồm có 6 chiếc Guardian 400 mà Không quân Hải quân
Việt Nam ký mua với Viking Air của Canada.
·
Hôm 23-8, hãng đóng tàu Damen của Hòa Lan cho hay họ đạt thỏa thuận
cung cấp cho Việt Nam hai hộ tống hạm lớp Sigma 9814 trang bị hỏa tiễn.
Không có chi tiết đích xác giá trị hợp đồng là bao nhiêu, tuy nhiên,
theo công ty nói trên thì hợp đồng khoảng 500 triệu Euro hay khoảng $660
triệu USD với tín dụng do chính phủ Hòa Lan bảo trợ.
·
Ngày 6/9, Việt Nam và Singapore đã ký "Bản thỏa thuận giữa Hải quân
Nhân dân Việt Nam và Hải quân Cộng hòa Singapore về hợp tác hỗ trợ cứu
nạn tàu ngầm"theo đó, Singapore sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam tàu cứu
hộ và hỗ trợ tàu ngầm MV Swift Rescue và các nguồn lực khác giúp đỡ
trong trường hợp xảy ra sự cố tàu ngầm ở Việt Nam.
CÁC CƯỜNG QUỐC Á CHÂU – THÁI BÌNH DƯƠNG
Trong
năm 2013, các cường quốc Á Châu vẫn tiếp tục tăng cường phối hợp với
Hoa Kỳ trong thế liên minh nhằm đối lại với những tham vọng của Bắc Kinh
trong khu vực:
NHẬT BẢN:
Cuộc bầu cử Quốc hội Nhật Bản trước thời hạn hôm 16/12/2012 đã đem lại
thắng lợi vang dội cho đảng Tựdo-Dân chủ (PLD), mở đường cho chủ tịch
đảng, ông Shinzo Abe, lên lãnh đạo chính phủ mới. Ngày 21/7/2013, đảng
Dân chủ Tự do Nhật Bản LDP và đối tác trong liên minh là đảng Tân
Komeito đã thắng 76 trong số 121 ghế dự tranh tại Thượng viện. Kết quả
này giúp liên minh cầm quyền của Thủ tướng Shinzo Abe chiếm được 135
trong số 242 ghế tại thượng viện.Ðây là lần đầu tiên từ 6 năm đảng LDP
nắm được thế đa số vững vàng tại cả hai viện lập pháp, làm tăng thêm hy
vọng cho ông Abe có được hậu thuẫn chính trị để có những cải tổnền kinh
tếcũng như đường lối đối ngoại.Chính phủ của của Thủ tướng Shinzo Abe
cũng đang cứu xét ý kiến viết lại bản hiến pháp chủ hòa của Nhật Bản,
tiền đề của việc tái vũ trang quân đội Nhật. Đối với các quốc gia Đông
và Nam Á, Nhật Bản là quốc gia có lập trường mạnh mẽ nhất chống lại
chiến lược của Trung Quốc, được đánh giá là ngày càng thô bạo. Trong
cuộc trả lời phỏng vấn đăng trên tờ Wall Street Journal hôm 26/10/2013,
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết sẵn sàng cứng rắn hơn trước Trung
Quốc, trong trường hợp Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực để đạt được các
mục đích ngoại giao trong khu vực Châu Á.
·
Ngày 30/5, tờ Wall Street Journal đưa tin, Nhật Bản đang chuẩn bị cho
một khuôn khổ chính sách quốc phòng mới, trong đó phần quan trọng là cho
phép lực lượng quân đội tấn công phủ đầu kẻ thù nếu bị đe dọa thay vì
ưu tiên tự vệ như hiện nay.
· Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 31/5 có bài viết cho rằngđảng
Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền Nhật Bản xác định kiến nghị "Đại cương kế
hoạch phòng vệ" mới, sẽ trình bản kiến nghị này lên Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe, để Chính phủ Nhật Bản tham khảo đưa ra "Đại cương kế hoạch
phòng vệ" mới.Bản kiến nghị chủ trương bắt tay nghiên cứu vấn
đề Nhật Bản sở hữu khả năng tấn công căn cứ "kẻ thù", cũng có nghĩa là
Nhật Bản muốn từ chính sách chuyên phòng thủ theo Hiến pháp hiện hành,
chuyển sang có thể tiến hành tấn công "đánh đòn phủ đầu" trong điều kiện
nhất định.Nói cách khác, Nhật Bản sẽ chuyển một quốc gia từ kiểu phòng
thủ sang có khả năng tấn côngbằng cách thay đổi Điều 9 của Hiền pháp.
