11.04.2013
Trong vài ngày qua, có lẽ cư dân mạng, đặc biệt là những ai hay dùng mạng xã hội facebook, đều không mấy xa lạ với một đoạn clip phỏng vấn một cậu bé 11 tuổi ở Việt Nam, vừa đạt kỉ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất. Khi đoạn clip xuất hiện mấy ngày đầu, những tưởng sẽ giống như nhiều clip ‘hot’ mà người ta hay share (nôm na là truyền tay nhau như cách nói lúc trước), sẽ chỉ một hai ngày mà chìm vào quên lãng. Nhưng không hiểu vì lí do gì mà những ý kiến trái chiều của người xem ngày càng đi xa hơn những gì mà mọi người có thể tưởng tượng. Tự nhận là một người nghiện các trang mạng xã hội, Cá cũng không khỏi bất ngờ vì phản hồi của người xem clip và người dùng facebook ngày càng trở nên nghiêm trọng và có phần quá đà. Không phải nhà tâm lý học cho nên Cá cũng không dám đưa ra lời giải thích gì về câu chuyện này. Mặt khác, mục đích chính của Cá khi viết blog này là về chủ đề du học Mỹ hay các bạn du học sinh, cho nên Cá cũng sẽ không bàn quá sâu về chuyện này. Thay vào đó, Cá xin mượn sự việc này để xin được tâm sự với các bạn độc giả về chuyện của các du học sinh.
Các bạn có lẽ đang thắc mắc, sự việc trên và chuyện các bạn đi du học có liên quan gì tới nhau? Về cơ bản, nó không liên quan trực tiếp đến nhau, nhưng Cá lại nhận thấy một vài điểm giống nhau và Cá muốn nói về những điều đó trong ngày hôm nay, thay vì cung cấp thông tin như những bài trước. Đôi lúc chúng ta cũng tự nên cho mình được sống lắng lại một chút để cân bằng nhịp sống chứ, phải không các bạn.
Điểm thứ nhất tương đồng mà Cá nhận thấy trong hai sự việc đó là chuyện ‘tuổi đời’ để thành công. Cậu bé 11 tuổi tuy rất giỏi, rất thông minh. Cậu thành công và nổi tiếng ở độ tuổi khá nhỏ như vậy, đặc biệt việc cho bé tiếp xúc với báo chí từ sớm như vậy, vô hình chung, lại là một con dao hai lưỡi. Cậu có thể tiếp tục thành công và trở thành tấm gương cho nhiều bạn đồng lứa học tập theo; nhưng cậu cũng có thể trở thành một mục tiêu để bị đưa ra bàn tán, đánh giá, soi mói từng câu, từng chữ, từng hành động, hay cử chỉ nếu chẳng may nói sai hay không giống với những ý kiến của số đông. Rất tiếc, khả năng thứ hai lại đang xảy ra với cậu bé ngay tại lúc này. Những chấn thương tinh thần có thể xảy ra với cậu bé hay không, Cá không biết. Nhưng ngay cả đối với người lớn bình thường, đây là một thử thách không dễ vượt qua khi những lời chê trách nhiều hơn những lời động viên, khích lệ.
Đối với du học sinh cũng vậy. Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh cho con mình đi học sớm với hi vọng chúng sẽ nhận được nền giáo dục tốt từ sớm. Ý định thì không xấu, nhưng những gì mà con mình có thể phải trải qua, phải đối diện một mình thì có lẽ không đơn giản như thế. Không cần nói quá nhiều thì có lẽ các bạn cũng hiểu việc thả một đứa trẻ tự tập bơi trong một cái bể không dành cho trẻ con thì sẽ có những rủi ro gì xảy ra phải không.