·
Ngày 27/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết
chính phủ nước này sẽ tăng quân số hiện nay từ khoảng 225,000 lên
287,000 quân trong năm tài khóa tới, bắt đầu vào tháng 4. Đây là con số
tăng cao nhất trong hai thập kỷ qua. Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự trù thành
lập một lực lượng Lính thủy đánh bộ, số quân đạt quy mô như Lực lượng
viễn chinh lính thủy đánh bộ 31 của quân Mỹ tại Okinawa (khoảng 2,200
quân). Cọng thêm 2 chiếc tàu đổ bộ loại 22 và 24 DDH đang được đóng,
Nhật Bản có khả năng thành lập 2 đơn vị đặc nhiệm tương tự như các Lực
Lượng Can Thiệp Tiền Phương (Expeditionary Strike Group: ESG) của Hoa Kỳ
với mục đích là bảo vệ chuổi phòng thủ thứ nhất phía nam lãnh thổ Nhật
qua Okinawa đến eo biển Ishigaki-Miyako, Sensaku, xuống phía Nam đến tận
Đài Loan. Nhật dự định mua sắm 42 chiếc F-35A, 4 trong số đó Tokyo đã
mua vào tháng 7/2012 với đơn giá 238 triệu USD. Từ năm 2017, các công ty
Nhật sẽ được chuyển giao sản xuất đến 40% linh kiện cho F-35. Tham gia
sản xuất các máy bay F-35A dành cho Nhật có 3 công ty lớn: Mitsubishi
Heavy Industries sẽ sản xuất các bộ phận khung thân, Mitsubishi Electric
sản xuất thiết bị điện tử, còn IHI Corp. sản xuất động cơ. Được biết,
giới chức Washington trong thời gian gần đây, muốn Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
không chỉ giới hạn hoạt động tại vùng lân cận Senkaku/Điếu Ngư, mà còn
mở rộng phạm vi ra bên ngoài lãnh thổ Nhật. Một điểm khác nữa là Nhật
Bản nợ rất nhiều nhưng chủ nợ lại là dân chúng Nhật. Trong trường hợp
cần thiết, chắc chắn dân Nhật chấp nhận hy sinh cho đất nước.
·
Trong lúc bạch thư quốc phòng hàng năm được công bố vào tháng 7/2013,
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã đề cập tới điều mà
chính phủ ở Tokyo xem là những mối đe dọa an ninh mà Trung Quốc gây ra
mỗi lúc một nhiều.
·
Tháng 8/2013, Nhật hạ thủy tàu đổ bộ Izumo JS183. Trên danh xưng, đây
là một khu trục hạm chở trực thăng loại 22DDH nhưng trên thực tế, đây là
một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ có thể trang bị chiến đấu cơ F-35 và
trực thăng loại Osprey của Hoa Kỳ.
·
Các công ty vừa và nhỏ của Nhật đã bắt đầu mạnh tay đầu tư vào Đông Nam
Á.Trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn đầu tư Nhật vào Đông Nam Á đã tăngđến
55.4% so với cùng kỳ năm 2012. Còn trong 8 tháng đầu năm, giá trị các
thương vụ sáp nhập công ty của Nhật tại khu vực này đã đạt hơn 7.6 tỉ
USD, cao gấp 13 lần so với cùng kỳ năm 2012 và là một mức kỷ lục.
·
Trong một thông cáo chung được công bố sau hội nghị thượng đỉnh tại
Tokyo ngày 14/12/2013, 10 quốc gia hiệp hội ASEAN tuyên bố sẽ hợp tác
chặt chẽ hơn nữa với Nhật Bản để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên
không và an ninh hàng không dân dụng, sau việc Trung Quốc thành lập vùng
phòng không trên biển Hoa Đông. Để đổi lại, Nhật Bản đã cam kết tổng
cộng 20 tỷ đôla, gồm các khoản viện trợ không hoàn lại và khoản vay cho
các nước ASEAN.
·
Ngày 17/12, nội các Nhật Bản đã phê chuẩn chiến lược an ninh quốc gia
mới với cam kết tăng cường quốc phòng nhằm đối phó với một Trung Quốc
ngày càng mạnh bạo. Trong kế hoạch mới, Nhật Bản sẽ mua nhiều vũ khí
trong chiến dịch tăng cường quốc phòng, từ khoản chi 24,700 tỉ yen (240
tỉ USD) từ năm 2014-2019, tăng 5% so với ngân sách hiện tại. Số vũ khí
mới sẽ mua bao gồm hai tàu khu trục với hệ thống chống tên lửa Aegis, 28
máy bay F-35, ba máy bay không người lái, 52 tàu đổ bộ, 17 trực thăng
Osprey và năm tàu ngầm để tăng khả năng giám sát trên biển và bảo vệ các
đảo.
· Các bản tin liên quan đến tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku:
Ngày 28/10, bốn tàu tuần duyên của Bắc Kinh lại tiến vào vùng biển xung
quanh Sensaku/Điếu Ngư. Đây được liệt kê là lần thứ 68 Bắc Kinh xâm
phạm đến khu vực tranh chấp kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo
thuộc quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku vào tháng 9/2012. Trung Quốc còn dùng
lực lượng Không Quân và máy bay không người lái xâm nhậpeo biển Miyako
để thăm dò ý định của Nhật Bản. Các phản ứng của Nhật:
-
Tuần duyên Nhật hôm 29/1 nói sắp tổ chức đơn vị đặc nhiệm tuần tra biển
để tăng cường bảo vệ khu vực đảo tranh chấp với Trung Quốc.Thông báo
cho biết lực lượng này sẽ bao gồm 10 tàu tuần tra mới cỡ lớn, với 600
quân bên cạnh hai tàu có bãi đỗ trực thăng đang hoạt động.Bộ Quốc phòng
Nhật Bản có kế hoạch triển khai lực lượng theo dõi bờ biển có quy mô
khoảng 100 người ở đảo Yonaguniphía nam Sensaku, trưng dụng đất dùng cho
quân sự khoảng 26 km².
-
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cho biết một đơn vị tên lửa đất đối hạm đã
được triển khai trên eo biểnMiyako phía Nam đảoOkinawa lần đầu tiên vào
ngày6/11/2013.
-
Cũng có tin ông Abe đã thông qua kế hoạch quốc phòng trong đó có cho
phép tình huống sử dụng không quân để bắn hạ máy bay không người lái lọt
vào không phận của Nhật Bản.
-
Ngày 11/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bốsẽ thành lập một đơn
vị quân đội thủy bộ tại căn cứ Không quân Naha trên đảo Okinawa ở miền
namvà triển khai máy bay do thám không người lái theo khuôn khổ của một
kế hoạch phòng vệ mới để đáp lại việc Trung Quốc tăng cường quân sự.Dự
thảo này theo trù liệu sẽ được Nội các thông qua vào cuối tháng
12/2013.Thủ tướng Nhật Bản nói rằng các kế hoạch mới này mang “tính lịch
sử” trong việc giúp đính hướng an ninh quốc phòng cho Nhật Bản.
NGA SÔ:
Nga Sô có quan hệ khá tốt với Việt Nam, nhất là về lãnh vực mua bán vũ
khí cho hải và không quân. Trong khi Trung Quốc chỉ mua vừa đủ để sao
chép thì Việt Nam mua số lượng lớn hơn so vói tiềm năng kinh tế. Trong
khoảng thời gian 2013-2016, Việt Nam sẽ là quốc gia đứng thứ ba trong
danh sách các bạn hàng mua vũ khí của Ngasau Ấn Độ và Iraq. Nếu Nga có
thể cân bằng quyền lợi bán nhiên liệu, vũ khí cho Trung Quốc và sự phối
hợp với các quốc gia ASEAN thì ảnh hưởng của Nga tại Đông Nam Á sẽ mạnh
hơn rất nhiều. Nga bắt đầu chú ý lại sự tái hiện diện tại cảng Cam Ranh
nhưng những chỉ dấu gần đây cho thấy Việt Nam muốn có sự cân bằng giữa
Mỹ-Nhật-Nga-Ấn Độ trong việc sử dụng quân cảng này:
·
Các chuyên gia của Nga đang làm việc tại Việt Nam để bảo vệ bản thảo
thiết kế của cơ sởsửa chữa và bảo dưỡng “toàn bộ tàu nổi và tàu ngầm do
Liên Xô và Nga cung cấp cho Việt Nam”. Một công tycủa Nga chuyên thiết
kế, sản xuất và cung cấp các hệ thống điều khiển tự động và
hệ thống chỉ huy tác chiến cho tàu chiến và tàu ngầm các
loại khác nhauđangcó một số dự án hợp tác với hải quân Việt
Nam "về việc cung cấp trang thiết bị kỹ thuật, nhất là hệ thống mô phỏng
huấn luyện".
·
Nga muốn Việt Nam nhanh chóng thông qua dự án đầu tư xây dựng khu nghỉ
dưỡng 5 sao dành cho quân nhân ngoại quốctại khu vực Cam Ranhcũng như đã
yêu cầu Việt Nam làm đơn giản để họ có thể ‘vào cảng Cam Ranh
để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi
trong quá trình hành quân’.
·
Chuyến thăm ngày 12/11 của Tổng thống Nga Vladimir Putin là chuyến thăm
chính thức lần thứ 3 của Putin tới Việt Nam. Trong mối quan hệ “đối tác
chiến lược toàn diện” giữa Việt Nam và NgaTrên thực tế không chỉ tích
cực trong lĩnh vực quân sự mà những lĩnh vực kinh tế, năng lượng, khoa
học vũ trụ…Nga và Việt Nam cũng đã thỏa thuận liên doanh quốc phòng tại
Việt Nam để xuất cảng qua các nước thứ ba. Indonesia, Singapore, Mã Lai
cũng muốn như vậy nhưng Việt Nam có nhiều lợi thế hơn.
· Số lượt khách thăm Việt Nam từ Nga đangtăng mạnh, trong 9 tháng đầu năm 2013 đã tăng thêm 66% nữa khi vượt mốc 200,000 người.