Điều thứ hai mà Cá nghĩ trường hợp của cậu bé trên giống với các bạn du học sinh đó là, để có được thành công, chúng ta buộc phải chấp nhận ‘mạo hiểm.’ Cái mạo hiểm ở đây không phải là việc mạo hiểm tính mạng như khi đi làm diễn viên đóng thế trong các phim hành động hay như khi đi làm cái gì đó bất hợp pháp. Ở trong trường hợp cậu bé 11 tuổi này, cái mạo hiểm mà cậu phải chấp nhận đó là áp lực từ người ngoài, búa rìu từ dư luận. Thành công và nổi tiếng ở cái tuổi giữa giữa, không phải quá nhỏ 4,5 tuổi mà người ta có thể dễ dàng bỏ qua, những cũng không quá lớn để người ta có thể thực sự nghiêm túc coi trọng những nỗ lực và thành quả của cậu bé. Nếu không phải là người trong cuộc, sẽ chẳng ai có thể thực sự hiểu bản chất của cái thành công đó là như thế nào. Người ta chỉ có thể nhìn vào bề ngoài qua một hai sự việc mà đánh giá.
Du học sinh cũng như vậy. Trường hợp các bạn giỏi và cực kì xuất sắc nhận được học bổng toàn phần thì không nói làm gì, và thường con số đó cũng không nhiều. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi việc các gia đình ở Việt Nam cho con đi du học tự túc hay tự xin trợ cấp tài chính là chuyện không còn hiếm, thì lại tạo ra nhiều suy nghĩ trái chiều. Có những bạn đi du học tại các nước phát triển như Anh, Úc, Mỹ thì ở Việt Nam, phần lớn mọi người sẽ nghĩ chắc chắn nhà phải có điều kiện về kinh tế thì mới cho con đi du học. Hoặc có những bạn đi du học tại những quốc gia không mấy phổ biến ở Việt Nam thì lại bị đánh giá là năng lực học có giới hạn nên phải đi ra nước ngoài.
Nhưng sự thực thì có thể khác. Biết đâu đấy, có những người đi du học vì họ muốn học hỏi thêm về văn hóa các nước trên thế giới, và du học là một cách tốt. Biết đâu, có những người cảm thấy đi du học là cách tốt để có thể rèn luyện cho người ta cách tự lập, cách thích nghi khi sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, cho nên người ta chọn đi du học tới những quốc gia mới lạ như vậy. Người ta không muốn làm một con ếch ngồi đáy giếng cả đời, và để làm được những điều này, người ta chấp nhận đi vay tiền ngân hàng lãi suất cao hay đi vay người thân bạn bè chỉ để thực hiện những mong muốn đó. Hoặc có những người vì có một quá khứ không mấy vui vẻ, hạnh phúc mà người ta muốn thay đổi môi trường sống, muốn tìm cách nào đó để vượt qua những điều không vui ấy mà hướng tới tương lai. Người ta có thể không muốn mãi làm một con rùa rụt đầu?
Cho nên, Cá thấy, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mình phải xỏ chân vào giày của người khác (như trong tiếng anh người ta hay nói là step in someone’s shoe) thì mới biết được trong giày có cái gì chứ phải không các bạn. Có những đôi giày bên ngoài sạch bóng, kiểu dáng rất đẹp, nhưng thực chất bên trong lại bị chuột cắn chỗ này, giằng chỗ kia. Còn có những đôi giày tuy bên ngoài hơi bẩn một chút, cũ một chút, nhưng lại khiến mình rất thoải mái và đi mãi mà không đau chân.
Điểm thứ ba tương đồng đó là tính chân thật của thành công. Trong khi mọi người đang đặt nhiều nghi vấn, câu hỏi về việc những câu trả lời của cậu bé 11 tuổi kia là tự nói hay được người lớn dạy rồi bắt học thuộc thì những du học sinh cũng phải đối mặt với nhiều câu hỏi như vậy. Khi du học sinh sống ở nước ngoài, học làm gì, sống như thế nào sẽ không có ai biết. Có những người sẽ cho rằng, ôi, con bé A,B,C đấy chắc sang đấy ăn chơi đàn đúm chứ chẳng học hành gì đâu; hay như ôi thằng bé X,Y,Z gì đấy ở nhà phá gia chi tử, chắc sắp đốt hết tiền của cha mẹ rồi v..v.. Nhưng thực tế thì chỉ người trong cuộc mới biết.