ẤN ĐỘ:
Phát biểu trước giới truyền thông ngày 11 tháng 5 năm 2013, bày tỏ quan
ngại về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Ấn Độ khẳng định một số điểm sau đây:“Cần đảm bảo tự do hàng hải theo
các công ước của Liên Hợp Quốc.”Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến
thăm Ấn Độ và có cuộc gặp với người đồng cấp chủ nhà Manmohan Singh ngày
20/5. Cuộc thảo luận giữa hai ông trở nên gay go khi đề cập đến các vấn
đề xa hơn mà cả New Delhi lẫn Bắc Kinh cùng quan tâm. Cụ thể, The
Indian Express tiết lộ ông Lý muốn có được một tuyên bố chung xác nhận
quan điểm của Bắc Kinh trên biển Đông trong bối cảnh an ninh hiện tại ở
châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, Trung Quốc muốn vấn đề tranh chấp ở
biển Đông phải được giải quyết song phương. Tuy nhiên, phía Ấn Độ khẳng
định đây là vùng biển quốc tế cần được đặt trong luật biển. Cách đây 5
năm, mọi người đều nghĩ rằng Ấn Độ sẽ có một vai trò quan trọng tại
Đông Nam Á, tuy nhiên cho đến bây giờ, vai trò của Nhật Bản và Nga Sô
lại nổi bật hơn. Theo nhà bình luận các vấn đề quốc tế Zachary Keck nhận
định trên tạp chí Nhà ngoại giao mới đây, các tuyên bố của Ngoại trưởng
Ấn Độ về tình hình ở Biển Đông và vấn đề những hòn đảo tranh chấp, có
thể thấy Ấn Độ đang chơi một “lá bài” nước đôi đối với các tranh chấp
Biển Đông trong bối cảnh New Dehli đang cố gắng cân bằng lợi ích cạnh
tranh nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á mà không
làm Bắc Kinh cảm thấy khó chịu quá mức.
·
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cũng cho biết Hàng không Mẫu hạm đầu tiên do
Ấn Độ tự đóng sẽ ra mắt vào ngày 12 tháng 8 năm nay và tàu sân bay INS
Vikramaditya sẽ được Nga bàn giao trước cuối năm 2013.Trong tổng số có
45 chiến đấu cơ siêu âm 29K được mua từ Nga với giá hơn 2 tỷ USD, 18 máy
bay chiến đấu sẽ biên chế cho Hải quân Ấn Độ.
·
Trong chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan
Singh, bắt đầu hôm 27/5, kết quả nổi bật nhất là việc Delhi nhất trí với
ý tưởng của các chính trị gia Nhật về việc thiết lập “trục chiến lược
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới”. Đồng thời, ông Abe cũng đã đem đến
cho thỏa thuận hai quốc gia dân chủ này sẵn sàng “phối hợp hành động
chống lại việc thay đổi trật tự ở châu Á bằng sức mạnh”. Nhật Bản đã gia
cố những thỏa thuận này bằng đề xuất cùng với Ấn Độ triển khai sản xuất
loại thủy phi cơ tối tân có thể sử dụng cho mục đích quân sự.
·
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ ngày 21/11 của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, hai bên
đã ký kết 8 hiệp định hợp tác, trong đó có tăng cường quan hệ quốc
phòng, an ninh song phương. Về lãnh vực quốc phòng, Ấn Độ đã đồng ý giúp
Việt Nam đào tạo 500 thủy thủ tàu ngầm và sẽ chuyển giao 4 tàu hải quân
với hạn mức tín dụng 100 triệu USD.Việt Nam cũng đã chính thức yêu cầu
mua hỏa tiễn Brahmos của Nga- Ấn Độ.
HÀN
QUỐC: Ngày 25/2/2013, bà Park Geun-hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên
của Hàn Quốcvà bắt đầu phải đối phó với những khiêu khích từ Bắc Triều
Tiên cũng như viễn tượng có thể sụp đổ của chế độ này. Thêm vào đó, mối
liên hệ với Nhật Bản cũng chẳng có gì nồng ấm lắm vì một số sự kiện lẽ
ra không nên có. Vấn đề nhức đầu là việc Bắc Triều Tiên đang phát triển
vũ khí hạt nhân. Tất cả các nước trong vùng, kể cả Trung Quốc và Nga Sô
đều không muốn thấy Bắc Triều Tiên thủ đắc loại vũ khí này. Hàn Quốc và
Nhật Bản được chiếc ô dù nguyên tử của Hoa Kỳ che chở nhưng nhiều khi
cũng không an tâm lắm. Hoa Kỳ đối lại cũng không hài lòng trước thái độ
đi hàng hai trong mối liên hệ Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản. Vụ ông Jang
Song-thaek, người dượng quyền lực của lãnh đạo Kim Jong-un, vừa bị thanh
trừng và hành quyết ngày 12/12 cho thấy tình hìnhbất trắc trên bán đảo
Triều Tiên. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc phải chuẩn bị đối
phó bất cứ chuyện gì có thể xảy ra. Hàn Quốc là nước thứ hai đầu tư
nhiều nhất vào Việt Nam sau Nhật Bản. Hàn Quốc có thế mạnh trong nỗ lực
đóng các chiến hạm Hải Quân. Nếu có sự phối hợp giữa Hàn Quốc và Việt
Nam trong lãnh vực này thì đây là điều có lợi cho cả hai quốc gia. Trong
năm 2013, liên hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm đáng chú ý:
·
Việt Nam là điểm công du nước ngoài thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc mà bà
Tổng thống Park Geun Hye chọn kể từ sau khi nhậm chức. TP.HCM có 70,000
Hàn kiều và 1,800 doanh nghiệp Hàn Quốc.
·
Hàn Quốc, kể cả các công ty con của họ ở Singapore đang đầu tư hơn 30
tỷ USD, chỉ đứng sau Nhật Bản với trên 33 tỷ USD mà thôi. Trong khi Nhật
Bản và Việt Nam phối hợp mạnh mẽ trên 2 lãnh vực thương mãi và quân sự
thì Hàn Quốc chỉ chú tâm vào lãnh vực đầu tư. Các công ty Nhật tập trung
vào Đà Nẵng, Cam Ranh và các tỉnh miền Nam trong khi Hàn Quốc lại tập
trung vào các tỉnh Miền Bắc. Các công ty Hàn Quốc nhận được nhiều ưu đãi
khi đầu tư vào khu vực này.
· Du khách đến từ Hàn Quốc qua Việt Nam đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ, chi khoảng 83 triệu đôla.
ÚC ĐẠI LỢI:
Úc Đại Lợi là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản, đất rộng, người
thưa, lại ở xa vùng Biển Đông nên có nhiều chọn lựa đối với sự bành
trướng của Trung Quốc. Hiện tại, Úc chỉ đóng vai trò vòng ngoài trong
chuổi phòng vệ cùng với Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích của bản thân và đồng
minh. Những quyết định gần đây của Úc Đại Lợi:
·
Theo kế hoạch, Australia sẽ mua tổng cộng 75 chiến đấu cơ F-35 và tới
thời điểm hiện tại, nước này đã khẳng định chắc chắn sẽ mua 14 máy bay.
Hai chiếc F-35 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho không quân Australia vào
năm 2014 và 12 máy bay còn lại là trong giai đoạn 2015-2017.
·
Hiện tại Boeing mỗi tháng sản xuất một chiếc P-8Poseidon theo đơn đặt
hàng của Không lực Mỹ trong một chương trình trang bị 117 chiếc. Ấn Độ,
Úc, Hàn Quốccũng đã đặt hàng Boeing cho loại máy bay P-8 này với số
lượng trên 80 chiếc.
·
Hải quân Australia sẽ đóng mới 12 chiếc tàu ngầm với sự phối hợp của
Thụy Điển và Nhật Bản trong nhiệm vụ tuần tra cả một khu vực rộng lớn
kéo dài từ vùng Top End của nước này qua Melanesia, Indonesia và Biển
Đông bắt đầu từ 2020.
CÁC NƯỚC ASEAN
Trong
hội nghị Shangri-La 2013 tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
tuyên bố: “ASEAN chỉ mạnh và phát huy được vai trò của mình khi là một
khối đoàn kết thống nhất. Một ASEAN thiếu thống nhất sẽ tự đánh mất vị
thế và không có lợi cho bất cứ một ai, kể cả các nước ASEAN và các nước
đối tác. Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả
với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu
vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải
lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối
quan hệ với các nước lớn”.
Thực
tế, vì quyền lợi khác biệt của 10 quốc gia hội viên, ASEAN khó có thể
hình thành một mặt trận thống nhất về các vấn đề hàng hải nên Trung Quốc
thừa cơ tiếp tục trì hoãn tiến trình đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử
của các bên trên Biển Đông (COC), một thỏa thuận sẽ ngăn chặn Bắc Kinh
cố tình thay đổi hiện trạng trong vùng biển tranh chấp theo hướng có lợi
cho mình.Cuộc tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
(COC) giữa ASEAN và Trung Quốc tại thành phố Tô Châu, miền Đông Trung
Quốc vào tháng 9/2013 đã không tạo được bước tiến quan trọng nào. Bởi
tuy Trung Quốc không phản đối việc tham vấn, thương đàm và ký COC, nhưng
Bắc Kinh chỉ tiến hành khi “điều kiện chín muồi”, do đó ASEAN cho rằng,
quốc gia đông dân nhất thế giới đang kéo dài thời gian, trì hoãn vấn đề
này.