Ở nước ngoài, học sinh vừa đi làm vừa đi học là chuyện bình thường, cho nên việc du học sinh vừa đi học, vừa đi làm hai, ba việc một tuần cũng sẽ chẳng bao giờ lên báo cả. Cho nên, những nỗ lực của họ có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể được ghi nhận một cách khách quan và công bằng.
Và điểm cuối cùng đó là, những gì còn mới thì đều bị nhìn nhận một cách khắt khe hơn bình thường; nhưng khi nó đã trở nên phổ biến hơn thì mọi người sẽ chấp nhận nó một cách dễ dàng hơn. Chuyện phong thái tự tin, nói chuyện lưu loát của cậu bé không giống với cách nói chuyện ngây ngô thường thấy ở một đứa trẻ 11 tuổi, đánh giá khắt khe và hơi tiêu cực thì sẽ khiến người ta nghĩ chắc là cậu bé ngồi học thuộc ‘kịch bản’ rồi trả lời. Thực ra, nếu nhìn nhận một cách tích cực, chuyện cậu bé được đi học tại những trung tâm anh ngữ từ bé, tiếp xúc với nền giáo dục nước ngoài sớm, tham gia dẫn chương trình hay những cuộc thi hùng biện từ sớm như vậy thì chuyện nói năng lưu loát cũng đâu có gì lạ.
Đối với nhiều du học sinh, khi ở nhà bạn có thể rất giỏi các môn toán, khoa học, tự nhiên, nhưng những môn thiên về xã hội như hùng biện, tranh luận, tâm lý thì lại ít có cơ hội được học, cho nên nhiều người nghĩ chỉ cần giỏi những môn chuyên ngành là đủ. Tuy nhiên, khi đi du học, họ mới nhận ra rằng, học sinh bản xứ không chỉ cố gắng học hành đơn thuần, mà họ còn cố gắng rất nhiều ở những hoạt động khác nằm ngoài lề chuyên ngành của họ. Đơn giản, họ muốn được giáo dục toàn diện mà thôi. Vì thế, nếu những môn học dạy kĩ năng mềm cho học sinh ở Việt Nam trở nên phổ biến hơn ở các độ tuổi sớm hơn thì có thể mọi người cũng sẽ không còn nghi vấn ở khả năng trả lời của cậu bé kia nữa.
Nhưng thôi, có lẽ blog này của Cá đã quá dài rồi, Cá xin dừng lại ở đây. Hi vọng, những chia sẻ của Cá hôm nay có thể giúp các bạn hiểu hơn một chút về các bạn du học sinh Mỹ nói riêng và các bạn du học sinh nói chung. Cá cũng hi vọng sẽ không còn có trường hợp như cậu bé 11 tuổi ở trên xảy ra thêm lần nào nữa.
Các bạn có lẽ đang thắc mắc, sự việc trên và chuyện các bạn đi du học có liên quan gì tới nhau? Về cơ bản, nó không liên quan trực tiếp đến nhau, nhưng Cá lại nhận thấy một vài điểm giống nhau và Cá muốn nói về những điều đó trong ngày hôm nay, thay vì cung cấp thông tin như những bài trước. Đôi lúc chúng ta cũng tự nên cho mình được sống lắng lại một chút để cân bằng nhịp sống chứ, phải không các bạn.
Điểm thứ nhất tương đồng mà Cá nhận thấy trong hai sự việc đó là chuyện ‘tuổi đời’ để thành công. Cậu bé 11 tuổi tuy rất giỏi, rất thông minh. Cậu thành công và nổi tiếng ở độ tuổi khá nhỏ như vậy, đặc biệt việc cho bé tiếp xúc với báo chí từ sớm như vậy, vô hình chung, lại là một con dao hai lưỡi. Cậu có thể tiếp tục thành công và trở thành tấm gương cho nhiều bạn đồng lứa học tập theo; nhưng cậu cũng có thể trở thành một mục tiêu để bị đưa ra bàn tán, đánh giá, soi mói từng câu, từng chữ, từng hành động, hay cử chỉ nếu chẳng may nói sai hay không giống với những ý kiến của số đông. Rất tiếc, khả năng thứ hai lại đang xảy ra với cậu bé ngay tại lúc này. Những chấn thương tinh thần có thể xảy ra với cậu bé hay không, Cá không biết. Nhưng ngay cả đối với người lớn bình thường, đây là một thử thách không dễ vượt qua khi những lời chê trách nhiều hơn những lời động viên, khích lệ.