Hai
nước Philippines, Malaysia và ngay cả Việt Nam đều có thái độ bất nhất
khi đối phó với Trung Quốc. Bắc Kinh có vẻ đang dùng chiến lược “cây gậy
và củ cà rốt” để bảo vệ lợi ích trước các nước có tranh chấp ở Biển Nam
Trung Hoa. Đầu tháng 9/2013, Bộ Quốc phòng Philippines công bố bằng
chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị bỏ móng công sự ngoài bãi cạn
Scarborough.Tuy nhiên ngày 23/10, Tổng thống Philippines nói nước
ông đã sai khi tố giác Trung Quốc cắm cọc bê tông trên bãi cạn
này.Mới đây, một liên doanh dầu khí Philippines-Anh bắt đầu thảo
luận hợp tác với Trung Quốc về thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ
Rong (Reed Bank) ở Biển Đông.Malaysia là nước luôn luôn giữ thái độ
mềm mỏng, để khỏi gây tổn hại cho quan hệ kinh tế tốt đẹp với Bắc Kinh.
Kuala Lumpur hầu như đều im lặng trước các động thái quyết đoán của Bắc
Kinh, kể cả khi bị Bắc Kinh khiêu khích.Tuy nhiên, quan ngại trước thái
độ không biết điều của Bắc Kinh, Malaysia hôm 10/10 tuyên bố hai quyết
định lập căn cứ Hải quân mới tại Bintulu và thành lập đơn vị thủy quân
lục chiếnđầu tiên.
Những hoạt động của ASEAN trong năm 2013:
- Brunei, với tư cách chủ tịch ASEAN năm 2013, đã làm nhiều điều khá hơn Campuchia.
- Ông Lê Lương Minh (Việt Nam) đảm nhận vai trò Tổng thư ký ASEAN. Ông
Minh cho biết là nhiệm vụ cấp bách của ông sẽ là đảm bảo sao cho Cộng
đồng Kinh tế ASEAN vận hành như dự liệu. Ông nói thêm rằng hòa bình và
an ninh khu vực là điều cần thiết để thành công. Theo ông, ASEAN sẽ phải
đạt được kết luận về bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC) và Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cũng như tăng cường quan
hệ với các đối tác đàm phán trong khi vẫn duy trì tính trung lập của
minh”.
-
Tại cuộc họp ở Brunei kéo dài tới ngày 13/5, khối ASEAN cùng Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ sẽ tập trung
thảo luận các vấn đề thương mại, dịch vụ và đầu tư, và các phương thức
đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP mà các nước
dự kiến sẽ đúc kết một thỏa thuận vào năm 2015.
-
Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN lần thứ 46 (AMM),Hội nghị Ngoại trưởng
Đông Á (EAS), Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), ASEAN+1, ASEAN+3 với
các đối tác đối thoại là Australia, Canada, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, New
Zealand, Nga, EU và Nhật Bản tại Bandar Seri Begawan, Brunei từ 29/6 đến
2/7. Hội nghị Hạ nguồn Mekong với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã diễn
ra. Trung Quốc ngày 30/6 đãđồng ý tổ chức các cuộc“tham vấnchính
thức”với các nước Đông Nam Á về Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) vào tháng
9/2013. Phần lớn các quốc gia tham dự đều hoài nghi về thái độ hòa dịu
của Trung Quốc Tuy nhiên, Trung Quốc có chủ trương không cần đến vai trò
trung gian của Mỹ. Về vấn đề này, Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh:
“Việc bảo vệ sự tự do hàng hải trong hoạt động thương mại thế giới đã là
“lợi ích quốc gia” của Mỹ”.
-
Tháng 7/2013, Austal-hãng đóng tàu nổi tiếng của Australia tiết lộ họ
đã ký kết các biên bản ghi nhớ với các nhà máy đóng tàu Sembawang của
Singapore, Balambang của Phillippines, Cam Ranh của Việt Nam và Unithai
của Thái Lan trong nỗ lực hỗ trợ mở rộng khả năng bảo dưỡng, sửa chữa và
đại tu cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ và các lực lượng hải quân đồng
minh khác đang hoạt động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
PHILIPPINES:
Philippines là nước yếu nhất trong khu vực về kinh tế-quân sự nhưng lại
có thái độ cương quyết nhất khi đương đầu với Trung Quốc. Là một quốc
gia biển-đảo và với hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Hoa Kỳ, Philippines
tương đối có lợi thế hơn Việt Nam trong chính sách ngoại giao của mình.
Ngày22/1/2013,ngoại
trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bốvới các phóng viên
rằng chính phủ Manila đã chính thức đưa tranh chấp Biển Đông,
mà nước này gọi là Biển Tây Philippines, ra tòa án quốc tế.
Ngày
7/11/2013, siêu bão Haiyan-Yolanda đổ vào miền Trung Philippines.Những
số liệu mới nhất cho thấy khoảng 7,000 người đã thiệt mạng hoặc mất
tích,13 triệu người bị ảnh hưởng, 4 triệu người trong số đó bị thất tán,
với khoảng 1 triệu ngôi nhà bị phá hủy. Hai triệu rưỡi người đang cần
được trợ giúp lương thực.Kế hoạch phục hồi và tái thiết cần đến khoảng 6
tỷ USD.