Đối với du học sinh cũng vậy. Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh cho con mình đi học sớm với hi vọng chúng sẽ nhận được nền giáo dục tốt từ sớm. Ý định thì không xấu, nhưng những gì mà con mình có thể phải trải qua, phải đối diện một mình thì có lẽ không đơn giản như thế. Không cần nói quá nhiều thì có lẽ các bạn cũng hiểu việc thả một đứa trẻ tự tập bơi trong một cái bể không dành cho trẻ con thì sẽ có những rủi ro gì xảy ra phải không.
Điều thứ hai mà Cá nghĩ trường hợp của cậu bé trên giống với các bạn du học sinh đó là, để có được thành công, chúng ta buộc phải chấp nhận ‘mạo hiểm.’ Cái mạo hiểm ở đây không phải là việc mạo hiểm tính mạng như khi đi làm diễn viên đóng thế trong các phim hành động hay như khi đi làm cái gì đó bất hợp pháp. Ở trong trường hợp cậu bé 11 tuổi này, cái mạo hiểm mà cậu phải chấp nhận đó là áp lực từ người ngoài, búa rìu từ dư luận. Thành công và nổi tiếng ở cái tuổi giữa giữa, không phải quá nhỏ 4,5 tuổi mà người ta có thể dễ dàng bỏ qua, những cũng không quá lớn để người ta có thể thực sự nghiêm túc coi trọng những nỗ lực và thành quả của cậu bé. Nếu không phải là người trong cuộc, sẽ chẳng ai có thể thực sự hiểu bản chất của cái thành công đó là như thế nào. Người ta chỉ có thể nhìn vào bề ngoài qua một hai sự việc mà đánh giá.
Du học sinh cũng như vậy. Trường hợp các bạn giỏi và cực kì xuất sắc nhận được học bổng toàn phần thì không nói làm gì, và thường con số đó cũng không nhiều. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi việc các gia đình ở Việt Nam cho con đi du học tự túc hay tự xin trợ cấp tài chính là chuyện không còn hiếm, thì lại tạo ra nhiều suy nghĩ trái chiều. Có những bạn đi du học tại các nước phát triển như Anh, Úc, Mỹ thì ở Việt Nam, phần lớn mọi người sẽ nghĩ chắc chắn nhà phải có điều kiện về kinh tế thì mới cho con đi du học. Hoặc có những bạn đi du học tại những quốc gia không mấy phổ biến ở Việt Nam thì lại bị đánh giá là năng lực học có giới hạn nên phải đi ra nước ngoài.
Nhưng sự thực thì có thể khác. Biết đâu đấy, có những người đi du học vì họ muốn học hỏi thêm về văn hóa các nước trên thế giới, và du học là một cách tốt. Biết đâu, có những người cảm thấy đi du học là cách tốt để có thể rèn luyện cho người ta cách tự lập, cách thích nghi khi sống trong một môi trường hoàn toàn xa lạ, cho nên người ta chọn đi du học tới những quốc gia mới lạ như vậy. Người ta không muốn làm một con ếch ngồi đáy giếng cả đời, và để làm được những điều này, người ta chấp nhận đi vay tiền ngân hàng lãi suất cao hay đi vay người thân bạn bè chỉ để thực hiện những mong muốn đó. Hoặc có những người vì có một quá khứ không mấy vui vẻ, hạnh phúc mà người ta muốn thay đổi môi trường sống, muốn tìm cách nào đó để vượt qua những điều không vui ấy mà hướng tới tương lai. Người ta có thể không muốn mãi làm một con rùa rụt đầu?
Cho nên, Cá thấy, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mình phải xỏ chân vào giày của người khác (như trong tiếng anh người ta hay nói là step in someone’s shoe) thì mới biết được trong giày có cái gì chứ phải không các bạn. Có những đôi giày bên ngoài sạch bóng, kiểu dáng rất đẹp, nhưng thực chất bên trong lại bị chuột cắn chỗ này, giằng chỗ kia. Còn có những đôi giày tuy bên ngoài hơi bẩn một chút, cũ một chút, nhưng lại khiến mình rất thoải mái và đi mãi mà không đau chân.
Điểm thứ ba tương đồng đó là tính chân thật của thành công. Trong khi mọi người đang đặt nhiều nghi vấn, câu hỏi về việc những câu trả lời của cậu bé 11 tuổi kia là tự nói hay được người lớn dạy rồi bắt học thuộc thì những du học sinh cũng phải đối mặt với nhiều câu hỏi như vậy. Khi du học sinh sống ở nước ngoài, học làm gì, sống như thế nào sẽ không có ai biết. Có những người sẽ cho rằng, ôi, con bé A,B,C đấy chắc sang đấy ăn chơi đàn đúm chứ chẳng học hành gì đâu; hay như ôi thằng bé X,Y,Z gì đấy ở nhà phá gia chi tử, chắc sắp đốt hết tiền của cha mẹ rồi v..v.. Nhưng thực tế thì chỉ người trong cuộc mới biết.
Ở nước ngoài, học sinh vừa đi làm vừa đi học là chuyện bình thường, cho nên việc du học sinh vừa đi học, vừa đi làm hai, ba việc một tuần cũng sẽ chẳng bao giờ lên báo cả. Cho nên, những nỗ lực của họ có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể được ghi nhận một cách khách quan và công bằng.
Và điểm cuối cùng đó là, những gì còn mới thì đều bị nhìn nhận một cách khắt khe hơn bình thường; nhưng khi nó đã trở nên phổ biến hơn thì mọi người sẽ chấp nhận nó một cách dễ dàng hơn. Chuyện phong thái tự tin, nói chuyện lưu loát của cậu bé không giống với cách nói chuyện ngây ngô thường thấy ở một đứa trẻ 11 tuổi, đánh giá khắt khe và hơi tiêu cực thì sẽ khiến người ta nghĩ chắc là cậu bé ngồi học thuộc ‘kịch bản’ rồi trả lời. Thực ra, nếu nhìn nhận một cách tích cực, chuyện cậu bé được đi học tại những trung tâm anh ngữ từ bé, tiếp xúc với nền giáo dục nước ngoài sớm, tham gia dẫn chương trình hay những cuộc thi hùng biện từ sớm như vậy thì chuyện nói năng lưu loát cũng đâu có gì lạ.
Đối với nhiều du học sinh, khi ở nhà bạn có thể rất giỏi các môn toán, khoa học, tự nhiên, nhưng những môn thiên về xã hội như hùng biện, tranh luận, tâm lý thì lại ít có cơ hội được học, cho nên nhiều người nghĩ chỉ cần giỏi những môn chuyên ngành là đủ. Tuy nhiên, khi đi du học, họ mới nhận ra rằng, học sinh bản xứ không chỉ cố gắng học hành đơn thuần, mà họ còn cố gắng rất nhiều ở những hoạt động khác nằm ngoài lề chuyên ngành của họ. Đơn giản, họ muốn được giáo dục toàn diện mà thôi. Vì thế, nếu những môn học dạy kĩ năng mềm cho học sinh ở Việt Nam trở nên phổ biến hơn ở các độ tuổi sớm hơn thì có thể mọi người cũng sẽ không còn nghi vấn ở khả năng trả lời của cậu bé kia nữa.
Nhưng thôi, có lẽ blog này của Cá đã quá dài rồi, Cá xin dừng lại ở đây. Hi vọng, những chia sẻ của Cá hôm nay có thể giúp các bạn hiểu hơn một chút về các bạn du học sinh Mỹ nói riêng và các bạn du học sinh nói chung. Cá cũng hi vọng sẽ không còn có trường hợp như cậu bé 11 tuổi ở trên xảy ra thêm lần nào nữa.
nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/tap-cach-di-giay-nguoi-khac/1639775.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001