TRANH CHẤP TRUNG - PHI:
Trong
bối cảnh bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines về tranh chấp bãi
Scarborough, Trung Quốc lại phái tàu hải quân, tàu Hải giám và tàu cá
xâm nhập bãi cạn Ayungin (tên quốc tế là Second Thomas Shoal, còn gọi là
Bãi Cỏ Mây) thuộc chủ quyền của Philippines.
75 khối bê tông đổ móng công sự ngoài Scarborough bị phát hiện
hôm 2/9, theo Bộ Quốc phòng Philippines
HỢP TÁC MỸ - PHI:
· Theo đài GMA News,
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã gặp người đồng cấp Philippines
Voltaire Gazmin vào ngày 1.6 bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La ở
Singapore. Mỹ tái khẳng định cam kết bảo vệ Philippines, nước đang bị
cuốn vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh tại biển Đông.
·
Trong một động thái khác có liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông,vào
tháng 8/2013,Philippines đang tìm cách cho phép tăng số lượng lính Mỹ
đồn trú dài ngày nhằm bảo vệ lãnh thổ từ các đe dọa bên ngoài.Theo đó,
chính phủ Philippines đã thông báo sẽ sớm khởi động vòng đàm phán với Mỹ
về việc tăng cường sự hiện diện của binh lính Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á
này.
Được biết, trong một bức thư gửi cho Quốc hội Philippines ngày 8/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại trưởng nước này đều khẳng định việc cho phép lính Mỹ "tăng cường hiện diện luân phiên" sẽ giúp Philippines có được "sự phòng thủ tin cậy tối thiểu" để bảo vệ lãnh thổ trong khi phải vật lộn với công cuộc hiện đại hóa lực lượng quân đội.
Được biết, trong một bức thư gửi cho Quốc hội Philippines ngày 8/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại trưởng nước này đều khẳng định việc cho phép lính Mỹ "tăng cường hiện diện luân phiên" sẽ giúp Philippines có được "sự phòng thủ tin cậy tối thiểu" để bảo vệ lãnh thổ trong khi phải vật lộn với công cuộc hiện đại hóa lực lượng quân đội.
TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ:
·
Đài Bắc Kinh cho biết Philippines đang cân nhắc trang bị tên lửa
chống hạm cho 2 chiếc tàu tuần duyên lớp Hamilton mua lại của Mỹ
nhằm nâng cao khả năng bảo vệ lãnh hải.
·
Theo AFP, phát ngôn viên chính phủ Philippines hôm nay 30/01/2013 thông
báo Manila sẽ mua 12 chiến đấu cơ của Hàn Quốc loại FA-50 để tăng cường
khả năng cho quân đội trong bối cảnh các tranh chấp về chủ quyền biển
đảo với Trung Quốc vẫn đang căng thẳng.Ngày 03/3, một quan chức quân sự
Philippines cho biết nước này đang đàm phán với Hàn Quốc về nhu cầu mua
hai chiếc khinh hạm lớp Incheon cỡ 3,000 tấn.Khinh hạm lớp Incheon hay
còn được biết với tên Future Frigate eXperimental (gọi tắt là FFX) nằm
trong chương trình hiện đại hóa của Hàn Quốc. Khinh hạm lớp Incheon
trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến, mạnh mẽ cho phép đảm nhiệm nhiều vai
trò (tuần tra bờ biển, tác chiến chống tàu mặt nước, chống tàu ngầm…)
trên biển.
· Nhật
Bản vừa xác nhận là sẽ thúc đẩy nhanh việc viện trợ tàu tuần tra cho
Philippines. Theo nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), trong cuộc tiếp xúc
hôm 21/03/2013 tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và đồng
nhiệm Philippines Albert del Rosario đã đồng ý hợp tác cải thiện năng
lực của lực lượng tuần duyên Philippines.
·
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 28/7cho biết là,
lực lượng không quân và hải quân cùng với các đội máy bay và tàu chiến
sẽ được di chuyển đến đặt căn cứ tại Vịnh Subic, nằm ở phía Bắc Manila.
Đây nguyên là một căn cứ của Hải quân Mỹ nhìn ra Biển Đông, được cải sửa
thành một cảng thương mại sau khi lực lượng Mỹ rút đi vào năm
1992.Ngoài ra, chính phủ Philippines đang tích cực xúc tiến triển khai
một kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân mới ở vịnh Oyster phía tây đảo
Palawan, cách quần đảo Trường Sa khoảng 160 km. Căn cứ này đủ chổ cho
một số chiến hạm hạng trung.
MIẾN ĐIỆN:
Kể từ khi có chính phủ “dân sự” đầu tiên, Miến Điện trong năm 2013 vẫn
có những diễn biến ngoạn mục làm ngạc nhiên giới quan sát quốc tế dù
rằng vẫn còn những khó khăn về xung đột chủng tộc:
·
Dù rằng bị quốc tế chỉ trích, vấn đề xung đột chủng tộc là vấn đề
sinh tử của Miến Điện, phải mất hàng thập niên mới giải quyết được. Vai
trò của quân đội rất là cần thiết. Ngay đảng Liên Minh Dân Chủ của lãnh
tụ đối lập, bà Aung San Suu Ky cũng rất kín miệng về vấn đề này. Miến
Điện hôm 30/5 cho biết đã đạt được thỏa thuận ngưng bắn sơ khởi với lực
lượng nổi dậy của người thiểu số Kachin phía Bắc Miến Điện sau hai năm
giao tranh khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
· Trên bước tiến tới dân chủ, lần đầu tiên từ nửa thế kỷ, hôm Thứ Hai 1/4, đã có 4 tờ nhật báo tư nhân phát hành tại Myanmar.
·
Theo các thống kê chính thức được công bố ngày 13/05/2013, đầu tư ngoại
quốc vào Miến Điện đã tăng lên gần gấp 5 lần so với năm trước trong tài
khóa kết thúc vào cuối tháng 3/2013, chủ yếu là vào công nghiệp dệt may
địa phương.
·
Miến Điện phóng thích thêm một số tù nhân chính trị trước khi Tổng
thống Thein Seinthăm viếng Hoa Kỳ. Trong một bài diễn văn đọc trên đài
phát thanh toàn quốc, Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein nói chính phủ của
ông nay mai sẽ phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm đã bị giam cầm
trong chế độ cai trị của quân đội kéo dài nhiều thập niên cho tới năm
2011.
·
Ngày 19/5, Tổng thống Thein Sein đã trở thành vị nguyên thủ của Miến
Điện đầu tiên trong vòng hơn 40 năm được tiếp đón tại Tòa Bạch Ốctrong
cuộc gặp gỡ có tính chất lịch sử với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Trưởng khối Cộng hòa tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, một nhà lập
pháp hàng đầu của Hoa Kỳ lâu nay vẫn chỉ trích cựu chế độ quân nhân ở
Miến Ðiện vừa tuyên bố sẵn sàng chấm dứt các biện pháp chế tài chủ yếu
đối với quốc gia Ðông Nam Á đang cải cách này, mặc dù những lo ngại về
nhân quyền tiếp tục kéo dài.
·
Ngày 24/05, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đãchính thức công du Miến Điện
trong ba ngày. Tháng Tư năm 2012, chính phủ Nhật Bản thuộc phe trung tả
đã xóa nợ cho Miến Điện gần 3 tỷ đôla Mỹ. Trong chuyến công du Miến Điện
ba ngày, thủ tướng Shinzo Abe, cầm đầu cánh hữu Nhật Bản sẽ thông báo
bỏ luôn món nợ còn lại là 1.5 tỷ đôla, không tính “bao thư 100 tỷ yen”viện
trợ thêm, tức gần 1 tỷ đôla Mỹvà một kế hoạch xây dựng một mạng lưới
điện toàn quốc. Ba đại tập đoàn của Nhật sẽ giúp Miến Điệnxây một hải
cảng và khu công nghệ công nghiệp Thilawa rộng 2,000 hecta.Ngoài ra,
Miến Điện chắc chắn sẽ là vùng đất hứa có thể tiếp nhận các xí nghiệp
Nhật Bản dời cơ sở từ Trung Quốc sang.Mong muốn của Tokyo là giành được
một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển được dự báo là rất
nhanh chóng của Miến Điện.
·
Hôm 10/10, Tổng thống Myanmar U Thein Sein đã tiếp quản ghế Chủ tịch
luân phiên ASEAN năm 2014 từ Quốc vương Brunei Sultan Hassanal Bolkiah.
KẾT LUẬN
Trong
năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước áp lực của cộng đồng
Quốc tế, nhắc lại chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”.
Như nhà phân tích Ralph Cossa nhận xét: “Điều này có nghĩa là: Cái gì của tôi là của tôi, còn cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!". Trung
Quốc vẫn xem Biển Đông như là của mình và dùng mọi thủ đoạn để lấn
chiếm cho đến lúc bị chận lại. Với sức mạnh, tiềm năng và quyết tâm bành
trướng của Trung Quốc, Hoa Kỳ cần xác định rõ vai trò lãnh đạo của
mình trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương, liên kết không những với Nhật
Bản, Hàn Quốc trong vùng Đông Á mà còn với các quốc gia có quyền lợi
trong vùng như Nga Sô, Ấn Độ,Úc Đại Lợi, New Zealand, Canada, Liên Âu.
Các quốc gia này dù rằng có quan hệ thương mại, buôn bán dầu khí và vũ
khí với Trung Quốc cũng không để nước này tự tung tự tác ở vùng Châu
Á-Thái Bình Dương.
Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 1 tháng 1 năm 2014
Hồ sơ: ITN-010114-QT-Tinh hinh Bien Dong 2012.docE-Mail: prototri2012@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 1 tháng 1 năm 2014
nguồn:http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=5612:tinh-hinh-bi-n-hoa-dong-va-bi-n-dong-2013-nguy-n-m-nh-tri&catid=44&showall=&limitstart=1&Itemid=301
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001